YOMEDIA

Bộ 5 đề thi HK1 môn Vật Lý 10 năm 2021-2022 có đáp án Trường THPT Đồng Gia

Tải về
 
NONE

HOC247 gửi đến các em thêm một mẫu Bộ 5 đề thi HK1 môn Vật Lý 10 năm 2021-2022 có đáp án Trường THPT Đồng Gia, đề được ra dựa theo chuẩn cấu trúc đề HK1 với các dạng câu hỏi quen thuộc sẽ giúp các em học sinh ôn tập và củng cố kiến thức cần nắm. Mời các em cùng tham khảo nội dung chi tiết dưới đây!

ATNETWORK

TRƯỜNG THPT ĐỒNG GIA

ĐỀ THI HỌC KÌ 1

MÔN VẬT LÝ 10

THỜI GIAN 45 PHÚT

NĂM HỌC 2021-2022

ĐỀ THI SỐ 1

Câu 1: Trình bày đặc điểm của vectơ vận tốc?

Câu 2: Phát biểu định luật I Newton.Tại sao gọi định luật I Newton là định luật quán tính?

Câu 3: Một vật bắt đầu chuyển động thẳng nhanh dần đều với vận tốc ban đầu 6m/s và gia tốc 2m/s2. Viết phương trình vận tốc của vật.

Câu 4: Một hợp lực 1 N tác dụng vào một vật có khối lượng 2 kg lúc đầu đứng yên, trong khoảng thời gian 2s. Quãng đường mà vật đi được trong khoảng thời gian đó là bao nhiêu?

Câu 5: Một bánh xe bán kính 30 cm chuyển động đều. Bánh xe quay đều 10 vòng/s. Tính: Chu kì, tốc độ góc, tốc độ dài  và gia tốc hướng tâm của một điểm trên vành bánh xe.

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

Câu 1:

- Gốc của vectơ tại vật chuyển động.

- Hướng của vectơ là hướng của chuyển động.

- Độ dài của vectơ theo một tỉ lệ biểu diễn độ lớn của vận tốc.

Câu 2:

- Nếu một vật không chịu tác dụng của lực nào hoặc chịu tác dụng của các lực có hợp lực bằng không, thì vật đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng  đều.

- Định luật I đựợc gọi là định luật quán tính vì đã nêu lên tính chất bảo toàn vận tốc của vật.

Câu 3: Phương trình vận tốc : v = 6 + 2t (m/s).

Câu 4:

a = F/m → a = 1/ 2 = 0,5 m/s2

Vật ban đầu đứng yên nên vo = 0

Phương trình quãng đường vật đi được:

s = 0,5.at2 = 0,25t2

→ S2s = 0,25.22 = 1 m.

Câu 5:

- Chu kì: \(T = \frac{1}{f} = \frac{1}{{10}} = 0,1s\)

- Tốc độ góc: \(\omega  = 2\pi f = 2\pi .10 = 20\pi \) (rađ/s)

- Tốc độ dài: \(v = r\omega  = 0,3.20\pi  = 6\pi \) (m/s)

- Gia tốc hướng tâm: \({a_{ht}} = r{\omega ^2} = 0,2.{(20\pi )^2}\)

ĐỀ THI SỐ 2

ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN VẬT LÝ 10- TRƯỜNG THPT ĐỒNG GIA- ĐỀ 02

Câu 1: Định nghĩa, biểu thức, đơn vị của gia tốc?

Câu 2 : Phát biểu và viết biểu thức định luật vạn vật hấp dẫn? Tại sao hằng ngày ta không cảm nhận được lực hấp dẫn giữa ta với các vật xung quanh? 

Câu 3: Hai ô tô chuyển động thẳng đều xuất phát cùng lúc từ hai địa điểm A và B cách nhau 60 km, chuyển động ngược chiều đến gặp nhau. Vận tốc hai xe lần lượt là vA = 60 km/h và vB = 40 km/h.

a. Viết PTCĐ của hai xe?

b. Tìm khoảng cách của hai xe sau khi xuất phát được 0,5 h?

Câu 4: Một chất điểm chuyển động đều trên quỹ đạo tròn bán kính 0,4m. Biết chất điểm đi được 5 vòng/s

a.Tính chu kì quay của chất điểm?

b.Tính gia tốc hướng tâm của chất điểm?

Câu 5: Một ôtô khối lượng m = 1 tấn bắt đầu chuyển động trên mặt đường nằm ngang. Khi đi được s = 50 m vận tốc ôtô là v = 10m/s. Hệ số ma sát lăn giữa bánh xe với mặt đường là 0,1. Lấy g = 10 m/s2.

a. Tính gia tốc của ô tô?

b. Tính lực kéo của động cơ ?

c. Sau đó ô tô tắt máy .Tìm thời gian từ khi tắt máy đến khi dừng lại ?

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

Câu 1: Định nghĩa đúng

Biểu thức đúng

Đơn vị đúng

Câu 2 : Phát biểu đúng

Viết biểu thức định luật vạn vật hấp dẫn

Nhận xét đúng

Câu 3:

a.- Chọn hệ qui chiếu

xa=  60t

xb=  60-40t

b. xa=  30 km

xb=  40km

k/c =  10km

Câu 4

a. T =1/f

T= 0,2 s

b. a= w2R

a=   400 m/s

Câu 5: 

a. a= \(\frac{{{v^2} - {v^2}_0}}{{2s}}\)

a = 1m/s2

b. Hình vẽ

\(\vec F + {\vec F_{mc}} = m.\vec a\)

Chọn chiều dương là chiều chuyển động

F = Fms + ma

F =  2000 N

ĐỀ THI SỐ 3

ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN VẬT LÝ 10- TRƯỜNG THPT ĐỒNG GIA- ĐỀ 03

Câu 1: 

a. Phát biểu định nghĩa công suất, công thức tính công suất. Nêu ý nghĩa vật lí của công suất.

b. Một động cơ dùng một lực 5000N  theo phương ngang để kéo đều một vật đi được quãng đường 20m theo phương của lực kéo trong thời gian 50 giây. Tính công suất của động cơ.

Câu 2: Nêu nội dung cơ bản về cấu tạo chất.

Câu 3: Thả một vật có khối lượng 500g rơi tự do không vận tốc đầu từ độ cao 20m. Lấy g=10m/s2 và mốc tính thế năng tại mặt đất.

a. Tính động năng, thế năng và cơ năng tại trí cách mặt đất 5m.

b. Tính vận tốc và độ cao của vật tại vị trí có  động năng bằng thế năng.

Câu 4: Bơm 1500 cm3 không khí ở áp suất 105 Pa và nhiệt độ 270C vào một bình kín. Tính áp suất của không  khí trong bình. Biết dung tích của bình là 1000 cm3, trước khi bơm trong bình không có không khí và sau khi bơm nhiệt độ không khí trong bình là 300C.

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

Câu 1:

a.

- ĐN: Công suất là đại lượng đo bằng thương số giữa công A và thời gian t cần để thực hiện công ấy.

- Công thức: \(P = \frac{A}{t}\)

- Ý nghĩa: Công suất đặc trưng cho tốc độ sinh công

b.  A= F.s = 5000.20 =100000J

\(P = \frac{A}{t} = \frac{{100000}}{{50}} = 2000W\)

Câu 2:

- Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt là nguyên tử, phân tử.

- Các phân tử chuyển động hỗn độn không ngừng.

- Chuyển động phân tử càng nhanh thì nhiệt độ vật càng cao.

Câu 3: 

a. Wđ= \(\frac{{m.{v^2}}}{2} = \frac{{m.2.g.s}}{2} = 75J\)

\({W_t} = mgz = 0,5.10.5 = 25J\)

W= Wđ + Wt =75+25 = 100J

b. Tại vị trí động năng bằng thế năng: W’đ = W’t

+ Vị trí:  W’=W= W’đ + W’t = 2 W’t =2mgz’

→ \({z^,} = \frac{W}{{2mg}} = \frac{{100}}{{2.0,5.10}} = 10m\)

+ Vận tốc: W’=W= W’đ + W’t = 2 W’đ = m.v’2

\( \Rightarrow v' = \sqrt {\frac{W}{m}}  = \sqrt {200}  = 14,1m/s\)        

Câu 4: V1= 1500cm3

V2= 1000cm3

\(\begin{array}{l}
\frac{{{p_1}{V_1}}}{{{T_1}}} = \frac{{{p_2}{V_2}}}{{{T_2}}}\\
 \Rightarrow {p_2} = \frac{{{p_1}{V_1}{T_2}}}{{{T_1}{V_2}}} = 151500Pa
\end{array}\)

ĐỀ THI SỐ 4

ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN VẬT LÝ 10- TRƯỜNG THPT ĐỒNG GIA- ĐỀ 04

Phần I: Trắc nghiệm 

Câu 1:   Trong trường hợp nào sau đây vật chuyển động có thể coi là chất điểm:

A.  Ô tô chạy ra khỏi bãi đậu xe.                                           

B.  Vận động viên nhảy sào được 4m.

C.  Vệ tinh bay quanh trái đất.                                               

D.  Máy bay cất cánh từ đường băng

Câu 2:  Yếu tố nào sau đây không có mặt trong hệ quy chiếu:

A.  Gốc thời gian.                 

B.  Hệ tọa độ gắn với vật mốc.                      

C.  Đồng hồ.               

D.  Người quan sát

Câu 3: Phương trình chuyển động thẳng đều:

A.  x= x0 + vt.           

B.  x= x0 + at.            

C.  x= x0 + at2.      

D.  x= x0 + v0

Câu 4:  Trong chuyển động thẳng đều thì:

A.  Quãng đường đi được tỉ lệ thuận với vận tốc.                                         

B.  Tọa độ tỉ lệ thuận với vận tốc.

C.  Quãng đường đi được tỉ lệ với thời gian chuyển động                            

D.  Tọa độ tỉ lệ với thời gian chuyển động.

Câu 5:  Chọn phương trình chuyển động thẳng đều xuất phát từ gốc tọa độ.

A.  x= 10 + 2t.                       

B.  x = -3 + 7t.                       

C.  x = 5t.       

D.  x = 8 – 3t.

Câu 6:  Chuyển động nào sau đây là thẳng biến đổi đều.

A.  Giọt nước mưa rơi thẳng đứng.             

B.  Hòn đá được ném xiên góc.

C.  Hòn bi lăn trên mặt bàn nhẵn nằm ngang.         

D.  Hòn đá được ném thẳng đứng

Câu 7:  Chọn đúng phương trình chuyển động thẳng nhanh dần đều:

A.  x = x0 + v0t2 +  1/2 at .       

B.  x = x0 + at +1/2 v0t2.  

C.  x = v0 + x0t2 + 1/2 at2.   

D.  x = x0 + v0t + 1/2 at2.

Câu 8:  Chọn câu sai. Chất điểm chuyển động nhanh dần đều khi:

A.  a>0 và v0 > 0                   

B.  a>0 và v0 = 0                   

C.  a<0 và v0 > 0      

D. Tất cả đều sai.

Câu 9:  Chỉ ra câu sai.

A.  Trong chuyển động thẳng biến đổi đều, quãng đường đi được trong những khoảng thời gian bằng nhau thì bằng nhau.

B.  Vec tơ gia tốc của chuyển động biến đổi đều có thể cùng chiều hoặc ngược chiều vec tơ vận tốc.

C.  Vận tốc tức thời của chuyển động biến đổi đều có độ lớn tăng hoặc giảm đều theo thời gian.

D.  Gia tốc của chuyển động biến đổi đều có độ lớn không đổi

Câu 10:  Chọn câu sai.

A.  Sự rơi tự do là sự rơi của các vật trong chân không, chỉ dưới tác dụng của trọng lực.

B.  Các vật rơi tự do tại cùng một nơi thì có gia tốc như nhau.

C.  Trong quá trình rơi tự do, gia tốc của vật không đổi cả về hướng và độ lớn.

D.  Trong quá trình rơi, vận tốc của vật không đổi

Câu 11:  Chuyển động nào sau đây có thể xem là rơi tự do:

A.  Viên bi lăn trên mặt bàn xuống sàn.                                

B.  Viên bi được bún rơi xuống đất.

C.  Viên bi được thả rơi xuống đất.                                       

D.  Viên bi được ném xuống.

Câu 12:  Vật nào sẽ được coi là rơi tự do nếu được thả rơi.

A.  Một chiếc lá rụng.          

B.  Một sợi chỉ.        

C.  Một chiếc khăn tay.        

D.  Một mẩu phấn.

Câu 13:  Chọn công thức đúng khi tính vận tốc dài của chuyển động tròn đều.

A.  \(T=\frac{2\pi }{\omega }=\frac{2\pi }{0,15}\)                        

B.  \(f=\frac{1}{T}=\frac{0,15}{2\pi }\)   

C.  \({{a}_{ht}}=\frac{{{v}^{2}}}{r}=\frac{1,{{5}^{2}}}{10}\)                           

D. \(v = r\omega \)

Câu 14:  Vật nào không chuyển động tròn đều:

A.  Ghế của chiếc đu quay khi bắt đầu quay                         

B.  Đầu cánh quạt khi chạy ổn định.

C.  Vệ tinh nhân tạo bay quanh trái đất.                                

D.  Đầu kim giờ trên mặt đồng hồ.

Câu 15:  Chỉ ra chuyển động tròn đều trong các trường hợp sau:

A.  Trái đất quay quanh mặt trời.                                                      

B.  Đầu van xe đạp khi xe xuống dốc.

C.  Một điểm trên đầu cánh quạt máy bay khi tăng tốc.                    

D.  Quả bóng đang lăn.

Câu 16:  Chu kỳ là:

A.  Thời gian để vật đi hết quãng đường                               

B.  Thời gian để vật đi hết một vòng

C.  Số vòng vật đi được                                                         

D.  Số vòng vật đi được trong một đơn vị thời gian

---(Để xem tiếp nội dung phần tự luận của đề thi số 4 các em vui lòng xem Online hoặc Đăng nhập vào HOC247 để tải về máy)--- 

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

Phần I: Trắc nghiệm.

1

2

3

4

5

6

7

8

C

D

A

C

C

A

D

C

9

10

11

12

13

14

15

16

A

D

C

D

D

A

A

B

Phần II: Tự luận. 

Câu 1:

a) v = S/t =180/3 = 60 Km/h.

    x = 60t.

b) Thời gian xe về A. t’= S/t’ = 180/40 = 4,5 h

=> Xe về đến A lúc 14h00.

Câu 2:

a) + s.

+ s = 1/2.g.t2=1/2.10.32 = 45m.

b).+  t’= v/g = 2s

+ h = s – 1/2.g.t’2=25,4m

c). \(v=r\omega \Rightarrow \omega =\frac{v}{r}=\frac{1,5}{10}\) 2,12 s

ĐỀ THI SỐ 5

ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN VẬT LÝ 10- TRƯỜNG THPT ĐỒNG GIA- ĐỀ 05

Phần I: Trắc nghiệm 

Câu 1:  Hệ quy chiếu gồm:

A.  Một vật làm mốc, một hệ tọa độ gắn với vật làm mốc.     

B.  Một mốc thời gian và một đồng hồ.

C.  Một vật làm mốc và một đồng hồ.     

D.  Cả A và B.

Câu 2:  Chọn phát biểu đúng nhất chuyển động cơ của một vật:

A.  Là sự thay đổi vị trí của vật.               

B.  Là sự thay đổi vị trí của vật đó so với vật khác.

C.  Là sự thay đổi vị trí của vật đó so với vật khác theo thời gian.           

D.  Là sự thay đổi của vật theo thời gian

Câu 3:  Chọn phát biểu đúng về chuyển động thẳng đều:

A. Chuyển động thẳng đều có vận vốc luôn dương. 

B. Vật chuyển động thẳng đều là vật có vec tơ vận tốc có hướng không đổi.

C.  Vật chuyển động có quỹ đạo thẳng.         

D.  Vật đi được những quãng đường bằng nhau trong những khoảng thời gian bằng nhau.

Câu 4:  Trong chuyển động thẳng đều:

A.  Quãng đường đi được S tỉ lệ thuận với thời gian chuyển động t.

B. Quãng đường đi được S tỉ lệ nghịch với thời gian chuyển động t.

C. Quãng đường đi được S tỉ lệ với gia tốc a trong chuyển động thẳng đều. D. Cả A và C.

Câu 5:  Chỉ ra câu sai: Trong chuyển động thẳng đều:

A.  Vật đi được những quãng đường bằng nhau trong những khoảng thời gian bằng nhau bất kì.

B.  Tốc độ trung bình trên mọi quãng đường là như nhau.

C.  Tốc độ không đổi từ lúc xuất phát đến lúc dừng lại.

D.  Quỹ đạo là một đường thẳng

Câu 6:  Chọn công thức đúng

A. \(v-{{v}_{0}}=2as\)        

B. \({{v}^{2}}-v_{0}^{2}=2as\)

C. \({{v}^{2}}-v_{0}^{2}=as\)

D. \(v_{0}^{2}-{{v}^{2}}=2as\)

Câu 7:  Chuyển động nào là chậm dần đều:

A.  Xe ô tô đang leo dốc.

B.  Miếng bìa được ném thẳng đứng lên cao.

C.  Thang máy đang đi lên.     

D.  Hòn bi lăn lên máng nghiên nhẵn.

Câu 8:  Chuyển động thẳng biến đổi đều là chuyển động:

A.  Có quỹ đạo là đường thẳng                      

B.  Có quỹ đạo là đường thẳng và có vận tốc biến đổi theo thời gian

C.  Có độ lớn vận tốc tức thời tăng đều hoặc giảm đều theo thời gian       

D.  Cả A và C

Câu 9:  Chọn phát biểu đúng.

A.  Chuyển động thằng chậm dần đều có vận tốc luôn âm.

B.  Chuyển động chậm dần đều thì chậm hơn chyển động nhanh dần đều.

C.  Chuyển động nhanh dần đều có vận tốc cùng chiều gia tốc.

D.  Chuyển động thẳng nhanh dần đều có vận tốc luôn dương và tăng dần.

Câu 10:  Chuyển nào sau đây không thể xem là rơi tự do.

A. Hạt mưa rơi  

B. Mảnh giấy rơi trong ống chân không. 

C. Quả dưa được thả từ tầng 1.

D.Hòn sỏi được thả từ  tầng 2.

Câu 11:  Chọn công thức đúng khi tính thời gian rơi tự do của một vật.

A.  \(t=\sqrt{2gs}\)                            

B.  \(t=\sqrt{\frac{2s}{g}}\)                         

C.  \(t=\sqrt{\frac{2g}{s}}\)                            

D.  t=2gs

Câu 12:  Sự rơi tự do là:

A.  Sự rơi chỉ dưới tác dụng của trọng lực.               

B.  Sự rơi dưới tác dụng của lực cản không khí.

C.  Sự rơi của vật trong không khí.   

D.  Sự rơi trong không khí và sức cản của không khí

Câu 13:  Chỉ ra câu sai.

A.  Vận tốc góc tăng bao nhiêu lần thì vận tốc dài tăng bấy nhiêu lần.

B.  Chu kì giảm bao nhiêu lần thì tần số tăng bấy nhiêu lần.

C.  Vận tốc góc tăng bao nhiêu lần thì gia tốc hướng tâm tăng bấy nhiêu.

D.  Độ dài cung tròn vật đi được tỉ lệ với thời gian.

Câu 14:  Tìm công sai trong công thức của chuyển động thẳng đều.

A.  f.T=1                                

B.  v2=a.r                               

C.  \(a={{\omega }^{2}}r\)                 

D.  \(s=\omega t\)

Câu 15:  Chọn phát biểu đúng khi nói về chuyển động tròn đều:

A.  Vận tốc dài tỉ lệ thuận với bán kính quỹ đạo.                  

B.  Vận tốc dài với vận tốc góc là đại lượng thay đổi.

C.  Vận tốc góc tỉ lệ với gia tốc hướng tâm.                          

D.  Vận tốc góc tỉ lệ với vận tốc dài

Câu 16:  Chọn công thức đúng khi tính gia tốc hướng tâm của chuyển động tròn đều.

A. \({{a}_{ht}}=r{{v}^{2}}\)                           

B.  \({{a}_{ht}}=r{{\omega }^{2}}\)               

C.  \({{a}_{ht}}=r\omega\)                        

D.  \({{a}_{ht}}=\frac{{{\omega }^{2}}}{r}\)

---(Để xem tiếp nội dung phần tự luận của đề thi số 5 các em vui lòng xem Online hoặc Đăng nhập vào HOC247 để tải về máy)--- 

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 5

1D

2C

3D

4A

5C

6B

7D

8D

9C

10A

11B

12A

13C

14D

15D

16B

W: www.hoc247.net F: www.facebook.com/hoc247.net Y: youtube.com/c/hoc247tvc
Trang |
9
V
ng
vàng n
n t
ng, Khai sáng tương lai
Phần I: Trắc nghiệm. (4,0đ)
Mỗi câu đúng 0,25 đ
1
2
3
4
5
6
7
8
D
C
D
A
C
B
D
D
9
10
11
12
13
14
15
16
C
A
B
A
C
D
D
B

 

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi HK1 môn Vật Lý 10 năm 2021-2022 có đáp án Trường THPT Đồng Gia. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

Thi online

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON