YOMEDIA

Bộ 4 đề thi HK1 môn Lịch sử 10 có đáp án năm 2021-2022 Trường THPT Lý Thái Tổ

Tải về
 
NONE

Với mong muốn cung cấp cho các em học sinh có nhiều tài liệu tham khảo và ôn luyện thật tốt, HOC247 đã sưu tầm và tổng hợp tài liệu Bộ 4 đề thi HK1 môn Lịch sử 10 có đáp án năm 2021-2022 Trường THPT Lý Thái Tổ. Hi vọng sẽ giúp các em đạt kết quả cao trong học tập.

ADSENSE

TRƯỜNG THPT LÝ THÁI TỔ

ĐỀ THI  HỌC KÌ 1

MÔN: LỊCH SỬ 10

NĂM HỌC : 2021 – 2022

Thời gian : 45 phút

Đề 1

Câu 1: (7.0 điểm)

1. Lập bảng thống kê theo mẫu sau:

Nội dung

Quốc gia cổ đại phương Đông

Quốc gia cổ đại phương Tây

Thời gian ra đời

   

Vị trí địa lý

   

Điều kiện tự nhiên

   

Kinh tế

   

Xã hội

   

Chính trị

   

2. Theo em, yếu tố nào làm nên sự khác biệt giữa quốc gia cổ đại phương Đông và quốc gia cổ đại phương Tây?

3. Trình bày những hiểu biết của em để chứng tỏ rằng: Việt Nam cũng là một trong các quốc gia cổ đại phương Đông.

Câu 2: (3.0 điểm)

Tại sao nói: "Văn hoá Đông Nam Á là một nền văn hoá đa dạng trong thống nhất"?

ĐÁP ÁN

Câu 1

1. Lập bảng

Nội dung

Quốc gia cổ đại phương Đông: Ai Cập, Lưỡng Hà, Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam

Quốc gia cổ đại phương Tây: Hy Lạp và Rô ma

Thời gian ra đời

Ra đời sớm, khoảng TNK IV TCN, cách 5500 cách ngày nay.

Ra đời muộn hơn, khoảng TNK I TCN, 3000 năm cách ngày nay.

Vị trí địa lý

Trên lưu vực các con song lớn châu Á, châu Phi

Trên các bán đảo và nhiều đảo nhỏ ở bờ Bắc Địa Trung Hải

Điều kiện tự nhiên

Đất đai màu mỡ, khí hậu ấm nóng, mưa đều đặn theo mùa

Gần biển, giao thông trên biển thuận lợi. Khí hậu mát mẻ trong lành, đất khô và cứng, có ít đồng bằng nhỏ ven thung lũng...

Kinh tế

- Nông nghiệp trồng lúa nước
- Thủ công nghiệp như dệt vải, làm gốm, đúc đồng...
- Trao đổi sản phẩm: Lấy vật đổi vật
- Trong đó nghề sản xuất chính là nông nghiệp lúa nước.

- Nông nghiệp: Chăn nuôi gia súc với quy mô lớn..
- Thủ công nghiệp: Dầu ô liu, rượu nho, gốm, đồ mỹ nghệ...
- Thương nghiệp rất phát triển. Có tiền là đơn vị trung gian để trao đổi => Đây là nghề chính.

Xã hội

- Có 2 giai cấp với 3 tầng lớp
- Quí tộc, nông dân công xã và nô lệ
- Nông dân công xã là lực lượng sản xuất chủ yếu.

- Có 2 giai cấp và 3 tấng lớp
- Quí tộc chủ nô, bình dân và nô lệ
- Nô lệ là lực lượng sản xuất chủ yếu làm ra của cải cho xã hội

Chính trị

- Chuyên chế cổ đại
(Đứng đầu là vua chuyên chế nắm mọi quyền hành)

- Dân chủ chủ nô
(Không chấp nhận có vua, đứng đầu là Hội đồng 500 người = chủ nô)

2. Theo em, yếu tố nào làm nên sự khác biệt giữa quốc gia cổ đại phương Đông và quốc gia cổ đại phương Tây? (1.0 điểm)

- Yếu tố làm nên sự khác biệt giữa quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây là do vị trí địa lý.

- Bởi hình thành ở những vị trí khác nhau mà điều kiện tự nhiên có nhiều nét khác biệt. Từ đó cho thấy các quốc gia cổ đại phương Đông với điều kiện tự nhiên thuận lợi nên ra đời sớm hơn. Từ sự khác biệt về điều kiện tự nhiên mà nền kinh tế, sự phân hoá xã hội và thể chế chính trị cũng như sáng tạo văn hoá có nhiều nét khác biệt.

3. Trình bày những hiểu biết của em để chứng tỏ rằng: Việt Nam cũng là một trong các quốc gia cổ đại phương Đông. (1.0 điểm)

- Thời gian ra đời: Sớm vào khoảng thế kỉ VII TCN, trên lưu vực sông lớn – sông Hồng

- Điều kiện tự nhiên thuận lợi nên nghề chính là sản xuất nông nghiệp trồng lúa nước

- Nông dân công xã là lực lượng sản xuất chủ yếu, đứng đầu nhà nước là Hùng Vương.

Câu 2. Tại sao nói: "Văn hoá Đông Nam Á là một nền văn hoá đa dạng trong thống nhất"?

- Một nền văn hoá đa dạng bởi mỗi quốc gia dân tộc có một nền văn hoá đặc sắc mang dấu ấn riêng. (1.5 điểm)

 + Học sinh cần đưa ra dẫn chứng cụ thể để thấy được mỗi quốc gia Đông Nam Á có một nét đẹp văn hoá riêng độc đáo..

+ Học sinh đưa dẫn chứng theo hiểu biết để thấy sự phong phú, đa dạng của các thành tựu văn hoá: Việt Nam – chùa một cột; Lào – Tháp Thạt Luổng; Cam pu chia có quần thể kiến trúc Angkor; Thái Lan có Chùa vàng...

- Nhưng lại thống nhất (1.5 điểm)

+ Các quốc gia Đông Nam Á đều chịu ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ như tiếp thu, ảnh hướng (tôn giáo, chữ viết, kiến trúc)

+ Học sinh cần làm rõ những thành tựu tiêu biểu

Đề 2

Câu 1 (4,0 điểm)

Nêu các thành tựu văn hóa Trung Quốc thời phong kiến? Nêu tên một thành tựu văn hóa Trung Quốc thời phong kiến mà ngày nay con người sử dụng nhiều nhất và phát triển mạnh? Em hiểu gì về thành tựu văn hóa đó?

Câu 2 (3,0 điểm)

Nêu thời gian ra đời của công cụ lao động bằng đồng, sắt? Trình bày về mặt tính chất và tác dụng về kinh tế - xã hội của công cụ lao động bằng đồng, sắt.

Câu 3 (3,0 điểm)

Học sinh ghi trực tiếp vào 6 ô trống để trả lời về lịch sử thế giới trong bảng mẫu sau:

Câu hỏi

Trả lời

Hệ chữ A, B, C…, do người cổ đại nước nào phát minh ra?

 

Chữ số 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 do người cổ đại nước nào phát minh ra?

 

Phát minh nào đã góp phần quyết định tách con người khỏi giới động vật?

 

Ai là người đầu tiên lập ra nước Lan Xang?

 

Ai là người đầu tiên phát hiện ra châu Mĩ nhưng lại không biết?

 

Công trình kiến trúc nào đặc sắc và độc đáo nhất Campuchia thời trung đại


 

 

ĐÁP ÁN

Câu 1 (4,0 điểm) Nêu các thành tựu văn hóa Trung Quốc thời phong kiến? Nêu tên một thành tựu văn hóa Trung Quốc thời phong kiến mà ngày nay con người sử dụng nhiều nhất và phát triển mạnh? Em hiểu gì về thành tựu văn hóa đó?

  • Tư tưởng: Từ thời nhà Hán trở đi, lấy Nho giáo của Khổng Tử làm cơ sở lí luận, tư tưởng và công cụ sắc bén phục vụ cho nhà nước phong kiến tập quyền. 0,5
  • Tôn giáo: Đạo Phật xâm nhập vào Trung Quốc từ lâu nhưng phát triển nhất là thời nhà Đường. 0,25
  • Sử học: Từ thời nhà Hán trở thành lĩnh vực khoa học độc lập như Sử kí của Tư Mã Thiên...Thời nhà Đường thành lập cơ quan biên soạn gọi là Sử quán. 0,25
  • Văn học: Nổi bật nhất của văn hóa Trung Quốc
    • Thơ ca nhất là thơ Đường luật với các nhà thơ nổi tiếng như Đỗ Phủ, Lí Bạch, Bạch Cư Dị. 0,25
    • "Tiểu thuyết chương hồi": Xuất hiện thời Minh - Thanh với những kiệt tác như Thủy Hử của Thi Nại Am, Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, Tây Du Kí của Ngô Thừa Ân. 0,5
  • Khoa học - kĩ thuật
    • Nhiều thành tựu rực rỡ về Toán học (quyển Cửu chương toán thuật), Y học, Thiên văn học... 0,5
    • 4 phát minh quang trọng: Giấy, kĩ thuật in, la bàn và thuốc súng. 0,5
  • Nghệ thuật kiến trúc: Với những công trình như Vạn lí trường thành, cung điện, tượng Phật. 0,25
  • Thành tựu...đó chính là phát minh ra giấy. 0,5
  • Giấy do Thái Luân thời nhà Hán phát minh ra với nguyên liệu làm thành giấy đó là vỏ cây, lưới cũ và giẻ rách... 0,5

Câu 2 (3,0 điểm) Nêu thời gian ra đời của công cụ lao động bằng đồng, sắt? Trình bày về mặt tính chất và tác dụng về kinh tế - xã hội của công cụ lao động bằng đồng, sắt.

  • Thời gia ra đời: 5500 năm - 3000 năm trước đây ở vùng Tây Á, Bắc Phi, Nam Âu.....0,25
  • Tính chất: Nhiệt độ nóng chảy thấp, độ cứng bền cao, dễ rèn đúc hơn so với xương, đá...0,5
  • Tác dụng về kinh tế:
    • Ra đời nhiều công cụ sản xuất mới (lưỡi cuốc, lưỡi cày bằng kim loại), ngành nghề mới (rèn đúc, xây dựng, mộc), khai phá đất hoang, mở rộng diện tích. 0,5
    • Năng suất làm động tăng lên, làm xuất hiện một lượng sản phẩm thừa thường xuyên. 0,5
  • Tác dụng về mặt xã hội:
    • Gia đình phụ hệ, phụ quyền xuất hiện thay cho gia đình mẫu hệ, mẫu quyền. 0,25
    • Một số người lợi dụng chức quyền chiếm của dư thừa, làm xuất hiện chế độ tư hữu. 0,5
    • Xã hội xuất hiện kẻ giàu - người nghèo và xã hội có giai cấp ra đời, sau đó nhà nước ra đời và làm cho xã hội nguyên thuỷ chấm dứt . 0,5

Câu 3 (3,0 điểm)

Học sinh ghi trực tiếp vào các ô trống để trả lời về lịch sử thế giới trong bảng mẫu sau:

Câu hỏi

Trả lời

Hệ chữ A, B, C…, do người cổ đại nước nào phát minh ra

Người Hi Lạp và Rôma

Chữ số 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 do người cổ đại nước nào phát minh ra?

Người Ấn Độ

Phát minh nào đã góp phần quyết định tách con người khỏi giới động vật?

Phát minh ra lửa

Ai là người đầu tiên lập ra nước Lan Xang?

Pha Ngừm

Ai là người đầu tiên phát hiện ra châu Mĩ nhưng lại không biết

C. Cô - lôm - bô

Công trình kiến trúc nào đặc sắc và độc đáo nhất Campuchia thời trung đại

Ăng - Co - Vát, Ăng - Co - Thom

 

Đề 3

I/ Phần trắc nghiệm (2 điểm)

Câu 1. Trong thị tộc, quan hệ giữa các thành viên trong lao động là

A. phân công lao động luân phiên.

B. hợp tác lao động.

C. hưởng thụ bằng nhau.

D. lao động độc lập theo hộ gia đình.

Câu 2. Vai trò của người đàn ông thay đổi thế nào khi gia đình phụ hệ xuất hiện?

A. Vai trò của đàn ông và đàn bà như nhau.

B. Đàn bà có vai trò quyết định trong gia đình.

C. Đàn ông có vai trò trụ cột và giành lấy quyền quyết định trong gia đình.

D. Đàn ông không có vai trò gì.

Câu 3. Các quốc gia cổ đại phương Tây thường được gọi là

A. Thị quốc.                         

B. Tiểu quốc.

C. Vương quốc.                      

D. Bang.

Câu 4. Bản chất nền dân chủ cổ đại phương Tây là

A. Dân chủ chủ nô.      

B. Dân chủ tư sản.

C. Dân chủ nhân dân. 

D. Dân chủ quý tộc.

Câu 5. Thế kỉ XII, đạo nào có ảnh hưởng lớn ở Cam-pu-chia?

A. Đạo Phật.                  

B. Ấn Độ giáo.

C. Đạo Hin-đu.               

D. Đạo Ki-tô.

Câu 6. Trong các vương quốc của người Giéc-man, vương quốc nào giữ vai trò quan trọng và thể hiện rõ nét nhất quá trình phong kiến hóa?

A. Đông Gốt.                     

B. Tây Gốt.

C. Văng-đan.                     

D. Phơ-răng.

Câu 7. Cơ sở nào để mỗi lãnh địa là một đơn vị chính trị độc lập?

A. Mỗi lãnh địa có một lãnh chúa cai trị.

B. Mỗi lãnh địa có quân đội, tòa án, luật pháp, chế độ thuế khóa và tiền tệ riêng.

C. Nền kinh tế của các lãnh địa là nền kinh tế tự nhiên, đóng kín.

D. Mỗi lãnh địa là một vùng đất riêng biệt.

Câu 8. Từ năm 1519 đến năm 1522, Ph. Ma-gien-lan đã

A. dẫn đầu đoàn thám hiểm đi vòng qua cực Nam của châu Phi.

B. dẫn đầu đoàn thủy thủ đến một số đảo thuộc vùng biển Ca-ri-bê.

C. chỉ huy đoàn thuyền đến Ca-li-cút thuộc bờ Tây Nam Ấn Độ.

D. thực hiện chuyến đi đầu tiên vòng quanh thế giới bằng đường biển.

II/ Phần tự luận (8 điểm).

Câu 1. Trình bày những thành tựu tiêu biểu của văn hóa cổ đại Hi Lạp và Rô-ma. Thành tựu nào có ý nghĩa lớn nhất đối với văn minh loài người nói chung và Việt Nam nói riêng? (3 điểm).

Câu 2. Thế nào là lãnh địa phong kiến? Đặc điểm kinh tế và chính trị trong lãnh địa như thế nào? (3 điểm).

Câu 3. Nguyên nhân nào dẫn đến các cuộc phát kiến địa lý? Hệ quả của các cuộc phát kiến địa lý đó là gì? (2 điểm).

..........

---(Để xem tiếp nội dung của đề thi các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

Đề 4

Câu 1. Thế nào là lãnh địa phong kiến? Đời sống kinh tế và chính trị trong các lãnh địa đó như thế nào? (4 điểm).

Câu 2. Vương triều Mô-gôn có phải là thời kì cuối cùng của chế độ phong kiến Ấn Độ không? Nêu những nét chính về vương triều Mô-gôn? (3 điểm).

Câu 3. Trình bày những nét chính về lịch sử vương quốc Campuchia? (3 điểm)

ĐÁP ÁN

Câu 1.

* Lãnh địa phong kiến:

- Là một đơn vị chính trị và kinh tế cơ bản trong thời kì phong kiến phân quyền ở Tây Âu.

- Mỗi lãnh chúa phong kiến đều có một lãnh địa riêng.

- Mỗi lãnh địa là một khu đất rộng lớn bao gồm đất của lãnh chúa và đất khẩu phần:

+ Trong khu đất của lãnh chúa có những lâu đài, dinh thự, nhà thờ, nhà kho, chuồng trại,… có hào sâu, tường cao bao quanh, tạo thành những pháo đài kiên cố.

+ Đất khẩu phần ở xung quanh pháo đài được lãnh chúa giao cho nông nô cày cấy và thu thuế.

* Đặc điểm kinh tế và chính trị trong lãnh địa:

- Đặc điểm kinh tế: đóng kín, mang tính chất tự nhiên, tự cấp, tự túc, không có sự trao đổi buôn bán với bên ngoài.

+ Nông nô nhận ruộng đất của lãnh chúa cày cấy và nộp tô cho lãnh chúa.

+ Nông nghiệp: Kĩ thuật sản xuất đã có những tiến bộ đáng kể: biết dùng phân bón, gieo trồng theo thời vụ, biết dùng cày và bừa do ngựa kéo,…

+ Thủ công nghiệp: cũng chỉ hoạt động trong lãnh địa, nông nô làm các nghề phụ như dệt vải, may quần áo, làm công cụ,... lãnh chúa có những xưởng thủ công riêng như xưởng rèn, đồ gốm, may mặc.

- Đặc điểm chính trị: mỗi lãnh địa là một đơn vị chính trị độc lập.

+ Các lãnh chúa có quyền cai trị lãnh địa của mình như một ông vua, có quân đội, toà án, pháp luật riêng, chế độ thuế khoá, tiền tệ riêng, có chế độ thuế khóa, tiền tệ, cân đong đo lường riêng.

+ Một số lãnh chúa lớn còn buộc nhà vua ban cho mình quyền “miễn trừ” không can thiệp vào lãnh địa của lãnh chúa. Như vậy, nhà vua thực chất cũng là một lãnh chúa lớn.

+ Trong các lãnh địa, lãnh chúa sống cuộc sống nhàn rỗi, xa hoa. Họ sống sung sướng trên sự bóc lột tô thuế và sức lao động của nông nô.

Câu 2. Vương triều Mô-gôn có phải là thời kì cuối cùng của chế độ phong kiến Ấn Độ không? Nêu những nét chính về vương triều Mô-gôn? (3 điểm).

Vương triều Mô-gôn là thời kì cuối cùng của chế độ phong kiến Ấn Độ.

Những nét chính về vương triều Mô-gôn (1526 - 1707):

1. Hoàn cảnh ra đời:

- Thế kỉ XV, Vương triều Hồi giáo Đê-li bắt đầu suy yếu, một số bộ phận dân Trung Á cũng theo Hồi giáo nhưng tự nhận là dòng dõi Mông Cổ, tấn công Ấn Độ, lập ra Vương triều Mô-gôn.

- Vương triều Mô-gôn là thời kì cuối cùng của chế độ phong kiến Ấn Độ. Những ông vua đầu tiên đều ra sức củng cố vương triều theo hướng “Ấn Độ hóa” và xây dựng đất nước. Đến thời vua A-cơ-ba đã đạt được bước phát triển mới.

2. Chính sách của vua A-cơ-ba:

- Xây dựng một chính quyền mạnh mẽ, dựa trên sự liên kết tầng lớp quý tộc, không phân biệt nguồn gốc.

- Xây dựng khối hòa hợp dân tộc trên cơ sở hạn chế sự phân biệt sắc tộc, tôn giáo và hạn chế sự bóc lột của chủ đất, quý tộc.

- Tiến hành đo đạc lại ruộng đất để định ra mức thuế đúng và hợp lí, thống nhất các hệ thống cân đong và đo lường.

- Khuyến khích và hỗ trợ các hoạt động sáng tạo văn hóa, nghệ thuật.

⟹ Những chính sách của A-cơ-ba làm cho xã hội Ấn Độ ổn định, kinh tế phát triển, văn hóa có nhiều thành tựu mới, đất nước thịnh vượng.

3. Sự suy thoái của Vương triều Mô-gôn:

- Hầu hết các vua của vương triều này đều dùng quyền chuyên chế, độc đoán để cai trị đất nước.

- Vua Gia-han-ghi-a và Sa Gia-han đã lạm dụng quyền lực, công quỹ và sức lao động của người dân để xây dựng nhiều công trình kiến trúc, đặc biệt là lăng mộ Ta-giơ Ma-han và lâu đài Thành Đỏ làm cho sự đối kháng của nhân dân gia tăng.

- Tình trạng chia rẽ và khủng hoảng xuất hiện trở lại.

- Ao-reng-dep là ông vua cuối cùng của Vương triều Mô-gôn và phải đối diện với sự xâm lược của thực dân Anh.

..........

---(Để xem tiếp nội dung của đề thi các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 4 đề thi HK1 môn Lịch sử 10 có đáp án năm 2021-2022 Trường THPT Lý Thái Tổ. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tốt!

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF