YOMEDIA

Bộ 5 đề thi HK1 môn Ngữ văn 7 KNTT năm 2022-2023 có đáp án Trường THCS Cao Thắng

Tải về
 
NONE

HOC247 xin giới thiệu đến các em Bộ 5 đề thi Học kì 1 môn Ngữ văn 7 Kết nối tri thức năm 2022-2023 có đáp án Trường THCS Cao Thắng. Hi vọng đây sẽ là tài liệu bổ ích cho các em tham khảo môn Ngữ văn 7 Kết nối tri thức và chuẩn bị tốt cho kì thi Học kì 1 sắp tới. Chúc các em có một kì thi thật tốt!

ATNETWORK

TRƯỜNG THCS CAO THẮNG

ĐỀ THI HỌC KÌ 1

MÔN: NGỮ VĂN 7 KNTT

NĂM HỌC: 2022-2023

(Thời gian làm bài: 90 phút)

 

ĐỀ SỐ 1

Câu 1: (1 điểm)

Trình bày nghệ thuật và nội dung chính của văn bản "Sông núi nước Nam" (Lí Thường kiệt)?

Câu 2: (2 điểm)

Em hãy so sánh sự khác nhau của cụm từ “ta với ta” trong hai bài thơ “Qua đèo ngang” (Bà Huyện Thanh Quan) và “Bạn đến chơi nhà” ( Nguyễn Khuyến)

Câu 3: (1 điểm)

Nêu định nghĩa Điệp ngữ? Lấy Ví dụ?

Câu 4: (1 điểm)

Từ in đậm trong câu sau đúng sai như thế nào? Hãy thay từ đó bằng từ thích hợp.

"Con người phải biết lương tâm"

Câu 5: (5 điểm)

Cảm nghĩ về loài cây em yêu.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

Câu 1:

* Nghệ thuật chính:

- Bằng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt

- giọng thơ dõng dạc đanh thép

* Nội dung:

- Là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên khẳng định chủ quyền về lãnh thổ của đất nước.

- Nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó trước mọi kẻ thù xâm lược.

Câu 2:

Khác nhau:

- Trong bài “Bạn Đến Chơi nhà” của Nguyễn Khuyến:

+ Ta 1: tác giả (Nguyễn Khuyến)  Ta 2: khách (bạn)

+ Quan hệ gắn bó hòa hợp. Chỉ 2 người, nhưng thể hiện sự đồng nhất trọn vẹn giữa chủ và khách. Thể hiện một tình bạn gắn bó keo sơn vừa kín đáo bộc lộ một chút tự hào chân chính về tình bạn ấy. Ta với ta trong thơ Nguyễn Khuyến là sự gặp gỡ giao lưu của một đôi bạn tri âm tri kỉ.

Đó như một tiếng cười xòa và tiếng reo vui khi bạn đến nhà chơi.

- Trong bài “Qua Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan:

+ Ta với ta : đều chỉ tác giả (Bà Huyện Thanh Quan)

+ Thể hiện sự nhỏ bé, thưa thớt của con người trước thiên nhiên rộng lớn, hoang sơ, heo hút chốn Đèo Ngang. Tâm trạng buồn, cô đơn. Một mình đối diện với chính mình biểu lộ sâu sắc và thấm thía sự cô đơn của tác giả trước khung cảnh thiên nhiên trời đất mênh mông hoang vắng nơi xứ lạ.

Câu 3:

Nêu định nghĩa điệp ngữ: Khi nói hoặc viết, người ta có thể dùng biện pháp lặp lại từ ngữ (hoặc cả một câu) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh. Cách lặp lại như vậy gọi là phép điệp ngữ. Từ ngữ lặp lại gọi là điệp ngữ.

* VD:

"Anh đã tìm em rất lâu, rất lâu"

Cô gái ở Thạch Kim, Thạch Nhọn

Câu 4: 

- Dùng  sai: Sử dụng từ không  đúng nghĩa

- Thay từ: "biết"  bằng  "có"

 

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 1 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 2

I. VĂN – TIẾNG VIỆT: (4 điểm)

Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:

CẢNH KHUYA

Tiếng suối trong như tiếng hát xa,

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.

1. Nhận biết

 Bài thơ trên của tác giả nào? Được làm theo thể thơ gì?(1đ)

2. Nhận biết

Chỉ ra các biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong bài thơ? (1.5đ)

3. Thông hiểu

Hai câu thơ cuối trong bài thơ thể hiện tâm trạng gì của tác giả? (1đ)

4. Vận dụng

Tìm từ Hán Việt đồng nghĩa với từ: Trăng, nhà (0.5đ)

II. TẬP LÀM VĂN: (6 điểm) Vận dụng cao

Mái trường đã để lại trong em bao kỉ niệm của tuổi học trò. Hãy phát biểu cảm nghĩ của em về mái trường thân yêu ấy.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

I. VĂN – TIẾNG VIỆT: (4 điểm)

Câu 1:

- Bài thơ của tác giả Hồ Chí Minh.

- Bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt.

Câu 2.

- So sánh:  

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

- Điệp ngữ:    

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

Câu 3.

Hai câu thơ cuối thể hiện tâm trạng của tác giả:

- Sự rung động, niềm say mê trước vẻ đẹp như tranh vẽ của cảnh rừng Việt Bắc.

- Bác Hồ thao thức chưa ngủ vì lo nghĩ đến vận mệnh của đất nước, của dân tộc.

Câu 4.

Từ Hán Việt đồng nghĩa với từ:

- Trăng - nguyệt

- Nhà - gia

II. TẬP LÀM VĂN: (6 điểm) Vận dụng cao

a. Mở bài:

- Giới thiệu khái quát về trường em

- Nêu khái quát tình cảm của em đối với mái trường

b. Thân bài:

- Biểu cảm về mái trường thân yêu của em thông qua miêu tả những hình ảnh cụ thể, sinh động: về cổng trường, hàng cây, sân trường, lớp học, bàn ghế…

- Biểu cảm về thầy cô, bạn bè qua miêu tả kết hợp kể chuyện để bộc lộ cảm xúc.

- Bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ về mái trường: mái trường gắn bó với em, em yêu mái trường, mái trường để lại biết bao kỉ niệm tuổi thơ, nơi chắp cánh cho em vào đời…

 

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 2 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 3

Câu 1: (3,0 đ)

a. Trình bày khái niệm ca dao. 

b. Chép lại theo trí nhớ và phân tích nghệ thuật, nội dung của một bài ca dao về tình cảm gia đình mà em đã học trong chương trình Ngữ văn lớp 7, học kì I.

Câu 2: (3,0 đ)

a. Thế nào là phép điệp ngữ? 

b. Viết đoạn văn ngắn (từ 3-5 câu), nội dung tự chọn có sử dụng phép điệp ngữ. Xác định loại điệp ngữ đã được sử dụng trong đoạn văn. 

Câu 3: (4,0 đ)

Cảnh khuya là một bài thơ được Chủ tịch Hồ Chí Minh viết năm 1947. Hãy viết bài văn phát biểu cảm nghĩ về bài thơ trên.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

Câu 1:

a. Ca dao: lời thơ của dân ca và những bài thơ dân gian mang phong cách nghệ thuật chung với lời thơ của dân ca.(0,5 đ)

b.

- Chép chính xác 1 bài ca dao về tình cảm gia đình (bài số 1 hoặc bài số 4, SGK, Ngữ văn 7, tập 1, trang 35)

- Phân tích đúng nghệ thuật và nội dung biểu hiện của bài ca dao được chép 

Câu 2:

a. Phép điệp ngữ là biện pháp lặp lại từ ngữ (hoặc câu) nhằm làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh

b.

- Viết đúng đoạn văn theo yêu cầu

- Xác định loại điệp ngữ

Câu 3:

a. Mở bài: Giới thiệu bài thơ Cảnh khuya và hoàn cảnh em tiếp xúc bài thơ .

b. Thân bài: Trình bày những cảm xúc, suy nghĩ do bài thơ gợi nên. 

Sau đây là một gợi ý:

 - Bài thơ viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt Đường luật thật cô đọng nhưng hàm súc, sử dụng kết hợp thành công nhiều biện pháp tu từ... khiến người đọc thán phục tài thơ của thi sĩ Hồ Chí Minh.

 

---(Để xem tiếp đáp án Đề thi số 3 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 4

I. Phần đọc - hiểu: (3đ)

Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi:

Nhìn bàn tay mảnh mai của em dịu dàng đưa mũi kim thoăn thoắt,không hiểu sao tôi thấy ân hận quá. Lâu nay, mải vui chơi bè bạn,chẳng lúc nào tôi chú ý đến em...Từ đấy, chiều nào tôi cũng đi đón em. Chúng tôi nắm tay nhau vừa đi vừa nói chuyện.

Vậy mà giờ đây,anh em tôi sắp phải xa nhau. Có thể sẽ xa nhau mãi mãi. Lạy trời, đây chỉ là một giấc mơ. Một giấc mơ thôi .

(“Cuộc chia tay của những con búp bê” – Khánh Hoài)

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích là gì?  (1đ)

Câu 2. Nêu nội dung của đoạn trích bằng một câu văn.(1đ)

Câu 3. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ điệp ngữ trong những câu văn sau:

“Vậy mà giờ đây,anh em tôi sắp phải xa nhau. Có thể sẽ xa nhau mãi mãi. Lạy trời, đây chỉ là một giấc mơ. Một giấc mơ thôi. ”(1đ)

Phần II: Tập làm văn (7đ)

Câu 1: (2đ) Từ nội dung đoạn trích, em hãy viết đoạn văn ngắn thể hiện niềm vui của mình khi  được sống trong tình yêu thương của gia đình.

Câu 2: (5đ) Phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ “Cảnh khuya” của Hồ Chí Minh.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

I. Phần đọc - hiểu:

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích: tự sự

Câu 2. Nội dung của đoạn trích: Tình cảm yêu thương gắn bó, không muốn xa cách của hai anh em Thành và Thủy

Câu 3. Tác dụng: Nhấn mạnh suy nghĩ đau đớn của người anh với một điều sắp xảy ra: sự chia lìa  của  hai anh em; đồng thời thể hiện sự mong muốn sống bên nhau mãi mãi của hai anh em Thành và Thủy.

Phần II: Tập làm văn

Câu 1:

a. Đảm bảo thể thức của một đoạn văn.

b. Xác định đúng vấn đề : bày tỏ tình yêu  niềm hạnh phúc  của em khi  hưởng tình yêu thương của gia đình.

c. Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn: Vận dụng tốt các phương thức biểu đạt. Có thể viết đoạn văn theo ý sau:

- Niềm hạnh phúc lớn nhất cuộc đời của mỗi người là có gia đình: cha mẹ và người thân bên cạnh chúng ta. Niềm vui sướng khi được hưởng tình yêu thương của cha mẹ, được sống trong mái ấm gia đình được đi học, được cha mẹ quan tâm, chăm sóc, dạy dỗ...

- Kể một số việc làm và hành động của em thể hiện tình yêu với cha mẹ: giúp đỡ cha mẹ làm công việc nhà, chăm sóc những lúc cha mẹ mệt hoặc ốm đau; tích cực học tập, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, nhân cách,…

- Ai còn cha mẹ xin đừng làm cha mẹ khóc vì với riêng bản thân em, cha mẹ là điều tuyệt vời nhất và là niềm hạnh phúc to lớn nhất mà em có được.

Câu 2:

1. Mở bài:

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh ra đời.

- Cảm xúc, ấn tượng chung về bài thơ.

2. Thân bài:

Nêu cảm nghĩ cụ thể về:

a. Cảm nghĩ về cảnh thiên nhiên núi rừng Việt Bắc trong đêm trăng:

- Âm thanh tiếng suối trong bài thơ được gợi ra thật mới mẻ bằng nghệ thuật so sánh độc đáo.

- Điệp từ "lồng" được nhắc lại hai lần. Hình ảnh trăng, hoa, cổ thụ quấn quýt, sinh động, tươi tắn gần gũi, hòa quyện như đưa người đọc vào thế giới lung linh huyền ảo...

b. Cảm nghĩ về vẻ đẹp tâm hồn Bác:

- Điệp ngữ "chưa ngủ" vừa khẳng định lại vẻ đẹp của đêm trăng (tình yêu thiên nhiên của Bác), vừa nói được nỗi lo lắng cho vận mệnh dân tộc của Bác (tình yêu đất nước).

 

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 4 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 5

Câu 1 (1,0 điểm)

Thành ngữ là gì? Xác định thành ngữ trong câu ca dao sau:

Nước non lận đận một mình,

Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay.

Câu 2 (2,0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu của đề:

Thực sự mẹ không lo lắng đến nỗi không ngủ được. Mẹ tin đứa con của mẹ lớn rồi. Mẹ tin vào sự chuẩn bị rất chu đáo cho con trước ngày khai trường. Còn điều gì để lo lắng nữa đâu! Mẹ không lo, nhưng vẫn không ngủ được. Cứ nhắm mắt lại là dường như vang lên bên tai tiếng đọc bài trầm bổng: “Hằng năm cứ vào cuối thu… Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp”.

(Lí Lan, Cổng trường mở ra)

a. Tìm trong đoạn văn một cặp từ trái nghĩa.

b. Xác định và cho biết ý nghĩa của quan hệ từ trong câu “Mẹ tin đứa con của mẹ lớn rồi.”.

c. Cho biết biện pháp tu từ chủ yếu được tác giả sử dụng trong đoạn trích.

d. Giải thích nghĩa của từ: chu đáo.

Câu 3 (2,0 điểm)

Từ cuộc chia tay đau đớn và cảm động của hai anh em trong văn bản nhật dụng Cuộc chia tay của những con búp bê, nhà văn Khánh Hoài muốn nhắn gửi đến người đọc điều gì?

Câu 4 (5,0 điểm)

Phát biểu cảm nghĩ của em về cảnh tượng Đèo Ngang và tâm trạng của Bà Huyện Thanh Quan được thể hiện trong bài thơ Qua Đèo Ngang.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5

Câu 1:

- Thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.

- Thành ngữ: lên thác xuống ghềnh

Câu 2:

a. Cặp từ trái nghĩa: trầm – bổng

b.

- Quan hệ từ: của

- Biểu thị ý nghĩa quan hệ: sở hữu

c. Biện pháp tu từ chủ yếu được tác giả sử dụng trong đoạn trích là điệp ngữ.

d. Chu đáo: đầy đủ, cẩn thận, không để có điều gì sơ suất

Câu 3:

Điều nhà văn Khánh Hoài muốn nhắn gửi:

- Tổ ấm gia đình là vô cùng quý giá và quan trọng.

- Mọi người hãy cố gắng bảo vệ và gìn giữ, không nên vì bất cứ lý do nào làm tổn hại đến những tình cảm tự nhiên, trong sáng ấy.

 

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 5 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi HK1 môn Ngữ văn 7 KNTT năm 2021-2022 Trường THCS Cao Thắng. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
NONE
ON