HOC247 xin giới thiệu đến quý thầy cô giáo và các em học sinh Bộ 5 đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Hóa học lần 3 Trường THPT Đa Kia, đề thi gồm có các câu trắc nghiệm với đáp án đi kèm sẽ giúp các em luyện tập, làm quen các dạng đề đồng thời đối chiếu kết quả, đánh giá năng lực bản thân từ đó có kế hoạch học tập phù hợp. Mời các em cùng tham khảo!
TRƯỜNG THPT ĐA KIA |
ĐỀ THI THỬ THPT NĂM 2021 MÔN HÓA HỌC LẦN 3 Thời gian 50 phút |
ĐỀ SỐ 1
Câu 1: Kim loại có khối lượng riêng nhỏ nhất là
A. Hg. B. Cs. C. Al. D. Li.
Câu 2: Trong các ion sau: Ag+, Cu2+ Fe2+ Au3+ Ion có tính oxi hóa mạnh nhất là
A. Ag+. B. Cu2+. C. Fe2+. D. Au3+.
Câu 3: Cho 0,78 gam kim loại kiềm M tác dụng hết với H2O, thu được 0,01 mol khí H2. Kim loại M là
A. Li. B. Na. C. K. D. Rb.
Câu 4: Cho mẫu nước cứng chứa các ion: Ca2+, Mg2+ và HCO3–. Hoá chất được dùng để làm mềm mẫu nước cứng trên là
A. HCl. B. Na2CO3. C. H2SO4. D. NaCl.
Câu 5: Oxit nhôm không có tính chất hoặc ứng dụng nào sau đây?
A. Dễ tan trong nước. B. Có nhiệt độ nóng chảy cao.
C. Là oxit lưỡng tính. D. Dùng để điều chế nhôm.
Câu 6: Thí nghiệm nào sau đây không có sự hòa tan chất rắn?
A. Cho Cr(OH)3 vào dung dịch HCl. B. Cho Cr vào dung dịch H2SO4 loãng, nóng.
C. Cho Cr vào dung dịch H2SO4 đặc, nguội. D. Cho CrO3 vào H2O.
Câu 7: Kim loại Fe phản ứng với dung dịch X (loãng, dư), tạo muối Fe(III). Chất X là
A. HNO3. B. H2SO4. C. HCl. D. CuSO4.
Câu 8: Phát biểu nào sau đây sai?
A. Hàm lượng cacbon trong thép cao hơn trong gang.
B. Sắt là kim loại màu trắng hơi xám, dẫn nhiệt tốt.
C. Quặng pirit sắt có thành phần chính là FeS2.
D. Sắt(III) hiđroxit là chất rắn, màu nâu đỏ, không tan trong nước.
Câu 9: Kim loại nào sau đây phản ứng được với dung dịch FeSO4 và dung dịch HNO3 đặc, nguội?
A. Mg. B. Al. C. Cr. D. Cu.
Câu 10: Cho dãy các chất: Ag, Fe3O4, Na2CO3 và Fe(OH)3. Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 11: Phương trình hoá học nào sau đây sai?
A. Mg + 2HCl → MgCl2 + H2 B. Al(OH)3 + 3HCl → AlCl3 + 3H2O
C. Fe2O3 + 6HNO3 → 2Fe(NO3)3 + 3H2O D. 2Cr + 6HCl → 2CrCl3 + 3H2
Câu 12: Hòa tan hoàn toàn 5,85 gam bột kim loại M vào dung dịch HCl, thu được 7,28 lít khí H2 (đktc). Kim loại M là
A. Mg. B. Al. C. Zn. D. Fe.
Câu 13: Khử hoàn toàn một lượng Fe3O4 bằng H2 dư, thu được chất rắn X và m gam H2O. Hòa tan hết X trong dung dịch HCl dư, thu được 1,008 lít khí H2 (đktc). Giá trị của m là
A. 0,72. B. 1,35. C. 0,81. D. 1,08.
Câu 14: ‘‘Hiệu ứng nhà kính” là hiện tượng Trái Đất ấm dần lên do các bức xạ có bước sóng dài trong vùng hồng ngoại bị khí quyển giữ lại mà không bức xạ ra ngoài vũ trụ. Khí nào dưới đây là nguyên nhân chính gây ra hiệu ứng nhà kính?
A. O2. B. SO2. C. CO2. D. N2.
Câu 15: Etyl axetat có công thức hóa học là
A. CH3COOCH3. B. CH3COOC2H5. C. HCOOCH3. D. HCOOC2H5.
Câu 16: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Dung dịch saccarozơ phản ứng với Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam.
B. Xenlulozơ bị thuỷ phân trong dung dịch kiềm đun nóng.
C. Glucozơ bị thủy phân trong môi trường axit.
D. Tinh bột có phản ứng tráng bạc.
Câu 17: Thủy phân este X (C4H6O2) trong môi trường axit, thu được anđehit. Công thức của X là
A. CH3COOCH3. B. CH3COOCH=CH2.
C. CH2=CHCOOCH3. D. HCOOCH2CH=CH2.
Câu 18: Số amin có công thức phân tử C3H9N là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 19: Amino axit có phân tử khối nhỏ nhất là
A. Glyxin. B. Alanin. C. Valin. D. Lysin.
Câu 20: Cho 0,15 mol axit glutamic vào 175 ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch X. Cho dung dịch NaOH dư vào X. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số mol NaOH tham gia phản ứng là
A. 0,50 mol. B. 0,65 mol. C. 0,35 mol. D. 0,55 mol.
Câu 21: Tơ nào sau đây là tơ nhân tạo?
A. Tơ nilon–6,6. B. Tơ tằm. C. Tơ nitron. D. Tơ visco.
Câu 22: Hình vẽ sau đây mô tả thí nghiệm điều chế chất hữu cơ Y:
Phản ứng nào sau đây xảy ra trong thí nghiệm trên?
A. 2C6H12O6 + Cu(OH)2 → (C6H11O6)2Cu + H2O
B. CH3COOH + C2H5OH CH3COOC2H5 + H2O
C. H2NCH2COOH + NaOH → H2NCH2COONa + H2O
D. CH3COOH + NaOH → CH3COONa + H2O
Câu 23: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp glucozơ và saccarozơ, thu được 6,72 lít khí CO2 (đktc) và 5,04 gam H2O. Giá trị của m là
A. 8,36. B. 13,76. C. 9,28. D. 8,64.
Câu 24: Phát biểu nào sau đây sai ?
A. Glyxin, alanin là các α–amino axit. B. Geranyl axetat có mùi hoa hồng.
C. Glucozơ là hợp chất tạp chức. D. Tơ nilon – 6,6 và tơ nitron đều là protein.
Câu 25: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm CuSO4 và KCl vào H2O, thu được dung dịch Y. Điện phân Y (có màng ngăn, điện cực trơ) đến khi H2O bắt đầu điện phân ở cả hai điện cực thì dừng điện phân. Số mol khí thoát ra ở anot bằng 4 lần số mol khí thoát ra từ catot. Phần trăm khối lượng của CuSO4 trong X là:
A. 61,70%. B. 44,61%. C. 34,93%. D. 50,63%.
Câu 26: Nhỏ từ từ 62,5 ml dung dịch hỗn hợp Na2CO3 0,08M và KHCO3 0,12M vào 125 ml dung dịch HCl 0,1M và khuấy đều. Sau các phản ứng, thu được V ml khí CO2 (đktc). Giá trị của V là
A. 224. B. 168. C. 280. D. 200.
Câu 27: Nung 7,84 gam Fe trong không khí, sau một thời gian, thu được 10,24 gam hỗn hợp rắn X. Cho X phản ứng hết với dung dịch HNO3 (loãng, dư), thu được V ml khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5, ở đktc). Giá trị của V là
A. 2240. B. 3136. C. 2688. D. 896.
Câu 28: Hòa tan Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 (loãng, dư), thu được dung dịch X. Cho dãy các chất: KMnO4, Cl2, NaOH, Na2CO3, CuSO4, Cu và KNO3. Số chất trong dãy tác dụng được với X là:
A. 4. B. 5. C. 6. D. 7.
Câu 29: Cho các phát biểu sau:
(a) Các oxit của kim loại kiềm thổ phản ứng với CO tạo thành kim loại.
(b) Các kim loại Ca, Fe, Al và Na chỉ điều chế được bằng phương pháp điện phân nóng chảy.
(c) Các kim loại Mg, K và Fe đều khử được ion Ag+ trong dung dịch thành Ag.
(d) Cho Mg vào dung dịch FeCl3 dư, không thu được Fe.
Số phát biểu đúng là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 30: Cho sơ đồ chuyển hóa sau:
Biết X, Y và Z là các hợp chất của crom. Hai chất Y và Z lần lượt là
A. Cr(OH)3 và Na2CrO4. B. Cr(OH)3 và NaCrO2.
C. NaCrO2 và Na2CrO4. D. Cr2(SO4)3 và NaCrO2.
Câu 31: Chất hữu cơ X mạch hở, có công thức phân tử C4H6O4, không tham gia phản ứng tráng bạc. Cho a mol X phản ứng với dung dịch KOH dư, thu được ancol Y và m gam một muối. Đốt cháy hoàn toàn Y, thu được 0,2 mol CO2 và 0,3 mol H2O. Giá trị của a và m lần lượt là:
A. 0,1 và 16,8. B. 0,1 và 13,4. C. 0,2 và 12,8. D. 0,1 và 16,6.
Câu 32: Cho sơ đồ chuyển hóa sau:
Biết X là axit glutamic, Y, Z, T là các chất hữu cơ chứa nitơ. Công thức phân tử của Y và T lần lượt là
A. C6H12O4NCl và C5H7O4Na2N. B. C6H12O4N và C5H7O4Na2N.
C. C7H14O4NCl và C5H7O4Na2N. D. C7H15O4NCl và C5H8O4Na2NCl.
Câu 33: Tiến hành thí nghiệm với các chất X, Y, Z, T. Kết quả được ghi ở bảng sau:
Mẫu thử |
Thí nghiệm |
Hiện tượng |
X |
Tác dụng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm |
Có màu tím |
Y |
Ðun nóng với dung dịch NaOH (loãng, dư), để nguội. Thêm tiếp vài giọt dung dịch CuSO4 |
Tạo dung dịch màu xanh lam |
Z |
Ðun nóng với dung dịch NaOH loãng (vừa đủ). Thêm tiếp dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng |
Tạo kết tủa Ag |
T |
Tác dụng với dung dịch I2 loãng |
Có màu xanh tím |
Các chất X, Y, Z, T lần lượt là:
A. Lòng trắng trứng, triolein, vinyl axetat, hồ tinh bột.
B. Triolein, vinyl axetat, hồ tinh bột, lòng trắng trứng.
C. Lòng trắng trứng, triolein, hồ tinh bột, vinyl axetat.
D. Vinyl axetat, lòng trắng trứng, triolein, hồ tinh bột.
Câu 34: Cho các phát biểu sau:
(a) Polietilen được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng.
(b) Ở điều kiện thường, anilin là chất rắn.
(c) Tinh bột thuộc loại polisaccarit.
(e) Thủy phân hoàn toàn anbumin của lòng trắng trứng, thu được α–amino axit.
(f) Ở điều kiện thích hợp, triolein tham gia phản ứng cộng H2.
Số phát biểu đúng là
A. 3. B. 5. C. 4. D. 2.
Câu 35: Ba chất hữu cơ X, Y và Z có cùng công thức phân tử C4H8O2, có đặc điểm sau:
+ X có mạch cacbon phân nhánh, tác dụng được với Na và NaOH.
+ Y được điều chế trực tiếp từ axit và ancol có cùng số nguyên tử cacbon.
+ Z tác dụng được với NaOH và tham gia phản ứng tráng bạc.
Các chất X, Y, Z lần lượt là:
A. CH3CH2CH2COOH, CH3COOCH2CH3, HCOOCH2CH2CH3.
B. CH3CH(CH3)COOH, CH3CH2COOCH3, HCOOCH2CH2CH3.
C. CH3CH(CH3)COOH, CH3COOCH2CH3, HCOOCH2CH2CH3.
D. CH3CH2CH2COOH, CH3COOCH2CH3, CH3COOCH2CH3.
Câu 36: Hỗn hợp M gồm một este no, đơn chức, mạch hở và hai amin no, đơn chức, mạch hở X và Y là đồng đẳng kế tiếp (MX < MY). Đốt cháy hoàn toàn một lượng M thu được N2; 5,04 gam H2O và 3,584 lít CO2 (đktc). Khối lượng phân tử của chất X là
A. 59. B. 31. C. 45. D. 73.
Câu 37: Nung m gam hỗn hợp X gồm FeCO3 và Fe(NO3)2 trong bình chân không, thu được chất rắn duy nhất là Fe2O3 và 0,45 mol hỗn hợp gồm NO2 và CO2. Mặt khác, cho m gam X phản ứng với dung dịch H2SO4 (loãng, dư), thu được V lít (đktc) hỗn hợp khí gồm CO2 và NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của V là
A. 6,72. B. 4,48. C. 3,36. D. 5,60.
Câu 38: Hỗn hợp E gồm hai este đơn chức, là đồng phân cấu tạo của nhau và đều chứa vòng benzen. Đốt cháy hoàn toàn m gam E cần vừa đủ 8,064 lít khí O2 (đktc), thu được 14,08 gam CO2 và 2,88 gam H2O. Mặt khác, cho m gam E phản ứng tối đa với dung dịch chứa 2,4 gam NaOH, thu được dung dịch T chứa hai muối. Khối lượng muối của axit cacboxylic trong T là
A. 1,64 gam. B. 2,72 gam. C. 3,28 gam. D. 2,46 gam.
Câu 39: Nung hỗn hợp X gồm a mol Mg và 0,25 mol Cu(NO3)2, sau một thời gian, thu được chất rắn Y và 0,45 mol hỗn hợp khí Z gồm NO2 và O2. Cho Y phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa 1,3 mol HCl, thu được dung dịch chỉ chứa m gam hỗn hợp muối clorua và 0,05 mol hỗn hợp khí T (gồm N2 và H2 có tỉ khối so với H2 là 11,4). Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 82. B. 74. C. 72. D. 80.
Câu 40: X là amino axit có công thức H2NCnH2nCOOH, Y là axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở. Cho hỗn hợp E gồm peptit Ala-X-X và Y tác dụng vừa đủ với 450 ml dung dịch NaOH 1M, thu được m gam muối Z. Đốt cháy hoàn toàn Z cần 25,2 lít khí O2 (đktc), thu được N2, Na2CO3 và 50,75 gam hỗn hợp gồm CO2 và H2O. Khối lượng của muối có phân tử khối nhỏ nhất trong Z là
A. 14,55 gam. B. 12,30 gam. C. 26,10 gam. D. 29,10 gam.
ĐỀ SỐ 2
Câu 1: Cho a gam Na vào 160 ml dung dịch gồm Fe2(SO4)3 0,125M và Al2(SO4)3 0,25M. Tách kết tủa rồi nung đến khối lượng không đổi thu được 5,24 gam chất rắn. Giá trị a nào sau đây là phù hợp?
A. 9,43 B. 10,35 C. 11,5 D. 9,2
Câu 2: Hai chất hữu cơ X và Y là đồng phân của nhau có công thức phân tử là C3H7O2N. X tác dụng với NaOH thu được muối X1 có công thức phân tử là C2H4O2NNa; y tác dụng với NaOH thu được muối Y1 có công thức phân tử là C3H3O2Na. Tìm công thức cấu tạo của X, Y?
A. X là CH3-COOH3N-CH3 và Y là CH2=CH-COONH4
B. X là H2N-CH2-COOCH3 và Y là CH2=CH-COONH4
C. X là H2N-CH2-COOCH3 và Y là CH3-CH2-COONH4
D. X là CH3-CH(NH2)-COOH và Y là CH2=CH-COONH4
Câu 3: Thực hiện phản ứng este hóa giữa m gam etanol với m gam axit acrylic (xt H2SO4 đặc), người ta thu được m gam este hóa là:
A. 46% B. 66,7% C. 72% D. 81,3%
Câu 4: Từ 2 tấn xenlulozo với lượng HNO3 đặc lấy dư (xt H2SO4 đặc ), người ta sản xuất được 2,97 tấn xenlulozo trinitrat. Vậy hiệu suất phản ứng là:
A. 90% B. 75% C. 84% D. 81%
Câu 5: Hỗn hợp X gồm Fe(NO3)2, Cu(NO3)2 và AgNO3. Thành phần % khối lượng của nitơ trong X là 11,864%. Có thể điều chế được tối đa bao nhiêu gam hỗn hợp ba kim loại từ 14,16 gam X?
A. 3,36 gam B. 10,56 gam C. 6,72 gam D. 7,68 gam
Câu 6: Amino axit X trong phân tử có một nhóm -NH2 và một nhóm -COOH. Cho 26,7 gam X phản ứng với lượng dư dung dịch HCl, thu được dung dịch chứa 37,65 gam muối. Công thức của X là
A. H2N-[CH2]2-COOH B. H2N-[CH2]4-COOH C. H2N-[CH2]3-COOH D. H2N-CH2-COOH
Câu 7: Cho hỗn hợp gồm 8 gam Cu và 8 gam Fe2O3 vào 400 ml dung dịch H2SO4 0,5M. Tính khối lượng chất rắn chưa tan?
A. 3,2 gam B. 8,0 gam C. 4,8 gam D. 6,4 gam
Câu 8: Hãy cho biết có bao nhiêu amin bậc 1 có chứa vòng benzen và có công thức phân tử là C7H9N?
A. 5 B. 4 C. 3 D. 6
Câu 9: Trong các hợp chất sau, hợp chất nào là chất béo?
A. (C2H3COO)3C3H5 B. (C17H31COO)3C3H5 C. (C2H5COO)3C3H5 D. (C6H5COO)3C3H5
Câu 10: Khi cho Na vào dung dịch Ba(HCO3)2. Hãy cho biết hiện tượng nào sau đây xảy ra?
A. Có kết tủa và hỗn hợp khí H2 và CO2 bay lên
B. có kết tủa và khí CO2 bay lên
C. chỉ có khí H2 bay lên
D. có kết tủa và khí H2 bay lên
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 1 đến câu 40 của đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2
1-D |
2-B |
3-C |
4-D |
5-C |
6-A |
7-C |
8-B |
9-B |
10-D |
11-D |
12-C |
13-B |
14-C |
15-B |
16-A |
17-D |
18-D |
19-A |
20-A |
21-C |
22-D |
23-A |
24-C |
25-B |
26-D |
27-C |
28-A |
29-B |
30-A |
31-B |
32-A |
33-A |
34-D |
35-A |
36-A |
37-A |
38-D |
39-A |
40-A |
ĐỀ SỐ 3
Câu 1: Đun nóng este CH3COOCH3 với một lượng vừa đủ dd NaOH, sản phẩm thu được là:
A. CH3COONa và C2H5OH. B. HCOONa và CH3OH.
C. HCOONa và C2H5OH. D. CH3COONa và CH3OH.
Câu 2: Trong các chất dưới đây, chất nào là glixin?
A. H2N-CH2-COOH B. CH3–CH(NH2)–COOH
C. HOOC-CH2CH(NH2)COOH D. H2N–CH2-CH2–COOH
Câu 3: Cho 7,68 gam Cu tác dụng hết với dd HNO3 loãng thấy có khí NO (là sản phẩm khử duy nhất) thoát ra. Khối lượng muối nitrat sinh ra trong dd là:
A. 21,56 gam B. 21,65 gam C. 22,56 gam D. 22,65 gam
Câu 4: Cặp chất không xảy ra phản ứng là:
A. Fe + Cu(NO3)2. B. Cu + AgNO3. C. Zn + Fe(NO3)2. D. Ag + Cu(NO3)2.
Câu 5: Cho một thanh sắt vào 200 ml dd CuSO4 aM. Sau khi phản ứng hoàn toàn, lấy thanh sắt ra khỏi dd, cân lại thấy thanh sắt tăng 1,6 g. Tính a?
A. 1,5M B. 1M C. 2M D. 1,25M
Câu 6: Để sản xuất nhôm trong công nghiệp, ta dùng cách nào sau đây:
A. Dùng kim loại natri đẩy nhôm ra khỏi oxit nhôm ở nhiệt độ cao, hoặc dùng CO khử Al2O3 ở nhiệt độ cao.
B. Dùng kim loại magie đẩy nhôm ra khỏi muối của nó trong dd.
C. Điện phân Al2O3 nóng chảy.
D. Điện phân AlCl3 nóng chảy.
Câu 7: Cho m gam H2NCH(CH3)COOH phản ứng hết với dd KOH, thu được dd chứa 25,4 gam muối. Giá trị của m là:
A. 8,9 B. 17,8 C. 21,75 D. 37,50
Câu 8: Trong nước cứng tự nhiên thường có lẫn một lượng nhỏ các muối Ca(HCO3)2 . Có thể dùng dd nào sau đây để loại cation trong muối trên ra khỏi nước?
A. dd HCl. B. dd K2SO4. C. dd Na2CO3. D. dd NaNO3.
Câu 9: Cho các kim loại: Na, Mg, Fe, Al; kim loại có tính khử mạnh nhất là:
A. Al B. Na C. Mg D. Fe
Câu 10: Hai dung dịch đều phản ứng được với kim loại Fe là:
A. CuSO4 và ZnCl2. B. CuSO4 và HCl. C. ZnCl2 và FeCl3. D. HCl và AlCl3.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 1 đến câu 40 của đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3
1-D |
2-A |
3-C |
4-D |
5-B |
6-C |
7-B |
8-C |
9-B |
10-B |
11-A |
12-A |
13-C |
14-C |
15-D |
16-C |
17-A |
18-C |
19-A |
20-D |
21-D |
22-B |
23-B |
24-A |
25-A |
26-D |
27-A |
28-D |
29-A |
30-C |
31-A |
32-C |
33-A |
34-C |
35-B |
36-C |
37-D |
38-A |
39-B |
40-D |
ĐỀ SỐ 4
Câu 1: Trong công nghiệp HNO3 được điều chế từ nguồn nguyên liệu nào sau đây?
A. KNO3 B. NH3 C. N2 D. NO2
Câu 2: Cho dãy các chất: etyl axetat, anilin, ancol etylic, axit acrylic, phenol, phenylamoni clorua, ancol benzylic, p-crezol, cumen. Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch NaOH là
A. 3 B. 6 C. 5 D. 4
Câu 3: Cho các phản ứng:
(a) Cl2 + NaOH →
(b) Fe3O4 + HCl →
(c) KMnO4 + HCl →
(d) FeO + HCl →
(e) CuO + HNO3 →
(f) KHS + KOH →
Số phản ứng tạo ra hai muối là
A. 4 B. 5 C. 3 D. 6
Câu 4: Cho dãy các chất ZnO, Cr2O3, SiO2, Ca(HCO3)2, NH4Cl, Na2CO3, ZnSO4 , Zn(OH)2 và Pb(OH)2 . Số chất trong dãy có tính lưỡng tính là:
A. 4 B. 6 C. 7 D. 5
Câu 5: Để khử mùi tanh của cá (gây ra do một số amin) ta có thể rửa cá với:
A. Cồn B. Giấm C. Nước đường D. Nước vôi trong
Câu 6: Cho phản ứng:
C6H5 -CH=CH2 + KMnO4 → C6H5 -COOK + K2CO3 + MnO2 + KOH + H2O.
Khi có 10 phân tử KMnO4 phản ứng thì số nguyên tử cacbon bị oxi hóa là
A. 4 B. 3 C. 6 D. 10
Câu 7: Cho CH3OH tác dụng với CO dư để điều chế axit axetic. Phản ứng xong thu được hỗn hợp chất lỏng gồm axit và ancol dư có M = 53. Hiệu suất phản ứng là:
A. 82 % B. 60% C. 66,67 % D. 75 %
Câu 8: Trong phân tử hợp chất 2,2,3-trimetylpentan, số nguyên tử cacbon bậc I, bậc II, bậc III, bậc IV tương ứng là :
A. 5,1,1 và 1 B. 4,2,1 và 1 C. 1,1,2 và 4 D. 1,1,1 và 5
Câu 9: Cho vào ống nghiệm một vài tinh thể K2Cr2O7 , sau đó thêm tiếp khoảng 1ml nước và lắc đều để K2Cr2O7 tan hết, thu được dung dịch X. Thêm vài giọt dung dịch KOH vào dung dịch X, thu được dung dịch Y. Màu sắc của dung dịch X và Y lần lượt là :
A. màu da cam và màu vàng chanh B. màu vàng chanh và màu da cam
C. màu nâu đỏ và màu vàng chanh D. màu vàng chanh và màu nâu đỏ
Câu 10: Cho hỗn hợp Cu, Fe vào dung dịch HNO3 loãng. Sau phản ứng dung dịch thu được chỉ chứa một chất tan duy nhất. Chất tan đó là:
A. HNO3 B. Fe(NO3)3 C. Fe(NO3)2 D. Cu(NO3)2
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 1 đến câu 40 của đề thi số 44 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 5
Câu 1: Kim loại Cu không tan trong dung dịch nào sau đây:
A. HNO3 loãng nguội. B. HCl loãng nóng. C. HNO3 loãng nóng. D. H2SO4 đặc nóng.
Câu 2: Cho 3,36 gam sắt tác dụng hoàn toàn với lượng dư khí clo. Khối lượng muối sinh ra là:
A. 6,50 gam B. 9,75 gam C. 7,62 gam D. 5,08 gam
Câu 3: Sau bài thực hành hóa học, trong một số chất thải ở dạng dung dịch, có chứa các ion: Cu2+, Zn2+, Fe3+, Pb2+, Hg2+...Dùng chất nào sau đây để xử lí sơ bộ các chất thải trên?
A. Muối ăn. B. Nước vôi dư. C. Giấm ăn. D. Etanol.
Câu 4: Cho các nhận định sau:
(1) Ở điều kiện thường, metylamin và đimetylamin là những chất khí có mùi khai.
(2) Khi cho dung dịch lòng trắng trứng vào Cu(OH)2 thấy xuất hiện phức màu xanh đậm.
(3) Metylamin tan trong nước cho dung dịch có môi trường axit.
(4) H2N-CH2-CONH-CH(CH3)-COOH là một tripeptit.
(5) Tất cả các protein đều tan trong nước tạo thành dung dịch keo.
số nhận định đúng là:
A. 4 B. 3 C. 1 D. 2
Câu 5: Chất nào sau đây thuộc polime thiên nhiên?
A. Poli(vinyl clorua). B. Tơ nitron. C. Xenlulozơ D. Tơ nilon-6,6.
Câu 6: Dung dịch chất nào sau đây không tạo kết tủa với dung dịch NaOH?
A. CuSO4 B. BaCl2 C. FeCl2. D. FeCl3
Câu 7: Phương pháp nào sau được dùng để điều chế Ca từ CaCl2?
A. Điện phân dung dịch CaCl2 có màng ngăn.
B. Dùng nhiệt phân hủy CaCl2.
C. Điện phân CaCl2 nóng chảy.
D. Dùng kim loại K tác dụng với dung dịch CaCl2
Câu 8: Dung dịch chất nào dưới đây không tác dụng được với dung dịch NaHCO3?
A. NaOH. B. NaNO3 C. HNO3 D. HCl
Câu 9: Nước tự nhiên có chứa những ion nào dưới đây thì được gọi là nước cứng có tính vĩnh cửu ?
A. Ca2+, Mg2+, HCO3-, Cl- B. Ca2+, Mg2+, Cl-, SO42-
C. Mg2+, Cl-, SO42-, HCO3-. D. Ca2+, Cl-, SO42-, HCO3-
Câu 10: Thủy phân hoàn toàn 3,33 gam CH3COOCH3 cần vừa đủ V ml dung dịch NaOH 0,5M đun nóng. Giá trị của V là:
A. 60 B. 90 C. 120 D. 180
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 1 đến câu 40 của đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5
1-B |
2-B |
3-B |
4-C |
5-C |
6-B |
7-C |
8-B |
9-B |
10-B |
11-B |
12-C |
13-C |
14-B |
15-B |
16-B |
17-C |
18-C |
19-B |
20-B |
21-C |
22-D |
23-D |
24-A |
25-B |
26-C |
27-C |
28-C |
29-D |
30-C |
31-B |
32-C |
33-B |
34-B |
35-D |
36-A |
37-B |
38-C |
39-B |
40-B |
Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi thử THPT QG năm 2021 có đáp án môn Hóa học lần 3 Trường THPT Đa Kia. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:
- Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2021 có đáp án Trường THPT Kim Động
- Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2021 có đáp án Trường THPT Đức Hợp
Chúc các em học tốt!