YOMEDIA

Bộ 5 đề thi HK1 môn Vật Lý 10 năm 2021-2022 có đáp án Trường THPT Tuệ Tĩnh

Tải về
 
NONE

Tham khảo ngay Bộ 5 đề thi HK1 môn Vật Lý 10 năm 2021-2022 có đáp án Trường THPT Tuệ Tĩnh dành cho các em học sinh lớp 10 dưới đây bám sát cấu trúc đề thi HK1. Cùng HOC247 tham khảo đề thi và ôn tập lại kiến thức chuẩn bị cho kỳ thi sắp tới nhé!

ATNETWORK

TRƯỜNG THPT TUỆ TĨNH

ĐỀ THI HỌC KÌ 1

MÔN VẬT LÝ 10

THỜI GIAN 45 PHÚT

NĂM HỌC 2021-2022

ĐỀ THI SỐ 1

Câu 1: Lực là gì? Em hãy nêu quy tắc tổng hợp hai lực có giá đồng quy?

Câu 2: Em hãy viết biểu thức gia tốc hướng tâm trong chuyển động tròn đều? Giải thích các đại lượng?

Áp dụng: Một ô tô qua khúc quanh là cung tròn, bán kính 1 km với vận tốc dài 10 m/s. Tìm gia tốc hướng tâm tác dụng vào xe?

Câu 3: Một ôtô có khối lượng 2 tấn bắt đầu chuyển động trên đường nằm ngang với một lực kéo 20000N. Sau 5 giây ôtô đạt vận tốc là 15m/s. Lấy g = 10m/s2.

a. Tính gia tốc của ôtô?

b. Tính lực cản tác dụng lên ôtô?

c. Tính quãng đường ôtô đi được sau 10 giây?

Câu 4: Một vật có khối lượng 5kg bắt đầu trượt từ đỉnh mặt phẳng nghiêng góc α = 300 so với phương ngang dưới tác dụng của một lực kéo 10N. Hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt phẳng nghiêng là 0,5. Lấy g = 10m/s2.

a. Tính lực ma sát?

b. Xác định vận tốc của vật tại chân mặt phẳng nghiêng. Biết chiều dài mặt phẳng nghiêng là 8m.

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

Câu 1:

- Lực là đại lượng vectơ đặc trưng cho tác  dụng của vật này lên vật khác, gây ra gia tốc cho vật hoặc làm vật bị biến dạng.

- Muốn tổng hợp hai lực có giá đồng quy tác dụng lên một vật rắn, trước hết ta trượt hai vectơ lực đó trên giá của chúng đến điểm đồng quy, rồi áp dụng quy tắc hình bình hành để tìm hợp lực.

Câu 2:

- Công thức: aht = v2 / R

- Áp dụng: R=1km=1000m

aht = v2 / R =0,1 m/s2

Câu 3:

- Chọn chiều dương là chiều chuyển động. Gốc thời gian lúc ô tô bắt đầu chuyển động.

Câu a: Gia tốc của ô tô:  \(a=\frac{v-{{v}_{0}}}{t}\)

Vậy a = 3m/s2

Câu b: Áp dụng định luật II Niutơn

\(\overrightarrow{{{F}_{k}}}+\overrightarrow{{{F}_{c}}}+\overrightarrow{P}+\overrightarrow{N}=m\overrightarrow{a}\)

Ta được: Fk – Fc = ma →  Fc = Fk – m.a  = 14000 N

Câu c: \(S={{v}_{0}}.t+\frac{1}{2}a.{{t}^{2}}\)

Vậy S = 150m.

Câu 4:

- Chọn chiều dương từ đỉnh xuống chân mặt phẳng nghiêng.

Áp dụng định luật II Niutơn

\(\overrightarrow{{{F}_{k}}}+\overrightarrow{{{F}_{ms}}}+\overrightarrow{P}+\overrightarrow{N}=m\overrightarrow{a}\)

Ta được: Fk – Fms+ Psinα = ma (1)

Và    N = P.Cosα (2)

Câu a: Fms = µN =µmgCosα = 21,65 N

Câu b: Từ (1) → a = (Fk – Fms + Psinα) / m  = 2,67 m/s2.

Vận tốc của vật tại chân mặt phẳng nghiêng:

v2 – v02 = 2aS

Suy ra: v = 6,54 m/s.

ĐỀ THI SỐ 2

ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN VẬT LÝ 10- TRƯỜNG THPT TUỆ TĨNH- ĐỀ 02

I. Trắc nghiệm:

Câu 1: Một ô tô đang chuyển động với vận tốc ban đầu là 10 m/s trên đoạn đường thẳng, thì người lái xe hãm phanh chuyển động châm dần với gia tốc 2m/s2. Quãng đường mà ô tô đi được sau thời gian 3 giây là:  

A.s = 39 m;         

B. s = 20m;        

C.s = 18 m;     

D. s = 21m; 

Câu 2: Vật có khối lượng 5kg chuyển động thẳng, sau thời gian 2s, vận tốc tăng từ 4m/s lên 8m/s. Độ lớn hợp lực tác dụng lên vật là:

A.20N                                    

B.10N                        

C.15N                                    

D.25N

Câu 3: Lực và phản là hai lực:

A. trực đối, cân bằng.        

B. trực đối không cân bằng                      

C. cùng độ lớn, cùng chiều.      

D. cùng độ lớn, cùng tác dụng vào vật.

Câu 4: Một ô tô có bán kính vành ngoài bánh xe là 25cm. Xe chạy với vận tốc 10m/s. Tính vận tốc góc của một điểm trên vành ngoài xe. 

A. 10 rad/s  

B. 20 rad/s     

C. 30 rad /s                       

D. 40 rad/s.

Câu 5: Chọn câu sai: Trong chuyển động thẳng đều của một vật:

A. Quãng đường tỉ lệ thuận với thời gian chuyển động

B. Gia tốc của vật bằng không

C. Vận tốc trung bình bao giờ cũng bằng với vận tốc tức thời.

D. Quãng đường tỉ lệ thuận với tốc độ của vật

Câu 6: Một người đi xe đạp bắt đầu khởi hành, sau 10s đạt được tốc độ 2,0m/s, gia tốc của người đó là

A. 2m/s2                 

B. 0,2m/s2                  

C. 5m/s2                                 

D. 0,04m/s2

Câu 7: Hai ôtô chạy ngược chiều nhau trên một đoạn đường thẳng với vận tốc 30km/h và 40km/h. Vận tốc của ôtô thứ nhất đối với ôtô thứ hai nhận giá trị nào sau đây:

A. 70km/h                              

B. 10km/h                              

C. 50km/h                              

D. 10m/s

Câu 8: Hai tàu thuỷ có khối lượng 50000 tấn ở cách nhau 1km. Lấy g = 10 m/s2. So sánh lực hấp dẫn giữa chúng với trọng lượng của một qủa cân có khối lượng 20g.

A. Lớn hơn.               

B. Bằng nhau.            

C. Nhỏ hơn.               

D. Chưa thể biết.

Câu 9: Người ta nén một lực 2N vào một lò xo có chiều dài tự nhiên 20cm thì lò xo dài 18cm. Độ cứng của lò xo là:

A. 100N/m.                

B. 1N/m.                    

C. 4N/m.                    

D. 400N/m.

Câu 10: Một ôtô con có khối lượng 1,5 tấn chuyển động trên mặt đường nằm ngang. Hệ số ma sát giữa mặt đường và bánh xe là 0,023. Lấy g = 10 m/s2. Tính lực ma sát giữa bánh xe và mặt đường.

A. 345N                                 

B. 435N                                  

C. 354N                                  

D. 534N

Câu 11: : Một máy bay ngang với tốc độ 150 m/s ở độ cao 490m thì thả một gói hàng xuống đất. Lấy g = 9,8m/s2 . Tấm bay xa của gói hàng  là   

A. 1000m.  

B. 1500m.      

C. 15000m.                

D. 7500m.

Câu 12: Chọn câu đúng:

A. Một vật đang chuyển động với vận tốc 5m/s bỗng tất cả các lực tác dụng vào vật mất đi thì vật sẽ chuyển động chậm dần rồi dừng lại

B. Trong một tai nạn giao thông, ôtô con đâm vào ôtô tải chạy ngược chiều thì ôtô con chịu lực lớn hơn

C. Hai lực trong định luật 3 Newton cùng giá, cùng độ lớn, cùng chiều

D. Gia tốc của vật  có độ lớn tỉ lệ thuận độ lớn của hợp lực tác dụng, tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật

---(Để xem tiếp nội dung phần tự luận của đề thi số 2 các em vui lòng xem Online hoặc Đăng nhập vào HOC247 để tải về máy)--- 

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

I. Trắc nghiệm: 

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

D

B

B

D

D

B

A

C

A

A

B

D

 

II. Tự luận:

Câu 1:  Chọn Ox trùng AB, O trùng A, chiều + từ AàB, t=0 là lúc vật 1 qua A

Pt chuyển động của 2 xe:

x1 = 40t

x2 = 20 – 10t

Khi gặp nhau : x1 = x2

Thời điểm gặp nhau : t = 0,4h

Vị trí gặp nhau : x1 = x2 = 16km

Câu 2 :

a/ Gia tốc của vật:

S=at2/2 → a=2s/t2 = 0,4 m/s2

Áp dụng công thức: Fk – Fms = ma

à FK = ma + Fms = ma +\(\mu \)mg

Thay số : Fk = 2,4N

b/ Vật chuyển động thẳng đều : a = 0

Khi đó Fk = Fms =\(\mu \)mg = 0,2.1.10 = 2N

c/ Vận tốc của vật lúc bắt đầu CĐTĐ là :

v = v0+at = 0+0,4.2 = 0.8m/s

Sau khi buông tay gia tốc của vật bằng :

a = -Fms/m = -\(mu \)g = -2 m/s2

Thời gian từ lúc buông tay à dừng lại:

t = (v- v)/a = (0-0,8)/-2 = 0,4s

Tổng thời gian chuyển động: t = 5+0,4 = 5,4s

Tổng quãng đường trong cả quá trình:

S = SNDĐ + S + SCDĐ = 0,8 + 0,8.3 + (02 – 0.82)/(2.-2) = 3.36m

ĐỀ THI SỐ 3

ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN VẬT LÝ 10- TRƯỜNG THPT TUỆ TĨNH- ĐỀ 03

Câu 1:

a.  Thế nào là vận tốc tương đối?

b.  Nêu một ví dụ thể hiện tính tương đối của vận tốc?

Câu 2:

a.  Thế nào là chuyển động tròn đều?

b.  Một bánh xe có bán kính 40cm đang quay đều với tốc độ 360 vòng/phút. Tính chu kỳ quay của bánh xe và gia tốc hướng tâm của một điểm nằm trên vành bánh xe.

Câu 3: Một bình cầu có thể tích \({{V}_{o}}=30c{{m}^{3}}\) được nối thông với một ống hình trụ AB nằm ngang, hở hai đầu, có chiều dài 20cm, tiết diện 1,5cm2 như hình vẽ. Trong bình có chứa một lượng khí được ngăn cách với bên ngoài bởi một cột thủy ngân. Ban đầu, khí trong bình ở nhiệt độ \({{t}_{1}}={{177}^{o}}C\) , cột thủy ngân nằm cách đầu A của ống 10cm. Cho biết áp suất khí quyển là \({{p}_{o}}=1atm\)

a.  Tìm các thông số trạng thái của khí (\({{p}_{1}},{{V}_{1}},{{T}_{1}}\) ) lúc đầu.

b.  Người ta làm lạnh khí trong bình đến nhiệt độ t2 thì thủy ngân

bắt đầu chảy vào bình. Tìm t2. Cho biết bỏ qua sự giãn nở nhiệt của bình và ống.

Câu 4: Một viên bi được thả rơi tự do từ vị trí A cách mặt đất 20m. Lấy g= 10m/s2.

a. Tính thời gian rơi và vận tốc của viên bi khi chạm đất.

b. Tại B, phía dưới A và cách A 6m. Sau khi thả viên bi 0,8 s, người ta ném một hòn đá theo phương thẳng đứng hướng xuống với vận tốc \({{v}_{0}}=3m/s\) . Hỏi sau bao lâu thì hai vật gặp nhau? Chọn gốc tọa độ tại A, chiều dương hướng xuống, gốc thời gian là lúc thả viên bi.

---(Để xem tiếp nội dung phần đáp án của đề thi số 3 các em vui lòng xem Online hoặc Đăng nhập vào HOC247 để tải về máy)--- 

ĐỀ THI SỐ 4

ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN VẬT LÝ 10- TRƯỜNG THPT TUỆ TĨNH- ĐỀ 04

Câu 1: Nêu phương chiều của vectơ vận tốc trong chuyển động tròn đều. Khi chuyển động tròn đều, chất điểm có thay đổi vận tốc không?

Câu 2 : Phát biểu và viết biểu thức định luật Húc? Nêu tên và các đơn vị của đại lượng?

Câu 3: Trên một thước mét thẳng có độ chia nhỏ nhất là 1cm. Một con kiến bò thẳng đều từ vạch 10 về phía vạch 100. Sau 18s  nó về đích.

a. Tính tốc độ của con kiến?

b. Ở thời điểm nào con kiến bò đến vạch 50?

c. Chọn gốc tọa độ ở vạch 0, gốc thời gian lúc con kiến ở vạch 10. Viết phương trình chuyển động của con kiến?

Câu 4: Một ôtô khối lượng m = 1 tấn  bắt đầu  chuyển động  trên mặt đường nằm ngang. Hệ số ma sát lăn giữa bánh xe với mặt đường là 0,05. Ban đầu lực kéo động cơ 1500N. Lấy g = 10 m/s2.

a. Tính gia tốc của ô tô và vận tốc sau 10s?

b. Sau đó ô tô tắt máy. Tìm thời gian từ khi tắt máy đến khi dừng lại?

c. Vẽ đồ thị vận tốc theo thời gian của chuyển động?

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

Câu 1:  Phương của vec tơ vận tốc : trùng với tiếp tuyến tại điểm trên đường tròn           

Nêu chiều vecto vận tốc : chiều chuyển động

Độ lớn vận tốc không đổi

Hướng luôn thay đổi

Câu 2:  Phát biểu đúng

Viết đúng biểu thức

Nêu tên và đơn vị

Câu 3: a. v= (x­2-x1)/t

Thay số  v =5cm/s

b. t = (x2-x1)/ v

Thay số  t = 8s

c. chọn gốc vạch 0, gốc thời gian lúc ở vạch 10, chiều dương là chiều chuyển động

 x = x0 + vt

 x = 10+ 5t

Câu 5: 

a.  Hình vẽ phân tích lực

\(\vec{F}+ {{\vec{F}}_{mc}}= m.\vec{a}\) (hoặc viết 4 lực)

Chọn chiều dương là chiều chuyển động

F = Fms + ma

a = 1m/s2

v = v0 +at = 10m/s

b. a =- Fms/m = - 0,5m/s2

t =(v-v0)/a=  20s

c. Vẽ đúng giai đoạn nhanh dần

Vẽ đúng giai đoạn chậm dần

ĐỀ THI SỐ 5

ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN VẬT LÝ 10- TRƯỜNG THPT TUỆ TĨNH- ĐỀ 05

I -  TRẮC NGHIỆM.

Câu 1. Một người làm động tác nằm sấp, chống tay xuống sàn nhà để nâng người lên. Hỏi sàn nhà đẩy người đó như thế nào?

A. đẩy lên                       

B. không đẩy gì cả                 

C. đẩy xuống                    

D. đẩy sang bên.

Câu 2. Phải treo một vật có trọng lượng bằng bao nhiêu vào một lò xo có độ cứng k = 100N/m để nó dãn ra được 10 cm ?   

A. 10N                             

B.  50N                                  

C.  25N                                

D. 12N  

Câu 3. Phương tình chuyển động của xe ô tô trên trục ox là: \(x=30t+0,5{{t}^{2}}(km)\), t đơn vị là giờ.

A. Xe chuyển động nhanh dần đều.                               

B. Xe chuyển động thẳng chậm dần đều.

C. Xe chuyển động chậm dần đều.                                

D. Xe chuyển động thẳng nhanh dần đều.

Câu 4. Trường hợp nào dưới đây, quỹ đạo chuyển động của vật là đường thẳng?

A. Một ô tô chạy từ Mỹ Tường đến Phan Rang.

B. Một hòn đá được ném theo phương ngang.

C. Một hòn đá được thả rơi từ lầu ba của trường THPT Phan Chu Trinh.

D. Một cánh cửa quay quanh bản lề.

Câu 5. Chọn đáp án đúng: Từ công thức cộng vận tốc: \({{\overset{\scriptscriptstyle\rightharpoonup}{v}}_{13}}={{\vec{v}}_{12}}+{{\vec{v}}_{23}}\) ta suy ra độ lớn \({{v}_{13}}\) cho bởi

A. \({{v}_{13}}={{v}_{12}}+{{v}_{23}}\)                                     

B. \({{v}_{13}}={{v}_{12}}-{{v}_{23}}\) khi \({{v}_{12}}>{{v}_{23}}\)

C. \({{v}_{13}}=\sqrt{v_{23}^{2}+v_{12}^{2}}\) khi vec tơ \({{\vec{v}}_{12}}\bot {{\vec{v}}_{23}}\)

D. \({{v}_{13}}={{v}_{12}}-{{v}_{23}}\) khi \({{v}_{12}}<{{v}_{23}}\)

Câu 6. Trong các cách để viết công thức của lực ma sát trượt sau đây, cách viết nào đúng?

A. = mt.N                      

B. = mt.                 

C. Fmst = mt.N                     

D. Fmst = mt.

Câu 7. Phương tình chuyển động của xe ô tô trên trục ox là: \(x=30t+0,5{{t}^{2}}(km)\), t đơn vị là giờ. Gia tốc của xe là:

A.  a=30 m/s                         

B.  a=0,5 m/s                     

C.  a=1 m/s                     

D.  a=0 m/s

Câu 8. Phương trình chuyển động của một chất điểm trên trục ox có dạng: x=10-20t(km), t đơn vị là giờ. Sau 3 giờ chuyển động chất điểm ở vị trí là:

A. x= 50 km                         

B. x= -50 km                      

C.  x=20 km                   

D.  x=-20 km

Câu 9. Biểu thức đúng khi nói về lực hướng tâm?

A. Fht­ = mr2/v                       

B. Fht  =  m 2\({\omega ^2}\) r                    

C. Fht  =  v2/r                  ­

D. Fht  =  m \({\omega ^2}\)2

Câu 10. Một vật rơi tự do không vận tốc đầu từ độ cao 20 (m), cho \(g=10\frac{m}{{{s}^{2}}}\). Vận tốc của vật khi chạm đất là:

A.  v=400 m/s                       

B.  v=2 m/s                             

C.  v=20 m/s                 

D.  v=10 m/s 

Câu 11. Một bánh xe ô tô có đường kính 60 cm. Xe chuyển động thẳng đều với tốc độ 36 km/h. Gia tốc hướng tâm của quanh xe là:

A. \({{a}_{ht}}=\frac{1000}{3}\frac{m}{{{s}^{2}}}\)

B. \({{a}_{ht}}=\frac{100}{3}\frac{m}{{{s}^{2}}}\)

C. \({{a}_{ht}}=\frac{10}{3}\frac{m}{{{s}^{2}}}\)

D. \({{a}_{ht}}=\frac{1}{3}\frac{m}{{{s}^{2}}}\)

Câu 12. Để tăng tầm xa của vật ném theo phương ngang với sức cản không khí không đáng kể thì biện pháp nào sau đây có hiệu quả nhất?

A. Giảm khối lượng vật ném.         

B. Tăng khối lượng vật ném.

C. Giảm độ cao điểm ném.           

D. Tăng vận tốc ném.

Câu 13. Một vật có khối lượng  m =500g , đang chuyển động với gia tốc a =60cm/s2 .Lực tác dụng lên vật có độ lớn là :

A. F = 0,3N     

B.  F = 3 N       

C. F = 30 N             

D. F = 0,03 N

Câu 14. Nếu một vật đang chuyển động có gia tốc mà lực tác dụng lên vật giảm đi thì vật sẽ thu được gia tốc như thế nào?

A. lớn hơn                           

B. nhỏ hơn                         

C. không thay đổi                      

D. bằng 0

Câu 15. Công thức tính gia tốc trọng trường khi vật ở gần mặt đất là::

A. \(g = \frac{{{v^2}}}{R}\)                     

B. \(g = \frac{{GM}}{{{R^2}}}\)                             

C. \(g = \frac{{\Delta v}}{{\Delta t}}\)                               

D. \(g = \frac{{2s}}{{{t^2}}}\)

Câu 16. Một lò xo khi treo vật m = 200 g sẽ dãn ra 4 cm. Cho g = 10m/s2. Giá trị độ cứng của lò xo là:

A. 0,5 N/m                          

B. 200 N/m                         

C. 20 N/m                          

D. 50 N/m

Câu 17. Điều gì xảy ra đối với hệ số ma sát giữa vật trượt trên một mặt phẳng khi tăng tốc độ trượt của vật lên?

A. Giảm xuống.                  

B. Tăng lên.                      

C. Không đổi.                

D. Cả A,B,C đều sai.

Câu 18. Khi khoảng cách giữa hai chất điểm tăng lên ba lần thì lực hấp dẫn giữa chúng:

A, Tăng lên 3 lần       

B. Tăng lên 9 lần    

C. Giảm đi 3 lần            

D. Giảm đi 9 lần

Câu 19: Một điểm đứng yên  dưới tác dụng của ba lực 6 N, 8 N, và 10 N. Hỏi góc giữa hai lực 6 N và 8N bằng bao nhiêu?   

A. 300                                     

B. 600               

C. 450           

D. 900

Câu 20. Hai lực cân bằng không thể có :

A. Cùng  hướng                    

B. Cùng phương            

C. Cùng giá                      

D. Cùng độ lớn

---(Để xem tiếp nội dung phần tự luận của đề thi số 5 các em vui lòng xem Online hoặc Đăng nhập vào HOC247 để tải về máy)--- 

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5

 I.Trắc nghiệm:

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

A

A

D

C

C

B

C

B

B

C

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

A

D

A

B

B

D

C

D

D

A

 

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi HK1 môn Vật Lý 10 năm 2021-2022 có đáp án Trường THPT Tuệ Tĩnh. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

Thi online

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON