YOMEDIA

Bộ 5 đề thi thử vào lớp 10 môn Hóa học năm 2021 có đáp án Trường THPT Bảo Lộc

Tải về
 
NONE

Mời các em cùng tham khảo Bộ 5 đề thi thử vào lớp 10 môn Hóa học năm 2021 có đáp án Trường THPT Bảo Lộc được Học247 biên soạn và tổng hợp bên dưới đây. Hi vọng với bộ tư liệu này, các thí sinh có thể ôn tập, hệ thống lại toàn bộ kiến thức môn Lịch Sử, dễ dàng đối chiếu đáp án bài làm của mình từ đó lập ra kế hoạch ôn tập phù hợp. Chúc các em đạt kết quả cao!

ADSENSE

TRƯỜNG THPT BẢO LỘC

ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 NĂM 2021

MÔN HÓA HỌC

THỜI GIAN 90 PHÚT

 

ĐỀ SỐ 1

Bài I: 

1.  Viết các phương trình hóa học theo sơ đồ sau (biết rằng (A), (B), (C) … đều là các chất vô cơ) :

2.  X, Y và Z là những hợp chất hữu cơ có các tính chất sau :

+   Khi đốt cháy X hoặc Y đều thu được sản phẩm CO2 và H2O với tỉ lệ số mol 1 : 1.

+   X tác dụng được với Na và với dung dịch NaOH.

+   Y có thể làm mất màu dung dịch nước brom.

+   Z tác dụng được với Na và không tác dụng được với dung dịch NaOH.

Hỏi X, Y, Z là những chất nào trong số các chất sau : C2H2; C4H8; C3H8O; C2H4O2 ? Viết công thức cấu tạo của chúng.

Bài II:

1. Viết phương trình hóa học (ghi rõ điều kiện nếu có) của các phản ứng dùng điều chế mỗi oxit sau bằng ba phương pháp khác nhau: CO2; SO2. Phản ứng nào được dùng để điều chế các oxit trên trong phòng thí nghiệm ?

2.  Có bốn chất rắn màu trắng đựng trong bốn lọ riêng biệt mất nhãn là : NaNO3; Na2CO3; NaCl; hỗn hợp NaCl và Na2CO3. Hãy trình bày phương pháp hóa học để phân biệt bốn chất rắn trên.

Bài III:

1. Lên men 100 kg gạo (có chứa 80% tinh bột) để điều chế rượu etylic với hiệu suất toàn bộ quá trình bằng 80%. Tính thể tích rượu etylic 45o điều chế được (biết khối lượng riêng của rượu etylic nguyên chất là 0,8g/ml).

2. Khử hoàn toàn một lượng oxit sắt FexOy bằng H2 nóng, dư. Hơi nước tạo ra được hấp thụ hết vào 100 gam dung dịch H2SO4 98% thì thấy nồng độ axit giảm bớt 3,405%. Chất rắn thu được sau phản ứng khử trên được hòa tan hoàn toàn bằng dung dịch HCl thì thoát ra 3,36 lít H2 (đktc). Tìm công thức oxit sắt.

Bài IV: Hòa tan 6,45 gam một hỗn hợp gồm hai kim loại A và B (đều có hóa trị II) trong dung dịch H2SO4 loãng, dư. Sau khi kết thúc phản ứng người ta thu được 1,12 lít khí (đktc) và còn lại 3,2 gam chất rắn không tan. Lượng chất rắn không tan này tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch AgNO3 0,5M thu được dung dịch D và kim loại E. Lọc bỏ E rồi cô cạn dung dịch D thu được muối khan F.

1.  Xác định hai kim loại A và B, biết rằng A đứng trước B trong dãy hoạt động hóa học của kim loại.

2.  Đem nung F một thời gian (phản ứng tạo ra oxit kim loại, khí NO2 và O2) người ta thu được 6,16 gam chất rắn G và hỗn hợp khí H. Tính thể tích hỗn hợp khí H (đktc).

Bài V: Đốt cháy hoàn toàn một hỗn hợp X gồm hai hiđrocacbon có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử và có số mol bằng nhau, người ta thu được 8,8 gam CO2  và 4,5 gam H2O.

1.  Hãy chứng tỏ rằng hỗn hợp X có chứa ankan (CnH2n+2).

2.  Xác định công thức phân tử và công thức cấu tạo của hai hiđrocacbon trên.

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

Bài I : (2 điểm)         

1.  Cl2 + H2  → 2HCl                                                                                   

     (A)                 (B)

2HCl + Fe  → FeCl2 +  H2                 

                        (C)

FeCl2 + 2NaOH  →  Fe(OH)2 + 2NaCl

                                   (F)

Fe(OH)2 + 2HCl  → FeCl2 + 2H2O             

                                 (C)

4Fe(OH)2 + O2+ 2H2O →  4Fe(OH)3

                                            (G)

2Fe(OH)3 → Fe2O3 + 3H2O    

                        (H)

2.  Đốt cháy X hoặc Y đều thu được sản phẩm CO2 và H2O với tỉ lệ số mol 1 : 1

→ chúng là C4H8 và C2H4O2. Trong đó :

- X vừa tác dụng được với natri, vừa tác dụng được với dd NaOH$\Rightarrow $X là axit C2H4O2                                                                                                           

Công thức cấu tạo : CH3-COOH.

- Y có thể làm mất màu dd brom → Y là C4H8.

 Công thức cấu tạo : CH2=CH-CH2-CH3 hoặc CH3-CH=CH-CH3 hoặc CH2=C(CH3)2.

Trong hai công thức còn lại chỉ có C3H8O là tác dụng được với Na nhưng không tác dụng được với dung dịch NaOH : đó là Z.

Công thức cấu tạo : CH3-CH2-CH2OH hoặc CH3-CHOH-CH3.

Bài II: 

1.  +   Điều chế CO2 :

Na2CO3 + H2SO4 → Na2SO4 + CO2 + H2O.                                    (1)

C + O2 → CO2.                                                                                 (2)

CaCO3 → CaO + CO2.                                                                     (3)

+   Điều chế SO2 :

S + O2 → SO2.                                                                                  (4)

4FeS2 + 11O2 → 2Fe2O3 + 8SO2.                                                     (5)

Na2SO3 + H2SO4 → Na2SO4 + SO2 + H2O.                                     (6)

Trong đó các phản ứng (1) và (6) được dùng để điều chế các oxit trên trong phòng thí nghiệm.    

2. Dùng thuốc thử là dung dịch HNO3 loãng, dư.

+  Chất rắn hòa tan hoàn toàn, có bọt khí bay ra là Na2CO3 hoặc hỗn hợp NaCl+Na2CO3.

Na2CO3 + 2HNO3 → 2NaNO3 + H2O + CO2.                                 

Lấy dung dịch thu được trong mỗi trường hợp đem thử với dung dịch AgNO3 :

-  Nếu tạo kết tủa trắng thì chất rắn ban đầu là NaCl+Na2CO3.                                                    

-  Nếu không tạo kết tủa trắng thì chất rắn ban đầu là Na2CO3.                                                   

NaCl + AgNO3 → AgCl + NaNO3.                   

+ Hai chất rắn chỉ tan hết trong dung dịch HNO3 loãng, không thoát khí là NaCl, NaNO3.

Thử dung dịch thu được với dung dịch AgNO3 :

-  Nếu tạo kết tủa trắng thì chất rắn ban đầu là NaCl.

-  Nếu không tạo kết tủa trắng thì chất rắn ban đầu là NaNO3.                 

Bài III : 

1.  Sơ đồ biến đổi : (-C6H10O5-)n  →  nC6H12O6  →  2nC2H5OH.         

Khối lượng rượu nguyên chất thu được bằng \(\frac{80}{100}\times 100\times \frac{2\times 46n}{162n}\times \frac{80}{100}\)= 36,346 kg.       

Thể tích rượu nguyên chất bằng \(\frac{36,346}{0,8}=45,4325\) lít.           

Thể tích rượu 450 bằng \(\frac{45,4325}{45}\times 100\) = 100,96 lít.      

2.  FexOy  +  yH2 → xFe   +  yH2O                                                            (1)

      a mol                   ax mol   ay mol

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2                                                                                              (2)

ax mol                         ax mol                                

Ta có:  \(\frac{98}{100+{{m}_{{{H}_{2}}O}}}.100=98-3,405=94,595\)

\({{m}_{{{H}_{2}}O}}=3,6g\Rightarrow {{n}_{{{H}_{2}}O}}=0,2\) (mol)   

Gọi a là số mol của FexOy :     

(1) : → Số mol nước : ay = 0,2 (mol)                                       

(2) : → Số mol H2 :     ax = \(\frac{3,36}{22,4}=0,15\)(mol)

(2) : (1) →  \(\frac{ax}{ay}=\frac{x}{y}=\frac{0,15}{0,2}=\frac{3}{4}\)       

Vậy công thức của oxit sắt là Fe3O4       

Bài IV:

1.  Chất rắn không tan (có khối lượng 3,2 gam) là kim loại B → mA = 6,45-3,2=3,25 gam. 

Phản ứng : A + H2SO4 → ASO4 + H2                                                   (1)                                     

nA = \({{n}_{{{H}_{2}}}}\) = \(\frac{1,12}{22,4}\)= 0,05 mol → MA = \(\frac{3,25}{0,05}\) = 65 : A là Zn.  

B + 2AgNO3 → B(NO3)2 + 2Ag                                                           (2)

nB = \(\frac{1}{2}{{n}_{AgN{{O}_{3}}}}\) = \(\frac{1}{2}.0,2.0,5\)= 0,05 mol → MB = \(\frac{3,2}{0,05}\) = 64 : B là Cu.

2.  D là dung dịch Cu(NO3)2; muối khan F là Cu(NO3)2.

Từ (2) : nF = nB = 0,05 mol.                                                                                                             

Nhiệt phân F : 2Cu(NO3)2 → 2CuO + 4NO2 + O2                                (3)                                     

Nếu Cu(NO3)2 phân hủy hết thì G là CuO với khối lượng = 0,05.80 = 4 gam : vô lý.                        

Như vậy G phải là hỗn hợp gồm CuO và cả Cu(NO3)2 không phân hủy; gọi x là số mol Cu(NO3)2 bị nhiệt phân : mG = (0,05 - x).188 + 80x = 6,16 → x = 0,03 mol.

Theo (3) : VH = (2.0,03 + \(\frac{1}{2}\).0,03).22,4 = 1,68 lít.                        

Bài V: 

1.  Chứng minh hỗn hợp có chứa ankan :

          \(\begin{align}

  & {{n}_{C{{O}_{2}}}}=\frac{8,8}{44}=0,2(mol) \\

 & {{n}_{{{H}_{2}}O}}=\frac{4,5}{18}=0,25(mol) \\

\end{align}\)

Do  \({{n}_{C{{O}_{2}}}}\langle {{n}_{{{H}_{2}}O}}\) nên hỗn hợp có chứa ankan.               

2.  Xác định CTPT, CTCT hai hidrocabon :

Gọi công thức hai hidrocacbon là: CmH2m+2 và CmH2y; b là số mol mỗi hidrocacbon :

CmH2m+2 + \(\left( \frac{3m+1}{2} \right)\)O2 → mCO2 + (m+1)H2O

b                                         mb        (m+1)b

CmH2y  +  \(\left( \frac{2m+y}{2} \right)\)O2 →  mCO2 + yH2O         

b                                          mb       yb

mb + mb = 0,2 và yb + (m + 1)b = 0,25  

→ mb = 0,1                                 (1)

yb + mb + b = 0,25  →  yb + b = 0,15         (2)

(1) : (2)  →   \(\left( \frac{mb}{yb+b} \right)=\frac{0,1}{0,15}=\frac{2}{3}\Leftrightarrow \frac{m}{y+1}=\frac{2}{3}\Leftrightarrow 3m=2y+2\)      (3)

Mặt khác : 2y ≤ 2m+2             (4)                                     

(3), (4) → m ≤ 4   và  m là số chẵn                        

  m

            2               4 

  y

            2               5

 

TH1 : m = 2 và y =2 →   CTPT: C2H6 và C2H4     

 CTCT: CH3-CHvà CH2=CH2   

TH2 : m = 4   và y = 5 → CTPT: C4H10

ĐỀ SỐ 2

Bài I: (2,5 điểm)

1. Chỉ dùng một thuốc thử duy nhất hãy phân biệt các chất bột có màu tương tự nhau, chứa trong các lọ mất nhãn sau: CuO, Fe3O4, Ag2O, MnO2, (Fe + FeO). Viết các phương trình phản ứng hóa học xảy ra.

2. Cho hỗn hợp chất rắn gồm FeS­2, CuS, Na2O. Chỉ được dùng thêm nước và các điều kiện cần thiết (nhiệt độ, xúc tác, ...). Hãy trình bày phương pháp và viết các phương trình phản ứng hóa học xảy ra để điều chế FeSO4, Cu(OH)2.  

Bài II: Cho sơ đồ chuyển hóa sau:

Tìm các chất hữu cơ ứng với các chữ cái A, B, C, ... . Viết các phương trình phản ứng hóa học xảy ra, ghi rõ các điều kiện. Biết A là một loại gluxit, khi đốt cháy hoàn toàn A thu được khối lượng H2O và CO2 theo tỷ lệ 33: 88 và C, D, E là các hợp chất có cùng số nguyên tử cacbon.

Bài III: (2 điểm)

1. Cho một lượng kim loại M phản ứng hoàn toàn với dung dịch CuSO4, sau phản ứng khối lượng chất rắn thu được gấp 3,555 lần khối lượng M đem dùng. Mặt khác, nếu dùng 0,02 mol kim loại M tác dụng H2SO4 loãng lấy dư thì thu được 0,672 lít khí (đktc). Xác định kim loại M.                 

2. Khi thực hiện phản ứng chuyển hóa metan thành axetilen (ở 15000C và điều kiện thích hợp) thu được hỗn hợp khí X gồm metan, axetilen và hidro. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X thu được 26,4 gam CO2. Tính khối lượng hỗn hợp X đã đem đốt. 

Bài IV: Đốt cháy hoàn toàn 4,48 lít hỗn hợp khí Y gồm C3H8 và hydrocacbon A mạch hở (có chứa liên kết kém bền) thu được 22 gam CO2 và 10,8 gam H2O.

1. Tính thể tích không khí cần dùng đủ để đốt cháy hết hỗn hợp Y (Biết các khí đều đo ở đktc và trong không khí oxi chiếm 20% thể tích).

2. Xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo của A.

Bài V: Hòa tan hoàn toàn 24,625 gam hỗn hợp muối gồm KCl, MgCl2 và NaCl vào nước, rồi thêm vào đó 300 ml dung dịch AgNO3 1,5M. Sau phản ứng thu được dung dịch A và kết tủa B. Cho 2,4 gam Mg vào dung dịch A, khi phản ứng kết thúc lọc tách riêng chất rắn C và dung dịch D. Cho toàn bộ chất rắn C vào dung dịch HCl loãng dư, sau phản ứng thấy khối lượng của chất rắn C giảm đi 1,92 gam. Thêm dung dịch NaOH dư vào dung dịch D, lọc lấy kết tủa đem nung đến khối lượng không đổi được 4 gam chất rắn E. Tính phần trăm khối lượng các muối có trong hỗn hợp ban đầu.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần đáp án của đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 3

Câu 1: (2 điểm)

1. Trong phòng thí nghiệm ta thường điều chế khí CO2 từ CaCO3 và dung dịch HCl (dùng bình kíp), do đó khí CO2 thu được còn bị lẫn một ít khí hidro clorua và hơi nước. Hãy trình bày phương pháp hoá học để thu được khí CO2 tinh khiết. Viết các phương trình phản ứng hoá học xảy ra.

2. Bằng phương pháp nào có thể phân biệt được 3 chất bột : BaCO3, MgCO3, Na2CO3. Viết các phương trình phản ứng hoá học xảy ra.

Câu 2: (1,75 điểm)

1. Polime X chứa 38,4% cacbon; 56,8% clo và còn lại là hydro về khối lượng. Xác định công thức phân tử, viết công thức cấu tạo của X và gọi tên, cho biết trong thực tế X dùng để làm gì?  

2. Từ metan và các chất vô cơ cần thiết khác. Hãy viết các phương trình phản ứng hoá học (ghi rõ điều kiện) để điều chế  X nói trên.

Câu 3: (2,5 điểm)

1. Hoà tan 7 gam một kim loại R trong 200 gam dung dịch HCl vừa đủ, thu được 206,75 gam dung dịch A. Xác định kim loại R.

2. Một hỗn hợp gồm 2 hydrocacbon mạch hở CxH2x và CyH2y­ . 9,1 gam X làm mất màu vừa hết 40 gam brom trong dung dịch. Xác định công thức phân tử của 2 hydrocacbon đó. Biết trong X thành phần thể tích của chất có phân tử khối nhỏ hơn nằm trong khoảng từ 65% đến 75%.              

Câu 4: Hoà tan hết hỗn hợp X gồm oxit của một kim loại có hoá trị II và muối cacbonat của kim loại đó bằng H2SO4 loãng vừa đủ, sau phản ứng thu được sản phẩm gồm khí Y và dung dịch Z. Biết lượng khí Y bằng 44% lượng X. Đem cô cạn dung dịch Z thu được một lượng muối khan bằng 168% lượng X. Hỏi kim loại hoá trị II nói trên là kim loại gì? Tính thành phần phần trăm của mỗi chất trong hỗn hợp X.

Câu 5: Đốt cháy hoàn toàn một lượng hợp chất hữu cơ A cần 6,72 lít oxi (đktc). Cho toàn bộ sản phẩm tạo thành (chỉ gồm CO2, H2O) vào một lượng nước vôi trong, sau khi kết thúc phản ứng thu được 10 gam kết tủa và 200 ml dung dịch muối có nồng độ 0,5M; khối lượng dung dịch muối này nặng hơn khối lượng nước vôi đem dùng là 8,6 gam. Hãy xác định công thức phân tử hợp chất hữu cơ A. Biết :40 < MA< 74.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần đáp án của đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 4

Câu 1: (2 điểm)

a. Từ tinh bột và các chất vô cơ cần thiết khác, hãy viết các phương trình phản ứng hóa học để điều chế:  Etyl axetat, Đibrometan.

b. Đốt cháy 2,7gam hợp chất A chứa C,H,O cần dùng hết 3,696 lít oxi (đktc), thu được CO2 và hơi nước theo tỷ lệ  VCO2 VH2O = 5 : 4. Tìm công thức phân tử của A. Biết tỷ khối hơi của A so với N2 là 3,215.

Câu 2: (1,5 điểm)

Có 3 lọ bị mất nhãn chứa các dung dịch:

- Lọ X gồm K2CO3 và NaHCO3

- Lọ Y gồm KHCO3 và Na2SO4

- Lọ Z gồm Na2CO3 và K2SO4

Chỉ được dùng dung dịch BaCl2 và dung dịch HCl. Nêu cách nhận biết các lọ và viết các phương trình phản ứng hóa học minh họa.

Câu 3: (2,25 điểm)

1. Có 2 dung dịch H­2SO4 và NaOH. Biết rằng 20ml dung dịch H2SO4 tác dụng vừa đủ với 60ml dung dịch NaOH. Mặt khác cho 20ml dung dịch H­2SO4 trên tác dụng với 5,91gam BaCO3, để trung hòa lượng H­2SO4 dư sau phản ứng ta cần 10ml dung dịch NaOH nói trên. Tính nồng độ mol/l của hai dung dịch đó.

2. Hòa tan một muối cacbonat kim loại M bằng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 9,8% ta thu được dung dịch muối có C% = 14,18%. Xác định công thức muối cacbonat đó.

Câu 4: Đốt cháy hoàn toàn 2,24 lít một hydrocacbon A ở thể khí (đktc). Sản phẩm cháy thu được sau phản ứng cho qua bình đựng 400 ml dung dịch Ca(OH)2 0,5M thấy khối lượng bình tăng 18,6 gam và có 10 gam kết tủa. Xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo có thể có của A. 

Câu 5: Hỗn hợp X gồm CaCO3, MgCO3 và Al2O3, trong đó khối lượng của Al2O3 bằng 1/2 khối lượng các muối cacbonat. Nung X ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi thu được chất rắn Y có khối lượng bằng 56,80% khối lượng hỗn hợp X.

a. Tính phần trăm khối lượng mỗi chất trong X.

b. Hòa tan chất rắn thu được sau khi nung 22,44 gam X trên bằng dung dịch HCl 1,6M. Hãy xác định thể tích dung dịch HCl đã dùng.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần đáp án của đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 5

Câu 1: Hoàn thành các phương trình phản ứng hoá học sau và xác định A, B, D…:

FeS2  + O2  →      A ( khí )  + B ( rắn )           

A   + KOH     →   H  + E

A      + O2   →    D                                     

H  + BaCl2   →   I + K

D  + E ( lỏng )    →  F ( axit )                     

I  +  F   →  L + A + E

F  + Cu   →   G   + A  +  E            

A + Cl2 + E    → F + M

Câu 2: 

a. Bằng phương pháp hoá học hãy phân biệt các chất lỏng sau chứa trong các ống mất nhãn: Rượu Etylic, axit Axetic, Tinh bột và Benzen.

b. Người ta có thể điều chế Cl2 bằng cách cho HCl đặc, dư tác dụng với m1 gam MnO2, m2 gam KMnO4, m3 gam KClO3.

+ Viết các phương trình phản ứng xảy ra.

+ Nếu lượng Cl2 thu được trong các trường hợp đều bằng nhau, hãy tính tỷ lệ: m1: m2 : m3 . Nếu m1 = m2 = m3 thì trường hợp nào thu được nhiều Cl2 nhất.

Câu 3: Đốt cháy một Hydrocacbon CxHy (A) ở thể lỏng thu được CO2 và hơi nước theo tỷ lệ khối lượng 4,89 : 1.

a. Xác định công thức phân tử của A. Biết MA = 78.

b. Cho A tác dụng với Brôm theo tỷ lệ 1:1 có mặt bột sắt thu được chất B và khí C. Khí C được hấp thụ bởi 2 lít dung dịch NaOH 0,5M. Để trung hoà NaOH dư cần 0,5lít dung dịch HCl 1M. Tính khối lượng A phản ứng và khối lượng B tạo thành.                                      

Câu 4: Xác định nồng độ mol/l của dung dịch HCl trong 2 trường hợp sau:

a. Thả một viên bi (hình cầu) bằng sắt kim loại nặng 7 gam vào 250ml dung dịch HCl. Sau khi kết thúc phản ứng, thấy còn lại m gam sắt không tan. Cho m gam sắt trên vào 122,5 gam dung dịch H2SO4  20%, sau một thời gian khi nồng độ dung dịch H2SO4 còn lại 15,2% thì lấy miếng sắt ra.           

b. Thả viên bi sắt (hình cầu) nặng 5,6gam vào 200ml dung dịch HCl. Sau khi đường kính viên bi chỉ còn lại ½ thì thấy khí ngừng thoát ra.

Câu 5: Đốt cháy hoàn toàn a gam hỗn hợp 2 hydrocacbon CxH2x+2 và CyH2y+2 (y = x + k) thì thu được b gam CO2. Chứng minh: 

\(\frac{b}{{22a - 7b}} - k < x < \frac{b}{{22a - 7b}}\)

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần đáp án của đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

Trên đây là phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi thử vào lớp 10 môn Hóa học năm 2021 có đáp án Trường THPT Bảo Lộc, để xem nội dung đềy đủ, chi tiết vuii lòng truy cập vào hệ thống hoc247.net!

Ngoài ra các em học sinh có thể tham khảo thêm một số tài liệu cùng chuyên mục khác tại đây:

Chúc các em học tập tốt!

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF