YOMEDIA

Bộ câu hỏi rèn luyện ôn tập hè phần Nhiễm Sắc Thể môn Sinh học 9 có đáp án

Tải về
 
NONE

Với mong muốn có thêm tài liệu ôn tập hè giúp các em học sinh lớp 9 ôn tập, rèn luyện kĩ năng làm bài tập, nắm vững kiến thức. HOC247 xin giới thiệu đến các em tài liệu Bộ câu hỏi rèn luyện ôn tập hè phần Nhiễm Sắc Thể môn Sinh học 9 có đáp án. Mời các em cùng tham khảo. Chúc các em đạt kết quả học tập tốt.

ATNETWORK
YOMEDIA

BỘ CÂU HỎI RÈN LUYỆN ÔN TẬP HÈ PHẦN NHIỄM SẮC THỂ MÔN SINH HỌC 9 CÓ ĐÁP ÁN

 

Câu 1:

a) Nghiên cứu bảng 8 SGK và cho biết: số lượng NST trong bộ lưỡng bội có phản ánh trình độ tiến hóa của loài hay không?

b) Quan sát hình 8.2 SGK và mô tả bộ NST của ruồi giấm về số lượng và hình dạng.

Trả lời:

a) Số lượng NST trong bộ lưỡng bội không phản ánh trình độ tiến hóa của loài

b) Bộ NST của ruồi giấm (2n = 8): có 8 NST chia thành 4 cặp tương đồng, NST có 4 loại hình dạng là hình hạt, hình que, hình chữ V và hình móc. Ruồi cái có cặp NST giới tính XX, ruồi đực có cặp NST giới tính XY; NST giới tính X có hình que, NST giới tính Y có hình móc.

 

Câu 2: Quan sát hình 8.5 SGK và hãy cho biết các số 1 và 2 chỉ những thành phần cấu trúc nào của NST?

Trả lời:

1 – Tâm động

2 – Nhiễm sắc tử chị em (crômatit)

 

Câu 3: Điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau:

Tế bào của mỗi loài sinh vật có bộ NST đặc trưng về ……………………………

Ở kì giữa của quá trình phân chia tế bào, NST có cấu trúc điển hình gồm …………….. dính với nhau ở tâm động

NST là cấu trúc mang ………….. có bản chất là ADN, chính nhờ sự tự sao của ……. đưa đến sự …………….., nhờ đó các gen quy định ……………………. di truyền được qua các thế hệ tế bào và cơ thể.

Trả lời:

Tế bào của mỗi loài sinh vật có bộ NST đặc trưng về số lượng và hình dạng xác định

Ở kì giữa của quá trình phân chia tế bào, NST có cấu trúc điển hình gồm hai crômatit dính với nhau ở tâm động

NST là cấu trúc mang gen có bản chất là ADN, chính nhờ sự tự sao của ADN đưa đến sự tự nhân đôi của NST , nhờ đó các gen quy định tính trạng di truyền được qua các thế hệ tế bào và cơ thể.

 

Câu 4: Điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau:

Bộ NST chứa các cặp NST tương đồng gọi là …………….. , được kí hiệu là 2n NST. Bộ NST trong giao tử chỉ chứa mỗi NST của cặp tương đồng được gọi là …………….. , kí hiệu n NST.

Trả lời:

Bộ NST chứa các cặp NST tương đồng gọi là bộ NST lưỡng bội, được kí hiệu là 2n NST. Bộ NST trong giao tử chỉ chứa mỗi NST của cặp tương đồng được gọi là bộ NST đơn bội, kí hiệu n NST.

 

Câu 5: Nêu ví dụ về tính đặc trưng của bộ NST của mỗi loài sinh vật. Phân biệt bộ NST lưỡng bội và đơn bội

Trả lời:

Ví dụ về tính đặc trưng của bộ NST: ở người có bộ NST 2n = 46, ở tinh tinh có bộ NST 2n = 48, ở ngô có bộ NST 2n = 20, …

Phân biệt bộ NST lưỡng bộ và bộ NST đơn bội:

+ Bộ NST lưỡng bội là bộ NST chứa các cặp NST tương đồng, kí hiệu: 2n NST

+ Bộ NST đơn bội là bộ chỉ chứa 1 NST của cặp NST tương đồng, đây là bộ NST trong giao tử, kí hiệu n NST.

 

Câu 6: Cấu trúc điển hình của NST được biểu hiện rõ nhất ở kì nào của nguyên phân? Mô tả cấu trúc đó.

Trả lời:

Cấu trúc điển hình của NST được biểu hiện rõ nhất ở kì giữa của nguyên phân

Cấu trúc đó gồm hai nhiễm sắc tử chị em (crômatit) gắn với nhau ở tâm động chia NST thành hai cánh.

 

Câu 7: Nêu vai trò của NST đối với sự di truyền các tính trạng.

Trả lời:

NST là cấu trúc mang gen có bản chất là ADN, nhờ quá trình tự sao của ADN đưa tới sự nhân đôi của NST, nhờ vậy các gen quy định các tính trạng của cơ thể được di truyền qua các thế hệ tế bào và cơ thể.

 

Câu 8: Quan sát hình 9.2 SGK và ghi vào bảng 9.1 về mức độ đóng, duỗi xoắn nhiều hay ít của NST.

Trả lời:

Bảng 9.1. Mức độ đóng, duỗi xoắn của NST qua các kì

Hình thái NST

Kì trung gian

Kì đầu

Kì giữa

Kì sau

Kì cuối

Mức độ đóng xoắn

Không

Nhiều

Rất nhiều

Ít

Rất ít

Mức độ duỗi xoắn

Rất nhiều

Ít

Không

Nhiều

Nhiều

 

Câu 9: Dựa vào những thông tin mục II SGK hãy điền vào các ô trống trong bảng 9.2.

Trả lời:

Bảng 9.2. Những diễn biến cơ bản của NST ở các kì trong nguyên phân

Các kì

Những diễn biến cơ bản của NST ở các kì

Kì đầu

- Thoi phân bào hình thành

- Màng nhân, nhân con biến mất

- NST kép co ngắn đóng xoắn và đính với thoi phân bào ở tâm động

Kì giữa

- NST kép đóng xoắn cực đại, đính thành một hàng dọc trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào

Kì sau

- 2 crômatit ở từng NST kép tách nhau ở tâm động thành 2 NST đơn

- Thoi phân bào co rút, kéo NST đơn về hai cực của tế bào

Kì cuối

- NST đơn dãn xoắn

- Màng nhân, nhân con xuất hiện

- Qúa trình phân chia tế bào chất diễn ra từ cuối kì sau hoặc đầu kì cuối

- Hình thành 2 tế bào con có bộ NST giống nhau và giống với tế bào mẹ

 

 

Câu 10: Điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau:

Hình thái của NST biến đổi qua các kì của chu kì tế bào thông qua sự ……………….. của nó. Cấu trúc riêng biệt của mỗi NST được duy trì …………… qua các thế hệ.

Trong chu kì tế bào, NST được nhân đôi ở kì …………….. và sau đó lại phân li đồng đều trong ……………… Nhờ đó, 2 tế bào con được tạo ra có bộ NST giống như tế bào mẹ.

Nguyên phân là phương thức ………………….. của tế bào và sự lớn lên của cơ thể, đồng thời duy trì ổn định bộ NST đặc trưng của loài qua các thế hệ tế bào.

Trả lời:

Hình thái của NST biến đổi qua các kì của chu kì tế bào thông qua sự đóng và duỗi xoắn của nó. Cấu trúc riêng biệt của mỗi NST được duy trì liên tục qua các thế hệ.

Trong chu kì tế bào, NST được nhân đôi ở kì trung gian và sau đó lại phân li đồng đều trong nguyên phân. Nhờ đó, 2 tế bào con được tạo ra có bộ NST giống như tế bào mẹ.

Nguyên phân là phương thức sinh sản của tế bào và sự lớn lên của cơ thể, đồng thời duy trì ổn định bộ NST đặc trưng của loài qua các thế hệ tế bào.

 

Câu 11: Kì trung gian là thời kì ……………….. của tế bào, trong đó NST ở dạng sợi mảnh duỗi xoắn và diễn ra ………………………………………..

Trả lời:

Kì trung gian là thời kì sinh trưởng của tế bào, trong đó NST ở dạng sợi mảnh duỗi xoắn và diễn ra sự nhân đôi.

 

Câu 12: Những biến đổi hình thái của NST được biểu hiện qua sự đóng và duỗi xoắn điển hình ở các kì nào? Tại sao nói sự đóng và duỗi xoắn của NST có tính chất chu kì?

Trả lời:

Những biến đổi hình thái của NST được biểu hiện qua sự đóng và duỗi xoắn điển hình ở các kì: kì trung gian, kì đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối.

Đối với các tế bào có khả năng phân chia, vòng đời của chúng bao gồm kì trung gian và thời gian nguyên phân (4 kì), sự lặp lại của vòng đời này gọi là chu kì tế bào, do đó sự đóng và duỗi xoắn của NST có tính chất chu kì.

-----

 -(Để xem nội dung tài liệu, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

Trên đây là trích đoạn một phần nội dung tài liệu Bộ câu hỏi rèn luyện ôn tập hè phần Nhiễm Sắc Thể môn Sinh học 9 có đáp án. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON