Mời quý thầy cô cùng các em học sinh tham khảo Tài liệu Bộ 5 đề thi HK2 môn Vật Lý 10 năm 2021 có đáp án Trường THPT Nguyễn Huệ. Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh rèn luyện kỹ năng giải bài tập và ôn luyện hiệu quả để chuẩn bị cho kỳ thi học kỳ 2 sắp tới.
Chúc các em thi tốt, đạt kết quả cao!
TRƯỜNG THPT NGUYỄN HUỆ |
KIỂM TRA HỌC KỲ II MÔN: VẬT LÝ 10 Năm học: 2020-2021 Thời gian: 45p |
1. ĐỀ SỐ 1
Câu 1: ( 3 điểm )
a. Viết biểu thức định luật khúc xạ ánh sáng.
b. Tia sáng được chiếu từ môi trường 1 sang môi trường 3 với góc tới 300 thì góc khúc xạ là r. Nếu chiếu từ môi trường 2 sang môi trường 3 với góc tới 450 thì góc khúc xạ cũng là r. Tính chiết suất tỉ đối của môi trường 1 đối với môi trường 2.
Câu 2: ( 3 điểm )
Một lăng kính có tiết diện thẳng là tam giác đều ABC góc chiết quang là A.
a. Cho chiết suất của lăng kính là n = √3. Trong tiết diện thẳng, chiếu một tia sáng đơn sắc vào mặt bên AB với góc tới 600. Sau 2 lần khúc xạ trên hai mặt bên tia sáng ló ra khỏi mặt bên AC. Tính góc ló và góc lệch của tia sáng qua lăng kính.
b. Xác định góc tới để không có tia ló ra khỏi mặt bên AC
c. Thực tế ta chưa biết chiết suất của lăng kính. Để đo chiết suất người ta chiếu một tia sáng lướt trên mặt bên AB theo hướng từ đáy lên. Khi đó đo được góc ló trên AC bằng 21024’. Tính n.
Câu 3: ( 4 điểm )
1. Phát biểu định luật Lenxơ về chiều của dòng điện cảm ứng.
2. Vòng dây kín có diện tích 100cm2 có điện trở R = 0,2 đặt trong từ trường đều sao cho véctơ B vuông góc với mặt phẳng vòng dây ( như hình vẽ ). Cho cảm ứng từ của từ trường giảm đều từ 2.10-3T về 0 trong thời gian 0,01s.
a. Xác định chiều dòng điện cảm ứng xuất hiện trong vòng dây.
b. Tính độ lớn suất điện động cảm ứng xuất hiện trong vòng dây trong thời gian từ trường biến đổi.
c. Tính cường độ dòng điện cảm ứng trong vòng dây.
ĐÁP ÁN
Câu 1: ( 3 điểm )
a. n1sini = n2sinr hoặc sini/sinr=n21…………………………….….1đ
b. +n1sin30 = n3sinr (1) …………………………………………….0,5đ
+n2sin45 = n3sinr (2) …………………………………………….0,5đ
+ Từ (1) và (2) ta có: n12 = n1/n2 = sin45/sin30 = √2…………………1đ
Câu 2: ( 3 điểm )
a. + sin60 = √3sinr1 => r1 = 300
+ r2 = A – r1 = 300
+ sini2 = √3sinr2 => i2 = 600 …………………………………….0,5đ
+ D = i1 + i2 – A = 600 ……………………… ………….0,5đ
b. + sinigh = 1/n=> igh = 35016’ …………………………………….0,5đ
+ Để không có tia ló trên AC thì r2 >igh => r1 < 24044’
+ sini1 = √3sinr1 < √3sin24044’ => i1 < 46026’ …………..….0,5đ
c. + sini1 = n.sinr1 => sinr1 = 1/n
+ sini2 = n.sin(A-r1) = n.(sinAcosr1 – cosAsinr1) = n.(sinA √(1-sin2r1) - cosAsinr1) => n = √2………1đ
...
---(Nội dung tiếp theo của phần đáp án, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)---
2. ĐỀ SỐ 2
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm):
Câu 1: Người ta truyền nhiệt lượng 150J cho lượng khí trong một xilanh. Chất khí nở ra, thực hiện công 120J đẩy pittông đi lên. Nội năng của lượng khí này thay đổi bao nhiêu?
A. –30J. B. 170J. C. –170J. D. 30J.
Câu 2: Quá trình biến đổi trạng thái trong đó áp suất được giữ không đổi là quá trình gì?
A. Đẳng tích.
B. Đẳng áp.
C. Đẳng nhiệt.
D. Đoạn nhiệt.
Câu 3: Quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí của các chất gọi là gì?
A. Sự hoá hơi.
B. Sự nóng chảy.
C. Sự ngưng tụ.
D. Sự kết tinh.
Câu 4: Khi một vật rơi tự do, đại lượng nào không thay đổi trong suốt thời gian rơi?
A. Thế năng.
B. Động năng.
C. Gia tốc.
D. Động lượng.
Câu 5: Một vật được thả trượt xuống trên một mặt phẳng nghiêng có ma sát. Những lực nào sinh công trong trường hợp này?
A. Trọng lực, lực ma sát, phản lực.
B. Chỉ có lực ma sát sinh công.
C. Lực ma sát, phản lực.
D. Trọng lực, lực ma sát.
Câu 6: Một lượng hơi nước có nhiệt độ t1=100oC và áp suất p1=1atm được đựng trong bình kín. Làm nóng bình và hơi đến nhiệt độ t1=150oC thì áp suất của hơi nước trong bình bằng bao nhiêu?
A. 1,13atm.
B. 1,50atm.
C. 1,25atm.
D. 1,37atm.
Câu 7: Nén đẳng nhiệt một lượng khí từ 9 lít xuống còn 6 lít thì áp suất của lượng khí này tăng thêm 50kPa so với áp suất ban đầu. Áp suất ban đầu của lượng khí này bằng bao nhiêu?
A. 300kPa. B. 250kPa. C. 100kPa. D. 200kPa.
Câu 8: Ở nhiệt độ 30oC, độ ẩm tỉ đối của không khí là 80% thì ta sẽ cảm thấy như thế nào?
A. Nóng bức khó chịu.
B. Se lạnh.
C. Mát mẻ.
D. Nóng và ẩm.
Câu 9: Một học sinh làm thí nghiệm khảo sát hệ số căng bề mặt chất lỏng và đo được các giá trị như sau: vòng nhôm có đường kính ngoài là 5cm, đường kính trong là 4,8cm, trọng lượng là 0,04N. Lực bứt của vòng nhôm ra khỏi mặt nước là 0,06N. Hệ số căng bề mặt của nước bằng bao nhiêu?
\(\begin{array}{*{20}{l}}
{A{{.65.10}^{ - 4}}{\rm{N}}/{\rm{m}}{\rm{.}}}\\
{B{{.65.10}^{ - 3}}{\rm{N}}/{\rm{m}}.}\\
{C{{.65.10}^{ - 2}}{\rm{N}}/{\rm{m}}.}\\
{D{{.65.10}^{ - 5}}{\rm{N}}/{\rm{m}}.}
\end{array}\)
Câu 10: Khi một vật bằng kim loại bị nung nóng thì khối lượng riêng của vật tăng hay giảm? Tại sao?
A. Tăng, vì thể tích của vật không đổi nhưng khối lượng của vật giảm.
B. Giảm, vì khối lượng của vật không đổi nhưng thể tích của vật tăng.
C. Tăng, vì thể tích của vật tăng chậm còn khối lượng của vật tăng nhanh hơn.
D. Giảm, vì khối lượng của vật tăng chậm còn thể tích của vật tăng nhanh hơn.
ĐÁP ÁN
1 |
D |
6 |
D |
2 |
B |
7 |
C |
3 |
A |
8 |
A |
4 |
C |
9 |
B |
5 |
D |
10 |
B |
...
---(Nội dung tiếp theo của đề thi, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)---
3. ĐỀ SỐ 3
A.PHẤN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH: ( 7 điểm)
Câu 1( 2 đ): Vật đặt trên sàn nằm ngang, chịu tác dụng lực F = 10N theo phương ngang (bỏ qua ma sát ). Tính độ biến thiên động lượng trong thời gian 5 giây.
Câu 2(4 đ): Một vật có khối lượng 1kg trượt từ đỉnh mặt phẳng nghiêng cao h= 5m góc nghiêng 300, ma sát không đáng kể.
a)Tính vận tốc vật tai B
( chân mặt phẳng nghiêng), g= 10m/s2
b) Qua mặt phẳng nghiêng vật tiếp tục trượt trên mặt sàn nằm ngang BC có hệ số ma sát =0,1. Tính quảng đường tối đa vật trượt được trên BC.
Câu 3 (1 đ): Lượng khí xác định giữ trong bình thể tích không đổi ở 00C, áp suất 5atm. Tính áp suất khí trong bình nếu tăng nhiệt độ lên đến 2730C.
...
ĐÁP ÁN
Câu |
Lời giải |
Điểm |
Câu 1 (2,0 điểm) |
- Độ biến thiên động lượng của vật: \(\Delta p = F.\Delta t\) - Thay số: \(\Delta p = F.\Delta t\)=10.5 = 50(kg.m.s-1) |
…1,0đ …1,0đ |
Câu 2 ( 4,0 điểm) |
a. – Chọn B làm mốc tính thế năng - Vì lực ma sát không đáng kể cơ năng được bảo toàn - Áp dụng định luật bảo toàn cơ năng ta có WA=WB - \(mgh = \frac{{mv_B^2}}{2} \Leftrightarrow {v_B} = \sqrt {2gh} \) - Thay số ta có:\({v_B} = \sqrt {2.5.10} = \sqrt {100} = 10m/s\) b. – Gọi BC là quãng đường tối đa vật trượt được. Ta có vC=0 - WđC – WđB =Ams 0- \(\frac{{mv_B^2}}{2} = \mu mg\cos {180^0}.BC\) \( \Leftrightarrow BC = \frac{{mv_B^2}}{{2\mu mg}} = \frac{{100}}{{2.0,1.10}} = 50m\) |
… 0,5đ … 0,5đ … 0,5đ
… 0,5đ
… 0,5 đ
… 0.5 đ
… 0,5 đ
… 0,5 đ |
Câu 3 ( 1,0 điểm) |
- Vì thể tích không đổi. Áp dụng định luật Sac lơ ta có: \(\begin{array}{l} |
…0,5 đ
…0,5 đ
|
...
---(Nội dung tiếp theo của đề thi, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)---
4. ĐỀ SỐ 4
Câu 1: Cho hệ hai vật có khối lượng m1 = 4kg và m2 = 3 kg. Vận tốc của vật (1) có độ lớn v1 = 4 m/s, vận tốc của vật (2) có độ lớn v2 = 2 m/s. Khi vectơ vận tốc của hai vật ngược hướng với nhau, tổng động lượng của hệ có độ lớn là?
A. 16 kg.m/s. B. 6 kg.m/s
C. 10 kg.m/s D. 22 kg.m/s
Câu 2: Hiện tượng nào sau đây không liên quan tới hiện tượng mao dẫn?
A. Bấc đèn hút dầu
B. Giấy thấm hút mực
C. Nước đọng ngoài ly nước đá
D. Mực ngấm theo rãnh ngòi bút
Câu 3: Một vật sinh công dương khi?
A. Vật chuyển động nhanh dần đều.
B. Vật chuyển động chậm dần đều.
C. Vật chuyển động tròn đều.
D. Vật chuyển động thẳng đều.
Câu 4: Trên thực tế, người ta thường thay thanh đặc chịu biến dạng... bằng ống tròn, thanh có dạng chữ I hoặc chữ T.
A. kéo B. nén
C. cắt D. uốn
Câu 5: Công của lực thế…
A. không phụ thuộc vào hiệu thế năng giữa điểm đầu và điểm cuối.
B. không phụ thuộc vào hình dạng quỹ đạo của vật.
C. không phụ thuộc vào các vị trí của điểm đầu và điểm cuối.
D. phụ thuộc vào việc chọn mức không của thế năng (gốc thế năng).
Câu 6: Một vật có trọng lượng 10 N và động năng 8 J. Lấy g = 10 m/s2. Khi đó vận tốc của vật bằng?
A. 4 m/s B. 1,3 m/s
C. 16 m/s D. 1,6 m/s
Câu 7: Một vật chuyển động thẳng đều trên mặt phẳng nằm ngang với tốc độ 4 m/s nhờ lực kéo F chếch lên trên, hợp với hướng thẳng đứng một góc 30o và có độ lớn F = 200 N. Tính công suất của lực F?
A. 400 J
B. 692,8 W
C. 800 W
D. 400 W
Câu 8: Xung lượng của lực có đơn vị là?
A. kg.m2/s2 B. N
C. J.s/m D. N/s
Câu 9: Một con lắc đơn có chiều dài 110 cm. Kéo cho nó hợp với phương thẳng đứng góc 45o rồi thả nhẹ. Tính độ lớn vận tốc của con lắc khi nó đi qua vị trí mà dây treo hợp với phương thẳng đứng góc 30o? Lấy g = 10 m/s2. (Bỏ qua lực cản của không khí)
A. 18,7 m/s B. 349,6 m/s
C. 3,5 m/s D. 1,87 m/s
Câu 10: Bắn trực diện hòn bi thép khối lượng 3m với vận tốc v vào hòn bi thủy tinh khối lượng m đang nằm yên trên mặt phẳng ngang. Biết va chạm của hai hòn bi là hoàn toàn đàn hồi. Vận tốc của bi thép và bi thủy tinh ngay sau va chạm lần lượt là?
A. v/2; 3v/2 B. 3v/2; v/2
C. 2v/3; v/3 D. 2v/3; v/2
...
---(Nội dung tiếp theo của đề thi, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)---
5. ĐỀ SỐ 5
A/ TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm)
Câu 1. Trạng thái của một lượng khí được xác định bởi ba thông số trạng thái là
A. thể tích, áp suất, độ biến thiên nội năng.
B. thể tích, nhiệt độ tuyệt đối, độ biến thiên nội năng.
C. độ biến thiên nội năng, áp suất, nhiệt độ tuyệt đối.
D. thể tích, áp suất, nhiệt độ tuyệt đối.
Câu 2. Một vật có khối lượng m đặt ở độ cao z so với mặt đất, tại nơi có gia tốc trọng trường g, thế năng trọng trường của vật được xác định bằng
A. Wt = 2.mgz.
B. Wt =1/2 mgz.
C. Wt = mgz.
D. Wt = mgz2.
Câu 3. . Chất rắn kết tinh được phân thành hai loại là
A. chất rắn lưỡng tinh thể và chất rắn vô định hình.
B. chất rắn đa tinh thể và chất rắn vô định hình.
C. chất rắn đơn tinh thể và chất rắn đa tinh thể.
D. chất rắn đơn tinh thể và chất rắn vô định hình.
Câu 4. Nội năng U của chất khí lí tưởng phụ thuộc vào
A. nhiệt độ và thể tích.
B. thể tích.
C. nhiệt độ.
D. thể tích và áp suất.
Câu 5. . Độ nở dài ∆l của vật rắn hình trụ đồng chất tỉ lệ thuận với
A. Nhiệt độ ban đầu của vật.
B. Nhiệt độ sau của vật.
C. Độ tăng nhiệt độ ∆t.
D. Khối lượng của vật.
Câu 6. Theo nguyên lý II của nhiệt động lực học thì động cơ nhiệt không thể chuyển hóa tất cả nhiệt lượng nhận được thành
A. công cơ học.
B. nội năng của hệ.
C. năng lượng của hệ.
D. động năng của hệ.
Câu 7. Chọn phát biểu đúng về động lượng?
A. Động lượng là đại lượng vô hướng.
B. Động lượng cùng chiều với vận tốc của vật.
C. Động lượng bằng tích lực và quãng đường đi.
D. Động lượng ngược chiều với chiều chuyển động của vật.
Câu 8. Trong hệ toạ độ (V,T) đường biểu diễn nào sau đây là đường đẳng áp?
A. Đường thẳng kéo dài đi qua gốc toạ độ.
B. Đường hypebol.
C. Đường thẳng song song với trục hoành OT.
D. Đường thẳng song song với trục tung OV.
Câu 9. Một lực F không đổi có độ lớn 30N tác dụng vào vật trong thời gian 0,1s. Xung lượng của lực F trong thời gian trên bằng
A. 3 N.s.
B. 300 N.s.
C. 30,1 N.s.
D. 29,9 N.s.
Câu 10. Cho σ là hệ số căng bề mặt, lực căng bề mặt tác dụng lên một đoạn đường nhỏ trên bề mặt chất lỏng có chiều dài l được xác định bởi công thức
A. f = σ + l.
B. f = σ - l.
C. f = 2π.σ.l.
D. f = σ.l.
...
ĐÁP ÁN
1. D |
6. A |
11. B |
2. C |
7. B |
12. D |
3. C |
8. A |
13. B |
4. C |
9. A |
14. C |
5. C |
10. D |
15. B |
---(Nội dung đầy đủ và chi tiết, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)---
Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi HK2 môn Vật Lý 10 năm 2021 có đáp án Trường THPT Nguyễn Huệ. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tốt!