YOMEDIA

Bộ 5 đề thi HK1 môn Lịch sử 10 có đáp án năm 2021-2022 Trường THPT Lương Văn Can

Tải về
 
NONE

HOC247 xin giới thiệu đến các em học sinh lớp 10 tài liệu Bộ 5 đề thi HK1 môn Lịch sử 10 có đáp án năm 2021-2022 Trường THPT Lương Văn Can. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp các em ôn tập kiến thức đã học cũng như rèn luyện kĩ năng làm đề và chuẩn bị thật tốt cho kì thi học kì 1 sắp tới. Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi này!

ATNETWORK

TRƯỜNG THPT LƯƠNG VĂN CAN

ĐỀ THI  HỌC KÌ 1

MÔN: LỊCH SỬ 10

NĂM HỌC : 2021 – 2022

Thời gian : 45 phút

ĐỀ SỐ 1

I. Trắc nghiệm (4,0 điểm)

Câu 1. Vương triều mở đầu cho xã hội có giai cấp và nhà nước ở Trung Quốc là

A. nhà Hạ.

B. nhà Thương.

C. nhà Chu.

D. nhà Hán.

Câu 2. Yếu tố nào sau đây không phải là cơ sở hình thành nhà nước cổ đại phương Đông?

A. Nhu cầu trị thủy.

B. Nhu cầu chống ngoại xâm.

C. Sự phát triển của mậu dịch hàng hải.

D. Sự tan rã của công xã nguyên thủy.

Câu 3. Chế độ phong kiến ở Phương Tây bắt đầu vào khoảng

A. thế kỉ V.

B. thế   kỉ X.

C. thế kỉ XV.

D. thế kỉ XX.

Câu 4. Quá trình phong kiến hóa ở Tây Âu hình thành nên hai giai cấp

A. địa chủ và nông dân công xã.

D. chủ nô và nô lệ.

C. lãnh chúa và nông nô.

D. quý tộc và nông dân.

Câu 5. Chế độ phong kiến ở Trung Quốc được xác lập dưới thời kì thống trị của

A. nhà Hán.

B. nhà Tần.

C. nhà Tùy.

D. nhà Đường.

Câu 6. Mầm mống quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa xuất hiện ở Trung Quốc dưới triều đại nào?

A. Triều Hán.

B. Triều Đường.

C. Triều Minh.

D. Triều Tống.

Câu 7. Khu vực chịu ảnh hưởng rõ rệt nhất của văn hóa truyền thống Ấn Độ là

A. Đông Nam Á.

B. Đông Bắc Á.

C. Tây Á.

D. Trung Á.

Câu 8. Người Campuchia đã xây dựng kinh đô Ăng-co ở

A. Tây Bắc Biển Hồ.

B. trung lưu sông I-ra-oa-đi.

C. hạ lưu sông Hồng.

D. Đông Bắc Biển Hồ.

Câu 9. Văn hóa Lào và Campuchia chịu ảnh hưởng sâu sắc từ

A. văn hóa Hi Lạp.

B. văn hóa Ấn Độ.

C. văn hóa Trung Quốc.

D. văn hóa A-rập.

Câu 10. Một trong những phát minh quan trọng của người Trung Quốc là

A. hệ đếm lấy số 60 làm cơ sở.

B. chữ số 0.

C. giấy.

D. hệ chữ La-tinh.

Câu 11. Người có công thống nhất các mường Lào vào năm 1353 là

A. Pha Ngừm.

B. Khún Bo-lom.

C. Xu-li-nha-vông-xa.

D. Riêm-kê.

Câu 12. Người tối cổ tiến hóa hơn so với loài Vượn cổ ở đặc điểm

A. hộp sọ lớn hơn, hình thành trung tâm phát triển tiếng nói trong não.

B. không còn vết tích Vượn cổ trên cơ thể.

C. di chuyển hoàn bằng 4 chân.

D. hộp sọ nhỏ hơn.

Câu 13. Vì sao nói xã hội phương Tây cổ đại là xã hội chiếm hữu nô lệ điển hình?

A. Quý tộc tăng lữ giữ vai trò chính trong nền sản xuất.

B. Nông dân công xã giữ vai trò chính trong nền sản xuất.

C. Nô lệ được hưởng các quyền công dân như: tự do, bầu cử...

D. Nô lệ là lực lượng sản xuất chính, tạo ra mọi của cải cho xã hội.

Câu 14. Thể chế dân chủ ở các quốc gia phương Tây cổ đại thể hiện ở việc

A. vua đứng đầu đất nước, nắm quyền lực tối cao và tuyệt đối.

B. nô lệ được hưởng các quyền cơ bản là: tự do, bình đẳng và tham gia bầu cử.

C. không chấp nhận có vua; công dân được thảo luận các công việc của đất nước.

D. mọi công dân không phân biệt độ tuổi, giới tính đều được tham gia bầu cử.

Câu 15. Nhà thám hiểm nào đã phát hiện ra châu Mĩ?

A. B. Đi-a-xơ.

B. Va-xcô đơ Ga-ma.

C. Ph. Ma-gien-lan.

D. C. Cô-lôm-bô.

Câu 16. Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về điều kiện tự nhiên của khu vực Đông Nam Á?

A. Tất cả các quốc gia đều giáp biển.

B. Nằm ở phía Đông Nam của châu Á.

C. Chịu ảnh hưởng sâu sắc của giáo mùa.

D. Nằm ở ngã tư đường giao thông quốc tế.

II. Tự luận (6,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm): Tại sao cư dân ở phương Đông cổ đại có thể sớm phát triển thành xã hội có giai cấp và nhà nước?

Câu 2 (3,0 điểm): Nêu nguyên nhân ra đời, nội dung cơ bản của phong trào Văn hóa Phục hưng. Đánh giá tính chất và ý nghĩa của phong trào.

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

I. Trắc nghiệm (4,0 điểm)

Bảng đáp án: Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm

1 -A

2 -C

3 -A

4 -C

5 -B

6 -C

7 -A

8 -A

9 -B

10 -C

11 -A

12 -A

13 -D

14 -C

15 -D

16 -A

       

II. Tự luận (6,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm)

- Theo quy luật phát triển của lịch sử, xã hội có giai cấp và nhà nước sẽ xuất hiện khi xuất hiện công cụ bằng kim loại, đặc biệt là sắt (điển hình là ở các quốc gia phương Tây cổ đại).

- Tuy nhiên, cư dân phương Đông sớm bước vào xã hội có giai cấp và nhà nước khi công cụ sắt chưa xuất hiện vì:

+ Các quốc gia cổ đại phương Đông xuất hiện trên lưu vực của các dòng sông lớn như: sông Nin ở Ai Cập, sông Ti -gơ-rơ và Ơ-phơ-rat ở Lưỡng Hà, sông Ấn và sông Hằng ở Ấn Độ, Hoàng Hà và Trường Giang ở Trung Quốc.

+ Trên lưu vực các dòng sông lớn đã có những điều kiện thuận lợi cho đời sống của con người như: đất đai phì nhiêu và mềm, dễ canh tác, mưa nhiều tạo ra nguồn nước phong phú, khí hậu ấm nóng…

+ Chính điều kiện tự nhiên thuận lợi như trên nên con người chỉ bằng công cụ lao động thô sơ như tre, gỗ và thời kì đầu đồ đồng đã có thể sản xuất, canh tác, phát triển kinh tế và sớm bước vào xã hội có nhà nước.

+ Việc trị thủy các dòng sông cũng khiến con người đoàn kết với nhau trong công việc chung.

Câu 2 (3,0 điểm): 

* Nguyên nhân:

- Giai cấp tư sản có thế lực về kinh tế nhưng chưa có địa vị về xã hội tương ứng.

- Quan điểm lỗi thời của xã hội phong kiến kìm hãm sự phát triển của chủ nghĩa tư bản.

* Nội dung: 

- Giai cấp tư sản một mặt muốn khôi phục tinh hoa văn hóa xán lạn của các quốc gia cổ đại Hi Lạp, Rô-ma, mặt khác cũng góp phần xây dựng một nền văn hóa mới đề cao giá trị chân chính của con người, đòi quyền tự do cá nhân, đề cao tinh thần dân tộc; coi trọng khoa học - kĩ thuật.

- Phong trào đạt được thành tựu rực rỡ trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là về văn học và nghệ thuật.

* Đánh giá tính chất, ý nghĩa của phong trào văn hóa Phục Hưng:

- Tính chất: mang tính chất tư sản, bao gồm hai mặt tiến bộ và hạn chế. Trong hoàn cảnh lịch sử lúc đó, phong trào Văn hóa Phục hưng là một cuộc cách mạng tư tưởng lớn trong thời trung đại nên tính chất tư sản tiến bộ là chủ yếu. Hạn chế của phong trào thể hiện ở việc giai cấp tư sản chưa triệt để chống Giáo hội phong kiến, vẫn còn thỏa hiệp và dựa vào Giáo hội phong kiến.

- Ý nghĩa:  Là cuộc đấu tranh công khai đầu tiên của giai cấp tư sản chống lại chế độ phong kiến trên mặt trận văn hóa tư tưởng, mở đường cho văn hóa châu Âu phát triển.

ĐỀ SỐ 2

ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN LỊCH SỬ 10- TRƯỜNG THPT HÙNG VƯƠNG- ĐỀ 02

I. Trắc nghiệm (4,0 điểm)

Câu 1. Nhà Đường đã đặt ra chức quan gì để cai quản các vùng biên cương?

A. Tiết độ sứ.

B. Thượng thư.

C. Trấn thủ biên cương.

D. Điện tiền chỉ huy sứ.

Câu 2. Một trong những tác phẩm văn học tiêu biểu của cư dân Ấn Độ cổ đại là

A. sử thi Đăm-săn.

B. vở kịch Sơkuntơla.

C. sử thi Mahabharata.

D. tập thơ Mùa hái quả.

Câu 3. Điền vào chỗ trống: nước Lan Xang sau khi Su-li-nha-vông-xa qua đời bị chia cắt thành ba tiểu quốc là Luông Pha Băng, ……….và Chăm Pa sắc.

A. Sê-nô.

B. Viêng Chăn.

C. Xiêng Khoảng.

D. Mường Sài.

Câu 4. “Nguyên tắc vàng” trong xã hội nguyên thủy là

A. ưu tiên người giàu có.

B. đề cao vai trò người đàn ông.

C. công bằng và bình đẳng.

D. bất bình đẳng.

Câu 5. Tầng lớp đóng vai trò là lực lượng sản xuất chính trong sản xuất ở các quốc gia cổ đại phương Đông là

A. thợ thủ công.

B. nông dân công xã.

C. quý tộc.

D. nô lệ.

Câu 6. Quốc gia cổ đại nào dưới đây ra đời trên lưu vực của sông Nin?

A. Ai Cập.

B. Lưỡng Hà.

C. Ấn Độ.

D. Trung Quốc.

Câu 7. Ở Lưỡng Hà, vua được gọi là

A. Thiên tử.

B. Pha-ra-ông.

C. En-si.

D. Thủ lĩnh.

Câu 8. Khoảng thế kỉ V, ở phương Tây, chế độ phong kiến

A. được hình thành.

B. phát triển đến đỉnh cao.

C. khủng hoảng, suy yếu.

D. bị diệt vong.

Câu 9. Cuộc khởi nghĩa nông dân của Chu Nguyên Chương thành công đã lập ra triều đại nào dưới đây?

A. Nguyên.

B. Minh.

C. Đường.

D. Mãn Thanh.

Câu 10. Các quốc gia nào đi tiên phong trong phong trào cuộc phát kiến địa lí?

A. Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.

B. Anh và Pháp.

C. Pháp và Hà Lan.

D. I-ta-li-a và Anh.

Câu 11. Điền vào chỗ trống: Khu đền Ăng-co Vát, Ăng-co Thom ở Campuchia, Thạt Luổng ở Lào, tháp Chăm ở Việt Nam vừa mang dáng dấp kiến trúc của…….., vừa có nét độc đáo riêng của nền văn hóa dân tộc.

A. Trung Quốc.

B. Thái Lan.

C. Ấn Độ.

D. phương Tây.

Câu 12. Tên nước Lan Xang có ý nghĩa là

A. triệu voi.

B. triệu ngựa.

C. triệu thửa ruộng.

D. triệu hổ.

Câu 13. Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á phát triển thịnh vượng trong thời gian nào?

A. Thế kỉ I đến thế kỉ X.

B. Thế kỉ X đến thế kỉ XVIII.

C. Thế kỉ X đến thế kỉ XV.

D. Thế kỉ XV đến thế kỉ XVIII.

Câu 14. Phong trào Văn hóa phục hưng là cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng của giai cấp nào?

A. Vô sản.

B. Tăng lữ giáo hội.

C. Tư sản.

D. Nông dân.

Câu 15. Hành trình phát kiến địa lý của C.Columbus đã đến được vùng đất mới, đó là

A. châu Á.

B. châu Mĩ.

C. châu Phi.

D. châu Đại Dương.

---(Để xem nội dung phần còn lại và đáp án của Đề thi số 2, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

ĐỀ SỐ 3

ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN LỊCH SỬ 10- TRƯỜNG THPT HÙNG VƯƠNG- ĐỀ 03

I. Trắc nghiệm (4,0 điểm)

Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng

Câu 1. Văn hóa Ấn Độ có ảnh hưởng đến khu vực Đông Nam Á chủ yếu thông qua con đường 

A. thương mại.       

B. xâm lược 

C. di dân.     

D. viễn thông.

Câu 2. Nhân tố nào đã thúc đẩy sự phát triển của chế độ phong kiến ở Tây Âu thời trung đại từ phân quyền lên tập quyền?

A. Sự xuất hiện của các lãnh địa phong kiến.

B. Sự ra đời, phát triển của các thành thị trung đại.

C. Sự ra đời của giai cấp tư sản.

D. Giáo hội Ki-tô mất đi địa vị thống trị trong triều đình.

Câu 3. Nội dung nào không phản ánh đúng mục đích thành lập “phường hội” của tầng lớp thợ thủ công ở các thành thị Tây Âu thời trung đại?

A. Nắm giữ độc quyền về sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

B. Bảo vệ quyền lợi cho những người cùng ngành nghề.

C. Đấu tranh chống sự áp bức, sách nhiễu của các lãnh chúa địa phương.

D. Bảo vệ quyền lợi cho các thương nhân, thúc đẩy tự do trao đổi hàng hóa.

Câu 4. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng hệ quả của các cuộc phát kiến địa lý trong thế kỉ XV - XVI?

A. Trung tâm thương mại dịch chuyển từ Đại Tây Dương ra Địa Trung Hải.

B. Làm nảy sinh quá trình cướp bóc thuộc địa, buôn bán nô lệ da đen.

C. Thúc đẩy sự giao lưu kinh tế - văn hóa giữa các khu vực, dân tộc.

D. Đem lại những hiểu biết mới cho con người về trái đất, các nền văn hóa.

Câu 5. Nền kinh tế tự nhiên, tự cấp, tự túc trong các lãnh địa phong kiến Tây Âu được biểu hiện như thế nào?

A. Mỗi lãnh địa là một vùng đất đai rộng lớn, trong đó có đất canh tác cho nông nô sản xuất.

B. Nông nô bị phụ thuộc vào ruộng đất của lãnh chúa, người nào bỏ trốn sẽ bị trừng phạt.

C. Mọi thứ cần dùng trong lãnh địa từ lương thực đến quần áo,... đều do nông nô sản xuất.

D. Lãnh địa có quân đội, luật pháp, tòa án, chế độ thuế khóa, tiền tệ,... riêng.

Câu 6. Nội dung nào không phản ánh đúng về phong trào Văn hóa Phục hưng?

A. Đề cao caon người, chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa nhân văn.

B. Phong trào khởi nguồn từ Italia, sau đó lan sang các nước Tây Âu.

C. Là cuộc đấu tranh chống chế độ phong kiến trên lĩnh vực văn hóa, tư tưởng.

D. Đưa tới sự ra đời của tôn giáo cải cách ở Tây Âu - Đạo Tin Lành.

Câu 7. Ở giai đoạn sơ kì trung đại, chế độ phong kiến phân quyền lại được xác lập ở các nước Tây Âu chủ yếu là do

A. tác động của chế độ ban cấp ruộng đất.

B. ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên.

C. sự lũng đoạn của giáo hội Ki-tô.

D. ảnh hưởng từ truyền thống dân chủ cổ đại.

Câu 8. So với các nước phong kiến Tây Âu thời sơ kì, nền chính trị ở các nước phong kiến phương Đông có nhiều điểm khác biệt, ngoại trừ việc

A. kế thừa mô hình chính trị thời cổ đại.

B. tính tập quyền cao độ, được duy trì lâu dài.

C. vương quyền và thần quyền bắt tay với nhau.

D. thần quyền lấn át vương quyền của nhà vua.

II. Phần tự luận (6,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm): So sánh sự khác biệt về mô hình chính trị sau quá trình phong kiến hóa ở các nước phương Đông và Tây Âu. Lý giải vì sao có sự khác nhau đó?

Câu 2 (3,0 điểm): Đánh giá về thành thị trung đại, C.Mác cho rằng: “Thành thị là bông hoa rực rỡ nhất của thời trung đại”. Phát biểu ý kiến của anh(chị) về quan điểm trên.

---(Để xem nội dung phần còn lại và đáp án của Đề thi số 3, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

ĐỀ SỐ 4

ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN LỊCH SỬ 10- TRƯỜNG THPT HÙNG VƯƠNG- ĐỀ 04

I. Trắc nghiệm (4,0 điểm)

Câu 1. Ở Ai Cập cổ đại, vua được gọi là

A. Pha-ra-ông.

B. En-xi.

C. Thiên tử.

D. Hoàng đế.

Câu 2. Ở xã hội phương Đông cổ đại, nô lệ

A. là lực lượng sản xuất chính, tạo ra mọi của cải vật chất.

B. chủ yếu phục vụ trong các gia đình quý tộc, cung điện.

C. chỉ được coi là thứ hàng hóa và công cụ biết nói.

D. bình đẳng về quyền lợi với quý tộc.

Câu 3. Sau khi xâm chiếm Rô-ma, người Giéc-man đã thực hiện chính sách gì về chính trị?

A. Thủ tiêu bộ máy nhà nước cũ, thành lập nhiều vương quốc mới.

B. Xây dựng nhà nước mới theo chế độ quân chủ lập hiến.

C. Tiến hành cải cách bộ máy nhà nước theo hướng dân chủ.

D. Để người Rô-ma giữ các chức vụ chính trong bộ máy nhà nước.

Câu 4. Quá trình xác lập quan hệ sản xuất phong kiến diễn ra mạnh mẽ và rõ nét nhất nhất ở vương quốc Tây Âu nào?

A. Phơ-răng.

B. Tây Gốt.

C. Đông Gốt.

D. Văng-đan.

Câu 5. Giữ vai trò sản xuất chính trong lãnh địa phong kiến ở Tây Âu là

A. Nông dân công xã.

B. Nông nô.

C. Nô lệ.

D. Nông dân tự canh.

Câu 6. Nội dung nào phản ánh đặc điểm nổi bật về chính trị của lãnh địa phong kiến Tây Âu?

A. Mỗi lãnh địa là một cơ sở kinh tế đóng kín, tự cung, tự cấp. 

B. Là đơn vị chính trị độc lập, có quân đội, tòa án, luật pháp riêng.

C.Nông nô là những người sản xuất chính trong các lãnh địa.

D.Lãnh chúa sống sung sướng dựa trên sự bóc lột nông nô.

Câu 7. Thể chế chính trị của các vương quốc ở Tây Âu thời sơ kì trung đại mang tính chất

A. phong kiến tập quyền.

B. phong kiến phân quyền.

C. dân chủ chủ nô.

D. dân chủ tư sản.

Câu 8. Đến thế kỉ XVIII, vương quốc Lan Xang suy yếu vì

A. những cuộc tranh chấp ngôi báu trong hoàng tộc.

B. bị nước ngoài xâm lược.

C. rơi vào ách cai trị của người phương Tây. 

D. nền kinh tế suy thoái.

Câu 9. Địa hình Cam -pu-chia như một lòng chảo khổng lồ, xung quanh là rừng và cao nguyên bao bọc, còn đáy chảo là 

A. Biển Hồ.

B. Biển Đỏ.

C. sông Mê Kông.

D. đồng bằng Mê Kông.

Câu 10.  Chế độ phong kiến Trung Quốc phát triển đến đỉnh cao dưới thời kì thống trị của

A. nhà Tần.

B. nhà Đường.

C. nhà Minh.

D. nhà Thanh.

Câu 11. Các vị vua đầu thời vương triều Mô-gôn đã ra sức củng cố vương triều theo hướng

A. Hồi hóa.

B. đàn áp người bản địa.

C. Ấn Độ hóa.

D. xóa bỏ Ấn Độ giáo.

Câu 12. Sự phát hiện nhau giữa hai nền văn minh đặc sắc là Ấn Độ Hinđu giáo và Ả rập Hồi giáo được thực hiện dưới thời 

A. vương triều Gúp-ta.

B. vương triều Hồi giáo Đê-li. 

C. vương triều Hác - sa.

D. vương triều Mô-gôn

Câu 13. Điểm giống nhau căn bản trong chính sách đối nội của triều Nguyên và triều Thanh là

A. thi hành chính sách áp bức dân tộc.

B. thực hiện hòa hợp tôn giáo.

C. thực hiện chính sách mở rộng khai hoang.

D. thi hành chính sách quân điền.

Câu 14. Nguyên nhân sâu xa dẫn đến các cuộc phát kiến địa lí trong các thế kỉ XV- XVI của châu Âu là gì?

A. Nhu cầu hương liệu, vàng bạc, thị trường tăng lên..

B. Người Tây Ban Nha chiếm con đường cũ sang phương Đông.

C. Vua chúa phong kiến Tây Âu sẵn sàng tài trợ kinh phí.

D. Đáp ứng nhu cầu mở mang tri thức của con người.

Câu 15. Tại sao việc tìm con đường thông thương giữa châu Âu và phương Đông đặt ra cấp thiết từ thế kỉ XV?

A. Do sự phát triển của lực lượng sản xuất đặt ra yêu cầu mới. 

B. Do khoa học - kĩ thuật lúc này đạt được bước phát triển mới.

C. Con đường buôn bán với phương Đông bị người A-rập độc chiếm.

D. Châu Âu vừa chấm dứt nội chiến, có điều kiện chính trị thuận lợi.

---(Để xem nội dung phần còn lại và đáp án của Đề thi số 4, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

ĐỀ SỐ 5

ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN LỊCH SỬ 10- TRƯỜNG THPT HÙNG VƯƠNG- ĐỀ 05

I. Phần Trắc nghiệm (4,0 điểm)

Câu 1. Hầu hết các quốc gia cổ đại Phương Tây theo chế độ chinh trị nào dưới đây?

A. Độc tài quân sự.                                         

B. Dân chủ chủ nô.

C. Cộng hòa Tổng thống. 

D. Quân chủ chuyên chế.

Câu 2. Quan hệ bóc lột chính trong xã hội các quốc gia cổ đại phương Tây là giữa         

A. chủ nô và nô lệ.

B. Vua, quan với nô lệ.

C. quý tộc, chủ nô với thương nhân.    

D. vua, quan, quý tộc với nông dân công xã.           

Câu 3. Chế độ ruộng đất thực hiện dưới thời Đường có tên gọi là gì?

A. Công điền. 

B. Quân điền.

C. Tịch điền. 

D. Đinh điền.

Câu 4. Hệ thống chữ viết của người Khơ-me được xây dựng trên cơ sở hệ chữ viết nào dưới đây ?

A. Chữ Hán của người Trung Quốc.              

B. Chữ nôm của người Việt.

C. Chữ phạn của người Ấn Độ.           

D. Chữ Latinh của người Rô-ma.

Câu 5. Văn hóa của vương quốc Lào và Campuchia đều chịu ảnh hưởng sâu sắc từ

A. văn hóa Đại Việt.                                       

B. văn hóa Hi Lạp.

C. văn hóa Ấn Độ.                               

D. văn hóa La Mã.

Câu 6. Công trình kiến trúc tiêu biểu của đất nước Campuchia là

A. đền Ăng-co Vát.                                         

B. tháp Thạt Luổng.

C. đền Bô-rô-bu-đua.                                              

D. thánh địa Mỹ Sơn.

Câu 7. Đơn vị chính trị và kinh tế cơ bản trong thời kì phong kiến phân quyền ở Tây Âu được gọi là gì?

A. Lãnh chúa phong kiến.

B. Lãnh địa phong kiến.

C. Các lâu đài cổ.

D. Pháo đài cổ.

Câu 8. Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị là ba nhà thơ lớn dưới thời nào ở Trung Quốc? 

A. Hán.                                      

B. Đường.

C. Tống.                          

D. Nguyên.

Câu 9. Đến đầu công nguyên, Ấn Độ bước vào thời kì phát triển cao và rất đặc sắc dưới thời vương triều

A. Gúp-ta.              

B. Hác-sa.              

C. Hồi giáo Đê li             

D. Mô-gôn.

Câu 10. Trong các Vương quốc "man tộc" của người Giéc-man, Vương quốc nào giữ vai trò quan trọng và thể hiện rõ nét nhất quá trình trong kiến hoá? 

A. Tây Gốt.                                                    

B. Đông Gốt.                   

C. Văng-đan.                                                           

D. Phơ-răng. 

Câu 11. Khu vực nào trên thế giới chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất của văn hóa Ấn Độ?

A. Đông Nam Á.              

B. Đông Bắc Á.                

C. Tây Âu.   

D.Bắc Mĩ.

Câu 12. Ông vua kiệt xuất của nước Ma-ga-đa và nổi tiếng bậc nhất trong lịch sử Ấn Độ là ai? 

A. Gúp-ta.              

B. A-sô-ca.             

C. A-cơ-ba             

D. Bơ-ra-ma.

Câu 13. Từ khoảng sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVIII, các quốc gia phong kiến Đông Nam Á

A. bước đầu thành lập.

B. phát triển phồn thịnh.

C. bị phương Tây xâm lược.

D. là thuộc địa của Anh và Pháp.

Câu 14. Công cụ lao động trong lịch sử xã hội nguyên thủy đã phát triển từ

A. đồ đá - đồng thau - đồng đỏ - đồ sắt.

B. đồ đá - đồng đỏ - đồng thau - đồ sắt.

C. đồ sắt - đồng đỏ -  đồng thau - đồ đá.

D. đồng thau - đồng đỏ - đồ đá - đồ sắt.

Câu 15. Nội dung nào không phản ánh đúng những quan điểm cơ bản của Nho giáo?

A. Giáo dục con người phải thực hiện đúng bổn phận với gia đình, đất nước.

B. Coi quan hệ giữa vua - tôi, cha - con, chồng - vợ là giường mối, kỉ cương của đạo đức.

C. Đề cao quyền bình đẳng nam - nữ, bình đẳng giữa các giai cấp, tầng lớp trong xã hội.

D. Con người phải tu thân, rèn luyện các phẩm chất đạo đức, như : nhân. nghĩa, lễ, trí,tín...

---(Để xem nội dung phần còn lại và đáp án của Đề thi số 5, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi HK1 môn Lịch sử 12 có đáp án năm 2021-2022 Trường THPT Hùng Vương. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục sau đây:

Thi online

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON