YOMEDIA

Bộ 5 đề thi thử vào lớp 10 môn Hóa học năm 2021 có đáp án Trường THPT Phan Đình Phùng

Tải về
 
NONE

Nhằm hỗ trợ các em học sinh ôn tập thật tốt trong kì thi sắp tới HỌC247 xin giới thiệu đến các em Bộ 5 đề thi thử vào lớp 10 môn Hóa học năm 2021 có đáp án Trường THPT Phan Đình Phùng. Hy vọng đây sẽ là tài liệu bổ trợ kiến thức đắc lực cho các em. Mời các em cùng tham khảo!

ADSENSE

TRƯỜNG THPT PHAN ĐÌNH PHÙNG

ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 NĂM 2021

MÔN HÓA HỌC

THỜI GIAN 90 PHÚT

 

ĐỀ SỐ 1

A. Phần trắc nghiệm

Hãy khoanh tròn vào 1 trong các chữ A, B, C, D phương án chọn đúng.

Câu 1. Oxit bazơ là

 A. Hợp chất của oxi với một nguyên tố hoá học khác.

 B. Đơn chất của oxi với một nguyên tố hoá học khác.

 C. Hợp chất của oxi với một phi kim.

 D. Là oxit tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước.

Câu 2. Chọn dãy chất đều là oxit:

 A. NaCl, CaCl2, MgCl2, FeCl2

 B. NaOH, Ca(OH)2, Mg(OH)2, Fe(OH)2

 C. Na2O, CaO, MgO, FeO

 D. Na, Ca, Mg, Fe

Câu 3. Đốt cháy cacbon trong khí oxi tạo khí cacbonic. Hỏi đáp án nào là PTHH biểu diễn quá trình trên?

 A. C + O2 → CO2

 B. C + 2O2 → 2CO2

 C. C + 2O2 → CO2

 D. 2C + O2 → 2CO

Câu 4. Cho biết tổng hệ số cân bằng (là các số nguyên tối giản) của các các chất trong PTHH sau là

MnO2 + HCl → MnCl2 + Cl2 + H2O

 A. 7

 B. 8

 C. 9

 D. 10

Câu 5. Để nhận biết các dung dịch: HCl, Na2SO4, NaOH đựng trong lọ mất nhãn người ta dùng thuốc thử nào sau đây?

 A. BaCl2

 B. KMnO4

 C. Quỳ tím

 D. AgNO3

Câu 6. Cho 2,8g hỗn hợp CuO, MgO, Fe2O3 tác dụng vừa đủ với 50 ml dung dịch H2SO4 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam muối khan. Giá trị của m là

 A. 4,5g

 B. 7,6g

 C. 6,8g

 D. 7,4g

Câu 7. Dẫn 2,24 lít khí CO2 vào bình chứa 100 ml dung dịch NaOH 1M. Muối thu được sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn là

 A. NaHCO3.

 B. Na2CO3.

 C. NaHCO3 và Na2CO3.

 D. không xách định được.

Câu 8. Hòa tan 2,7 gam kim loại A bằng dung dịch H2SO4 loãng dư. Sau phản ứng thu được 3,36 lít H2 (đktc). Kim loại A là

 A. Fe

 B. Sn

 C. Zn

 D. Al

Câu 9. Cho 100ml dung dịch Ba(OH)2 0,1M vào 100ml dung dịch HCl 0,1M. Dung dịch thu được sau phản ứng:

 A. Làm quỳ tím hoá xanh

 B. Làm quỳ tím hoá đỏ

 C. Phản ứng được với magiê giải phóng khí hiđro

 D. Không làm đổi màu quỳ tím

Câu 10. Có thể dùng dung dịch HCl để nhận biết các dung dịch không màu nào sau đây?

 A. NaOH, Na2CO3, AgNO3

 B. Na2CO3, Na2SO4, KNO3

 C. KOH, AgNO3, NaCl

 D. NaOH, Na2CO3, NaCl

Câu 11. Nhúng thanh kim loại M vào 100ml dung dịch FeCl2 0,5M. Sau khi phản ứng hoàn toàn khối lượng thanh kim loại giảm 0,45g. Kim loại M là:

 A. Al

 B. Mg

 C. Zn

 D. Cu

Câu 12. Để phân biệt các dung dịch đựng các lọ riêng biệt, không dán nhãn: MgCl2, AlCl3, FeCl2, KCl bằng phương pháp hóa học, có thể dùng:

 A. dd NaOH

 B. dd NH3

 C. dd NaCl

 D. Quì tím

Câu 13. Dãy các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tính phi kim tăng dần là:

 A. Cl, Si, S, P.

 B. Cl, Si, P, S.

 C. Si, S, P, Cl.

 D. Si, P, S, Cl.

Câu 14. Hiđrocacbon nào sau đây phản ứng cộng với brom?

 A. CH3CH2CH3.

 B. CH3CH3.

 C. C2H4

 D. CH4.

Câu 15. Axit axetic không thể tác dụng được với chất nào?

 A. Mg

 B. Cu(OH)2.

 C. Na2CO3

 D. Ag.

Câu 16. Số ml rượu etylic có trong 250ml rượu 45 độ là

 A. 250ml

 B. 215ml

 C. 112,5ml

 D. 275ml

Câu 17. Cho 7,8 gam benzen phản ứng với brom dư (có bột sắt xúc tác) hiệu suất phản ứng là 80%. Khối lượng brombenzen thu được là

 A. 19,625 gam

 B. 15,7 gam

 C. 12,56 gam

 D. 23,8 gam

Câu 18. Tính chất vật lý của axit axetic là

 A. Chất lỏng, không màu, vị chua, không tan trong nước.

 B. Chất lỏng, màu trắng, vị chua, tan vô hạn trong nước.

 C. Chất lỏng, không màu, vị đắng, tan vô hạn trong nước.

 D. Chất lỏng, không màu, vị chua, tan vô hạn trong nước.

B. Phần tự luận

Câu 1. Hoàn thành các phương trình hóa học sau (ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có):

a. C6H6 + Br2 → ... + ...

b. C2H2 + Br2 → ...

c. CH3COOH + CaCO3 → ... + ... +...

d. CH3COONa + ... → CH3COOH + ...

e. CH3COOC2H5 + ...→ CH3COONa + ...

g. C6H12O6 + Ag2O → ... + ...

Câu 2. Cho 15,2 gam hỗn hợp gồm rượu etylic và axit axetic tác dụng vừa đủ với 400 ml dung dịch NaOH 0,5M. Tính phần trăm khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu.

Câu 3. Biết 2,24 lít khí cacbonic (đktc) tác dụng hết với 200 ml dung dịch Ba(OH)2, sản phẩm thu được là muối trung hòa và nước.

a. Viết phương trình xảy ra.

b. Tính nồng độ mol của dung dịch Ba(OH)2 cần dùng.

c. Tính khối lượng kết tủa thu được.

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

A. Phần trắc nghiệm

1D

2C

3A

4C

5C

6C

7A

8D

9A

10A

11C

12A

13D

14C

15D

16C

17C

18D

B. Phần tự luận

Câu 1. 

a. C6H6 + Br2 → C6H5Br  + HBr

b. C2H2 + 2Br2 →  C2H2Br4

c. 2CH3COOH + CaCO3 → (CH3COO)2Ca + CO2 + H2O

d. CH3COONa + HCl  → CH3COOH + NaCl

e. CH3COOC2H5 + NaOH → CH3COONa + C2H5OH

g. C6H12O6 + Ag2O → C6H12O7 + 2Ag

Câu 2.

Số mol NaOH = 0,4.0,5 = 0,2 mol

PTHH:

CH3COOH + NaOH → CH3COONa + H2O

Theo PTHH có: nCH3COOH = nNaOH = 0,2 mol

Khối lượng CH3COOH: mCH3COOH = 0,2.60 = 12 gam

\(\% mC{H_3}COOH = \frac{{12}}{{15,2}}.100\%  = 78,95\% \)

\(\% m{C_2}{H_5}OH = 100\%  - 78,95\%  = 21,05\% \)

Câu 3.

a. PTHH:

CO2 + Ba(OH)2 → BaCO3 + H2O

b. Số mol CO2 là 2,24 : 22,4 = 0,1 mol

Theo PTHH ta có:

nBa(OH)2 = nCO2 = 0,1 mol

CM = 0,1 : 0,2 = 0,5M

c. Theo PTHH có:

n kết tủa = nCO2 = 0,1 mol

m kết tủa = 0,1.197 = 19,7 gam

ĐỀ SỐ 2

A. Phần trắc nghiệm

Hãy khoanh tròn vào 1 trong các chữ A, B, C, D phương án chọn đúng.

Câu 1. Oxit là

 A. Hợp chất của oxi với một nguyên tố hoá học khác.

 B. Đơn chất của oxi với một nguyên tố hoá học khác.

 C. Hợp chất của oxi với một kim loại.

 D. Đơn chất của oxi với một phi kim.

Câu 2. Thành phần chính của vôi sống có công thức hoá học là

 A. CaO

 B. Ca(OH)2

 C. CaSO4

 D. CaCO3

Câu 3. Cho phương trình hóa học sau: aNa2CO3 + bCa(OH)2 → cCaCO3 + dNaOH

Tỉ lệ (a + b) : (c + d) là (biết a, b, c, d là hệ số cân bằng của phương trình hóa học)

 A. 2 : 2

 B. 3 : 2

 C. 2 : 3

 D. Đáp án khác

Câu 4. Khi phân hủy hoàn toàn muối kaliclorat thu được khí oxi và muối kali clorua. Hỏi PTHH nào dưới đây là đúng?

Câu 5. Tiến hành các thí nghiệm sau:

1) Hòa tan Fe2O3 bằng lượng dư HCl;

2) Cho C tác dụng với khí O2 ở điều kiện nhiệt độ cao;

3) Cho HCl tác dụng với dung dịch muối Na2CO3;

4) Hòa tan kim loại Mg trong dung dịch H2SO4 loãng;

5) Cho khí CO qua bột CuO, nung nóng;

6) Đốt cháy S trong không khí;

Số trường hợp phản ứng tạo chất khí là:

 A. 3

 B. 4

 C. 5

 D. 6

Câu 6. Hòa tan hoàn toàn 2,8 gam hỗn hợp gồm Fe2O3, MgO, CuO cần dùng 200 ml HCl 0,5M. Hỗn hợp muối clorua khan thu được khi cô cạn dung dịch có khối lượng là

 A. 5,55 gam.

 B. 6,35 gam.

 C. 5,35 gam.

 D. 6,55 gam.

Câu 7. Cho V lít CO2 (đktc) hấp thụ hoàn toàn bởi 2 lít dung dịch Ba(OH)2 0,015 M thu được 1,97 g kết tủa. Giá trị lớn nhất của V là

 A. 1,12 lít

 B. 6,72 lít

 C. 2,24 lít

 D. 0,672 lít

Câu 8. Hòa tan hoàn toàn 1,8 gam một kim loại M cần dùng 80 ml dung dịch HCl 2,5M. Kim loại M là kim loại nào sau đây? (biết hóa trị của kim loại trong khoảng từ I đến III).

 A. Ca

 B. Mg

 C. Al

 D. Fe

Câu 9. Cần bao nhiêu ml dung dịch KOH 1,5M để trung hoà 300ml dung dịch H2SO4 0,75M.

 A. 150ml.

 B. 200ml.

 C. 300ml.

 D. 30ml.

Câu 10. Các cặp chất cùng tồn tại trong 1 dung dịch (không phản ứng với nhau) là

1. CuSO4 và HCl

2. H2SO4 và Na2SO3

3. KOH và NaCl

4. MgSO4 và BaCl2

 A. (1; 2)

 B. (3; 4)

 C. (2; 4)

 D. (1; 3)

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 21 của đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

A. Phần trắc nghiệm

1A

2A

3C

4D

5C

6A

7A

8C

9C

10D

11A

12A

13B

14A

15B

16B

17C

18B

 

ĐỀ SỐ 3

A. Phần trắc nghiệm

Hãy khoanh tròn vào 1 trong các chữ A, B, C, D phương án chọn đúng.

Câu 1. Bazơ nào sau đây không tan trong nước?

 A. NaOH

 B. KOH

 C. Ca(OH)2

 D. Cu(OH)2

Câu 2. Phương trình hóa học nào sau đây không đúng?

 A. 2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3

 B. 2CO2 (dư) + Ca(OH)2 → Ca(HCO3)2

 C. Cu + H2SO4 → CuSO4 + H2

 D. Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

Câu 3. Có các chất sau đây: Al, Fe, CuO, CO2, FeSO4, H2SO4. Dung dịch NaOH phản ứng với:

 A. Al, CO2, FeSO4, H2SO4

 B. Fe, CO2, FeSO4, H2SO4

 C. Al, Fe, CuO, FeSO4

 D. Al, Fe, CO2, H2SO4

Câu 4. Kim loại X có những tính chất hóa học sau:

- Phản ứng với oxi khi nung nóng.

- Phản ứng với dung dịch AgNO3.

- Phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng giải phóng khí H2 và muối của kim loại hóa trị II. Kim loại X là:

 A. Cu.

 B. Fe.

 C. Al.

 D. Na.

Câu 5. Dãy chất gồm các oxit bazơ là

 A. CuO, NO, MgO, CaO.

 B. CuO, CaO, MgO, Na2O.

 C. CaO, CO2, K2O, Na2O.

 D. K2O, FeO, P2O5, Mn2O7.

Câu 6. Cho 0,1 mol kim loại kẽm vào dung dịch HCl dư. Khối lượng muối thu được là

 A. 20,4 g.

 B. 1,36 g.

 C. 13,6 g.

 D. 27,2 g.

Câu 7. Phản ứng nào dưới đây là phản ứng trao đổi ?

 A. 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2

 B. BaO + H2O → Ba(OH)2

 C. Zn + H2SO4 → ZnSO4 +H2

 D. BaCl2+H2SO4 → BaSO4 + 2HCl

Câu 8. Khi thả một cây đinh sắt sạch vào dung dịch CuSO4 loãng, có hiện tượng sau:

 A. Sủi bọt khí, màu xanh của dung dịch nhạt dần.

 B. Có một lớp đồng màu đỏ phủ lên đinh sắt, màu xanh của dung dịch đậm dần.

 C. Có một lớp đồng màu đỏ phủ lên đinh sắt, dung dịch không đổi màu.

 D. Có một lớp đồng màu đỏ phủ lên đinh sắt, màu xanh của dung dịch nhạt dần.

Câu 9. Có một mẫu bột sắt bị lẫn tạp chất là bột nhôm, để làm sạch mẫu sắt này bằng cách ngâm nó với:

 A. Dung dịch NaOH dư

 B. Dung dịch H2SO4 loãng

 C. Dung dịch HCl dư

 D. Dung dịch HNO3 loãng

Câu 10. X là nguyên tố phi kim có hoá trị III trong hợp chất với khí hiđro. Biết thành phần phần trăm khối lượng của hiđro trong hợp chất là 17,65 %. X là nguyên tố:

 A. C.

 B. S.

 C. N.

 D. P.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 19 của đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

A. Phần trắc nghiệm

1D

2C

3A

4B

5B

6C

7D

8D

9A

10C

11D

12B

13B

14C

15D

16D

 

 

ĐỀ SỐ 4

Câu 1.

1. Một hỗn hợp X gồm các chất: K2O, KHCO3, NH4Cl, BaCl2 có số mol mỗi chất bằng nhau. Hoà tan hỗn hợp X vào nước, rồi đun nhẹ thu được khí Y, dung dịch Z và kết tủa M. Xác định các chất trong Y, Z, M và viết phương trình phản ứng minh họa.

2. Cho sơ đồ biến hóa :

Biết rằng  A + HCl → D + G + H2O . Tìm các chất ứng với các chữ cái A, B…và viết các phương trình hóa học.

Câu 2. 

1. Hòa tan 3,38 gam oleum X vào lượng nước dư ta được  dung dịch A. Để trung hòa 1/20 lượng dung dịch A cần dùng 40 ml dung dịch NaOH 0,1 M . Tìm công thức của oleum.

2. Chỉ được dùng thêm 1 thuốc thử và các ống nghiệm, hãy trình bày phương pháp hóa học nhận ra các dung dịch bị mất nhãn NaHSO4, Na2CO3, NaCl, BaCl2, Na2S.

Câu 3. 

1. Polime X chứa 38,4% cacbon; 56,8% clo và còn lại là hydro về khối lượng. Xác định công thức phân tử, viết công thức cấu tạo của X và gọi tên, cho biết trong thực tế X dùng để làm gì? 

2. Từ metan và các chất vô cơ cần thiết khác. Hãy viết các phương trình phản ứng hoá học (ghi rõ điều kiện) để điều chế  X nói trên.

Câu 4. Cho 6,72 lít hỗn hợp khí gồm một ankan và một olefin đi qua dung dịch Brom thấy khối lượng bình Brom tăng 4,2 gam và thoát ra 4,48 lít khí. Đốt cháy khí thoát ra thu được 8,96 lít khí CO2. Xác định công thức phân tử của các hiđrocacbon, biết thể tích các khí đo ở đktc.

Câu 5. Hòa tan hoàn toàn 9,18 gam Al nguyên chất cần V lít dung dịch axit HNO3, nồng độ 0,25M, thu được một khí X và một dung dịch muối Y. Biết trong X số nguyên tử của nguyên tố có sự thay đổi số oxihóa là 0,3612.1023 (số Avogadro là 6,02.1023). Để phản ứng hoàn toàn với dung dịch Y tạo ra một dung dịch trong suốt cần 290 gam dung dịch NaOH 20%.

1. Xác định khí X và viết các phương trình phản ứng xảy ra?

2. Tính V?

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ của đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 5

Câu 1.  

1. Chỉ dùng một hoá chất, trình bày cách phân biệt: Kaliclorua, amoninitrat và supephotphat kép.

2. Cho hỗn hợp A gồm Mg, Fe vào dung dịch B gồm Cu(NO3)2, AgNO3. Lắc đều cho phản ứng xong thu được hỗn hợp rắn C gồm 3 kim loại và dung dịch D gồm 2 muối. Trình bày phương pháp tách từng kim loại ra khỏi hỗn hợp C và tách riêng từng muối ra khỏi dung dịch D.

3. a. Từ nguyên liệu là quặng apatit, quặng pirit, các chất vô cơ và điều kiện cần thiết, hãy viết các phương trình hoá học biểu diễn các phản ứng điều chế supephotphat đơn và supephotphat kép.

b. Trong phòng thí nghiệm có hỗn hợp Na2CO3.10H2O và K2CO3 (các phương tiện, hóa chất cần thiết có đủ).Bằng cách nào xác định được % khối lượng các chất trong hỗn hợp trên.

Câu 2. 

1. Xác định các chất trong dãy biến hoá sau, biết rằng Y là  chất vô cơ, các chất còn lại là chất hữu cơ:                           

Biết rằng: R-CH=CH-OH (không bền) → R-CH2- CHO

R-CH2-CH(OH)2 (không bền) → R-CH2-CHO.    R là gốc hiđrocacbon hoặc nguyên tử H.

2. Có 3 chất lỏng là rượu etylic, benzen và nước. Trình bày phương pháp đơn giản để phân biệt chúng.

3. Hợp chất hữu cơ A mạch hở chứa C,H,O có khối lượng mol bằng 60 gam. Tìm công thức phân tử , viết các công thức cấu tạo ứng với công thức phân tử của A. Xác định công thức cấu tạo đúng của A, biết rằng A tác dụng được với NaOH và với Na kim loại.

Câu 3.  

1. A là axit hữu cơ mạch thẳng, B là rượu đơn chức bậc một, có nhánh. Khi trung hoà hoàn toàn A thì số mol NaOH cần dùng gấp đôi số mol A. Khi đốt B tạo ra CO2 và nước có tỷ lệ số mol tương ứng là 4:5. Khi cho 0,1 mol A tác dụng với B, hiệu suất 73,5% thu được 14,847 gam chất hữu cơ E. Xác định công thức cấu tạo của A, B, E.

2. Một hỗn hợp X gồm hai chất hữu cơ C,D mạch hở không tác dụng với dung dịch Br2 và đều tác dụng với dung dịch NaOH. Tỷ khối hơi của X đối với H2 bằng 35,6.

Cho X tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH thì thấy phải dùng 4 gam NaOH, phản ứng cho ta một rượu đơn chức và hai muối của axit hữu cơ đơn chức. Nếu cho toàn thể lượng rượu thu được tác dụng với Na dư có 672ml khí (đktc) thoát ra.

Xác định CTPT và CTCT của C,D.

Câu 4. Chất A là một loại phân đạm chứa 46,67% nitơ. Để đốt cháy hoàn toàn 1,8 gam A cần 1,008 lít O2

(ở đktc). Sản phẩm cháy gồm N2, CO2,  hơi  H2O, trong đó tỷ lệ thể tích VCO2 : VH2O = 1 : 2

1. Xác định công thức phân tử, viết công thức cấu tạo của A. Biết rằng công thức đơn giản nhất của A cũng là công thức phân tử.

2. Trong một bình kín dung tích không đổi 11,2 lít chứa O2 (đktc) và 0,9 gam A. Sau khi đốt cháy hết chất A, đưa bình về nhiệt độ ban đầu.

a. Tính thể tích các chất thu được sau phản ứng (ở đktc).

b. Cho tất cả khí trong bình đi từ từ qua 500ml dung dịch NaOH 20% (d=1,2g/ml). Tính nồng độ % của các chất trong dung dịch thu được, biết rằng khi cho khí qua dung dịch NaOH thì nước bay hơi không đáng kể.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ của đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

Trên đây là phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi thử vào lớp 10 môn Hóa học năm 2021 có đáp án Trường THPT Phan Đình Phùng, để xem nội dung đềy đủ, chi tiết vuii lòng truy cập vào hệ thống hoc247.net!

Ngoài ra các em học sinh có thể tham khảo thêm một số tài liệu cùng chuyên mục khác tại đây:

Chúc các em học tập tốt!

 

ZUNIA9
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF