Bộ 5 đề thi HK1 môn Ngữ văn 9 có đáp án năm 2021-2022 Trường THCS Nam Đồng là tài liệu hữu ích dành cho các em học sinh lớp 9 nhằm giúp các em nắm vững kiến thức để chuẩn bị cho kì thi Học kì 1 sắp tới, quan trọng hơn là kì thi vào lớp 10 sắp đến. Mời các em cùng tham khảo nhé!
TRƯỜNG THCS NAM ĐỒNG |
ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN: NGỮ VĂN 9 NĂM HỌC: 2021-2022 (Thời gian làm bài: 90 phút) |
ĐỀ SỐ 1
I. PHẦN TIẾNG VIỆT (2.0 điểm)
Câu 1: (1.0 điểm)
Nêu tác dụng của điệp ngữ và kể tên các dạng điệp ngữ đã học.
Câu 2: (1.0 điểm)
Đặt một câu có sử dụng từ láy và cho biết từ láy đó thuộc loại nào?
II. PHẦN VĂN BẢN (3.0 điểm)
Câu 1: (1.0 điểm)
Chép tiếp các câu sau để hoàn thành bài thơ Bạn đến chơi nhà và cho biết tác giả của bài thơ là ai?
Đã bấy lâu nay, bác tới nhà,
Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa.
Ao sâu nước cả, khôn chài cá,
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà.
Câu 2: (1.0 điểm)
Nêu ý nghĩa của văn bản Cảnh khuya – Hồ Chí Minh.
Câu 3: (1.0 điểm)
Qua văn bản Cuộc chia tay của những con búp bê ,Khánh Hoài muốn gửi đến người đọc thông điệp gì?
III. TẬP LÀM VĂN (5.0 điểm)
Cảm nghĩ về thầy (cô) giáo mà em yêu quý.
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1
I. PHẦN TIẾNG VIỆT
Câu 1.
- Tác dụng của điệp ngữ: làm nổi bật ý, gâycảm xúc mạnh
- Kể tên các dạng điệp ngữ đã học:
+ Điệp ngữ cách quãng.
+ Điệp ngữ nối tiếp.
+ Điệp ngữ chuyển tiếp (Điệp ngữ vòng).
Câu 2.
- Đặt câu: Những ngôi nhà kia thật xinh xắn
- Từ láy: xinh xắn (láy bộ phận)
II. PHẦN VĂN BẢN
Câu 1.
- Chép thơ:
Cải chửa ra cây, cà mới nụ
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa.
Đầu trò tiếp khách, trầu không có
Bác đến chơi đây, ta với ta!
- Tác giả: Nguyễn Khuyến.
Câu 2.
Bài thơ là sự cảm mến và trân trọng trước tình yêu thiên nhiên, tấm lòng yêu nước, tinh thần trách nhiệm lớn lao của Bác đối với dân, với nước.
Câu 3.
Qua văn bản Cuộc chia tay của những con búp bê, Khánh Hoài muốn gửi đến người đọc thông điệp: Tổ ấm gia đình, hạnh phúc gia đình, tình cảm gia đình là vô cùng quý giá, thiêng liêng; mỗi người, mỗi thành viên phải biết vun đắp, giữ gìn những tình cảm trong sáng, thân thiết ấy
III. TẬP LÀM VĂN
1. Mở bài: (0,5 điểm)
Giới thiệu về người thầy (người cô), lí do em viết về người thầy (người cô) ấy.
---(Để xem tiếp đáp án phần Làm văn vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---
ĐỀ SỐ 2
Câu 1. (1.0 điểm)
Giải thích ý nghĩa của thành ngữ sau và cho biết thành ngữ đó có liên quan đến phương châm hội thoại nào?
Dây cà ra dây muống
Câu 2. (2.0 điểm)
Viết một đoạn văn ngắn (6-8 câu) dùng câu văn sau làm lời dẫn trực tiếp:
Giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong tác phong, Hồ Chủ Tịch cũng rất giản dị trong lời nói và bài viết, Người muốn cho quần chúng nhân dân hiểu được, nhớ được và làm được.
(Phạm Văn Đồng, Chủ tịch Hồ Chí Minh, tinh hoa và khí phách của dân tộc, lương tâm của thời đại)
Câu 3. (7.0 điểm)
Trong đời em, em đã mắc một lỗi lầm khiến em day dứt mãi. Em hãy kể lại lỗi lầm ấy?
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2
Câu 1. (1.0 điểm)
- Giải thích ý nghĩa: nói dài dòng, rườm rà. (0.5 điểm)
- Liên quan tới phương châm cách thức (0.5 điểm)
Câu 2. (2.0 điểm)
Học sinh có thể viết đoạn văn diễn dịch, quy nạp... nhưng cần nắm vững kĩ năng viết đoạn văn, biết viết đoạn văn có sử dụng lời dẫn trực tiếp. Các câu có sự liên kết chặt chẽ, lôgic với ý câu được dẫn. Diễn đạt mạch lạc rõ ràng, văn viết có cảm xúc. Đảm bảo dung lượng từ 6 – 8 câu.
Câu 3. (7.0 điểm)
a. Yêu cầu về kĩ năng:
- Biết viết một bài văn tự sự có kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm và nghị luận.
- Bố cục rõ ràng, văn phong trong sáng, dùng từ đặt câu chính xác, chữ viết sạch sẽ, đúng chính tả.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của Đề thi số 2 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---
ĐỀ SỐ 3
PHẦN I (2.0 điểm):
Khoanh tròn các đáp án đúng:
Câu 1. Các thành ngữ: nửa úp nửa mở, nói nước đôi liên quan đến phương châm hội thoại nào?
A. Phương châm về chất
B. Phương châm về lượng
C. Phương châm quan hệ
D. Phương châm cách thức
Câu 2. Khi chuyển đổi lời dẫn trực tiếp sang lời dẫn gián tiếp ta không cần lưu ý điều gì?
A. Bỏ dấu hai chấm và dấu ngoặc kép
B. Có thể thêm “rằng” hoặc “là” trước lời dẫn
C. Có thể lược bỏ 1 số từ ngữ không cần thiết
D. Không cần lược bỏ từ ngữ nào
Câu 3. Các cụm từ sau cụm từ nào không phải là điển tích điển cố.
A. Núi Vọng phu.
B. Cỏ Ngu mĩ.
C. Lòng chim dạ cá.
D. Ngọc Mị Nương.
Câu 4. Khi giao tiếp phải tuân thủ mấy phương châm hội thoại?
A. Một
B. Hai
C. Bốn
D. Năm
Câu 5. Từ đầu trong dòng nào sau đây được dùng theo nghĩa gốc?
A. Đầu bạc răng long.
B. Đầu súng trăng treo.
C. Đầu non cuối bể.
D. Đầu sóng ngọn gió.
Câu 6. Trong các từ sau từ nào là từ láy?
A. Tươi tốt
B. Rổ rá
C. Lao xao
D. Bọt bèo
Câu 7. Thành ngữ nào có nội dung được giải thích như sau: dung túng, che chở cho kẻ xấu, kẻ phản trắc?
A. Mỡ để miệng mèo
B. Nuôi ong tay áo
C. Ếch ngồi đáy giếng
D. Cháy nhà ra mặt chuột
Câu 8. Thành ngữ ăn ốc nói mò mang nét nghĩa nào trong những nét nghĩa sau:
A. Nói nhảm nhí vu vơ
B. Nói hồ đồ không có căn cứ
C. Nói bịa đặt vu khống
D. Nói ba hoa khoác lác
PHẦN II. (3.0 điểm):
Cho đoạn văn:
Cần tạo cho trẻ em cơ hội tìm, biết được nguồn gốc lai lịch của mình và nhận thức được giá trị của bản thân trong một môi trường mà các em thấy là nơi nương tựa an toàn thông qua gia đình hoặc những người khác trông nom các em tạo ra. Phải chuẩn bị để các em có thể sống một cuộc sống có trách nhiệm trong một xã hội tự do. Cần khuyến khích trẻ em ngay từ lúc còn nhỏ tham gia vào sinh hoạt văn hóa xã hội.
(Theo SGK Ngữ văn 9 học kì I -NXB GD Việt Nam)
Câu 1. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Thuộc phần nào của văn bản?
Câu 2. Đoạn văn có câu “Phải chuẩn bị để các em có thể sống một cuộc sống có trách nhiệm trong một xã hội tự do”. Theo em hiểu “một cuộc sống có trách nhiệm” của trẻ em là gì?
Câu 3. Nhận thức được tầm quan trọng của chăm sóc và bảo vệ trẻ em Đảng, nhà nước ta đã thể hiện sự quan tâm bằng những việc làm nào? (kể 2-3 việc làm cụ thể).
Câu 4. Từ những nhiệm vụ đặt ra cho mọi người trong đoạn văn. Liên hệ với bản thân em, nếu chứng kiến ở đâu đó trong cuộc sống những hành vi ngược đãi, bạo hành đối với trẻ em, lúc ấy em sẽ làm gì?
PHẦN III (5.0 điểm):
Giới thiệu về chiếc quạt giấy - một đồ vật gần gũi trong cuộc sống con người.
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3
PHẦN I. (2.0 điểm)
Câu 1: D
Câu 2: D
Câu 3: C
Câu 4: D
Câu 5: A
Câu 6: C
Câu 7: B
Câu 8: A
PHẦN II. (3.0 điểm)
Câu 1. Đoạn văn trích trong văn bản Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em. (0.25 điểm)
Đoạn văn thuộc phần cuối của văn bản (phần nhiệm vụ). (0.25 điểm)
Câu 2. Em hiểu một cuộc sống có trách nhiệm của trẻ em là:
Trẻ em tự ý thức được các suy nghĩ, hành động, việc làm của mình một cách đúng đắn theo chuẩn mực đạo đức xã hội. Biết tự điều chỉnh bản thân, biết yêu thương chia sẻ… với người khác, không chỉ sống cho riêng mình mà còn cho gia đình, xã hội. (0.5 điểm)
Câu 3. Những việc làm của Đảng, nhà nước ta: xây dựng những nhà văn hóa thiếu nhi, những làng trẻ S0S, những trường học, bệnh viện nhi, tổ chức cho trẻ vui tết trung thu hàng năm, vui ngày quốc tế 1/6… (0.5 điểm)
Câu 4. Bản thân em nếu chứng kiến đâu đó trong cuộc sống những hành vi ngược đãi, bạo hành đối với trẻ em, lúc ấy em sẽ:
- Lên tiếng đấu tranh, giải thích cho họ hiểu đó là hành vi vi phạm quyền trẻ em (0.5 điểm)
- Gọi những người xung quanh đến can thiệp. (0.5 điểm)
- Tìm cách báo cho chính quyền địa phương gần nhất. (0.5 điểm)
→ Học sinh có thể có cách xử lý phù hợp vẫn cho điểm.
---(Để xem tiếp đáp án những câu còn lại vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---
ĐỀ SỐ 4
I. ĐỌC HIỂU (5.0 điểm):
Câu 1. Chép 8 câu thơ miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân và Thúy Kiều trong đoạn trích Chị em Thúy Kiều (Truyện Kiều - Nguyễn Du). (2.0 điểm)
Câu 2. Miêu tả vẻ đẹp của hai chị em tác giả sử dụng thủ pháp nghệ thuật gì? (1 điểm).
Câu 3. Trong các câu sau, câu nào từ chân được dùng với nghĩa gốc? Câu nào từ chân được dùng với nghĩa chuyển? chuyển nghĩa theo phương thức nào?
a.
Dù ai nói ngả nói nghiêng
Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.
b.
Năm em học sinh khối 9 có chân trong đội tuyển bóng đá của trường.
c.
Đề huề lưng túi gió trăng,
Sau chân theo một vài thằng con con.
II. PHẦN LÀM VĂN (5.0 điểm)
Viết đoạn văn kể lại một giấc mơ, trong đó em gặp lại người thân đã xa cách lâu ngày.
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4
I. ĐỌC HIỂU (5.0 điểm):
Câu 1. HS chép đúng 8 câu thơ (2.0 điểm)
Câu 2. Nghệ thuật: Ước lệ (1.0 điểm)
Câu 3. (2.0 điểm)
- Chân (a): Nghĩa chuyển – phương thức ẩn dụ
- Chân (b): Nghĩa chuyển – phương thức hoán dụ
- Chân (c): Nghĩa gốc
II. PHẦN LÀM VĂN (5.0 điểm):
1. Kỹ năng:
- Đoạn văn có bố cục rõ ràng, có liên kết.
- Có kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm.
- Lời kể, ngôi kể phù hợp.
- Diễn đạt trôi chảy, kể tự nhiên, ngữ pháp và chính tả chuẩn.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của Đề thi số 4 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---
ĐỀ SỐ 5
Câu 1: (2 điểm) Nêu ngắn gọn giá trị nội dung và nghệ thuật tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du.
Câu 2: (2 điểm) Trong hai truyện ngắn đã học: Làng của Kim Lân, Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng đều có những tình huống bất ngờ đặc sắc. Đó là những tình huống nào?
Câu 3: (1 điểm) Các câu sau mắc lỗi gì? Hãy sửa lại
a. Về khuya, đường phố rất im lặng.
b. Những hoạt động từ thiện của ông khiến chúng tôi rất cảm xúc.
Câu 4 (5 điểm)
- Viết bài văn kể lại buổi sinh hoạt lớp. Trong buổi sinh hoạt đó, em đã phát biểu kiến để chứng minh Nam là người bạn rất tốt.
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5
Câu 1 (2 điểm)
Về nội dung: (1 điểm)
- Bức tranh hiện thực về Xã hội Phong kiến bất công, tàn bạo, chà đạp lên quyền sống của con người
- Số phận bất hạnh của người phụ nữ tài hoa trong Xã hội Phong kiến
- Lên án chế độ Phong kiến vô nhân đạo
- Cảm thương trước số phận bi thảm của con người.
- Khẳng định đề cao tài năng, nhân phẩm, ước mơ, khát vọng chân chính
Về nghệ thuật: (1 điểm)
- Tác phẩm là sự kết tinh thành tựu nghệ thuật văn học dân tộc trên các phương diện ngôn ngữ, thể loại.
- Với Truyện Kiều ngôn ngữ, ngôn ngữ văn học dân tộc và thể thơ lục bát đạt tới đỉnh cao rực rỡ.
- Với Truyện Kiều nghệ thuật tự sự đã có bước phát triển vượt bậc, từ nghệ thuật dẫn chuyện đến nghệ thuật miêu tả thiên nhiên, khắc họa tính cách và miêu tả tâm lí con người
Câu 2 (2 điểm)
Chỉ đúng hai tình huống trong từng truyện
- Làng: Ông Hai nghe tin làng Chợ Dầu làm việt gian theo Pháp (1 điểm)
- Chiếc lược ngà: Anh Sáu về thăm nhà, bé Thu nhất định không nhận ba, đến lúc nhận ba thì đã tới lúc chia tay (1 điểm)
Câu 3 (1 điểm)
a. Dùng sai từ “im lặng” vì từ này để nói về con người hoặc cảnh tượng của con người. Thay bằng: Yên tĩnh, vắng lặng.
b. Dùng sai từ “ cảm xúc” vì từ này thường được dùng như danh từ, có nghĩa là sự rung động trong lòng khi tiếp xúc với sự việc gì. Nên dùng từ cảm phục, xúc động.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của Đề thi số 5 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi HK1 môn Ngữ văn 9 năm 2021-2022 Trường THCS Nam Đồng. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tập tốt !