YOMEDIA

Bộ đề thi HK2 môn Lịch Sử 10 có đáp án năm học 2019-2020 Trường THPT Nguyễn Trân

Tải về
 
NONE

HOC247 xin giới thiệu đến quý thầy cô cùng các em học sinh tài liệu Bộ đề thi HK2 môn Lịch Sử 10 có đáp án năm học 2019-2020 Trường THPT Nguyễn Trân. Tài liệu gồm bài tập minh họa có đáp án nhằm giúp các em vừa ôn tập vừa có thể thử sức, đánh giá năng lực của mình. Hy vọng tài liệu sẽ giúp các em ôn tập hiệu quả hơn và đạt kết quả cao trong bài kiểm tra sắp tới.

ADSENSE
YOMEDIA

TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÂN

ĐỀ THI HỌC KÌ 2

NĂM HỌC 2019 – 2020

MÔN LỊCH SỬ LỚP 10

 

ĐỀ 01

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4 Điểm )

Hãy chọn đáp án mà em cho là đúng và đền vào bảng trả lời trắc nghiệm

Câu 1. Đứng đầu giai cấp thống trị ở các quốc gia cổ đại phương Đông là ai?

A. Vua chuyên chế                                                    

B. Đông đảo quí tộc quan lại.

C. Chủ ruộng đất và tầng lớp tăng lữ            

D. Tất cả các tầng lớp đó

Câu 2. Trong lĩnh vực toán  học thời cổ đại phương Đông, cư dân nước nào thạo về số học? Vì sao?

A. Trung Quốc, vì phải tính tóan xây dựng các công trình kiến trúc.

B. Ai Cập, vì phải đo diện tích phù sa bồi đắp.

C. Lưỡng Hà vì phải buôn bán xa.

D. Ấn Độ, vì phải tính thuế đất đai , buôn bán

Câu 3: Vương triều Mô-Gôn được thành lập ở Ấn Độ là vương triều:

A. Nội tộc                                                                   B. Ngoại tộc gốc Mông Cổ         

C. Ngoại tộc từ Trung Quốc                                       D. Ngoại tộc ở Châu Âu

Câu 4 : Pha Ngừm được  biết đến là :

A. Anh hùng của đất nước  Triệu Voi           

B. Ông vua mở đầu lịch sử cổ đại nước Lào

C. Người có công thống nhất các mường Lào lên ngôi vua đặt tên nước Lang Xang

D. Ông tổ của những chum đá khổng lồ .

Câu 5:Ông vua mở đầu triều đại Mô-Gôn là :

A.Gia-han-gi-a                               B. A-cơ-ba                    C. Ba-bua            D. A-sô-ca

Câu 6: Tên của hai công trình kiến trúc được  xây dựng dưới thời vua Sa-gia-han, nay trở  thành di sản bất hủ của nhân loại là:

A. Lăng Ta-giơ-ma-han; Lâu đài Thành đỏ

B. Lâu đài Thành đỏ; Cổng A-cơ-ba

C. Lăng Ta-giơ-ma-han, Cột đá A-sô-Ca

D. Kinh đô Đê-Li; Lăng Ta-giơ-ma-han

Câu 7: A-cơ-ba được coi là vị anh hùng dân tộc là vì:

A. Có nhiều chính sách giúp Phật giáo phát triển

B. Xóa bỏ kì thị dân tộc tôn giáo

C. Giúp  mở rộng đất nước  như ngày nay

D. Thi hành nhiều chính sách tích cực, đưa đất nước phát triển thịnh vượng và đạt đến đỉnh cao của chế độ phong kiến.

Câu 8. Người Ấn Độ có  chữ viết riêng của mình từ rất sớm, đó là:

A. Chữ tượng hình                  B. Chữ tượng ý              C. Chữ Hin đu             D. Chữ Phạn

Câu 9. Văn hóa  Đông Nam Á ảnh hưởng nhiều nhất của nước nào?

A. Ấn Độ                        B. Trung Quốc                    C. Triều Tiên      D. Nhật Bản

Câu 10: Chủ nhân đầu tiên của nước Lào là :

A.Người Khơ-me                                                                    B. Người Thái                   

C. Người Khạ sau gọi là người Lào Thơng                                        D. Lào Lùm .

Câu 11: Những chum đá khổng lồ nay còn nằm rải rác ở Xiêng Khoảng -Lào chứng tỏ:

A. Người LàoThơng là nhân của văn hóa đồ đá sau phát triển lên đồ đồng, đồ sắt từ hàng ngàn năm trước

B. Lào là quê hương sản xuất ra các chum đá

C. Tổ chức xã hội sơ khai của người Lào đã hình thành

D. Người Lào biết chôn người chết trong những chiếc chum đá

Câu 12: Sự hình thành xã hội phong kiến ở Tây Âu  gắn với:

A. Các cuộc đấu tranh của nô lệ chống các chủ nô Rô-ma

B. Quá trình xâm nhập của các bộ tộc Giéc –man vào lãnh thổ Rô-ma

C. Sự suy yếu của các đế quốc  Rô- ma

D. Sự hình thành các  thị quốc.

Câu 13:  Đặc trưng của xã hội phong kiến ở Châu Âu là:

A. Hình thành nền kinh tế lãnh địa                           B. Kinh tế nông nghiệp

C. Kinh tế thủ công nghiệp                                       D. Hình thành  nền kinh tế hàng hóa.

Câu 14: Trong các lãnh địa phong kiến lực lượng sản xuất chính nuôi sống xã hội là:

A. Nông dân                B. Thợ thủ công             C. Lãnh chúa phong kiến       D. Nông nô.

Câu 15: Đặc trưng của nền kinh tế lãnh địa là:

A. Hàng tuần có sự trao đổi buôn bán giữa các lãnh địa với nhau

B. Nền kinh tế do nông nô sản xuất

C. Cở sở kinh tế đóng kín, mang tính chất tự nhiên, tự túc, tự cấp.

D. Kinh tế do các lãnh chúa quản lí.

Câu 16: Nguồn gốc xuất thân của lãnh chúa phong kiến Tây Âu?

A. Bao chiếm nhiều ruộng đất

B. Đứng đầu lãnh địa phong kiến

C. Quí tộc, thị tộc Giéc- man

D. Chủ nô Rô ma

II. PHẦN TỰ LUẬN: (6 Điểm )

Câu 1: Hãy lập bảng tóm tắt các giai đoạn lớn trong quá trình hình thành và phát triển của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á đến giữa thế kỉ XIX?  (1,5 điểm )

Câu 2: Hãy nêu sự ra đời, những hoạt động kinh tế chủ yếu và vai trò của thành thị trung đại ở Châu Âu.(2 điểm )

Câu 3: Những yếu tố nào của văn hóa truyền thống Ấn Độ có ảnh hưởng ra bên ngoài và đến những nơi nào? (2,5 điểm )

 

ĐỀ 02

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4 Điểm )

Hãy chọn đáp án mà em cho là đúng và đền vào bảng trả lời trắc nghiệm

Câu 1: Sự hình thành xã hội phong kiến ở Tây Âu  gắn với:

A. Các cuộc đấu tranh của nô lệ chống các chủ nô Rô-ma

B. Quá trình xâm nhập của các bộ tộc Giéc –man vào lãnh thổ Rô-ma

C. Sự suy yếu của các đế quốc  Rô- ma

D. Sự hình thành các  thị quốc .

Câu 2:  Đặc trưng của xã hội phong kiến ở Châu Âu là:

A. Hình thành nền kinh tế lãnh địa                        B. Kinh tế nông nghiệp

C. Kinh tế thủ công nghiệp                                    D. Hình thành  nền kinh tế hàng hóa.

Câu 3: Vương triều Mô-Gôn được thành lập ở Ấn Độ là vương triều:

A. Nội tộc                                                              B. Ngoại tộc gốc Mông Cổ         

C. Ngoại tộc Từ Trung Quốc                                D. Ngoại tộc ở Châu Âu

Câu 4. Đứng đầu giai cấp thống trị ở các quốc gia cổ đại phương Đông là ai?

A. Vua chuyên chế                                                      B. Đông đảo quí tộc quan lại.

C. Chủ ruộng đất và tầng lớp tăng lữ             D. Tất cả các tầng lớp đó

Câu 5: Những chum đá khổng lồ nay còn nằm rải rác ở Xiêng Khoảng -Lào chứng tỏ:

A. Người LàoThơng là nhân của văn hóa đồ đá sau phát triển lên đồ đồng, đồ sắt từ hàng ngàn năm trước

B. Lào là quê hương sản xuất ra các chum đá

C. Tổ chức xã hội sơ khai của người Lào đã hình thành

D. Người Lào biết chôn người chết trong những chiếc chum đá

Câu 6. Người Ấn Độ có  chữ viết riêng của mình từ rất sớm, đó  là:

A. Chữ tượng hình                  B. Chữ tượng ý             C. Chữ Hin đu                 D. Chữ Phạn

Câu 7: Trong các lãnh địa phong kiến lực lượng sản xuất chính nuôi sống xã hội là:

A. Nông dân                B. Thợ thủ công          C. Lãnh chúa phong kiến          D. Nông nô.

Câu 8: Tên của hai công trình kiến trúc được  xây dựng dưới thời vua Sa-gia-han, nay trở thành di sản bất hủ của nhân loại là:

A. Lăng Ta-giơ-ma-han; Lâu đài Thành đỏ

B. Lâu đài Thành đỏ; Cổng A-cơ-ba

C. Lăng Ta-giơ-ma-han, Cột đá A-sô-Ca

D. Kinh đô Đê-Li; Lăng Ta-giơ-ma-han

Câu 9: Pha Ngừm được  biết đến là:

A. Anh hùng của đất nước Triệu Voi           

B. Ông vua mở đầu lịch sử cổ đại nước Lào

C. Người có công thống nhất các mường Lào lên ngôi vua đặt tên nước Lang Xang

D. Ông tổ của những chum đá khổng lồ .

Câu 10: Nguồn gốc xuất thân của lãnh chúa phong kiến Tây Âu?

A. Bao chiếm nhiều ruộng đất

B. Đứng đầu lãnh địa phong kiến

C. Quí tộc, thị tộc Giéc man

D. Chủ nô Rô ma

Câu 11:Ông vua mở đầu triều đại Mô-Gôn là:

A. Gia-han-gi-a                              B. A-cơ-ba                    C. Ba-bua             D. A-sô-ca

Câu 12. Văn hóa  Đông Nam Á ảnh hưởng nhiều nhất của nước nào?

A. Ấn Độ                      B. Trung Quốc                  C. Triều Tiên                        D. Nhật Bản

Câu 13. Trong lĩnh vực toán  học thời cổ đại phương Đông, cư dân nước nào thạo về số học? Vì sao?

A. Trung Quốc, vì phải tính toán xây dựng các công trình kiến trúc.

B. Ai Cập, vì phải đo diện tích phù sa bồi đắp.

C. Lưỡng Hà vì phải buôn bán xa.

D. Ấn Độ, vì phải tính thuế đất đai , buôn bán

Câu 14: A-cơ-ba được coi là vị anh hùng dân tộc là vì:

A. Có nhiều chính sách giúp Phật giáo phát triển

B. Xóa bỏ kì thị dân tộc tôn giáo

C. Giúp  mở rộng đất nước  như ngày nay

D. Thi hành nhiều chính sách tích cực, đưa đất nước phát triển thịnh vượng và đạt đến đỉnh cao của chế độ phong kiến.

Câu 15: Đặc trưng của nền kinh tế lãnh địa là:

A. Hàng tuần có sự trao đổi buôn bán giữa các lãnh địa với nhau

B. Nền kinh tế do nông nô sản xuất

C. Cơ sở kinh tế đóng kín, mang tính chất tự nhiên, tự túc, tự cấp

D. Kinh tế do các lãnh chúa quản lí .

Câu 16: Chủ nhân đầu tiên của nước Lào là:

A. Người Khơ-me                                                                              

B. Người Thái                   

C. Người Khạ sau gọi là người Lào Thơng                           

D. Lào Lùm

II. PHẦN TỰ LUẬN: (6 Điểm )

Câu 1: Hãy lập bảng tóm tắt các giai đoạn lớn trong quá trình hình thành và phát triển của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á đến giữa thế kỉ XIX?  (1,5 điểm )

Câu 2: Hãy nêu sự ra đời,  những hoạt động kinh tế chủ yếu và vai trò của thành thị trung đại ở Châu Âu.(2 điểm )

Câu 3: Những yếu tố nào của văn hóa truyền thống Ấn Độ có ảnh hưởng ra bên ngoài và đến những nơi nào? (2,5 điểm )

 

ĐÁP ÁN LỊCH SỬ 10

I. PHẦN TRẢ LỜI TRẮC NGHIỆM:

ĐỀ 1

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

Đáp án

A

C

B

C

C

A

D

D

A

C

A

B

A

D

C

C

 

ĐỀ 2

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

Đáp án

B

A

B

A

A

D

D

A

C

C

C

A

C

D

C

C

...

Trên đây là nội dung Bộ đề thi HK2 môn Lịch Sử 10 có đáp án năm học 2019-2020 Trường THPT Nguyễn Trân. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

​Chúc các em học tập tốt !

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF