Bộ 5 đề thi HK1 môn Vật Lý 10 năm 2021-2022 có đáp án Trường THPT Kinh Môn dưới đây được HOC247 sưu tầm và giới thiệu. Các đề thi học kì 1 lớp 10 này sẽ giúp các bạn học sinh ôn tập kiến thức môn Lý hiệu quả, chuẩn bị sẵn sàng cho bài thi học kì sắp tới. Mời các bạn tham khảo.
TRƯỜNG THPT KINH MÔN |
ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN VẬT LÝ 10 THỜI GIAN 45 PHÚT NĂM HỌC 2021-2022 |
ĐỀ THI SỐ 1
Câu 1.Phát biểu nội dung định luật Húc. Viết biểu thức của định luật và chú thích đại lượng.
Câu 2.Tại sao khi leo núi, ta thường chống gậy cho đỡ mỏi chân?
Câu 3. Hai vật có khối lượng lần lượt 45kg và 105kg được xem là hai chất điểm, đặt cách nhau một đoạn r. Lực hấp dẫn giữa chúng là 4.10-11 N
a. Tìm khoảng cách r giữa chúng.
b. Nếu khoảng cách tăng lên gấp đôi thì lực hấp dẫn giữa hai vật thay đổi như thế nào?
Câu 4. Một vật bắt đầu lăn nhanh dần đều trên đường nằm ngang dưới tác dụng của lực kéo là 50N song song với mặt đường. Sau khi đi vật đi được 100m thì vận tốc của vật là 36km/h. Biết hệ số ma sát giữa vật và mặt sàn là 0,2. Cho g= 10 m/s2.
a. Tìm gia tốc chuyển động của vật.
b. Tìm khối lượng của vật.
c. Khi vật đạt vận tốc 36km/h thì thôi tác dụng lực kéo và vật bắt đầu lên dốc. Biết dốc dài 10m và nghiêng 30o so với mặt phẳng ngang, hệ số ma sát không đổi. Hỏi vật có lên hết dốc không?
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1
Câu 1: Trong giới hạn đàn hồi, độ lớn của lực đàn hồi tỉ lệ thuận với độ biến dạng của lò xo
- Biểu thức:Fđh = k./Dl
- Chú thích:
Fhđ là độ lớn lực đàn hồi (N)
k là độ cứng của lò xo. (N/m)
Dl là độ biến dạng của lò xo (m)
Câu 2: - Khi leo núi, chân ta tác dụng một lực đẩy vào mặt đất,theo định luật III Newton thì mặt đất sẽ tác dụng một phản lực ngược lại vào chân ta làm chân ta bị mỏi.
- Khi ta chống gậy thì phản lực sẽ tác dụng lên gậy và nó truyền đến cơ thể chúng ta làm ta dịch chuyển về phía trước và giúp chân ta đỡ bị mỏi.
Câu 3:
Câu a: Fhd = \((G.{m_1}.{m_2})/{r^2}\) \(\Rightarrow r=\sqrt{G\frac{{{m}_{1}}.{{m}_{2}}}{F}}\)
\(=\sqrt{6,{{67.10}^{-11}}\frac{45.105}{{{4.10}^{-11}}}}=88,76m\)
Câu b: \(\frac{{{F}_{2}}}{{{F}_{1}}}=\frac{r_{1}^{2}}{r_{2}^{2}}\)
\(\Rightarrow {{F}_{2}}=\frac{r_{1}^{2}}{r_{2}^{2}}.{{F}_{1}}\)
\(=\frac{r_{1}^{2}}{{{\left( 2{{r}_{1}} \right)}^{2}}}.{{F}_{1}}=\frac{{{F}_{1}}}{4}\)
- Vậy: Lực hấp dẫn giữa chúng giảm đi 4 lần.
Câu 4.Ta có: \(v_{t}^{2}-v_{o}^{2}=2as\Rightarrow a=\frac{v_{t}^{2}-v_{o}^{2}}{2s}\) = \(\frac{{{{10}^2} - {0^2}}}{{2.100}}\) = 0,5 m/s2
Câu b. Vẽ hình, chọn chiều dương là chiều chuyển động của vật.
- Áp dụng định luật II Newton ta có: Fk + Fmst + P + N = m. (1)
- Chiếu (1) lên chiều dương:Fk – Fms = m.a
\(\Leftrightarrow {{F}_{k}}-\mu mg=ma\Rightarrow m=\frac{{{F}_{k}}}{a+\mu g}\)
\(=\frac{50}{0,5+0,2.10}=20kg\)
Câu c: Vẽ hình
Áp dụng định luật II Newton ta có: Fmst + P + N = m. (2)
Chiếu (2) lên chiều (+), ta có: \(-{{F}_{ms}}'-P.\sin \alpha =ma'\)
Với: \({{F}_{ms}}'=\mu N'=\mu P.\cos \alpha \)
\(\Rightarrow a'=\frac{-\mu P.\cos \alpha -P.\sin \alpha }{m}=-g\left( \mu .\cos \alpha +\sin \alpha \right)\)
\(=-10\left( 0,2.\cos {{30}^{o}}+sin{{30}^{o}} \right)=-6,73\) m/s2
- Ta có: \(v_{t}^{'2}-v_{o}^{'2}=2a's'\to s'=\frac{v_{t}^{'2}-v_{o}^{'2}}{2a'}=\frac{0-{{10}^{2}}}{2.\left( -6,73 \right)}=7,4m<10m\to \)
Vât không lên hết dốc
ĐỀ THI SỐ 2
ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN VẬT LÝ 10- TRƯỜNG THPT KINH MÔN- ĐỀ 02
A. PHẦN CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Trong các phát biểu dưới đây, phát biểu nào đúng ? Chuyển động cơ là:
A. sự thay đổi hướng của vật này so với vật khác theo thời gian.
B. sự thay đổi chiều của vật này so với vật khác theo thời gian.
C. sự thay đổi vị trí của vật này so với vật khác theo thời gian .
D. sự thay đổi phương của vật này so với vật khác theo thời gian .
Câu 2. Công thức quãng đường đi được của chuyển động thẳng nhanh dần đều là:
A. s = v0t + at2/2 (a và v0 cùng dấu).
B. s = v0t + at2/2 (a và v0 trái dấu).
C. x= x0 + v0t + at2/2. ( a và v0 cùng dấu ).
D. x = x0 +v0t +at2/2. (a và v0 trái dấu ).
Câu 3. Trong công thức tính vận tốc của chuyển động thẳng nhanh dần đều v = v0 + a.t thì:
A. v0 luôn luôn dương.
B. a luôn luôn dương.
C. a luôn luôn ngược dấu với v0
D. a luôn luôn cùng dấu với v0.
Câu 4. Chọn câu trả lời đúng. Các vật rơi trong không khí nhanh chậm khác nhau, nguyên nhân nào sau đây quyết định điều đó ?
A. Do các vật nặng, nhẹ khác nhau.
B. Do lực cản không khí tác dụng lên các vật khác nhau.
C. Do các vật to, nhỏ khác nhau.
D. Do các vật làm bằng các chất khác nhau.
Câu 5. Trường hợp nào sau đây có thể coi chiếc máy bay là một chất điểm?
A. Chiếc máy bay đang chạy trên đường băng.
B. Chiếc máy bay đang bay từ Hà Nội–Tp Hồ Chí Minh.
C. Chiếc máy bay đang đi vào nhà ga.
D. Chiếc máy bay trong quá trình hạ cánh xuống sân bay.
Câu 6. Một vật nặng rơi từ độ cao 20m xuống mặt đất. Sau bao lâu vật chạm đất? Lấy g = 10 m/s2.
A. t = 2s. B. t = 1s. C. t = 3 s. D. t = 4 s.
Câu 7. Một chiếc máy bay chạy ngược chiều gió với vận tốc 300km/h đối với gió.Tính vận tốc của máy bay so với đất? Biết vận tốc của gió là 5km/h.
A. 285 km/h. B. 295 km/h. C. 275 km/h. D. 305 km/h.
Câu 8. Trường hợp nào dưới đây được xem là sự rơi tự do:
A. Thả một hòn sỏi rơi xuống.
B. Ném một hòn sỏi theo phương nằm ngang.
C. Ném một hòn sỏi lên cao.
D. Ném một hòn sỏi theo phương xiên góc.
Câu 9. Kết quả đo đại lượng A được viết dưới dạng là:
A. A = \(\overline {\Delta A} \pm \) ∆A’
B. A = \(\overline A \) + ∆A
C. A = \(\overline A \) - ∆A
D. A = \(\overline A \pm \) ∆A
Câu 10. Các công thức liên hệ giữa tốc độ góc w với chu kỳ T là:
A. \(\omega =\frac{T}{2\pi }\)
B. \(\omega =2\pi .T\)
C. \(T=2\pi .\omega \)
D. \(\omega =\frac{2\pi }{T}\)
Câu 11. Trên một con sông nước chảy với vận tốc không đổi 0,5 m/s. Một bạn học sinh bơi ngược dòng được 1 km rồi ngay lập tức bơi ngược trở lại về vị trí ban đầu. Biết rằng, trong nước yên lặng bạn đó bơi với vận tốc 1,2 m/s. Thời gian bơi của bạn học sinh là:
A. 27,78 phút.
B. 35,5 phút.
C. 33,6 phút.
D. 42,6 phút.
Câu 12. Một ôtô đang chuyển động với vận tốc 10 m/s thì hãm phanh, sau đó chuyển động chậm dần đều với gia tốc 2m/s2. Tốc độ trung bình của ôtô trong 3 giây cuối trước khi vật dừng lại ?
A. 7 m/s
B. 3 m/s
C. 6 m/s
D. 8 m/s
---(Để xem tiếp nội dung phần tự luận của đề thi số 2 các em vui lòng xem Online hoặc Đăng nhập vào HOC247 để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2
A. Trắc nghiệm
1C | 2A | 3D | 4B |
5B | 6A | 7B | 8A |
9D | 10D | 11C | 12B. |
B. Tự luận
Câu 13:
T = 0,05 (s)
ω = 40π (rad/s)
v = 50,27 (m/s)
Câu 14:
a. h = 320 (m)
t = 8 (s)
b. ∆s = (6 -1/2).10 = 55 (m)
ĐỀ THI SỐ 3
ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN VẬT LÝ 10- TRƯỜNG THPT KINH MÔN- ĐỀ 03
Câu 1: Chuyển động thẳng đều là gì? Nêu những đặc điểm của chuyển động thẳng đều? Viết công thức tính đường đi và phương trình chuyển động của chuyển động thẳng đều?
Câu 2: Chuyển động tròn đều là gì? Chu kì, tần số của chuyển động tròn đều là gì? Viết công thức, đơn vị các đại lượng trong công thức?
Câu 3: Một đoàn tàu rời ga chuyển động thẳng nhanh dần đều. Sau 1 phút đoàn tàu đạt đến vận tốc 40km/h.
a. Tính gia tốc của đoàn tàu và quãng đường mà tàu đi được trong 1 phút đó.
b. Nếu tiếp tục tăng tốc như vậy thì sau bao lâu nữa tàu sẽ đạt vận tốc 60km/h.
c. Tìm vận tốc của tàu tại thời điểm t=1phút 30s
Câu 4: Một vật rơi tự do.Trong 2 giây cuối cùng vật rơi được đoạn đường 180m. Bỏ qua sức cản của không khí, lấy gia tốc rơi tự do là 10 m/s2.
a. Tính thời gian rơi của vật khi chạm đất.
b. Tính độ cao nơi thả vật và vận tốc của vật khi chạm đất.
Câu 5: Một ca nô chạy xuôi dòng sông từ A đến B mất 4h. A, B cách nhau 40km, nước chảy với vận tốc 4km/h. Tính vận tốc của ca nô đối với nước.
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3
Câu 1:
* Chuyển động thẳng đều: là chuyển động có quỹ đạo là đường thẳng và có vận tốc trung bình trên mọi quãng đường là như nhau.
* Những đặc điểm của chuyển động thẳng đều:
- Quỹ đạo là đường thẳng.
- Vận tốc trung bình trên mọi đoạn đường là như nhau.
* Công thức tính đường đi của chuyển động thẳng đều:
S = vtb.t = v.t
* Phương trình chuyển động của chuyển động thẳng đều:
x = x0 + s = x0 + v.t
Câu 2:
*Chuyển động tròn đều: là chuyển động có quỹ đạo tròn và có tốc độ trung bình trên mọi cung tròn là như nhau.
*Chu kì T của chuyển động tròn đều: là thời gian để vật đi được một vòng.
T = \(\frac{2\pi }{\omega }\)
* Tần số f của chuyển động tròn đều: là số vòng mà vật đi được trong một giây.
\(f=\frac{1}{T}=\frac{\omega }{2\pi }\)
Câu 3: Chọn chiều chuyển động của tàu, gốc thời gian là lúc tàu bắt đầu chuyển động.
a/ *Gia tốc của tàu là:
\(v={{v}_{0}}+at\)
\(\Rightarrow a=\frac{v-{{v}_{0}}}{t}=\frac{11,1-0}{60}=0,185(m/{{s}^{2}})\)
*Quãng đường tàu đi được trong 1 phút đó:
\(s={{v}_{0}}t+\frac{1}{2}a{{t}^{2}}=0+\frac{1}{2}.(0,185){{.60}^{2}}=333(m)\)
b/ * Thời gian đoàn tàu đạt vận tốc 60km/h là:
\(v'=v+at'\to t{{'}_{{}}}=\frac{v'-v}{a}=\frac{16,7-11,1}{0,185}=30s\)
c/ *Vận tốc của tàu tại thời điểm t’’=1 phút 30s là:
\(v''={{v}_{0}}+at''=0+0,185.90=16,65km/h\)
Câu 4: Chọn phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới.
a. Thời gian rơi của vật :
Quãng đường vật rơi từ độ cao h xuống mặt đất:
\({{s}_{{}}}=\frac{1}{2}g{{t}_{{}}}^{2}=5{{t}^{2}}\)
Quãng đường vật rơi trong (t - 2)giây:
\({{s}^{'}}_{{}}=\frac{1}{2}g{{t}_{{}}}^{2}=5{{(t-2)}^{2}}=5({{t}^{2}}-4t+4)=5{{t}^{2}}-20t+20\)
Vậy Quãng đường vật rơi được trong giây cuối cùng là :
\(\Delta s={{s}_{{}}}-{{s}^{'}}_{{}}\)
→ 180 = 5t2 - 5t2 + 20t - 20
→ 20t = 200
→ t = 10s
b. Độ cao h mà vật rơi:
\({{h}_{{}}}=s=\frac{1}{2}g{{t}_{{}}}^{2}=\frac{1}{2}{{.10.10}^{2}}=500m\)
Vận tốc của vật khi vật chạm đất :
v=gt=10.10=100m/s
Câu 5: Gọi V1,3 là vận tốc của ca nô đối với bờ
V1,2 là vận tốc của ca nô đối với nước
V2,3 là vận tốc của nước đối với bờ
Chọn chiều (+) là chiều chuyển động của ca nô
Công thức cộng vận tốc:
\(\overrightarrow{{{v}_{1,3}}}=\overrightarrow{{{v}_{1,2}}}+\overrightarrow{{{v}_{2,3}}}\)
→ \(\overrightarrow{{{v}_{1,2}}}=\overrightarrow{{{v}_{1,3}}}-\overrightarrow{{{v}_{2,3}}}\)
Vì \(\overrightarrow{{{v}_{1,3}}}\) → \(\overrightarrow{{{v}_{2,3}}}\) nên \({{v}_{1,2}}={{v}_{1,3}}-{{v}_{2,3}}=10-4=6km/h\)
ĐỀ THI SỐ 4
ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN VẬT LÝ 10- TRƯỜNG THPT KINH MÔN- ĐỀ 04
Câu 1: Chọn câu trả lời đúng. Hai ô tô xuất phát cùng lúc từ 2 địa điểm A và B cách nhau 180km. Xe đi từ A hướng về B với tốc độ 60Km/h.Xe đi từ B chạy về A với tốc độ 40Km/h. Coi chuyển động của 2 xe là thẳng đều.Vị trí tính từ A và thời điểm 2 xe gặp nhau là :
A. x = 128Km và t =2,8h.
B. x = 108Km và t =1,6h.
C. x = 100Km và t =1,8h.
D. x = 108Km và t =1,8h.
Câu 2: Chọn câu đúng. Ném 1 viên đá nhỏ từ dưới đất lên cao thẳng đứng, khi nào có thể coi vật chuyển động thẳng nhanh dần đều?
A. Khi vật ở điểm cao nhất. B. Khi vật đang đi lên cao.
C. Lúc vật rơi gần mặt đất. D. Lúc bắt đầu ném.
Câu 3: Một ô tô đang chuyển động với vận tốc 36 km/h, tài xế tắt máy và hãm phanh xe chuyển động chậm dần đều sau 50m nữa thì dừng lại. Quãng đường xe đi trong 2s kể từ lúc hãm là:
A. 18m
B. 2,5m
C. 10m
D. 20m
Câu 4: Một vệ tinh nhân tạo chuyển động quanh Trái Đất với chu kì 5400s. Biết vệ tinh nhân tạo bay ở độ cao 600km cách mặt đất, bán kính của Trái Đất 6400km. Tốc độ góc và tốc độ dài của vệ tinh đó là:
A. 0,012 rad/s; 8400m/s
B. 0,0012 rad/s; 8400m/s
C. Một giá trị khác
D. 0,12 rad/s; 840m/s
Câu 5: Một chiếc xà lan chạy xuôi dòng sông từ A đến B mất 3 giờ; AB cách nhau 36km . Nước chảy với vận tốc 4km/h . Tính vận tốc của xà lan đối với nước .
A. 32km/h
B. 16km/h
C. 8km/h
D. 12km/h
Câu 6: Khi khảo sát về một chuyển động , đồ thị quãng đường đi được S theo thời gian bình phương t2 có dạng là một đường thẳng đi qua góc tọa độ . Kết luận gì về chuyển động đó
A. Chuyển động nhanh dần đều
B. Chuyển động tròn đều
C. Chuyển động chậm dần đều
D. Chuyển động thẳng đều
Câu 7: Chọn câu trả lời đúng. Hai vật có khối lượng m1< m2 rơi tự do tại cùng một địa điểm với vận tốc tương ứng khi chạm đất v1, v2 .
A. v1 = v2
B. không đủ điều kiện để kết luận.
C. v1 < v2
D. v1 > v2
Câu 8: Hành khách A đứng trên toa tàu, nhìn qua cửa sổ thấy hành khách B ở toa tàu bên cạnh. Hai toa tàu đang đổ trên hai đường tàu song song với nhau trong sân ga. Bỗng A thấy B chuyển động về phía sau. Tình huống nào sau đây chắc chắn không xảy ra ?
A. Cả hai toa tàu cùng chạy về phía trước. B chạy nhanh hơn.
B. Toa tàu A chạy về phía trước. Toa tàu B đứng yên.
C. Cả hai toa tàu cùng chạy về phía trước. A chạy nhanh hơn.
D. Toa tàu A đứng yên. Toa tàu B chạy về phía sau.
Câu 9: Một đĩa tròn có bán kính 20 cm quay đều quanh trục của nó .Đĩa quay một vòng đúng 0,2 s . Hỏi tốc độ dài của một điểm trên mép đĩa bằng bao nhiêu ?
A. v = 3,14 m/s
B. v = 628 m/s
C. v = 6,28 m/s
D. v = 62,8 m/s
Câu 10: Hai vật được thả rơi tự do đồng thời từ hai độ cao khác nhau h1 và h2 . Khoảng thời gian rơi của vật thứ nhất lớn gấp đôi khoảng thời gian rơi của vật thứ hai. Bỏ qua lực cản của không khí. Tỉ số các độ cao là bao nhiêu ?
A. \(\frac{{{h}_{2}}}{{{h}_{1}}}\) = 1/4
B.\(\frac{{{h}_{2}}}{{{h}_{1}}}\) = 2.
C. \(\frac{{{h}_{2}}}{{{h}_{1}}}\) = 0,5.
D. \(\frac{{{h}_{2}}}{{{h}_{1}}}\) = 4.
---(Để xem tiếp nội dung từ câu 11 đến câu 30 của đề thi số 4 các em vui lòng xem Online hoặc Đăng nhập vào HOC247 để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4
1 |
D |
11 |
D |
21 |
B |
2 |
C |
12 |
C |
22 |
B |
3 |
A |
13 |
B |
23 |
B |
4 |
B |
14 |
B |
24 |
D |
5 |
C |
15 |
A |
25 |
C |
6 |
A |
16 |
C |
26 |
C |
7 |
A |
17 |
D |
27 |
B |
8 |
A |
18 |
D |
28 |
D |
9 |
A |
19 |
C |
29 |
C |
10 |
A |
20 |
A |
30 |
D |
ĐỀ THI SỐ 5
ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN VẬT LÝ 10- TRƯỜNG THPT KINH MÔN- ĐỀ 05
Câu 1: Trong một máy gia tốc êlectron chuyển động trên một quỹ đạo tròn bán kính 1m. Thời gian êlectron quay hết 5 vòng là 5.10-7s. Gia tốc hướng tâm của êlectron là:
A. 1015 m/s2
B. 3,94.1015 m/s2
C. 7.1015 m/s2
D. 3,94.1015 m/s2
Câu 2: Một chiếc xà lan chạy xuôi dòng sông từ A đến B mất 3 giờ AB cách nhau 36km. Nước chảy với vận tốc 4km/h. Tính vận tốc của xà lan đối với nước .
A. 8km/h
B. 12km/h
C. 32km/h
D. 16km/h
Câu 3: Phương trình chuyển động của 1 chất điểm theo trục Ox có dạng: x = 5 + 40t ( Km; h ). Chất điểm đó xuất phát từ điểm nào, vận tốc bằng bao nhiêu?
A. Từ O với vận tốc 5Km/h.
B. Từ O với vận tốc 60Km/h.
C. Từ M cách O 5Km, vận tốc 40Km/h.
D. Từ M cách O 5Km, vận tốc 5Km/h.
Câu 4: Chọn câu trả lời đúng. Một chất điểm đang chuyển động với vận tốc 12km/h thì chuyển động thẳng chậm dần đều,sau 1phút thì dừng lại.Gia tốc của chất điểm là
A. 0,055m/s2.
B. 0,5m/s2
C. 200m/s2
D. 2m/s2
Câu 5: Một chiếc thuyền chuyển động ngược chiều dòng nước với vận tốc 6,5 km/h đối với dòng nước. Vận tốc chảy của dòng nước đồi với bờ sông là 1,5 km/h . Vận tốc v của thuyền đối với bờ sông là bao nhiêu ?
A. v = 6,70 km/h
B. v = 8,00 km/h
C. v = 5,00 km/h
D. v = 6,30 km/h
Câu 6: Trong số các phương trình dưới đây, phương trình nào biểu diễn quy luật của chuyển động thẳng đều với vận tốc 2 m/s.
A. s = \(\frac{2}{t}\)
B. v = 5 -2(t-t0)
C. x = \(\frac{t-5}{2}\)
D. x = 5 + 2(t- t0)
Câu 7: Trong trường hợp nào dưới đây có thể coi chiếc máy bay là chất điểm ?
A. Chiếc máy bay đang bay từ Hà Nội đi Tp HCM
B. Chiếc máy bay đang chạy trên sân bay
C. Chiếc máy bay trong quá trình hạ cách xuống sân bay
D. Chiếc máy bay đang bay thử nghiệm
Câu 8: Những kết luận nào dưới đây là đúng. Chuyển động thẳng nhanh dần đều là chuyển động trong đó:
A. Quãng đường tăng dần theo thời gian.
B. Vectơ gia tốc không đổi về hướng và độ lớn, tích a.v>0.
C. Gia tốc có giá trị dương.
D. Vận tốc có hướng không đổi và có độ lớn tăng theo thời gian.
Câu 9: Các công thức liên hệ giữa tốc độ góc với tốc độ dài và giữa gia tốc hướng tâm với tốc độ dài của chất điểm chuyển động tròn đều là gì ?
A. v = \(\frac{\omega }{r}\) ; aht = \(\frac{\mathop{v}^{2}}{r}\)
B. v = wr ; aht = v2r
C. v = wr ; aht = x\(\frac{{\mathop v\nolimits^2 }}{r}\)
D. v = \(\frac{\omega }{r}\) ; aht = v2r
Câu 10: Hòa đứng yên trên sân ga . Bình đứng yên trên toa tàu cũng đang đứng yên . Bỗng toa tàu chạy về phía trước với vận tốc 7,2 km/h . Hòa bắt đầu chạy theo toa tàu với vận tốc ấy . Bình thì chạy ngược chiều với chiều chuyển động của toa với vận tốc 7,2 km/h đối với toa . Hỏi vận tốc của Bình đối với sân ga và đối với Hòa bằng bao nhiêu ?
A. v Bình/ga = 7,2 km/h ; vBình/Hòa = 14,4 km/h
B. v Bình/ga = - 7,2 km/h ; vBình/Hòa = 0
C. v Bình/ga = 0 km/h ; vBình/Hòa = - 7,2 km/h
D. v Bình/ga = 14,4 km/h ; vBình/Hòa = 7,2 km/h
---(Để xem tiếp nội dung từ câu 11 đến câu 30 của đề thi số 5 các em vui lòng xem Online hoặc Đăng nhập vào HOC247 để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5
1 |
B |
11 |
B |
21 |
A |
2 |
A |
12 |
B |
22 |
D |
3 |
C |
13 |
B |
23 |
C |
4 |
A |
14 |
D |
24 |
C |
5 |
C |
15 |
D |
25 |
D |
6 |
D |
16 |
A |
26 |
D |
7 |
A |
17 |
B |
27 |
B |
8 |
B |
18 |
B |
28 |
A |
9 |
C |
19 |
C |
29 |
C |
10 |
C |
20 |
D |
30 |
A |
Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi HK1 môn Vật Lý 10 năm 2021-2022 có đáp án Trường THPT Kinh Môn. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:
- Bộ 5 đề thi HK1 môn Vật Lý 10 có đáp án năm 2021-2022 Trường THPT Nguyễn Thị Diệu
- Bộ 5 đề thi HK1 môn Vật Lý 10 có đáp án năm 2021-2022 Trường THPT Võ Thị Sáu
Thi online