YOMEDIA

Bộ 5 đề thi HK2 môn Lịch Sử 10 năm 2021 có đáp án Trường THPT Nguyễn Huệ

Tải về
 
NONE

Dưới đây là nội dung tài liệu Bộ 5 đề thi HK2 môn Lịch Sử 10 năm 2021 có đáp án Trường THPT Nguyễn Huệ​ giúp các em học sinh lớp 10 có thêm tài liệu ôn tập rèn luyện kĩ năng làm bài để chuẩn bị cho các kì thi sắp đến được HOC247 biên soạn và tổng hợp đầy đủ. Hi vọng tài liệu sẽ có ích với các em.

Chúc các em có kết quả học tập tốt!

ATNETWORK

TRƯỜNG THPT NGUYỄN HUỆ

ĐỀ THI HỌC KÌ 2 NĂM 2021

MÔN LỊCH SỬ 10

THỜI GIAN 45 PHÚT

 

ĐỀ SỐ 1

Câu 1: Cách mạng tư sản Anh nổ ra trong hoàn cảnh nào?

Câu 2:  Tại sao nói Cách mạng tư sản Pháp là cuộc Cách mạng tư sản triệt để?

Câu 3:  Trình bày nguyên nhân và diễn biến chính của cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ?

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

Câu 1: Trình bày tình nước Anh trước Cách mạng.

* Về kinh tế: Đầu thế kỷ XVII, nền kinh tế TBCN Anh phát triển nhất châu Âu với nhiều công trường thủ công như luyện kim, làm sứ, len dạ…Trong đó , Luân Đôn trở thành trung tâm công nghiệp, thương mại và tài chính lớn nhất nước Anh

* Về xã hội: Ở nông thôn, nhiều quý tộc phong kiến chuyến sang kinh doanh theo con đường tư bản và họ trở thành tầng lớp quý tộc mới, tư sản này càng giàu lên nhanh chóng còn nông dân nghèo khổ do mất đất

* Về chính trị: Chế độ phong kiến kìm hãm lực lượng sản xuất TBCN

=> mâu thuẩn giữa Tư sản, quý tộc mới với các thế lực phong kiến phản động ngày càng gây gắt và họ  đã liên minh lại nhau nhằm lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế để xác lập quan hệ sản xuất TBCN

Câu 2: Tại sao nói Cách mạng tư sản Pháp là cuộc Cách mạng tư sản triệt để nhất?

Tuy vậy, cách mạng tư sản Pháp cuối cùng vẫn không xóa bỏ được hoàn toàn chế độ phong kiến nhưng Cách mạng tư sản Pháp ban đầu đã làm được những việc mà các cuộc cách mạng khác chưa làm được như:

Cách mạng tư sản Pháp đã lật được chế độ phong kiến chuyên chế, thủ tiêu mọi tàn dư của nó, đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền ở Pháp

Quần chúng nhân dân là lực lương chủ yếu đưa cách mạng đạt đến đỉnh cao.

Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân, quy định các giá mặt hàng bán cho dân nghèo…

Những cản trở công thương nghiệp bị xóa bỏ, Thị trường dân tộc thống nhất được hình thành…

Câu 3: Trình bày nguyên nhân và diễn biến chính của cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa ở Bắc Mĩ?

a. Nguyên nhân:

*/ Nguyên nhân sâu xa:

- Do kinh tế ở thuộc địa phát triển trở thành nơi cạnh tranh với chính quốc...

- Chính quốc đã ban hành nhiều đạo luật (Đạo luật về thuế tem, cấm khai hoang vùng đất Tây Bắc, cấm đưa máy móc và thợ lành nghề sang ...) nhằm kiềm hãm sự phát triển của thuộc địa.

- Mâu thuẫn gây gắt giữa thuộc địa và chính quốc....

*/ Nguyên nhân trực tiếp:     

- Sự kiện chè “Bôxtơn”...

b. Diễn biến chính của cuộc chiến tranh

 - 9/1774, đại hội đại biểu các thuộc địa được tiến hành ở Phi la đen phi a. Đại hội lục địa lần I ...

- 4/ 1775 chiến tranh giữa các thuộc địa với chính quốc bùng nổ

- 5/1775 Đại hội lục địa lần II được triệu tập, quyết định thành lập ‘’ Quân đội thuộc địa’’ và bổ nhiệm Gioóc giơ Oa sinh tơn làm tổng chỉ huy...

- 4/7/1776 Đại hội thông qua bản Tuyên ngôn Độc lập.

- 17/10/1777, nghĩa quân thắng lớn ở Xa ra tô ga, tạo nên bước ngoặc của cuộc chiến.

- 1781 nghĩa quân giành thắng lợi quyết định ở I oóc Tao

ĐỀ SỐ 2

Câu 1. Trình bày sự phát triển của văn hóa truyền thống Ấn Độ? Những yếu tố văn hóa truyền thống nào của Ấn Độ có ảnh hưởng ra bên ngoài và ảnh hưởng đến những nơi nào?

Câu 2. Chính sách áp bức dân tộc của triều đình Mãn Thanh để lại hậu quả gì đối với sự phát triển của lịch sử Trung Quốc?

Câu 3. Lập bảng tóm tắt các giai đoạn lịch sử trong sự phát triển của khu vực Đông Nam Á đến giữa thế kỉ XIX.

Câu 4. Thành thị trung đại ra đời như thế nào? Vai trò của các thành thị trung đại ở Tây Âu?

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của phần đáp án đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 3

Câu 1: Nêu nguyên nhân, diễn biến  của Cách mạng tư sản Anh.

Câu 2: Sự kiện ngày 14/7/1789 ở Pháp có ý nghĩa như thế nào? Phái Gia- cô-banh đã làm được những việc gì để đưa cuộc cách mạng đạt đến đỉnh cao?

Câu 3: Trình bày kết quả và ý nghĩa của chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa ở Bắc Mĩ ?

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của phần đáp án đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 4

Câu 1. Mùa xuân năm 554, Lý Bí lên ngôi vua (Lý Nam Đế) đặt quốc hiệu là

A. Xích Quỷ

B. Vạn Xuân

C. Đại Việt

D. Việt Nam

Câu 2. Điểm giống nhau giữa khởi nghĩa Hai Bà Trưng và khởi nghĩa Lý Bí là gì?

A. Diễn ra qua hai giai đoạn: khởi nghĩa và kháng chiến

B. Chống ách đô hộ của nhà Hán

C. Chống ách đô hộ của nhà Đường

D. Khởi nghĩa thắng lợi, mở ra giai đoạn mới trong lịch sử dân tộc

Câu  3. Ý nghĩa lịch sử của chiến thằng Bạch Đằng của Ngô Quyền  năm 938 là gì?

A. Buộc quân Nam Hán phải từ bỏ mộng xâm lược nước ta

B. Nâng cao vị thế của nước ta trong khu vực

C. Mở ra thời đại độc lập, tự chủ lâu dài của dân tộc ta

D. Tạo điều kiện để đi đến một thắng lợi hoàn toàn

Câu 4. Năm 1010, vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa  Lư về đâu ?

A. Thanh Hóa

B. Ninh Bình

C. Thăng Long

D. Sài Gòn

Câu 5. Nhà nước phong kiến Việt Nam trong các thế kỉ X – XV được xây dựng theo thể chế nào ?

A. Dân chủ                             

B. Cộng hòa

C. Quân chủ                           

D. Quân chủ chuyên chế

Câu 6. Các xưởng thủ công do nhà nước, tổ chức và quản lí trong các thế kỉ XI - XV được gọi là

A. đồn điền          

B. quan xưởng

C. quân xưởng     

D. quốc tử giám

Câu 7. Thương nghiệp nước ta dưới thời Lý, Trần và Lê sơ phát triển như thế nào ?

A. Lý , Trần khá phát triển, Lê sơ cực thịnh

B. Lý , Trần suy yếu, Lê sơ khá phát triển

C. Lý, Trần khá phát triển, Lê sơ suy  yếu

D. Lý , Trần phát triển, Lê sơ phát triển

Câu 8. Ai là người đề ra chủ trương “Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đánh trước để chặn mũi nhọn của giặc”?

A. Lý Thường Kiệt             

B. Trần Thủ Độ

C. Trần Hưng Đạo             

D. Trần Thánh Tông

Câu 9 . Điểm khác nhau giữa hai cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý và chống Mông Nguyên thời Trần là gì ?

A. Khi quân Tống hùng mạnh, quân Mông -Nguyên gặp nhiều khó khăn

B. Khi quân Tống gặp nhiều khó khăn, quân Mông- nguyên hùng mạnh

C. Khi quân Tống và quân Mông -Nguyên gặp nhiều khó khăn

D. Khi quân  Tống và quân Mông- Nguyên hùng mạnh

Câu 10. Năm 1070, vua Lý Thánh Tông cho lập

A. Quốc Tử Giám

B. Đông Kinh Nghĩa Thục

C. Văn Miếu

D. Chùa Một Cột

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

1. B

2. A

3. C

4. C

5. D

6. B

7. C

8. A

9. B

10. C

11. D

12. B

13. C

14. C

15. A

16. A

17. B

18. A

19. A

20. A

20. A

22. A

23. B

24. B

25. D

26. B

27. C

28. D

29. B

30. C

31. B

32. D

33. A

34. A

35. C

36. A

37. B

38. C

39. D

40. D

 

ĐỀ SỐ 5

I. TRẮC NGHIỆM 

Câu 1: Vị trí của thời kỳ Văn Lang-Âu Lạc trong lịch sử dân tộc là

A. Định hình bản sắc truyền thống của dân tộc VN

B. Mở đầu thời kì dựng nước, định hình bản sắc truyền thống của dân tộc Việt

C. Mở đầu thời kì dựng nước, phát triển bản sắc truyền thống của dân tộc Việt

D. Giữ vững bản sắc truyền thống của dân tộc Việt

Câu 2: Cuộc khởi nghĩa nào đánh dấu nhân dân ta cơ bản giành được độc lập từ phong kiến phương Bắc

A. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng             

B. Khởi nghĩa Lý Bí

C. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan           

D. Khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ

Câu 3: Vị vua nào cho “lập văn miếu ở kinh đô Thăng Long, đắp tượng Khổng Tử, Chu Công, vẽ 72 vị hiền tài, bốn mùa cúng tế và cho Hoàng Thái tử đến học” vào năm 1070.

A. Lý Thái Tổ

B. Lý Thái Tông

C. Lý Nhân Tông       

D. Lý Thánh Tông

Câu 4: Chế độ phong kiến Việt Nam phát triển thịnh đạt nhất vào thời nào?

A. Nhà Trần   

B. Nhà Lý

C. Nhà Lê sơ  

D. Nhà Nguyễn

Câu 5: Cuộc chiến tranh Nam - Bắc triều là cuộc tranh giành quyền lực giữa các phe phái đối lập nào?

A. Lê (Nam triều) - Trịnh (Bắc triều)

B. Trịnh (Nam Triều) - Mạc (Bắc triều)

C. Mạc (Nam Triều) – Nguyễn (Bắc triều)

D.  Lê, Trịnh (Nam Triều) - Mạc (Bắc triều)

Câu 6: Ai là người đã quy tụ được đông đảo các lực lượng cựu thần nhà lê chống lại nhà Mạc?

A. Nguyễn Hoàng      

B. Nguyễn Kim          

C. Lê Duy Ninh         

D. Trịnh Kiểm

Câu 7: Bộ luật thành văn mang tính giai cấp sâu sắc nhất của chế độ phong kiến Việt Nam là

A. Hình luật                                     

B. Hình thư

C. Hoàng Việt luật lệ             

D. Quốc triều hình luật

Câu 8: Một số quý tộc phong kiến ở Anh chuyển sang kinh doanh theo lối tư bản chủ nghĩa, trở thành tầng lớp nào?

A. Tư sản công nghiệp.          

B. Tư sản nông nghiệp,

C.  Địa chủ mới.         

D. Quý tộc mới.

Câu 9: Điểm tiến bộ của Bản Tuyên ngôn độc lập của nước Mĩ 

A. Khẳng định quyền con người, quyền công dân, chủ quyền của nhân dân

B. Xóa bỏ sự bóc lột của công nhân và nhân dân lao động

C. Thừa nhận sự bình đẳng của người dân da đỏ

D. Xóa bỏ chế độ nô lệ

Câu 10: Trong các biện pháp sau của phái Gia-cô-banh, biện pháp nào mang lại quyền lợi thiết thực nhất cho nông dân?

A. Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.

B. Quy định giá bán tối đa các mặt hàng thiết yếu.

C. Thực hiện chính sách trưng thu lúa mì.

D. Quy định mức lương tối đa cho công nhân.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần còn lại của đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5

PHẦN TRẮC NGHIỆM

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

B

D

D

C

D

B

C

D

A

A

B

D

...

Trên đây là trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi HK2 môn Lịch Sử 10 năm 2021 có đáp án Trường THPT Nguyễn Huệ. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

​Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON