YOMEDIA

Bộ 5 đề thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2021 môn Ngữ Văn - Trường THPT Phạm Văn Chiêu

Tải về
 
NONE

HỌC247 xin giới thiệu đến các em Bộ 5 đề thi thử vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn năm 2021 trường THPT Phạm Văn Chiêu. Tài liệu được biên soạn nhằm giới thiệu đến các em dạng bài tập về phần Đọc-hiểu và Làm văn. Hi vọng đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích trong quá trình học tập của các em. Mời các em cùng tham khảo nhé!

ADSENSE

TRƯỜNG THPT PHẠM VĂN CHIÊU

ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10

MÔN: NGỮ VĂN

NĂM HỌC: 2021

(Thời gian làm bài: 120 phút)

 

ĐỀ SỐ 1

Câu 1: (2 điểm)

1. Khái niệm văn bản và đặc điểm của văn bản.

2. Hãy cho biết nội dung giao tiếp và mục đích giao tiếp của văn bản sau:

Có chí thì nên (Tục ngữ)

Câu 2: (3 điểm)

Viết văn bản ngắn (dài không quá một trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của anh chị về việc soạn bài và chuẩn bị bài ở nhà của học sinh hiện nay.

Câu 3: (5 điểm)

Phân tích đoạn thơ trong bài Viếng lăng Bác của tác giả Viễn Phương:

…Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ

Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân

Bác nằm trong giấc ngủ bình yên

Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền

Vẫn biết trời xanh là mãi mãi

Mà sao nghe nhói ở trong tim

(Sách giáo khoa 9, tập 2)

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

Câu 1:

a. Khái niệm văn bản: văn bản là sản phẩm của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ,gồm một hay nhiều câu, nhiều đoạn đề cập đến một chủ đề nhất định.

- Đặc điểm:

+ Mỗi văn bản tập trung thể hiện một chủ đề và triển khai chủ đề đó một cách trọn vẹn.

+ Các câu trong văn bản có sự liên kết chặt chẽ, đồng thời văn bản được xây dựng theo một kết cấu mạch lạc.

+ Mỗi văn bản có dấu hiệu hoàn chỉnh về nội dung .

+ Mỗi văn bản nhằm thực hiện một hoặc một số mục đích giao tiếp nhất định

b.

- Văn bản trên giao tiếp với người đọc về một kinh nghiệm sống.

- Mục đích khuyên con người cần phải có tính kiên trì, có ý chí khi muốn thực hiện một việc gì đó.

---(Để xem đầy đủ đáp án của Đề thi số 1 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 2

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm).

Hãy đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

“Trong dòng đời vội vã có nhiều người dường như đã quên đi tình nghĩa giữa người với người. Nhưng đã là cuộc đời thì đâu phải chỉ trải đầy hoa hồng, đâu phải ai sinh ra cũng có được cuộc sống giàu sang, có được gia đình hạnh phúc toàn diện mà còn đó nhiều mảnh đời đau thương, bất hạnh cần chúng ta sẻ chia, giúp đỡ. Chúng ta đâu chỉ sống riêng cho mình, mà còn phải biết quan tâm tới những người khác. (Đó chính là sự “cho” và “nhận” trong cuộc đời này).

“Cho” và “nhận” là hai khái niệm tưởng chừng như đơn giản nhưng số người có thể cân bằng được nó lại chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Ai cũng có thể nói “Những ai biết yêu thương sẽ sống tốt đẹp hơn” hay “Đúng thế, cho đi là hạnh phúc hơn nhận về”. Nhưng tự bản thân mình, ta đã làm được những gì ngoài lời nói? Cho nên, giữa nói và làm lại là hai chuyện hoàn toàn khác nhau. Hạnh phúc mà bạn nhận được khi cho đi chỉ thật sự đến khi bạn cho đi mà không nghĩ ngợi đến lợi ích của chính bản thân mình. Đâu phải ai cũng quên mình vì người khác. Nhưng xin đừng quá chú trọng đến cái tôi của chính bản thân mình. Xin hãy sống vì mọi người để cuộc sống không đơn điệu và để trái tim cỏ những nhịp đập yêu thương.

Cuộc sống này có quá nhiều điều bất ngờ nhưng cái quan trọng nhất thực sự tồn tại là tình yêu thương. Sống không chỉ là nhận mà còn phải biết cho đi. Chính lúc ta cho đi nhiều nhất lại là lúc ta được nhận lại nhiều nhất”.

(Trích “Lời khuyên cuộc sống…”)

Câu 1. Nêu nội dung chính của văn bản trên?

Câu 2. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản?

Câu 3. Theo tác giả, cuộc sống này có quá nhiều điều bất ngờ nhưng cái quan trọng nhất thực sự tồn tại là cái gì?

Câu 4. Tại sao lại nói: “Chính lúc ta cho đi nhiều nhất lại là lúc ta được nhận lại nhiều nhất”.

II. LÀM VĂN (7,0 điểm).

Câu 1 (2,0 điểm).

Từ nội dung văn bản trên, anh/chị hãy viết đoạn văn suy nghĩ về “cho” và “nhận” trong cuộc sống.

Câu 2 (5,0 điểm).

Hãy viết bài văn nghị luận xã hội nêu suy nghĩ của anh (chị) về nạn bạo lực học đường hiện nay

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm).

Câu 1: Nội dung văn bản: Bàn về cho và nhận trong cuộc sống

Câu 2:

Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận

Câu 3: Theo tác giả, cuộc sống này có quá nhiều điều bất ngờ nhưng cái quan trọng nhất thực sự tồn tại là: tình yêu thương

Câu 4: Chính lúc ta cho đi nhiều nhất lại là lúc ta được nhận lại nhiều nhất vì: cho đi là biểu hiện của hành động đẹp, của việc làm tốt, việc có ích. Vì thế, ngay khi cho đi, ta sẽ nhận được niềm vui, sự thanh thản trong tâm hồn.

II. LÀM VĂN (7,0 điểm).

Câu 1: Đoạn văn suy nghĩ về “cho” và “nhận” trong cuộc sống lưu ý nêu đúng khái niệm của cho và nhận.

Câu 2: Bài văn nghị luận xã hội nêu suy nghĩ về nạn bạo lực học đường hiện nay

I. Mở bài: Giới thiệu về bạo lực học đường.

- Là vấn nạn hiện nay trong xã hội

- Tình trạng ngày càng lan rộng hơn đặc biệt trong thời đại công nghệ số

---(Để xem tiếp đáp án phần Làm văn vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 3

Phần I.Đọc –hiểu(4,0 điểm):

Đọc và trả lời các câu hỏi:

Đủ chín tháng mười ngày thì bà đẻ ra một cục thịt tròn lông lốc, có đủ mắt, mũi, mồm tai nhưng không có mình mẩy chân tay gì cả. Chồng đã mất, lại sinh ra một quái thai, bà rất buồn phiền.Bà vừa toan vứt đi, thì cục thịt thốt nhiên bảo bà  rằng: “ Mẹ ơi, con là người đây, mẹ ạ! Mẹ đừng bỏ con đi mà tội nghiệp!”.Bà cảm động, bọc cục thịt vào lòng, nâng niu và cho con bú.

Câu 1: Đoạn trích trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Thuộc thể loại gì của văn học dân gian?

Câu 2: Nhân vật được nói tới là ai? Nhân vật ấy có đặc điểm như thế nào?

Câu 3: Nội dung chính của đoạn văn trên.

Câu 4: Từ đoạn văn, anh/ chị hãy viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của mình về tình mẫu tử?

Phần II. Viết (6,0điểm):

Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của bài ca dao sau:

Anh đi anh nhớ quê nhà,

Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương,

Nhớ ai dãi nắng dầm sương,

Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

Phần I. Đọc - hiểu (4,0 điểm):

Câu 1: Đoạn trích trên được trích từ văn bản  chuyện cổ tích “ Sọ Dừa”, là kể dân gian và thuộc thể loại truyện cổ tích; truyện cổ tích thần kì

Câu 2:

- Nhân vật được nói tới là Sọ Dừa.

- Đặc điểm của nhân vật: Là một cục thịt tròn lông lốc, có đủ mắt, mũi, mồm tai nhưng không có mình mẩy chân tay, biết nói.

Câu 3: Nội dung chính của đoạn văn

- Sọ Dừa sinh ra là một cục thịt tròn lông lốc, có đủ mắt, mũi, mồm tai nhưng không có mình mẩy chân tay nhưng lại biết nói.

- Tình thương yêu của người mẹ đối với đứa con

Câu 4: Đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của mình về tình mẫu tử phải đúng cấu trúc và chính tả, ngữ pháp.

Phần II. Viết (6,0điểm):

Dàn ý tham khảo cảm nhận về bài cao dao

1. Mở bài

- Bài Anh đi anh nhớ quê nhà vốn là thơ của Á Nam Trần Tuấn Khải, sáng tác vào đầu thế kỉ XX, sau được dân gian hóa mà thành ca dao.

- Nội dung vừa là nỗi nhớ quê hương tha thiết, vừa là lời bày tỏ tình yêu đôi lứa.

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 4

Phần I: Đọc – hiểu (4,0 điểm)

Cho đoạn thơ:

Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa.

Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ

Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm

Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm

Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi

Nhóm nồi sôi gạo mới sẻ chung vui

Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ

Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa!

(Trích sách Ngữ văn 9 - Tập 1)

Đọc đoạn thơ trên và trả lời các câu hỏi sau:

Câu 1. Đoạn thơ nằm trong bài thơ nào? Nêu tác giả của bài thơ ấy? (0,5 điểm)

Câu 2. Nêu nội dung của đoạn thơ trên? (0,5 điểm)

Câu 3. Điệp từ “nhóm”  trong đoạn thơ trên có tác dụng gì? (1,0 điểm)

Câu 4. Viết đoạn văn (khoảng 200 từ) nêu cảm nhận về hình ảnh bếp lửa và hình ảnh ngọn lửa trong bài thơ? (2,0 điểm)

Phần II: Làm văn (6,0 điểm)

Cảm nhận của em về ba khổ thơ cuối trong bài thơ "Ánh trăng" của Nguyễn Duy

Thình lình đèn điện tắt

phòng buyn – đinh tối om

vội bật tung cửa sổ

đột ngột vầng trăng tròn

Ngửa mặt lên nhìn mặt

có cái gì rưng rưng

như là đồng là bể

như là sông là rừng

Trăng cứ tròn vành vạch

kể chi người vô tình

ánh trăng im phăng phắc

đủ cho ta giật mình.

(Ngữ văn 9, tập 1)

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

I. ĐỌC - HIỂU

Câu 1: Đoạn thơ được trích trong bài thơ Bếp lửa của tác giả Bằng Việt

Câu 2: Nội dung của đoạn thơ trên: Bà tần tảo, lặng lẽ hi sinh cả một đời. Từ ngọn lửa của bà cháu nhận ra cả một niềm tin dai dẳng về ngày mai. Bà không chỉ là người nhóm lửa mà còn là người truyền lửa – ngọn lửa của sự sống, niềm tin cho các thế hệ mai sau.

Câu 3:

- Điệp từ “nhóm” trong đoạn thơ trên có tác dụng:

  • Khơi dậy tình cảm nồng ấm.
  • Khơi dậy tình yêu thương, tình làng nghĩa xóm, quê hương.
  • Khơi dậy những kỉ niệm tuổi thơ, bà là cội nguồn của niềm vui, của ngọt bùi nồng đượm, là khởi nguồn của những tâm tình tuổi nhỏ.

-> Đó là bếp lửa của lòng nhân ái, chia sẻ niềm vui chung

---(Để xem tiếp đáp án những câu còn lại vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 5

Phần I: Đọc - hiểu (4,0 điểm)

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi

“Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa

Ta nhập vào hoà ca

Một nốt trầm xao xuyến.

Một mùa xuân nho nhỏ

Lặng lẽ dâng cho đời

Dù là tuổi hai mươi

Dù là khi tóc bạc”.

(Ngữ văn 9, tập 2)

Câu 1: (0,5 điểm) Đoạn thơ trên được trích từ tác phẩm nào? Tác giả của đoạn thơ trên là ai?

Câu 2 :(0,5 điểm) Chỉ ra các điệp từ và từ láy trong khổ thơ trên .

Câu 3: (1 điểm) Các hình ảnh “con chim”, “một cành hoa”, “một nốt trầm” có những đặc điểm gì giống nhau?

Câu 4 (2,0 điểm): Từ ngữ liệu trên, hãy viết đoạn văn ngắn khoảng 200 từ về lẽ sống của thanh niên trong trong thời đại ngày nay.

Phần 2: Làm văn (6,0 điểm)

Suy nghĩ của em về nhân vật Vũ Nương trong “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5

PHẦN 1: ĐỌC - HIỂU

Câu 1: Đoạn thơ trên được trích từ tác phẩm "Mùa xuân nho nhỏ" của tác giả Thanh Hải

Câu 2:

- Từ láy trong đoạn thơ trên: nho nhỏ, xao xuyến

- Điệp từ: “ta”, “một”, “dù”.

Câu 3:

- Những điểm giống nhau trong các hình ảnh “con chim”, “một cành hoa”, “một nốt trầm” là:

+ Là những hình ảnh bình dị, khiêm nhường của thiên nhiên, cuộc sống mang lại niềm vui, vẻ đẹp cho đời một cách tự nhiên.

+ Là những hình ảnh mang ước nguyện chân thành, tha thiết của nhà thơ: được cống hiến những gì tốt đẹp, dù nhỏ bé, đơn sơ cho cuộc đời chung.

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2021 Trường THPT Phạm Văn Chiêu. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF