Qua nội dung tài liệu Bộ câu hỏi rèn luyện ôn tập hè phần trật tự thế giới môn Lịch sử năm 2021 có đáp án được HOC247 biên tập và tổng hợp giới thiệu đến các em học sinh lớp 9, giúp các em có thêm tài liệu học tập, ôn tập hè. Hi vọng tài liệu này sẽ có ích cho các em, chúc các em có kết quả học tập tốt!
1. Quan hệ quốc tế từ năm 1945 đến nay
Câu 1: Thế nào là "chiến tranh lạnh" do Mĩ phát động theo phương thức đầy đủ nhất?
A. Chuẩn bị gây ra một cuộc chiến tranh thế giới mới.
B. Dùng sức mạnh quân sự để đe dọa đối phương.
C. Thực tế chưa gây chiến tranh, nhưng chạy đua vũ trang làm cho nhân loại "luôn luôn ở trong tình trạng chiến tranh" thực hiện "chính sách đu đưa bên miệng hố chiến tranh".
D. Chưa gây chiến tranh nhưng dùng chính sách viện trợ để khống chế các nước.
Câu 2: Sự kiện nào dẫn đến sự tan vỡ mối quan hệ Đồng minh chống phát xít giữa Liên Xô và Mĩ.
A. Sự ra đời của "Chủ nghĩa Tơ-ru-man" và "chiến tranh lạnh" (3/1947).
B. Sự ra đời của khối NATO.
C. Sự hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
D. Việc Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử (1949).
Câu 3: Mĩ và Liên Xô chính thức tuyên bố chấm dứt "chiến tranh lạnh" vào năm nào?
A. 1989. B. 1990. C. 1991. D. 1988.
Câu 4: Chiến tranh lạnh chủ yếu là cuộc chạy đua trên lĩnh vực nào?
A. Kinh tế B. Khoa học – kĩ thuật C. Quân sự D. Chính trị
Câu 5: Chủ trương của Mĩ sau khi thế "hai cực I-an-ta" bị phá vỡ là gì?
A. Biến Liên Xô thành đồng minh đắc lực của mình.
B. Liên kết chặt chẽ với các nước phương Tây, Nhật Bản.
C. Thiết lập một trật tự thế giới mới đa cực.
D. Thiết lập "Thế giới đơn cực" để dễ bề chi phối thống trị.
Câu 6: Tại sao gọi là "trật tự hai cực I-an-ta"?
A. Đại diện hai nước Liên Xô và Mĩ phân chia khu vực ảnh hưởng.
B. Tại hội nghị I-an-ta, Liên Xô và Mĩ phân chia khu vực ảnh hưởng và đại diện cho hai phe.
C. Thế giới đã xảy ra nhiều cuộc xung đột ở I-an-ta.
D. Tất cả các lý do trên.
Câu 7: Tháng 2 – 1945, Hội nghị Ianta được tổ chức với sự tham gia của nguyên thủ những nước nào?
A. Mĩ, Anh, Pháp. B. Mĩ, Liên Xô, Đức
C. Mĩ, Liên Xô, Nhật Bản. D. Mĩ, Liên Xô, Anh.
Câu 8: Việt Nam gia nhập tổ chức Liên Hợp Quốc vào thời gian nào?
A. 8/1977 B. 1/1987 C. 9/1977 D. 11/1987
Câu 9: Hội nghị cấp cao ba cường quốc: Liên Xô, Mĩ, Anh họp tại đâu?
A. Anh. B. Mĩ C. Pháp. D. Liên Xô.
Câu 10: Để giữ gìn hòa bình, an ninh và trật tự thế giới sau chiến tranh, Hội nghị Ianta đã quyết định vấn đề gì?
A. Thành lập tổ chức Liên Hợp Quốc.
B. Tổ chức trật tự thế giới sau chiến tranh.
C. Phân chia các khu vực chiếm đóng và phạm vi ảnh hưởng trên thế giới.
D. Thực hiện chế độ quân quản ở các nước bại trận.
Câu 11: Hội nghị I-an-ta lịch sử đã diễn ra trong thời gian nào?
A. Từ ngày 04 đến 12 tháng 02 năm 1945. B. Từ ngày 04 đến 12 tháng 04 năm 1945.
C. Từ ngày 04 đến 12 tháng 05 năm 1945. D. Từ ngày 04 đến 12 tháng 03 năm 1945.
Câu 12: Sau "chiến tranh lạnh", dưới tác động của cách mạng khoa học kĩ thuật các nước ra sức điều chỉnh chiến lược với việc:
A. Lấy chính trị làm trọng điểm. B. Lấy kinh tế làm trọng điểm.
C. Lấy văn hóa, giáo dục làm trọng điểm. D. Lấy quân sự làm trọng điểm.
Câu 13: Đầu năm 1945, những vấn đề cần giải quyết trong phe Đồng minh là gì?
A. Tổ chức trật tự thế giới sau chiến tranh.
B. Nhanh chóng kết thúc chiến tranh.
C. Phân chia khu vực chiếm đóng, phạm vi ảnh hưởng của các nước.
D. Thực hiện chế độ quân quản ở các nước phát xít bại trận.
Câu 14: Mục tiêu của "chiến tranh lạnh" là gì?
A. Mĩ và các nước đế quốc thực hiện chính sách thù địch, chống Liên Xô và các nước XHCN
B. Mĩ lôi kéo các nước Đồng minh của mình chống Liên Xô.
C. Chống lại sự ảnh hưởng của Liên Xô.
D. Phá hoại phong trào cách mạng thế giới.
Câu 15: Theo sự thỏa thuận của Hội nghị cấp cao Anh, Mĩ, Liên Xô tại I- an-ta (từ 4-12/4/1945), Việt Nam thuộc phạm vi ản hưởng của nước nào?.
A. Pháp B. Mĩ
C. Các nước phương Tây D. Liên Xô
Câu 16: Hậu quả lớn nhất về kinh tế do cuộc "chiến tranh lạnh" mang lại là gì?
A. Thế giới luôn trong tình trạng căng thẳng.
B. Các cường quốc phải chi một khoản tiền khổng lồ để chế tạo và sản xuất vũ khí.
C. Nhân dân các nước châu Á, châu Phi chịu bao khó khăn, đói nghèo và bệnh tật.
D. A, B, C đúng.
Câu 17: Sự kiện nào khởi đầu Chiến tranh lạnh?
A. Sự ra đời của khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO)
B. Sự ra đời của “Học thuyết Truman”.
C. Sự hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
D. Sự ra đời của Tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va.
Câu 18: Nhân vật nào không có mặt tại hội nghị I-an-ta?
A. Sớc-sin B. Xta-lin C. Ru-dơ-ven D. ĐờGôn
Câu 19: Sau Chiến tranh lạnh, hầu hết các nước đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển với trọng điểm là lĩnh vực nào?
A. Chính trị B. Kinh tế C. Văn hóa D. Quân sự
Câu 20: Nội dung nào sau đây không có trong "Trật tự hai cực I-an-ta"?
A. Trật tự thế giới mới hình thành sau chiến tranh.
B. Mĩ và Liên Xô chuyển từ đối đầu sang đối thoại, hợp tác.
C. Trật tự thế giới được hình thành sau hội nghị I-an-ta (04/1945).
D. Sự phân chia ảnh hưởng giữa Mĩ và Liên Xô trong quan hệ quốc tế.
Câu 21: Quan hệ quốc tế chuyển từ đối đầu sang đối thoại vào thời gian nào?
A. Từ nửa sau những năm 70 của thế kỉ XX. B. Từ nửa đầu những năm 80 của thế kỉ XX.
C. Từ nửa sau những năm 80 của thế kỉ XX. D. Từ nửa đầu những năm 90 của thế kỉ XX.
Câu 22: Những thỏa thuận của Hội nghị Ianta đã dẫn đến sự hình thành một trật tự thế giới như thế nào?
A. Trật tự thế giới đa cực, nhiều trung tâm.
B. Trật tự thế giới hai cực do Liên Xô và Mĩ đứng đầu mỗi cực.
C. Trật tự thế giới một cực do Mĩ đứng đầu.
D. Trật tự thế giới một cực do Mĩ đứng đầu.
Câu 23: Hiến chương Liên Hợp Quốc và quyết định chính thức thành lập Liên Hợp Quốc được thông qua tại Hội nghị nào?
A. Hội nghị Xan-phran-xi-xcô (Mĩ): 4-6/1945 B. Hội nghị Pôt-xơ-đam (Đức): 7-8/1945
C. Hội nghị I-an-ta (Liên Xô): 9/2/1945 D. A, B đúng
Câu 24: Bước vào thế kỉ XXI xu thế chung của thế giới ngày nay là gì?
A. Hòa bình ổn định và hợp tác phát triển.
B. Xu thế hòa hoãn và hòa dịu trong quan hệ quốc tế
C. Cùng tồn tại trong hòa bình, các bên cùng có lợi.
D. Hòa nhập nhưng không hòa tan.
Câu 25: Vì sao "trật tự hai cực I-an-ta" bị sụp đổ?
A. Xô - Mĩ mất dần vai trò của mình đối với các nước
B. Các nước Tây Âu, Nhật Bản đã vượt xa Xô- Mỹ về khoa học kĩ thuật.
C. Xô - Mĩ quá chán ngán trong chạy đua vũ trang
D. Tất cả đều đúng.
ĐÁP ÁN PHẦN 1
1 |
C |
6 |
B |
11 |
B |
16 |
D |
21 |
C |
2 |
A |
7 |
D |
12 |
B |
17 |
B |
22 |
B |
3 |
A |
8 |
C |
13 |
A |
18 |
D |
23 |
C |
4 |
C |
9 |
D |
14 |
A |
19 |
B |
24 |
A |
5 |
D |
10 |
A |
15 |
C |
20 |
B |
25 |
A |
2. Thành tựu, ý nghĩa lịch sử cách mạng KH-KT
Câu 1: Khoa học khác với kĩ thuật ở điểm nào?
A. Khoa học tạo điều kiện để kĩ thuật phát triển.
B. Khoa học phát minh, phát hiện các quy luật trong các lĩnh vực Toán, Lý, Hóa, Sinh.
C. Khoa học cơ bản đi trước kĩ thuật.
D. A, B, C đúng.
Câu 2: Nguồn gốc sâu xa của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại là gì?
A. Yêu cầu của cuộc chạy đua vũ trang giữa các nước tư bản.
B. Do sự bùng nổ dân số.
C. Do những đòi hỏi của cuộc sống, của sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất và kĩ thuật ngày càng cao của con người.
D. Yêu cầu của việc cải tiến vũ khí.
Câu 3: Những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật gây nên những lo ngại gì về mặt đạo đức?
A. Già hóa dân số B. Sao chép con người
C. Ô nhiễm môi trường. D. Tai nạn lao động.
Câu 4: Nội dung tổng quát của kĩ thuật là gì?
A. Cải tiến, hoàn thiện những phương tiện sản xuất (công cụ, máy móc, vật liệu).
B. Cải tiến việc tổ chức sản xuất.
C. Cải tiến việc quản lí sản xuất.
D. Tất cả ý kiến trên đều đúng
Câu 5: Nhân loại đã trải qua hai cuộc cách mạng trong lĩnh vực khoa học - kĩ thuật đó là những cuộc cách mạng nào?
A. Cuộc cách mạng kĩ thuật và cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII - XIX và cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật đan diễn ra từ những năm 40 của thế kỉ XX đến nay.
B. Cuộc cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII - XIX và cuộc cách mạng công nghệ thế kỉ XX.
C. Cuộc cách mạng kĩ thuật thế kỉ XVIII và cách mạng khoa hoc kĩ thuật thế kỉ XX.
D. Cuộc cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII và cách mạng khoa học kĩ thuật thế kỉ XX
Câu 6: Người máy rô-bốt lần đầu tiên ra đời ở nước nào?
A. Mĩ. B. Nhật C. Anh. D. Đức.
Câu 7: “Bản đồ gen người” được công bố vào thời gian nào?
A. Tháng 6 – 2000 B. Tháng 4 – 2003 C. Tháng 3 – 1997 D. Tháng 6 – 1997
Câu 8: Cuộc cách mạng khoa học-kĩ thuật lần thứ hai diễn ra theo những phương hướng nào?
A. Tìm những nguồn năng lượng mới.
B. Đẩy mạnh tự động hóa công cụ lao động, chế tạo công cụ mới.
C. Đẩy mạnh các phát minh cơ bản.
D. A, B, C đúng
Câu 9: Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Thời gian từ phát minh khoa học đến ứng dụng vào sản xuất ngày càng rút ngắn. Đó là đặc điểm của:
A. Cách mạng văn minh Tin học B. Cách mạng khoa học - kĩ thuật lần thứ hai
C. Cách mạng khoa học - kĩ thuật lần thứ nhất D. Cách mạng công nghiệp
Câu 10: Nước nào là nước khởi đầu cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật lần thứ hai?
A. Pháp B. Liên Xô C. Mĩ. D. Anh
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 20 phần số 2 của tài liệu vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN PHẦN 2
1 |
D |
5 |
A |
9 |
B |
13 |
C |
17 |
D |
2 |
C |
6 |
A |
10 |
C |
14 |
B |
18 |
A |
3 |
B |
7 |
A |
11 |
B |
15 |
B |
19 |
D |
4 |
A |
8 |
D |
12 |
C |
16 |
C |
20 |
D |
3. Tổng kết lịch sử thế giới
Câu 1: Cuộc đấu tranh nào sau Chiến tranh thế giới thứ hai không có đế quốc Mĩ tham gia trực tiếp?
A. Triều Tiên (1950-1953).
B. An-giê-ri (1954-1962).
C. Việt Nam (1960-1975).
D. Chiến tranh Vùng Vịnh (thập niên 90 của thế kỉ XX).
Câu 2: Cuộc cách mạng nào đã đánh đổ chính quyền tay sai của chủ nghĩa thực dân kiểu mới?
A. An-giê-ri (18/03/1962). B. Ấn Độ (26/11/1950).
C. Trung Quốc (01/10/1949) D. Cu Ba (10/01/1959)
Câu 3: Xu hướng chung của thế giới hiện nay là gì?
A. Đối đầu. B. Liên minh chính trị.
C. Chạy đua vào vũ trụ. D. Hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển.
Câu 4: Chiến tranh lạnh là cuộc đối đầu trực tiếp giữa
A. Các nước Tây Âu và Mĩ B. Các nước Tây Âu và các nước Đông Âu.
C. Liên Xô và Mĩ. D. Mĩ và Nhật Bản.
Câu 5: Ba trung tâm kinh tế lớn của thế giới trong nửa sau thế kỉ XX là
A. Liên Xô, Mĩ, Tây Âu. B. Liên Xô, Mĩ, Nhật Bản.
C. Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản. D. Mĩ, Nhật Bản, Trung Quốc.
Câu 6: Trật tự thế giới hai cực bị tan rã, một trật tự thế giới mới đang dần hình thành theo chiều hướng
A. Đa cực, nhiều trung tâm. B. Đơn cực, do Mĩ đứng đầu.
C. Đơn cực do các nước Tây Âu đứng đầu. D. Hai cực do Mĩ và các nước Tây Âu đứng đầu.
Câu 7: Hiện nay, hầu hết các nước đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển lấy lĩnh vực nào làm trọng điểm?
A. Văn hóa B. Chính trị C. Kinh tế D. Quân sự
Câu 8: Địa danh lịch sử nào đánh dấu sự mở đầu việc sụp đổ chủ nghĩa thực dân cũ?
A. An-giê-ri. B. Điện Biên Phủ.
C. Phnôm-pênh (Cam-pu-chia). D. Viên-Chăn (Lào).
Câu 9: Năm nào được xem là "năm châu Phi"?
A. 1945 B. 1960. C. 1955. D. 1965.
Câu 10: Giai đoạn lịch sử từ sau 1991 đến nay được gọi là thời kì
A. Một trật tự thế giới hai cực Xô-Mĩ.
B. Sau "Chiến tranh lạnh", một trật tự thế giới đa cực, nhiều trung tâm.
C. Một trật tự thế giới đơn cực.
D. A, B đúng
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 22 phần số 3 của tài liệu vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN PHẦN 3
1 |
B |
6 |
A |
11 |
A |
16 |
A |
21 |
A |
2 |
D |
7 |
C |
12 |
D |
17 |
B |
22 |
D |
3 |
D |
8 |
B |
13 |
C |
18 |
C |
|
|
4 |
C |
9 |
B |
14 |
D |
19 |
C |
|
|
5 |
C |
10 |
B |
15 |
A |
20 |
C |
|
|
Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ câu hỏi rèn luyện ôn tập hè phần trật tự thế giới môn Lịch sử lớp 9 năm 2021 có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục sau: