YOMEDIA

Bộ 5 đề thi HK1 môn Sinh học 10 năm 2021-2022 - Trường THPT Ngô Gia Tự có đáp án

Tải về
 
NONE

Để giúp các em học tốt các kiến thức Sinh học: Cấu tạo tế bào, thành phần hóa học tế bào, chuyển hóa vật chất và năng lượng của tế bào, ….. trong chương trình học kì 1. HỌC247 xin giới thiệu đến các em nội dung tài liệu Bộ 5 đề thi HK1 môn Sinh học 10 năm 2021-2022 - Trường THPT Ngô Gia Tự có đáp án. Tất cả các đề thi trong tài liệu đều có đáp án đầy đủ để các em có thể đối chiếu một cách dễ dàng sau khi làm bài.

ADSENSE

TRƯỜNG THPT NGÔ GIA TỰ

ĐỀ THI HỌC KÌ 1

NĂM HỌC 2021-2022

MÔN SINH HỌC 10

Thời gian làm bài: 45 phút

(Không kể thời gian phát đề)

1. ĐỀ SỐ 1

Câu 1: Nêu khái niệm giới sinh vật? Kể tên các đơn vị phân loại theo thứ tự từ nhỏ đến lớn?

Câu 2: ATP là gì? Trình bày chức năng của ATP?

Câu 3: Phân biệt vận chuyển chủ động và vận chuyển thụ động?

ĐÁP ÁN

Câu 1:

Khái niệm giới. Giới trong sinh học là một đơn vị phân loại lớn nhất bao gồm các ngành sinh vật có chung những đặc điểm nhất định.

Hệ thống phân loại từ nhỏ đến lớn như sau :

Loài ( species) → chi (Genus) → họ (family) → bộ (ordo) → lớp (class) → ngành ( division) → giới (regnum)

Câu 2:

ATP là phân tử mang năng lượng (hợp chất cao năng), có chức năng vận chuyển năng lượng đến các nơi cần thiết để tế bào sử dụng.

Chức năng của phân tử ATP:

+ Tổng hợp nên các chất hóa học mới cần thiết cho tế bào: Những tế bào đang sinh trưởng mạnh hoặc những tế bào tiết ra nhiều prôtêin có thể tiêu tốn tới 75% năng lượng ATP mà tế bào tiết ra.

+ Vận chuyển các chất qua màng: vận chuyển chủ động cần tiêu tốn nhiều năng lượng. Ví dụ, tế bào thận của người cần sử dụng tới 80% ATP sinh sản ra để vận chuyển các chất qua màng trong quá trình lọc máu tạo nước tiểu.

+ Sinh công cơ học: Sự co của các tế bào cơ tim và cơ xương tiêu tốn một lượng ATP khổng lồ. Khi ta nâng một vật nặng thì gần như toàn bộ ATP của tế bào phải được huy động tức thì.

Câu 3:

Phân biệt vận chuyển thụ động với vận chuyển chủ động 

 

Vận chuyển thụ động

Vận chuyển chủ động

Chiều vận chuyển

Từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp.

Từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao

Nguyên lí

Theo nguyên lí khuếch tán

Không tuân theo nguyên lí khuếch tán

Con đường

- Qua kênh prôtêin đặc hiệu.

- Qua lỗ màng

Qua prôtêin đặc hiệu

Năng lượng

Không tiêu tốn năng lượng

Tiêu tốn năng lượng ATP

2. ĐỀ SỐ 2

ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN SINH HỌC 10- TRƯỜNG THPT NGÔ GIA TỰ- ĐỀ 02

Câu 1: Phân biệt nhập bào và xuất bào?

Câu 2: Tại sao người già không nên ăn quá nhiều mỡ?

Câu 3. Hãy làm rõ mối quan hệ giữa kích thước với sinh trưởng và sinh sản của tế bào nhân sơ?

ĐÁP ÁN

Câu 1:

Nhập bào là quá trình đưa các chất vào bên trong tế bào bằng cách làm biến dạng màng sinh chất.

Xuất bào là quá trình vận chuyển các chất ra bên ngoài tế bào bằng cách làm biến dạng màng sinh chất.

Câu 2:

Ở người già, các cơ quan chức năng đều suy giảm đặc biệt là enzym tiêu hóa mỡ Lipase do đó nếu ăn mỡ nhiều sẽ khiến lượng mỡ trong máu tăng, làm tăng cholesterol trong máu dễ gây ra biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.

Câu 3:

Vì vi khuẩn có kích thước nhỏ, tỉ lệ diện tích bề mặt trren thể tích lớn (S/V lớn) vì vậy diện tích bề mặt tiếp xúc với môi trường lớn thuận lợi cho quá trình trao đổi chất => Sinh trưởng và phát triển nhanh.

3. ĐỀ SỐ 3

ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN SINH HỌC 10- TRƯỜNG THPT NGÔ GIA TỰ- ĐỀ 03

Câu 1: Trình bày cấu tạo và chức năng ADN?

Câu 2: Phân biệt tế bào nhân thực và tế bào nhân sơ? Hãy cho biết điểm giống nhau giữa tế bào vi khuẩn và tế bào thực vật?

Câu 3: Trong cơ thể động vật, khí ôxi, cacbonic, glucozơ, Ca2+, K+ được vận chuyển qua màng sinh chất từ trong ra ngoài tế bào và ngược lại theo những hình thức nào? Phân biệt 2 hình thức đó?

ĐÁP ÁN

Câu 1:

* Cấu tạo hóa học của ADN

ADN (Axit Đêôxiribônuclêic) là đại phân tử cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, đơn phân là các nucleotit. Mỗi nucleotit cấu tạo bởi các nguyên tố C, H, O, N, P, gồm 3 thành phần: 

+ 1 gốc bazơ nitơ (A, T, G, X). 

+ 1 gốc đường đêoxiribôzơ (C5H10O4)

+ 1 gốc Axit photphoric (H3PO4)

Nucleotit liền nhau liên kết với nhau bằng liên kết hóa trị (phosphodieste)- giữa gốc đường đêoxiribôzơ (C5H10O4) của nucleotit này với gốc axit photphoric (H3PO4) của nucleotit khác để tạo nên chuỗi polinucleotit.

* Cấu trúc không gian của phân tử ADN

Theo mô hình Wat-son và Crick:

Mỗi phân tử ADN là một chuỗi xoắn kép gồm hai mạch polinucleotit song song ngược chiều nhau (chiều 3'→5' và chiều 5'→3'). Các nucleotit của hai mạch liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung giữa các bazơ nitơ.

+ A - T liên kết với nhau bằng 2 liên kết H

    + G - X liên kết với nhau bằng 3 liên kết H

Khoảng cách giữa hai cặp bazơ là 3,4Å. Một chu kì vòng xoắn cao 3,4 nm (34 Å) gồm 10 cặp nucleotit (20 nucleotit), đường kính của vòng xoắn là 20Å.

* Chức năng ADN

- Mang thông tin di truyền là số lượng, thành phần, trình tự các nuclêôtit trên ADN.

- Bảo quản thông tin di truyền: mọi sai sót trên phân tử ADN hầu hết đều được các hệ thống enzim sửa sai trong tế bào sửa chữa.

-  Truyền đạt thông tin di truyền (qua nhân đôi ADN) từ tế bào này sang tế bào khác.

Câu 2:

* Phân biệt tế bào nhân thực và tế bào nhân sơ

Tế bào nhân sơ

Tế bào nhân thực

Có ở tế bào vi khuẩn

Có ở tế bào động vật nguyên sinh, nấm, thực vật, động vật.

Chưa có nhân hoàn chỉnh, ko có màng nhân.

Nhân được bao bọc bởi lớp màng, chứa NST và nhân con.

Ko có hệ thống nội màng và các bào quan có màng bao bọc.

Có hệ thống nội màng chia các khoang riêng biệt.

Kích thước nhỏ = 1/10 tế bào nhân thực.

Kích thước lớn hơn.

Ko có khung xương định hình tế bào.

Có khung xương định hình tế bào.

+ A - T liên kết với nhau bằng 2 liên kết H

+ G - X liên kết với nhau bằng 3 liên kết H

Khoảng cách giữa hai cặp bazơ là 3,4Å. Một chu kì vòng xoắn cao 3,4 nm (34 Å) gồm 10 cặp nucleotit (20 nucleotit), đường kính của vòng xoắn là 20Å.

* Chức năng ADN

- Mang thông tin di truyền là số lượng, thành phần, trình tự các nuclêôtit trên ADN.

- Bảo quản thông tin di truyền: mọi sai sót trên phân tử ADN hầu hết đều được các hệ thống enzim sửa sai trong tế bào sửa chữa.

-  Truyền đạt thông tin di truyền (qua nhân đôi ADN) từ tế bào này sang tế bào khác.

* So sánh tế bào vi khuẩn và tế bào thực vật

Giống nhau: Đều có vách tế bào, chất tế bào và màng sinh chất

Khác nhau:

Tế bào vi khuẩn

Tế bào Thực vật

Là tế bào nhân sơ

Chưa có nhân hoàn chỉnh

Là tế bào nhân thực

Có nhân hoàn chỉnh

Có các bào quan: không bào, lục lạp, ti thể

Thành tế bào cấu tạo từ peptidoglycan nằm trong lớp vỏ nhầy

Thành tế bào cấu tạo từ xenlulôzơ

Có 1 số vi khuẩn có roi di chuyển được

Không có khả năng tự di chuyển

Câu 3: Trong cơ thể động vật, khí ôxi, cacbonic, glucozơ, Ca2+, K+ được vận chuyển qua màng sinh chất từ trong ra ngoài tế bào và ngược lại theo 2 hình thức là vận chuyển thụ động và vận chuyển chủ động.

Phân biệt vận chuyển thụ động với vận chuyển chủ động:

 

Vận chuyển thụ động

Vận chuyển chủ động

Chiều vận chuyển

Từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp.

Từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao

Nguyên lí

Theo nguyên lí khuếch tán

Không tuân theo nguyên lí khuếch tán

Con đường

- Qua kênh prôtêin đặc hiệu.

- Qua lỗ màng

Qua prôtêin đặc hiệu

Kích thước chất vận chuyển

Kích thước chất vận chuvển phải nhỏ hơn đường kính lỗ màng

Có thể vận chuyển chất có kích thước lớn

Năng lượng

Không tiêu tốn năng lượng

Tiêu tốn năng lượng ATP

4. ĐỀ SỐ 4

ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN SINH HỌC 10- TRƯỜNG THPT NGÔ GIA TỰ- ĐỀ 04

Câu 1:

a. Cho các từ, cụm từ gợi ý sau: màng trong, chất nền, mào, màng ngoài. Hãy chú thích đầy đủ các thông tin còn thiếu ở hình ảnh kế bên?

b. Theo em, hình bên mô tả cấu tạo của bào quan nào ở tế bào nhân thực mà em đã được học? Nêu chức năng của bào quan đó?

c. Bằng mắt thường, chúng ta dễ nhận thấy rằng lá cây ở hầu hết các loài thực vật đều có màu xanh. Điều này được giải thích như thế nào hay nói cách khác giải thích tại sao lá cây có màu xanh?

d. Tại sao ở người tế bào bạch cầu có lưới nội chất hạt phát triển mạnh nhất?

Câu 2:

Cho thông tin sau: Ở người tại ống thận, nồng độ glucozơ trong nước tiểu thấp hơn trong máu nhưng glucozơ trong nước tiểu vẫn được thu hồi về máu.

a. Hãy xác định hướng di chuyển của phân tử glucozơ ở thông tin nói trên?

b. Theo em, thông tin trên minh họa cho hình thức vận chuyển qua màng sinh chất nào mà em đã được học? Trái ngược với hình thức vận chuyển này là hình thức vận chuyển nào?

c. Phân biệt nguyên nhân của 2 hình thức vận chuyển được đề cập ở câu b?

Câu 3:

Một gen có chiều dài là 3400Å, hiệu giữa số nuclêôtit loại A với loại nuclêôtit không bổ sung với nó là 600. Hãy tín:

a. Tổng số nuclêôtit của gen?

b. Số nuclêôtit mỗi loại của gen?

c. Số liên kết hiđrô trong gen?

ĐÁP ÁN

Câu 1:

a. 1 – màng ngoài

2 – màng trong

3 – mào

4 – chất nền

b. Hình bên mô tả cấu trúc của ti thể:

Chức năng của ti thể:

- Chuyển hóa chất hữu cơ tạo năng lượng ATP cung cấp cho tế bào.

- Tham gia các quá trình trao đổi chất cùng với một số bào quan khác.

- Tham gia vào quá trình tự chết của tế bào.

c. Màu xanh lục trên lá là do chất diệp lục bên trong lục lạp của lá cây. Chất diệp lục hầu như không hấp thụ ánh sáng màu xanh lục, do đó nó phản xạ lại ánh sáng này đến mắt người nên ta nhìn thấy lá có màu xanh. Thực ra có các sắc tố khác ngoài diệp lục trong lá có màu vàng, cam và đỏ, nhưng do chiếm tỉ lệ nhỏ hơn nhiều nên màu xanh lục của diệp lục vẫn nổi trội.

d. Lưới nội chất hạt phát triển nhiều nhất ở tế bào bạch cầu, vì bạch cầu có chức năng bảo vệ cơ thể bằng các kháng thể và prôtêin đặc hiệu, mà prôtêin chỉ tổng hợp được ở lưới nội chất hạt - nơi có các ribôxôm tổng hợp prôtêin.

Câu 2:

a. Phân tử glucozơ trong nước tiểu thấp đã di chuyển ngược chiều građien nồng độ, đi từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao.

b. Đây là thông tin mình họa cho hình thức vận chuyển chủ động.

Trái ngược lại là hình thức vận chuyển thụ động.

c. Phân biệt nguyên nhân của 2 hình thức vận chuyển

- Vận chuyển thụ động là do chênh lệch nồng độ chất tan giữa trong và ngoài màng

- Vận chuyển chủ động là do nhu cầu của tế bào cần các chất

Câu 3:

a. Tổng số nuclêôtit của gen là N = L/3,4 x 2 = 3400/3,4 x 2 = 2000 nuclêôtit

b. Hiệu số giữa A với loại nuclêôtit không bổ sung với nó là G hoặc X (mà G = X)

→ A – G = 600 nuclêôtit

Mà A + G = 50%N = 1000 nuclêôtit

→ A = 800 nuclêôtit, G = 200 nuclêôtit

Số nuclêôtit mỗi loại của gen là: A = T = 800; G = X = 200

c. Số liên hiđrô trong gen là: H = 2A + 3G = 2x800 + 3x200 = 2200 liên kết

5. ĐỀ SỐ 5

ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN SINH HỌC 10- TRƯỜNG THPT NGÔ GIA TỰ- ĐỀ 05

Câu 1: Nếu tăng nhiệt độ lên quá cao so với nhiệt độ tối ưu của một enzim thì dẫn tới điều gì?

Câu 2: Enzim là chất xúc tác sinh học. Enzim làm tăng tốc độ của phản ứng sinh hóa trong tế bào bằng cách nào?

Câu 3:

a. Dựa vào kiến thức ở bài thực hành về co nguyên sinh và phản co nguyên sinh, hãy xác định hình minh họa trên mô tả quá trình nào?

b, Giải thích tại sao các cô bán rau ngoài chợ, muốn giữ rau tươi từ sáng tới chiều thì phải thường xuyên vảy nước vào rau?

ĐÁP ÁN

Câu 1: Nếu tăng nhiệt độ lên quá cao so với nhiệt độ tối ưu của một enzim thì enzim bị giảm mức độ hoạt động và có thể bị bất hoạt.

Câu 2:

- Trong phân tử enzim có cấu trúc không gian đặc biệt gọi là trung tâm hoạt động tương thích với cấu hình không gian của cơ chất mà nó tác động, là nơi enzim liên kết tạm thời với cơ chất.

- Khi xúc tác: Enzim liên kết với cơ chất → enzim-cơ chất → enzim tương tác với cơ chất → enzim biến đổi cấu hình cho phù hợp với cơ chất → giải phóng enzim và sản phẩm.

Enzim không bị biến đổi, không bị mất đi sau phản ứng mà có thể tiếp tục liên kết với các phân tử cơ chất tiếp theo → với 1 lượng nhỏ mà tốc độ phản ứng vẫn nhanh hơn xúc tác hóa học.

- Do cấu trúc của trung tâm hoạt động của enzim mỗi loại enzim chỉ tác động lên một loại hoặc một số loại cơ chất nhất định → Tính đặc thù của enzim. Enzim sẽ không bị phản ứng với các chất không cần thiết lẫn trong hỗn hợp → tốc độ phản ứng tăng.

Câu 3:

a. Hình trên mô tả quá trình co nguyên sinh.

b. Muốn giữ rau tươi từ sáng tới chiều thì phải thường xuyên vảy nước vào rau vì: Khi rau đã bị bỏ rễ hay bị nhổ lên, không hút được nước, sự thoát nước vẫn xảy ra làm cho rau bị héo. Muốn rau không héo người ta vảy nước vào rau để các phân tử nước đi vào cung cấp nước cho tế bào bằng cơ chế vận chuyển thụ động, bù lại lượng nước thoát ra ngoài môi trường ngoài đồng thời làm tăng độ ẩm không khí, hạn chế thoát hơi nước của lá.

 

Trên đây là toàn bộ nội dung Bộ 5 đề thi HK1 môn Sinh học 10 năm 2021-2022 - Trường THPT Ngô Gia Tự có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính. Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập. Chúc các em học tốt!

Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm một số tài liệu khác hoặc thi trực tuyến tại đây:

Các em có thể thử sức làm bài trong thời gian quy định với các đề thi trắc nghiệm online tại đây:

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF