Với nội dung 5 đề thi nằm trong tài liệu Bộ 5 đề thi HK1 môn Toán 10 có đáp án năm 2021-2022 Trường THPT Nguyễn Thị Định, do HOC247 tổng hợp, sẽ giúp các em có thêm nguồn tham khảo bổ ích với những dạng đề đa dạng, được cập nhật mới nhất và có đáp án chi tiết nhất. Hi vọng tài liệu sẽ có ích với các em.
TRƯỜNG THPT NGUYỄN THỊ ĐỊNH |
ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN TOÁN 10 NĂM HỌC 2021 - 2022 |
ĐỀ SỐ 1
I. Phần trắc nghiệm
Câu 1: Phương trình \(2x+\frac{3}{x-1}=\frac{3x}{x-1}\) có bao nhiêu nghiệm?
A. 2
B. 0
C. 1
D. 3
Câu 2: Cho tập hợp \(A=\left\{ 3;4;7;8 \right\};\,\,B=\left\{ 4;5;6;7 \right\}\). Xác định tập hợp \(A\backslash B\).
A. \(\left\{ 4;7 \right\}\).
B. \(\left\{ 5;6 \right\}\).
C. \(\left\{ 3;8 \right\}\).
D. \(\left\{ 3;4;5;6;7;8 \right\}\).
Câu 3: Đồ thị hàm số y = ax + b đi qua điểm \(M\left( 1;4 \right);N\left( 2;7 \right)\). Giá trị a + b là:
A. 4
B. 6
C. 5
D. 3
Câu 4: Tập nghiệm của phương trình \(\sqrt{{{x}^{2}}-7x-21}=\sqrt{x-1}\).
A. \(S=\varnothing \).
B. \(S=\left\{ -2 \right\}\).
C. \(S=\left\{ 10 \right\}\).
D. \(S=\left\{ -2;10 \right\}\).
Câu 5: Cho ∆ABC có trọng tâm G, I là trung điểm của đoạn thẳng BC. Đẳng thức nào sau đây SAI ?
A. \(\overrightarrow{GB}+\overrightarrow{GC}=2\overrightarrow{GI}\).
B. \(\overrightarrow{IG}=\frac{1}{3}\overrightarrow{IA}\).
C. \(\overrightarrow{GA}+\overrightarrow{GB}+\overrightarrow{GC}=0\).
D. \(\overrightarrow{GA}=-2\overrightarrow{GI}\).
Câu 6: Tìm nghiệm của hệ phương trình \(\left\{ \begin{array}{l}
x + y - 5 = 0\\
2x - y - 2 = 0
\end{array} \right.\)
A. (2;2)
B. (-3;-2)
C. (2;3)
D. (3;2)
Câu 7: Cho hình chữ nhật ABCD có AD=7,CD = 3, khi đó \(\left| \overrightarrow{AD}+\overrightarrow{CD} \right|\) bằng:
A. 4
B. 10
C. 58
D. \(\sqrt{58}\)
Câu 8: Cho lục giác đều ABCDEF. Số các vectơ bằng \(\overrightarrow{OA}\) có điểm đầu và điểm cuối là đỉnh của lục giác:
A. 2
B. 8
C. 6
D. 3.
Câu 9: Trong mặt phẳng Oxy, cho A(1;3), B(2;-5). Tìm tọa độ của vectơ \(\overrightarrow{AB}\).
A. \(\overrightarrow{AB}=\left( -1;8 \right)\).
B. \(\overrightarrow{AB}=\left( 1;-8 \right)\).
C. \(\overrightarrow{AB}=\left( 3;-2 \right)\).
D. \(\overrightarrow{AB}=\left( 2;-15 \right)\).
Câu 10: Cho hàm số \(y=-{{x}^{2}}+2x+3\) có đồ thị \(\left( P \right)\). Chọn khẳng định SAI ?.
A. Đồ thị nhận đường thẳng x=-1 làm trục đối xứng.
B. Hàm số đồng biến trên \(\left( -\infty ;1 \right)\) và nghịch biến trên \(\left( 1;+\infty \right)\).
C. Parabol \(\left( P \right)\) luôn đi qua điểm \(A\left( 0;3 \right)\).
D. Parabol \(\left( P \right)\) có tọa độ đỉnh \(I\left( 1;4 \right)\).
---(Để xem nội dung phần còn lại và đáp án của Đề thi số 1, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---
ĐỀ SỐ 2
ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN TOÁN 10- TRƯỜNG THPT NGUYỄN THỊ ĐỊNH- ĐỀ 02
Câu 1: Cho tam giác ABC. Gọi M, N lần lượt là trung điểm của BC và AC. Khẳng định nào sau đây đúng?
A. \(\overrightarrow{MN}=\frac{1}{2}\overrightarrow{AB}.\)
B. \(\overrightarrow{AC}.\) và \(\overrightarrow{NC}.\) ngược hướng
C. \(\overrightarrow{AB}=2\overrightarrow{NM}.\)
D. \(\overrightarrow{BM}\,\) và \(\overrightarrow{CM}\,\) cùng hướng
Câu 2: Cho số gần đúng a = 23516734. Viết số quy tròn của số a đến hàng trăm
A. 23517000
B. 23516700
C. 235167
D. 23516730
Câu 3: Cho tam giác ABC có G là trọng tâm và M là trung điểm BC. Các đẳng thẳng nào là đẳng thức đúng ?
A. \(\overrightarrow{AG}=-\frac{2}{3}\overrightarrow{AM}.\)
B. \(\overrightarrow{MG}=-\frac{1}{3}\overrightarrow{MA}.\)
C. \(\overrightarrow{AG}=2\overrightarrow{GM}.\)
D. \(\frac{3}{2}\overrightarrow{GA}=\overrightarrow{AM}.\)
Câu 4: Đồ thị hàm số sau là đồ thị của hàm số nào sau đây?
A. \(y=2x-2\)
B. \(y=-\frac{1}{2}x+1\)
C. \(y=-2x+1\)
D. \(y=-\frac{1}{2}{{x}^{2}}+2x-1\)
Câu 5: Nghiệm của phương trình \(\sqrt{x-1}={{3}^{2017}}\) là
A. \({{3}^{1008}}-1\)
B. \({{3}^{4032}}+1\)
C. \(\frac{1}{{{3}^{1008}}}-1\)
D. \(\frac{1}{{{3}^{4032}}}+1\)
Câu 6: Cho \(\alpha\) là góc nhọn . Khẳng định nào sau đây là đúng ?
A. \(\sin \alpha <0\)
B. \(\cot \alpha <0\)
C. \(\cos \alpha >0\)
D. \(\tan \alpha <0\)
Câu 7: Với mọi a, b \(\ne \) 0, ta có bất đẳng thức nào sau đây luôn đúng?
A. a - b < 0
B. a2 - ab + b2 <0
C. a2 + ab + b2 > 0
D. a3-b3 > 0
Câu 8: Tổng các nghiệm của phương trình \(\sqrt{3{{x}^{2}}-2x+3}=3-x\) là:
A. -2
B. -3
C. 1
D. 2
Câu 9: Xác định tập hợp sau: \(\mathbb{R}\backslash (-\infty ;16]\)
A. \([16;+\infty )\)
B. \((-\infty ;16]\)
C. \((-\infty ;16)\)
D. \((16;+\infty )\)
Câu 10: Cho \(\sin a=-\frac{3}{7}\). Giá trị của biểu thức \(P=\frac{2}{5}{{\cos }^{2}}a-4{{\sin }^{2}}a-\frac{1}{3}\)
A. \(P=-\frac{109}{147}\)
B. \(P=\frac{10}{7}\)
C. \(P=\frac{107}{147}\)
D. \(P=-\frac{5}{7}\)
---(Để xem nội dung phần còn lại và đáp án của Đề thi số 2, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---
ĐỀ SỐ 3
ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN TOÁN 10- TRƯỜNG THPT NGUYỄN THỊ ĐỊNH- ĐỀ 03
Câu 1. Lập bảng biến thiên và vẽ đồ thị hàm số y = -x2 + x - 1
Câu 2. Xác định parabol \(y=3{{x}^{2}}+bx+c\), biết rằng parabol đó đi qua A(2;19) và nhận đường thẳng \(x=\frac{-2}{3}\) làm trục đối xứng.
Câu 3. Giải các phương trình sau :
a) \(\sqrt{{{x}^{2}}-4x+3}\) = x - 1
b) \(\frac{3{{x}^{2}}-2x+3}{2x-1} = \frac{3x-5}{2}\)
Câu 4. Cho tam giác ABC và M là trung điểm của BC. Phân tích \(\overrightarrow{AM}\) theo \(\overrightarrow{BA}\) và \(\overrightarrow{CA}\).
Câu 5. Chứng tỏ rằng tam giác ABC với A(1 ; 1), B(2 ; 3), C(5 ; -1) là một tam giác vuông, từ đó tính diện tích tam giác.
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3
Câu 1
Tọa độ đỉnh (\(\frac{1}{2}; -\frac{3}{4}\))
Hình vẽ (có trục đối xứng, lấy chính xác ít nhất 3 tọa độ, trong đó phải có tọa độ đỉnh)
Câu 2
\(\begin{array}{l}
\left\{ \begin{array}{l}
2b + c + 12 = 19\\
3b = 4a
\end{array} \right.\\
\left\{ \begin{array}{l}
2b + c = 7\\
3b = 12
\end{array} \right.
\end{array}\)
Tìm được b = 4, c = =-1
Câu 3
a) PT \( \leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
x - 1 \ge 0\\
{x^2} - 4x + 3 = {(x - 1)^2}
\end{array} \right.\)
\( \leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
x \ge 1\\
2x = 2
\end{array} \right. \leftrightarrow x = 1\)
b) Điều kiện \(x\ne \frac{1}{2}\)
PT \(\leftrightarrow \)2 (3x2 -2x +3) = (2x -1)(3x – 5)
\(\leftrightarrow\) x = - \(\frac{1}{9}\)
---(Để xem nội dung phần còn lại và đáp án của Đề thi số 3, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---
ĐỀ SỐ 4
ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN TOÁN 10- TRƯỜNG THPT NGUYỄN THỊ ĐỊNH- ĐỀ 04
Câu 1. Các câu nói sau, câu nào không phải là một mệnh đề:
A. Chị ơi, mấy giờ rồi?
B. Bến Tre có nhiều dừa.
C. Anh ấy rất giỏi Toán.
D. Đất Bến Tre nằm trên ba dãy Cù lao.
Câu 2. Kết quả phép toán \(\left( -5;5 \right]\) \(\bigcap \left[ 0;5 \right)\) là:
A. \(\left[ 0;5 \right]\)
B. \(\left[ 0;5 \right)\)
C. \(\left( -5;5 \right]\)
D. \(\left( -5;5 \right)\)
Câu 3. Kết quả phép toán \(\left[ -3;7 \right)\bigcup \left( 3;7 \right]\) là:
A. \(\left( 3;7 \right]\)
B. \(\left[ -3;7 \right)\)
C. \(\left[ -3;7 \right]\)
D. \(\left( -3;7 \right)\)
Câu 4. Kết quả phép toán N \ N* là:
A. N
B. N*
B. ∅
D. {0}
Câu 5. Hàm số y = 3x2 - 2x - 1
A. Đồng biến trên khoảng (-∞ ; \(\frac{2}{3}\));
B. Đồng biến trên khoảng (\(\frac{2}{3}\) ; +∞)
C. Nghịch biến trên khoảng (\(\frac{1}{3}\) ; +∞);
D. Đồng biến trên khoảng (\(\frac{1}{3}\) ; +∞)
Câu 6. Cho hàm số y = -x + 1, các điểm sau đây điểm nào thuộc đồ thị hàm số:
A. N(-1 ; 2)
B. H(0 ; -1)
C. M(1 ; -1)
D. K(1 ; 1)
Câu 7. Tập xác định của hàm số y = \(\sqrt{2x-6}-\frac{x-2}{\sqrt{1-x}}\) là:
A. \(\left( -\infty ;1 \right)\bigcup \left( 3;+\infty \right)\)
B. \(\left( -\infty ;1 \right)\bigcup \left[ 3;+\infty \right)\)
C. \(\left( 1;3 \right]\)
D. ∅
Câu 8. Parabol y = 3x2 – 2x +1 có đỉnh là:
A. I (-\(\frac{1}{3} ; \frac{2}{3}\))
B. I (\(\frac{1}{3} ; -\frac{2}{3}\))
C. I (\(\frac{1}{3} ; \frac{2}{3}\))
D. I (-\(\frac{1}{3} ; -\frac{2}{3}\))
Câu 9. Phương trình x + \(\sqrt{x-3} = \sqrt{3-x}\) + 3 có tập nghiệm là:
A. S = ∅
B. S = {-3}
C. S = {3}
D. S = {-3 , 3}
Câu 10. Nghiệm của hệ phương trình \(\left\{ \begin{array}{l}
x - y + z = 7\\
x + y - z = 1\\
y + z - x = 3
\end{array} \right.\) là:
A. (4; 2; -5)
B. (5; 4; 2)
C. (2, 4; 5)
D. (4 ; 2; 5 )
---(Để xem nội dung phần còn lại và đáp án của Đề thi số 4, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---
ĐỀ SỐ 5
ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN TOÁN 10- TRƯỜNG THPT NGUYỄN THỊ ĐỊNH- ĐỀ 05
Câu 1: Cho khoảng A = (-6; 0) và đoạn B= [-2; 4] .
Tìm các tập hợp: A\(\cup \)B , A\(\cap \)B.
Câu 2: Lập bảng biến thiên và vẽ đồ thị hàm số: y = x2+2x -3.
Câu 3: Cho phương trình bậc hai x2 +2x –2m +3 = 0 (m là tham số) có 2 nghiệm x1, x2. Tìm m để biểu thức \(x_{1}^{3}+x_{2}^{3}\) đạt giá trị lớn nhất .
Câu 4: Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho A(-1; -2), B(-2; 3), C(-3; 2).
Tìm tọa độ trung điểm đoạn BC và tọa độ trọng tâm tam giác ABC.
Câu 5: Cho tam giác đều ABC có H là trung điểm đoạn BC. M là hình chiếu H lên AB, I là trung điểm đoạn HM.
Chứng minh rằng: CM vuông góc AI.
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5
Câu 1: (1 điểm)
A\(\cup \)B =(-6; 4],
A\(\cap \)B= [-2; 0)
Câu 2:( 1 điểm)
+ TXĐ: D = R ; Đỉnh: I(-1;-4)
+ Bảng biến thiên
+ Đồ thị
Câu 3: ( 1điểm)
+Phương trình có nghiệm \(\Leftrightarrow \)\(\Delta \)’ = 2m-2 \(\ge \) 0 \(\Leftrightarrow \) m \(\ge \) 1
+ \(x_{1}^{3}+x_{2}^{3}\) = -12m+10
\(\le \) - 2 ( do m\(\ge \)1).
Vậy: \(x_{1}^{3}+x_{2}^{3}\) lớn nhất bằng -2 khi m = 1
---(Để xem nội dung phần còn lại và đáp án của Đề thi số 5, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---
Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi HK1 môn Toán 10 có đáp án năm 2021-2022 Trường THPT Nguyễn Thị Định. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục sau đây:
- Bộ 4 đề thi HK1 môn Toán 10 có đáp án năm 2021-2022 Trường THPT Lương Thế Vinh
- Bộ 4 đề thi HK1 môn Toán 10 có đáp án năm 2021-2022 Trường THPT Lê Quý Đôn
Thi online