YOMEDIA

Bộ 5 đề thi HK1 môn GDCD 9 năm 2021-2022 có đáp án Trường THCS Trương Định

Tải về
 
NONE

Nhằm giúp các em học sinh có thêm tài liệu học tập, rèn luyện kĩ năng làm đề, kết hợp củng cố kiến thức chuẩn bị bước vào kì thi học kì 1 sắp tới, HOC247 giới thiệu đến các em tài liệu Bộ 5 đề thi HK1 môn GDCD 9 năm 2021-2022 có đáp án Trường THCS Trương Định. Bộ đề thi gồm các đề thi khác nhau và đáp án sẽ giúp các em đối chiếu kết quả sau khi làm bài. Chúc các em đạt kết quả cao trong kì thi này!

ATNETWORK

TRƯỜNG THCS

TRƯƠNG ĐỊNH

ĐỀ THI HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2021 - 2022

Môn: GDCD 9

Thời gian: 45 phút

1. Đề số 1

I. Trắc nghiệm (5 điểm)

Câu 1: Người có đức tính tự chủ là người:

A. Làm chủ bản thân, làm chủ được suy nghĩ, hành vi và tình cảm của mình.

B. Hay nóng nảy, cáu gắt mỗi khi người khác góp ý, phê bình.

C. Không bao giờ chú ý đến đối tượng và hoàn cảnh giao tiếp.

D. Không làm chủ được bản thân mỗi khi bị bạn bè xấu rủ rê.

Câu 2: Biểu hiện nào sau đây là biểu hiện của tính tự chủ?

A. Luôn luôn hành động theo ý mình, không nghe ý kiến của người khác.

B. Sống đơn độc, khép kín.

C. Tự quyết định công việc của mình, không bị hoàn cảnh chi phối.

D. Dễ bị người khác lôi kéo làm theo họ.

Câu 3. Hành vi thể hiện tính dân chủ là:

A. Áp đặt suy nghĩ của mình cho người khác.

  1. Tiếp thu ý kiến của người dân.

C. Bắt người khác phục tùng mình

       D. Bắt người khác phục tùng mình

Câu 4. Trong các hành động sau đây, hành động thể hiện tính kỉ luật là:

A. Theo bạn xấu rủ rê trốn học.     

B. Ngồi học không nói chuyện riêng.           

C. Đi học muộn vì mãi xem phim.

D. Không tuân theo kế hoạch của lớp.

Câu 5: Việc làm nào dưới đây thể hiện tính dân chủ?

A. Nhà trường tổ chức cho học sinh học tập nội quy đầu năm học.

B. Ông An trưởng thôn quyết định mỗi gia đình nộp 50.000 làm quỹ từ thiện.

C. Trong buổi sinh hoạt lớp mọi người tích cực phát biểu ý kiến.

D. Trong trận đấu bóng, các cầu thủ xô xát, không theo quyết định của trọng tài.

Câu 6: Cho biết hành vi nào dưới đây là hành vi thực hiện tốt dân chủ và kỉ luật.

A. Trong giờ học, Bình luôn chăm chú lắng nghe giảng và phát biểu xây dựng bài.

B. Nam hay nói tự do, nói đế lời khi thầy cô đang giảng bài.

C. T là lớp trưởng, T tự đề ra kế hoạch thu tiền của các bạn trong lớp để gây quỹ.

D. Trong buổi thảo luận chủ đề về học tập, các bạn lớp 9A hăng hái tranh nhau phát biểu ý kiến.

Câu 7: Hành vi nào sau đây thực hiện tốt dân chủ và kỉ luật?

A. Chăm chú lắng nghe thầy cô giảng và phát biểu ý kiến xây dựng bài.

B. Nói tự do, nói đế lời thầy cô khi thầy cô đang giảng bài.

C. Lớp trưởng tự đề ra kế hoạch thu tiền của các bạn học sinh trong lớp để gây quỹ.

D. Tranh nhau để phát biểu ý kiến trong các cuộc họp lớp.

Câu 8: Trong buổi sinh hoạt lớp, dưới sự điều khiển của lớp trưởng, các bạn lớp 9B đã sôi nổi thảo luận đề xuất các biện pháp  xây dựng phong trào thi đua.

Hỏi lớp 9B đã thực hiện tốt nội dung nào sau đây?

A. Đoàn kết, tương trợ.

B. Yêu thương con người.

C. Dân chủ và kỉ luật.

D. Tôn trọng người khác

Câu 9: Câu ca dao dưới muốn nói lên điều gì?

“Quan sơn muôn dặm một nhà

Bốn phương vô sản đều là anh em”

A. Tính dân chủ kỉ luật.

B. Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới.

C. Sự tôn trọng hòa bình.

D. Tính chí công vô tư.

Câu 10. Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới là?

A. Quan hệ anh em với các nước trên thế giới.

B. Quan hệ bạn bè với các nước láng giếng.

C. Quan hệ bạn bè thân thiện giữa nước này với nước khác.

D. Mối quan hệ phụ thuộc của nước nhỏ với nước lớn.

Câu 11: Trường em phát động cuộc thi vẽ tranh về tình bạn giữa nhân dân ta và nhân dân Cu ba. Các bạn học sinh đã có rất nhiều bức tranh đẹp về tình cảm giữa hai dân tộc anh em. Em có nhận xét gì về việc làm của các bạn?

A. Thể hiện lòng yêu thương con người với nhân dân Cu ba.

B. Tình bạn bè thân thiện giữa nhân dân ta với nhân dân Cu ba.

C. Tình đoàn kết tương trợ giữa hai nước.

D. Sự tôn trọng và học hỏi dân tộc khác.

Câu 12: Nội dung nào sau đây không phải là nguyên tắc hợp tác quốc tế của Đảng và Nhà nước ta?

A. Tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau.

B. Bình đẳng, cùng có lợi.

C. Can thiệp vào công việc nội bộ, dùng vũ lực giải quyết mâu thuẫn.

D. Giải quyết các bất đồng và tranh chấp bằng thương lượng hòa bình.

Câu 13: Cầu Mỹ thuận, biểu tượng của sự hợp tác giữa Việt Nam và Oxtraylia. Em hãy cho biết sự hợp tác đó trên lĩnh vực nào?

A. Công nghệ thông tin.

B. Giáo dục văn hóa.

C. Giao thông vận tải.

D. Khoa học quân sự

Câu 14: An thường tâm sự với các bạn: “Tớ thấy nước mình thường hay hợp tác với các nước XHCN, còn các nước tư bản phát triển trên thế giới thì không chú trọng hợp tác nên mãi nghèo...” Em sẽ chọn cách nào dưới đây để giải thích cho An hiểu?

A. Nước ta chưa chú trọng vấn đề hợp tác quốc tế, vẫn tồn tại cơ chế đóng cửa trong quan hệ hợp tác.

B. Nhà nước chú trọng các đối tác truyền thống lâu đời để phát triển KHKT.

C. Hợp tác để đẩy lùi những vấn đề như: Sự bùng nổ dân số, khắc khục đói nghèo...

D. Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng việc hợp tác với các nước XHCN, các nước trong khu vực và trên thế giới.

Câu 15: Để trở thành người năng động, sáng tạo chúng ta cần làm gì?

A. Luôn làm theo những điều mình thích.

B. Chỉ cần làm theo những điều người khác chỉ bảo.

C. Say mê, tìm tòi, phát hiện và linh hoạt xử lí các tình huống.

D. Say mê trong nghiên cứu khoa học.

Câu 16: Trong những hành vi dưới đây hành vi nào thể hiện tính năng động sáng tạo?

A. Dám làm những việc khó khăn mà người khác né tránh.

B. Biết suy nghĩ để tìm ra nhiều cách giải quyết khác nhau trong học tập và trong công việc.

C. Chỉ làm theo những điều đã được hướng dẫn, chí bảo.

D. Dám làm mọi việc để đạt được mục đích của mình.

Câu 17: Khi tìm hiểu bất cứ vấn đề gì, Minh thường đặt câu hỏi "vì sao" và trao đổi lại với thầy cô, bạn bè hoặc tìm đọc thêm những sách, báo có liên quan để tìm lời giải đáp. Theo em việc làm của Minh thể hiện phẩm chất gì trong các phẩm chất sau?

A. Siêng năng, kiên trì.

B. Năng động, sáng tạo.

C. Yêu thương con người.

D. Đoàn kết, tương trợ.

Câu 18. Cho biết hành vi nào dưới đây thể hiện sự năng động, sáng tạo trong công việc?

A. Làm theo những gì đã được hướng dẫn để đỡ mất công.

B. Suy nghĩ để tìm ra các cách làm mới, nhanh hơn, tốt hơn.

C. Tự làm theo ý thích riêng của mình, không cần tính toán kĩ.

D. Tìm cách hoàn thành công việc cho nhanh, không quan tâm đến chất lượng và hiệu quả công việc.

Câu 19. Em không đồng tình với hành vi nào sau đây về năng động, sáng tạo?

A. Công ty A áp dụng cách thức và chiến lược kinh doanh mới.

B. Ngọc luôn học thuộc lòng các bài giải của cô giáo.

C. Hùng tìm ra cách giải bài tập khác với cách giải trong sách giáo khoa.

D. Anh B nghiên cứu tìm ra một loại vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường.

Câu 20: Trong những câu tục ngữ sau, câu nào nói về tính năng động, sáng tạo?

A. Học một biết mười.

B. Khôn ba năm dại một giờ.

C. Đói cho sạch, rách cho thơm.

D. Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng

II. Tự luận ( 5 điểm): Học sinh trả lời vào phiếu bài làm đã phát.

Câu 1: (3 điểm) Thế nào là tự chủ? Học sinh cần rèn luyện tính tự chủ như thế nào? Nêu bốn biểu hiện bản thân đã làm gì để thể hiện đức tính tự chủ trong cuộc sống?

Câu 2: (2điểm)

Thắng và Dũng đang đi trên đường thì thấy có 2 người khách nước ngoài đang lúng túng, lưỡng lự giữa ngã tư, tay giở bản đồ ra xem, chắc là họ đang tìm đường. Thấy các bạn, họ tỏ vẻ vui mừng vẫy các bạn lại gần. Thắng định đến giúp họ thì Dũng kéo Thắng đi và nói: “Bọn Tây ba lô lang thang này cậu quan tâm làm gì, kệ họ”.

a. Em hãy nhận xét hành vi của Dũng.

b. Nếu em là Dũng em sẽ ứng xử như thế nào?

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

I. Trắc nghiệm (5,0 điểm)  Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm

Câu

Đáp án

Câu

Đáp án

Câu

Đáp án

Câu

Đáp án

Câu

Đáp án

1

A

5

A

9

B

13

C

17

B

2

C

6

A

10

C

14

D

18

B

3

B

7

A

11

B

15

C

19

B

4

B

8

C

12

C

16

B

20

A

II. Tự luận (5,0 điểm)

Câu

Nội dung trả lời

Điểm

1

*Thế nào là tự chủ?

Làm chủ bản thân, làm chủ suy nghĩ, tình cảm, hành vi, bình tĩnh, tự tin và biết điều chỉnh hành vi của mình.

 *Học sinh cần rèn luyện tính tự chủ như thế nào?

- Suy nghĩ trước khi hành động.

- Sau mỗi việc làm cần xem xét lại thái độ, hành động để sửa chữa, rút kinh nghiệm.

*Nêu bốn biểu hiện bản thân đã làm gì để thể hiện tự chủ trong cuộc sống: HS tự liên hệ, mỗi việc làm đúng được 0.25đ

 

1 điểm

 

 

 

1 điểm

 

1 điểm

2

a. Em hãy nhận xét hành vi của Dũng.

Thắng và Dũng đang đi trên đường thì thấy có 2 người khách nước ngoài đang lúng túng, lưỡng lự giữa ngã tư, tay giở bản đồ ra xem, chắc là họ đang tìm đường. Thấy các bạn, họ tỏ vẻ vui mừng vẫy các bạn lại gần. Thắng định đến giúp họ thì Dũng kéo Thắng đi và nói: “Bọn Tây ba lô lang thang này cậu quan tâm làm gì, kệ họ”. Hành vi của Dũng là chưa thể hiện tình hữu nghị của các dân tộc trên thế giới.

b. Nếu em là Dũng em sẽ ứng xử như thế nào; hs tự trả lời

 

 

1 điểm

 

 

1 điểm

2. Đề số 2

ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN GDCD 9- TRƯỜNG THCS TRƯƠNG ĐỊNH - ĐỀ 02

I. Trắc nghiệm  (5 điểm). Học sinh tô kín đáp án đúng trong phiếu bài làm:

Câu 1: Trường em phát động cuộc thi vẽ tranh về tình bạn giữa nhân dân ta và nhân dân Cu ba. Các bạn học sinh đã có rất nhiều bức tranh đẹp về tình cảm giữa hai dân tộc anh em. Em có nhận xét gì về việc làm của các bạn?

A. Tình đoàn kết tương trợ giữa hai nước.

B. Sự tôn trọng và học hỏi dân tộc khác.

C. Thể hiện lòng yêu thương con người với nhân dân Cu ba.

D. Tình bạn bè thân thiện giữa nhân dân ta với nhân dân Cu ba.

Câu 2: Cho biết hành vi nào dưới đây là hành vi thực hiện tốt dân chủ và kỉ luật.

A. Nam hay nói tự do, nói đế lời khi thầy cô đang giảng bài.

B. Trong buổi thảo luận chủ đề về học tập, các bạn lớp 9A hăng hái tranh nhau phát biểu ý kiến.

C. T là lớp trưởng, T tự đề ra kế hoạch thu tiền của các bạn trong lớp để gây quỹ.

D. Trong giờ học, Bình luôn chăm chú lắng nghe giảng và phát biểu xây dựng bài.

Câu 3: Nội dung nào sau đây không phải là nguyên tắc hợp tác quốc tế của Đảng và Nhà nước ta?

A. Can thiệp vào công việc nội bộ, dùng vũ lực giải quyết mâu thuẫn.

B. Tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau.

C. Bình đẳng, cùng có lợi.

D. Giải quyết các bất đồng và tranh chấp bằng thương lượng hòa bình.

Câu 4: Hành vi thể hiện tính dân chủ là:

A. Cấp trên ra lệnh cho cấp dưới quyền.        B. Tiếp thu ý kiến của người dân.

C. Áp đặt suy nghĩ của mình cho người khác.            D. Bắt người khác phục tùng mình.

Câu 5: Em không đồng tình với hành vi nào sau đây về năng động, sáng tạo?

A. Công ty A áp dụng cách thức và chiến lược kinh doanh mới.

B. Ngọc luôn học thuộc lòng các bài giải của cô giáo.

C. Hùng tìm ra cách giải bài tập khác với cách giải trong sách giáo khoa.

D. Anh B nghiên cứu tìm ra một loại vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường.

Câu 6: Hành vi nào sau đây thực hiện khôngtốt dân chủ và kỉ luật ?

A. Chăm chú lắng nghe thầy cô giảng và phát biểu ý kiến xây dựng bài.

B. Lớp trưởng hỏi ý kiến các bạn về kế hoạch thu tiền của các bạn học sinh trong lớp để gây quỹ.

C. Nói tự do, nói đế lời thầy cô khi thầy cô đang giảng bài.

D. Giơ tay phát biểu ý kiến trong các cuộc họp lớp.

Câu 7: Trong các hành động sau đây, hành động thể hiện tính kỉ luật là:

A. Theo bạn xấu rủ rê trốn học.     

B. Ngồi học không nói chuyện riêng.           

C. Đi học muộn vì mãi xem phim.

D. Không tuân theo kế hoạch của lớp.

Câu 8: Để trở thành người năng động, sáng tạo chúng ta cần làm gì?

A. Luôn làm theo những điều mình thích.

B. Chỉ cần làm theo những điều người khác chỉ bảo.

C. Say mê, tìm tòi, phát hiện và linh hoạt xử lí các tình huống.

D. Say mê trong nghiên cứu khoa học.

Câu 9: Cho biết hành vi nào dưới đây thể hiện sự năng động, sáng tạo trong công việc ?

A. Làm theo những gì đã được hướng dẫn để đỡ mất công.

B. Tự làm theo ý thích riêng của mình, không cần tính toán kĩ.

C. Suy nghĩ để tìm ra các cách làm mới, nhanh hơn, tốt hơn.

D. Tìm cách hoàn thành công việc cho nhanh, không quan tâm đến chất lượng và hiệu quả công việc.

Câu 10: Cầu Mỹ thuận, biểu tượng của sự hợp tác giữa Việt Nam và Oxtraylia. Em hãy cho biết sự hợp tác đó trên lĩnh vực nào?

A. Công nghệ thông tin.

B. Giáo dục văn hóa.

C. Giao thông vận tải.

D. Khoa học quân sự

Câu 11: An thường tâm sự với các bạn: “Tớ thấy nước mình thường hay hợp tác với các nước XHCN, còn các nước tư bản phát triển trên thế giới thì không chú trọng hợp tác nên mãi nghèo...” Em sẽ chọn cách nào dưới đây để giải thích cho An hiểu?

A. Hợp tác để đẩy lùi những vấn đề như: Sự bùng nổ dân số, khắc khục đói nghèo...

B. Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng việc hợp tác với các nước XHCN, các nước trong khu vực và trên thế giới.

C. Nhà nước chú trọng các đối tác truyền thống lâu đời để phát triển KHKT.

D. Nước ta chưa chú trọng vấn đề hợp tác quốc tế, vẫn tồn tại cơ chế đóng cửa trong quan hệ hợp tác.

Câu 12: Biểu hiện nào sau đây là biểu hiện của tính tự chủ ?

A. Tự quyết định công việc của mình, không bị hoàn cảnh chi phối.

B. Luôn luôn hành động theo ý mình, không nghe ý kiến của người khác.

C. Dễ bị người khác lôi kéo làm theo họ.

D. Sống đơn độc, khép kín.

Câu 13: Trong những câu tục ngữ sau, câu nào nói về tính năng động, sáng tạo?

A. Học một biết mười.            B. Khôn ba năm dại một giờ.

C. Đói cho sạch, rách cho thơm.        D. Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng

Câu 14: Trong buổi sinh hoạt lớp, dưới sự điều khiển của lớp trưởng, các bạn lớp 9B đã sôi nổi thảo luận đề xuất các biện pháp xây dựng phong trào thi đua.

Hỏi lớp 9B đã thực hiện tốt nội dung nào sau đây?

A. Đoàn kết, tương trợ.

B. Yêu thương con người.

C. Dân chủ và kỉ luật.

D. Tôn trọng người khác.

Câu 15: Trong những hành vi dưới đây hành vi nào thể hiện tính năng động sáng tạo?

A. Dám làm những việc khó khăn mà người khác né tránh.

B. Dám làm mọi việc để đạt được mục đích của mình.

C. Chỉ làm theo những điều đã được hướng dẫn, chí bảo.

D. Biết suy nghĩ để tìm ra nhiều cách giải quyết khác nhau trong học tập và trong công việc.

Câu 16: Người có đức tính tự chủ là người:

A.Làm chủ bản thân, làm chủ được suy nghĩ, hành vi và tình cảm của mình.

B. Hay nóng nảy, cáu gắt mỗi khi người khác góp ý, phê bình.

C. Không làm chủ được bản thân mỗi khi bị bạn bè xấu rủ rê.

D. Không bao giờ chú ý đến đối tượng và hoàn cảnh giao tiếp.

Câu 17: Câu ca dao dưới muốn nói lên điều gì?

“Quan sơn muôn dặm một nhà

Bốn phương vô sản đều là anh em”

A. Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới.        B. Sự tôn trọng hòa bình.

C. Tính chí công vô tư.           D. Tính dân chủ kỉ luật.

Câu 18: Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới là?

A. Quan hệ anh em với các nước trên thế giới.

B. Mối quan hệ phụ thuộc của nước nhỏ với nước lớn.

C. Quan hệ bạn bè với các nước láng giếng.

D. Quan hệ bạn bè thân thiện giữa nước này với nước khác.

Câu 19: Khi tìm hiểu bất cứ vấn đề gì, Minh thường đặt câu hỏi "vì sao" và trao đổi lại với thầy cô, bạn bè hoặc tìm đọc thêm những sách, báo có liên quan để tìm lời giải đáp. Theo em việc làm của Minh thể hiện phẩm chất gì trong các phẩm chất sau?

A. Siêng năng, kiên trì.

B. Năng động, sáng tạo.

C. Yêu thương con người.

     D. Đoàn kết, tương trợ.

Câu 20: Việc làm nào dưới đây thể hiện tính dân chủ?

A. Ông An trưởng thôn quyết định mỗi gia đình nộp 50.000 làm quỹ từ thiện.

B. Trong buổi sinh hoạt lớp mọi người tích cực phát biểu ý kiến.

C. Trong trận đấu bóng, các cầu thủ xô xát, không theo quyết định của trọng tài.

D. Nhà trường tổ chức cho học sinh học tập nội quy đầu năm học.

II. Tự luận (5 điểm) Học sinh trả lời vào phiếu bài làm đã phát

Câu 1: (3 điểm) Năng động, sáng tạo là gì? Ý nghĩa của năng động, sáng tạo? Nêu bốn biểu hiện bản thân đã làm gì để thể hiện sự năng động, sáng tạo trong học tập và cuộc sống?

Câu 2: (2điểm)

Thắng và Dũng đang đi trên đường thì thấy có 2 người khách nước ngoài đang lúng túng, lưỡng lự giữa ngã tư, tay giở bản đồ ra xem, chắc là họ đang tìm đường. Thấy các bạn, họ tỏ vẻ vui mừng vẫy các bạn lại gần. Thắng định đến giúp họ thì Dũng kéo Thắng đi và nói: “Bọn Tây ba lô lang thang này cậu quan tâm làm gì, kệ họ”.

a. Em hãy nhận xét hành vi của Dũng.

b. Nếu em là Dũng em sẽ ứng xử như thế nào?

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

I. Trắc nghiệm (5,0 điểm)  Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm

Câu

Đáp án

Câu

Đáp án

Câu

Đáp án

Câu

Đáp án

Câu

Đáp án

1

D

5

B

9

C

13

A

17

A

2

D

6

C

10

C

14

C

18

D

3

A

7

B

11

B

15

D

19

B

4

B

8

C

12

A

16

A

20

D

II. Tự luận (5,0 điểm)

Câu

Nội dung trả lời

Điểm

1

*Năng động, sáng tạo là:

- Năng động là tích cực, chủ động, dám nghĩ, dám làm.

-  Sáng tạo là say mê nghiên cứu, tìm tòi để tạo ra những giá trị mới về vật chất, tinh thần hoặc tìm ra các mới, cách giải quyết mới mà không bị gò bó phụ thuộc vào những cái đã có.

* Ý nghĩa của năng động, sáng tạo:

- Là phẩm chất cần thiết của người lao động trong xã hội hiện đại.

- Giúp con người vượt qua khó khăn, rút ngắn thời gian đạt mục đích.

- Vinh dự cho bản thân gia đình và xã hội.

*Nêu bốn biểu hiện bản thân đã làm gì để thể hiện sự năng động, sáng tạo trong học tập và cuộc sống: HS tự liên hệ, mỗi việc làm đúng được 0.25đ

 

1 điểm

 

 

 

 

 

1 điểm

1 điểm

2

a. Em hãy nhận xét hành vi của Dũng.

Thắng và Dũng đang đi trên đường thì thấy có 2 người khách nước ngoài đang lúng túng, lưỡng lự giữa ngã tư, tay giở bản đồ ra xem, chắc là họ đang tìm đường. Thấy các bạn, họ tỏ vẻ vui mừng vẫy các bạn lại gần. Thắng định đến giúp họ thì Dũng kéo Thắng đi và nói: “Bọn Tây ba lô lang thang này cậu quan tâm làm gì, kệ họ”. Hành vi của Dũng là chưa thể hiện tình hữu nghị của các dân tộc trên thế giới.

b. Nếu em là Dũng em sẽ ứng xử như thế nào; hs tự trả lời

1 điểm

 

 

 

 

1 điểm

3. Đề số 3

ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN GDCD 9- TRƯỜNG THCS TRƯƠNG ĐỊNH - ĐỀ 03

A. TRẮC NGHIỆM (5 điểm) 

Câu 1Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới là mối quan hệ bạn bè thân thiện giữa?

  A. Các dân tộc trong một quốc gia.             

  B. Quốc gia này với quốc gia khác.

  C. Tổ chức này với tổ chức khác.                

  D. Thế lực này với thế lực khác.

Câu 2. Nội dung nào sau đây thể hiện vai trò của tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới?

  A. Giúp con người điều chỉnh hành vi.              

  B. Tạo ra khuôn mẫu chung trong hành động.

  C. Tránh gây mâu thuẫn dẫn đến chiến tranh.

  D. Phát huy khả năng của con người.

Câu 3. “Mối quan hệ bạn bè thân thiện giữa nước này với nước khác” là nội dung thể hiện khái niệm nào?

  A. Truyền thống tốt đẹp của các dân tộc.

  B. Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới.

  C. Hợp tác cùng phát triển.

  D. Chí công vô tư.

Câu 4. Quan hệ hữu nghị tạo cơ hội và điều kiện để các nước, các dân tộc trên thế giới?

  A. Hợp tác, phát triển về nhiều lĩnh vực.     

  B. Can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.

  C. Lợi dụng sự giúp đỡ của nhau.                   

  D. Nâng cao vị thế của mình trên trường quốc tế.

Câu 5. Chúng ta có trách nhiệm thể hiện tình đoàn kết, hữu nghị với bạn bè thế giới bằng?

  A. Sự tôn trọng, thân thiện trong cuộc sống hàng ngày.

  B. Việc luôn đề cao Việt Nam hơn các nước khác.

  C. Cách chỉ dùng hàng hóa của các quốc gia khác.

  D. Thâu tóm nền kinh tế của Việt Nam.

Câu 6. Hành vi nào dưới đây thể hiện tình hữu nghị khi tiếp xúc với người nước ngoài?

  A. Thấy người nước ngoài thì chỉ trỏ hoặc chạy theo để xem.

  B. Niềm nở, sẵn sàng giúp đỡ khách nước ngoài.

  C. Tò mò để ý xem cách ăn mặc của họ.

  D. Đùa vui bằng cách nhại tiếng nói của họ.

Câu 7. Nội dung nào dưới đây không phải vấn đề mang tính chất toàn cầu?

A. Dịch bệnh       

B. Môi trường 

C. Bùng nổ dân số              

D. Mâu thuẫn tôn giáo

Câu 8. Hợp tác là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc, lĩnh vực nào đó vì?

  A. Mục đích chung.            

  B. Mục đích cá nhân.      

  C. Quan điểm riêng.           

  D. Tham vọng bản thân.

Câu 9. Một trong những nguyên tắc hợp tác của Việt Nam với các quốc gia khác là?

  A. Tôn trọng độc lập, chủ quyền.

  B. Giải quyết mâu thuẫn bằng bạo lực vũ trang.

  C. Đe dọa dùng vũ lực.

  D. Chia sẻ công việc nội bộ của nhau.

Câu 10. Bạn My làm hết phần việc của bạn khác khi được cô giáo giao nhiệm vụ làm bài tập nhóm là thực hiện chưa đúng nguyên tắc hợp tác nào sau đây?

  A. Tự nguyện.               

  B. Bình đẳng.                  

  C. Hai bên cùng có lợi.  

  D. Không làm phương hại đến lợi ích của nhau.

Câu 11. Trong bối cảnh thế giới đang đứng trước những vấn đề bức xúc có tính chất toàn cầu mà không một quốc gia, dân tộc riêng lẻ nào có thể tự giải quyết, thì hợp tác là?

  A. Một xu thế không ý nghĩa.

  B. Không có khả quan.

  C. Xu thế tất yếu, khách quan.

  D. Không có tính giá trị.

Câu 12. Trong cuộc sống hàng ngày, hợp tác thể hiện?

  A. Làm việc vì lợi ích cá nhân

  B. Làm việc vì lợi ích tập thể

  C. Việc ai người ấy làm

  D. Cùng chung sức làm việc vì mục tiêu chung

Câu 13. Nội dung nào dưới đây không thể hiện nguyên tắc hợp tác?

  A. Bình đẳng           

  B. Tự nguyện   

  C. Hai bên cùng có lợi 

  D. Can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.

Câu 14. Giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ Lê Thế Trung là người đã tìm ra loại thuốc chữa gì?

  A. Thuốc chữa khớp                       

  B. Thuốc chữa đột quỵ

  C. Thuốc chữa tim mạch                  

  D. Thuốc chữa bỏng

Câu 15. Nội dung nào dưới đây thể hiện người năng động sáng tạo?

  A. Luôn thay đổi kế hoạch.                                             

  B. Luôn làm theo ý thích.  

  C. Luôn linh hoạt xử lí các tình huống.                                        

  D. Luôn làm theo hướng dẫn.                                          

Câu 16. Nội dung nào dưới đây không thể hiện vai trò của năng động, sáng tạo?

  A. Giúp con người vượt qua ràng buộc của hoàn cảnh.      

  B. Làm cho con người biết cách vượt qua khó khăn.

  C. Giúp con người can thiệp vào quyền lợi của người khác.   

  D. Con người dám đương đầu với những thử thách.

Câu 17. Hành vi nào dưới đây thể hiện tính năng động, sáng tạo?

  A. Trong lớp A thường mang bài tập toán làm trong giờ GDCD.

  B. Anh nông dân B đã chế tạo thành công máy gặt lúa cầm tay mặc dù anh không hề học một trường kĩ thuật nào.

  C. Chị C dự định làm bất cứ việc gì để kiếm được nhiều tiền.

  D. Vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, anh D đã chấp nhận vay tiền từ những người cho vay nặng lãi.

Câu 18. Hành vi nào dưới đây là biểu hiện không năng động, sáng tạo?

  A. Anh Dũng bị mù cả hai mắt mà vẫn hát hay, chơi đàn giỏi.

  B. Bác Hằng cải tiến kĩ thuật nuôi trồng, vươn lên làm giàu thoát khỏi cảnh đói nghèo.

  C. Bạn Mai thường xuyên không làm bài tập vì cho là bài khó.

  D. Cô giáo Ngọc luôn tìm tòi phương pháp giảng dạy môn giáo dục công dân để học sinh ham thích học.

Câu 19. Ai là người có thể sáng tạo?

  A. Các nhà khoa học       

  B. Học sinh

  C. Tất cả mọi người        

  D. Thiên tài

Câu 20. Nhờ năng động sáng tạo, năm 12 tuổi, Thomas Edison đã làm được gì?

  A. Sáng chế ra đèn điện            

  B. Cứu sống được mẹ mình

  C. Trở thành nhà phát minh vĩ đại            

  D. Được mọi người học hỏi

B.  TỰ LUẬN (5 điểm)

Câu 1. (2 điểm) 

  a. Thế nào là truyền thống tốt đẹp của dân tộc? Em hãy kể về những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta? 

  b. Phân biệt phong tục và hủ tục? 

  c. Theo em, công dân nói chung, học sinh nói riêng cần làm gì để kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?

Câu 2. (3 điểm) 

Cuối năm Dương bàn với các bạn: Muốn ôn thi đỡ vất vả, cần chí ra mỗi người làm đáp án 1 môn, rồi mang đến trao đổi với nhau. Làm như vậy khi cô giáo kiểm tra, ai cũng có đủ đáp án. Nghe vậy, nhiều bạn khen đó là cách làm hay, vừa năng suất, vừa có chất lượng mà lại nhàn thân.

Em có tán thành cách làm đó không? Vì sao?

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

A. TRẮC NGHIỆM (5 điểm)

Trả lời đúng từ câu 1 đến câu 20, mỗi câu đúng được 0,25 điểm.

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đáp án

B

C

B

A

A

B

D

A

A

B

Câu

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

Đáp án

C

D

D

D

C

C

B

C

C

B

B. TỰ LUẬN (5 điểm)

Câu

Nội dung trả lời

Điểm

1

a. Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là những giá trị tinh thần được hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. 

* Dân tộc Việt Nam có các truyền thống đáng tự hào như: Yêu nước, bất khuất chống ngoại xâm. đoàn kết, nhân nghĩa, cần cù lao động, hiếu học, tôn sự trọng đạo, các truyền thống về văn hóa, về nghệ thuật…

b. So sánh làm rõ:

- Phong tục là những yếu tố truyền thống tốt thể hiện sự lành mạnh và là phần chủ yếu, chiếm số lượng nhiều trong truyền thống.

- Hủ tục là những tập tục, nếp sinh hoạt lạc hậu cần thay đổi, là những yếu tố truyền thống không tốt, không phải là phần chủ yếu trong truyền thống.

c. Để kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, công dân nói chung, học sinh nói riêng cần:

- Tìm hiểu về các truyền thống tốt đẹp của dân tộc trong mọi lĩnh vực. 

- Tự hào, trân trọng và bảo vệ, giữ gìn các truyền thống. 

- Sống và ứng xử phù hợp với các giá trị đạo đức, văn hóa truyền thống.

2 điểm

2

Không tán thành cách làm đó của Dương.

Giải thích:

Việc làm của Dương tưởng như tiết kiệm được thời gian, làm việc có năng suất nhưng thực ra không có năng suất.

- Mỗi người chỉ làm được 1 đáp án nên đây không phải là việc làm có năng suất.

- Đây là việc làm xấu vì nó biểu hiện sự đối phó, dối trá với cô giáo.

- Mục đích của cô giáo yêu cầu mỗi người tự làm đáp án từng môn nhằm để người học tự nghiên cứu, tự học trong khi làm đáp án; qua đó người làm đáp án sẽ thuộc và hiểu bài rõ hơn.

3 điểm

4. Đề số 4

ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN GDCD 9- TRƯỜNG THCS TRƯƠNG ĐỊNH - ĐỀ 04

A. TRẮC NGHIỆM (5 điểm) 

Câu 1. Tạo sự hiểu biết lẫn nhau, tránh gây mâu thuẫn, căng thẳng dẫn nguy cơ chiến tranh là vai trò của?

  A. Kế thừa và phát huy truyền thống của dân tộc.

  B. Việc áp dụng dân chủ và kỉ luật.

  C. Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới.

  D. Thiết chặt chính trị, an ninh quốc gia.

Câu 2. Nhờ có mối quan hệ bạn bè thân thiện với nhiều quốc gia trên thế giới nên Việt Nam đã?

  A. Thử nghiệm thành công vũ khí hạt nhân.

  B. Có chính sách chuyển giao vũ khí hạt nhân.

  C. Tranh thủ được sự đồng tình, ủng hộ của các nước.

  D. Lợi dụng được mọi nguồn lợi từ nước ngoài mà Việt Nam muốn.

Câu 3. Nội dung nào dưới đây không thể hiện vai trò của tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới?

  A. Phát triển kinh tế, xã hội.                

  B. Tạo sự hiểu biết giữa các quốc gia.

  C. Tránh gây mâu thuẫn dẫn đến chiến tranh.

  D. Can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.

Câu 4. Hành vi nào dưới đây thể hiện tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới?

  A. Tán thành sử dụng vũ lực trong giải quyết mâu thuẫn

  B. Ủng hộ thử nghiệm vũ khí hạt nhân

  C. Xây dựng khối đại đoàn kết giữa các quốc gia

  D. Đồng tình với chính sách cấm vận với các nước có chiến tranh

Câu 5. Bộ trưởng Bộ ngoại giao ở nước ta hiện nay (năm 2021) là ai?

  A. Ông Bùi Thanh Sơn

  B. Ông Nguyễn Phú Trọng

  C. Ông Nguyễn Xuân Phúc 

  D. Ông Phạm Bình Minh

Câu 6. Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN vào năm nào?

  A. 1995                  B. 1996                  C. 1997                  D. 1998

Câu 7. Một trong những biện pháp để học sinh rèn luyện hợp tác là?

  A. Chỉ tham gia vào hoạt động tập thể.

  B. Chỉ hợp tác với nhóm bạn thân.

  C. Hợp tác với mọi người trong học tập, lao động và các hoạt động xã hội.

  D. Không hợp tác khi đang học THCS.

Câu 8. Trong quá trình hợp tác với các quốc gia khác, Việt Nam luôn dùng thương lượng, đàm phán để giải quyết mâu thuẫn là thực hiện nguyên tắc nào sau đây của hợp tác?

  A. Không can thiệp vào công việc nội bộ.

  B. Gây sức ép, áp đặt, cường quyền.

  C. Dùng vũ lực và đe dọa dùng vũ lực.

  D. Giải quyết mâu thuẫn bằng biện pháp hòa bình.

Câu 9. Quan điểm nào dưới đây thể hiện đúng nội dung của hợp tác?

  A. Hợp tác để cùng phát triển.          

  B. Có thực dụng thì mới hợp tác.

  C. Kém phát triển thì mới cần hợp tác.

  D. Hợp tác chỉ mang lại giá trị với các nước phát triển.

Câu 10. Bạn M và T từ chối lời đề nghị làm đề cương chung để ôn tập các môn chuẩn bị thi học kì của K và A vì cho rằng làm như vậy sẽ không hiểu hết bài và sợ rằng hai bạn K và A sẽ ỷ lại vào mình. Những ai trong tình huống trên hiểu sai về hợp tác?

  A. Bạn K, bạn A.                                

  B. Bạn M, bạn T.

  C. Bạn T, bạn K.                                 

  D. Bạn M, bạn A.

Câu 11. Cầu Thăng Long là công trình hợp tác giữa Việt Nam và nước nào trên thế giới?

  A. Liên Xô                B. Pháp                C. Nhật                D. Trung Quốc

Câu 12. Bạn Yến cho rằng khi hợp tác với người thân hay bạn bè thân thiết thì không cần tuân theo các nguyên tắc là đã?

  A. Biết vận dụng nguyên tắc của hợp tác.                                 

  B. Vận dụng đúng cách các nguyên tắc trong hợp tác.

  C. Hiểu sai về nguyên tắc trong hợp tác.                                 

  D. Hiểu rõ nguyên tắc của hợp tác.

Câu 13. Em đồng ý với ý kiến nào đúng về hợp tác?

  A. Không nhất thiết phải hợp tác với nhiều nước.                                

  B. Chỉ cần hợp tác với các nước trong lĩnh vực kinh tế.

  C. Chỉ nên hợp tác với các nước có cùng chế độ chính trị.                                 

  D. Đấu tranh chống khủng bố không phải là vấn đề riêng của quốc gia nào.

Câu 14. Để trở thành người năng động sáng tạo, mỗi học sinh cần tìm ra cách?

  A. Bớt xén thời gian.                                    

  B. Học tập tốt nhất.

  C. Đạt được mục đích vụ lợi.                  

  C. Giành được mọi điều mình mong muốn.

Câu 15. Nội dung nào dưới đây không thể hiện vai trò của năng động, sáng tạo?

  A. Giúp con người vượt qua ràng buộc của hoàn cảnh.

  B. Làm cho con người biết cách vượt qua khó khăn.

  C. Giúp con người can thiệp vào quyền lợi của người khác.

  D. Con người dám đương đầu với những thử thách.

Câu 16. Trong học tập, lao động và công tác, người năng động sáng tạo luôn xử lí các tình huống một cách?

  A. Chậm chạp.              

  B. Linh hoạt.   

  C. Vội vàng.      

  D. Máy móc.

Câu 17. Năng động, sáng tạo được thể hiện trong những hành vi nào dưới đây ?

  A. Biết suy nghĩ để tìm ra nhiều cách giải quyết khác nhau trong học tập và trong cuộc sống.

  B. Dám làm mọi việc để đạt mục đích của mình.

  C. Chỉ làm theo những điều đã được hướng dẫn, chỉ bảo.

  D. Không làm những việc khó khăn mà người khác né tránh.

Câu 18. Ai là người phát minh ra đèn điện?

  A. Pi-ta-go          

  B. Niu-tơn          

  C. Ê-đi-xơn        

  D. Đac-uyn

Câu 19. Nhờ năng động sáng tạo mà con người làm nên những kì tích vẻ vang, mang lại niềm vinh dự cho ai?

  A. Mục đích vụ lợi cá nhân.

  B. Bản thân, gia đình và đất nước.

  C. Lối sống thực dụng.

  D. Mọi tham vọng của bản thân.

Câu 20. Động lực của sáng tạo là?

  A. Niềm đam mê.

  B. Sự nhiệt tình.

  C. Theo cảm hứng.

  D. Do ép buộc.

B.  TỰ LUẬN (5 điểm)

Câu 1. (2 điểm) 

Có ý kiến cho rằng: “Tất cả những truyền thống của dân tộc ta đều tốt đẹp, vì vậy chúng ta cần phải kế thừa và phát huy hết tất cả”

  a. Em có đồng ý với ý kiến trên hay không? Vì sao?

  b. Em cần làm gì để kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta? 

Câu 2. (3 điểm) 

  a. Em hiểu thế nào là làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả? 

  b. Theo em, việc tích cực cải tiến, đổi mới phương pháp học tập có phải là biểu hiện của làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả không? Vì sao?

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

A. TRẮC NGHIỆM (5 điểm)

Trả lời đúng từ câu 1 đến câu 20, mỗi câu đúng được 0,25 điểm.

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đáp án

C

C

D

C

A

A

C

D

A

B

Câu

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

Đáp án

A

C

D

B

C

B

A

C

B

A

B. TỰ LUẬN (5 điểm)

Câu

Nội dung trả lời

Điểm

1

a. Không đồng ý. 

Vì bên cạnh truyền thống tốt đẹp của dân tộc, cần được thừa kế phát huy còn có những tập tục lạc hậu, những hủ tục cần phài bài trừ. 

Những tập tục, hủ tục cần bài trừ: tảo hôn, mê tín dị đoan, cưới xin ma chay linh đình… mang ý nghĩa tiêu cực, gây ảnh hưởng tới cuộc sống của cộng đồng dân cư, ảnh hưởng tới sức khỏe, tính mạng con người. Chúng ta cần phải kế thừa và phát huy một cách có chọn lọc…

b.

+ Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ

+ Tìm đọc tài liệu về truyền thống, phong tục, tập quán, của dân tộc

+ Xóa bỏ những phong tục, tập quán lạc hậu

2 điểm

1,0

 

 

 

 

 

 

1,0

2

a. Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả là tạo ra được nhiều sản phẩm tốt, có chất lượng cả về nội dung và hình thức trong một thời gian nhất định.

b. Việc tích cực cải tiến, đổi mới phương pháp học tập là biểu hiện của làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả.

- Vì: cải tiến phương pháp học tập giúp ta đỡ tốn thời gian học mà hiểu bài sâu, nắm vững kiến thức, kĩ năng, kết quả học tập cao, có chất lượng, thành tích tốt.

3 điểm

2,0

1,0

5. Đề số 5

ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN GDCD 9- TRƯỜNG THCS TRƯƠNG ĐỊNH - ĐỀ 05

A. TRẮC NGHIỆM (5 điểm) 

Câu 1. Mối quan hệ hữu nghị giúp các nước trên thế giới?

  A. Hiểu rõ hơn về con người, đất nước Việt Nam.

  B. Có thể can thiệp vào công việc riêng của Việt Nam.

  C. Tận dụng được sơ hở của Việt Nam.

  D. Thâu tóm nền kinh tế của Việt Nam.

Câu 2. Thế nào là tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới?

  A. Quan hệ cạnh tranh giữa nước này với nước khác.

  B. Quan hệ bạn bè thân thiện giữa nước này với nước khác.

  C. Quan hệ giao lưu giữa nước này vơi nước khác.

  D. Quan hệ có đi có lại giữa nước này với nước khác.

Câu 3. Là học sinh em cần phải làm gì để thể hiện tình hữu nghị với bạn bè và người nước ngoài?

  A. Ngại giao tiếp với người nước ngoài

  B. Tích cực mua sắm hàng hóa có xuất xứ nước ngoài

  C. Ca ngợi tôn sùng chế độ tư bản chủ nghĩa

  D. Viết thư kết bạn với học sinh nước ngoài

Câu 4. Hành động nào sau đây là phá hoại tình hữu nghị giữa Việt Nam với các dân tộc trên thế giới?

  A. Đeo bám, bắt chẹt, lừa đảo khách du lịch nước ngoài.

  B. Tìm hiểu văn hóa và con người các nước trên thế giới.

  C. Quyên góp ủng hộ nhân dân các nước bị thiên tai tàn phá.

  D. Tham gia giao lưu với các bạn thanh thiếu niên quốc tế.

Câu 5. Anh T tài xế taxi tráo tờ 500 nghìn đồng của người nước ngoài thành tờ 20 nghìn nhằm mục đích thu lợi cho bản thân, anh T thể hiện là người?

  A. Biết tận dụng cơ hội.                           

  B. Thiếu văn hóa với người nước ngoài.

  C. Không tự tin.                        

  D. Có tính dân chủ.

Câu 6Cầu Nhật Tân là công trình hợp tác giữa Việt Nam và nước nào trên thế giới?

  A. Mỹ             B. Pháp             C. Nhật Bản             D. Trung Quốc

Câu 7. Trong cuộc sống hàng ngày, hợp tác thể hiện?

  A. Làm việc vì lợi ích cá nhân

  B. Làm việc vì lợi ích tập thể

  C. Việc ai người ấy làm

  D. Cùng chung sức làm việc vì mục tiêu chung

Câu 8. Khi có những việc không giải quyết được, chúng ta thường chọn cách làm việc nào để đạt hiệu quả?

  A. Làm việc riêng lẻ từng cá nhân.

  B. Làm việc theo nhóm.

  C. Bỏ công việc đó đi vì tốn thời gian.

  D. Thuê người khác làm hộ.

Câu 9. Vì sao hợp tác quốc tế trở thành vấn đề quan trọng và tất yếu trong thời đại ngày nay?

  A. Công nghệ thông tin ngày càng phát triển.

  B. Thỏa mãn các nhu cầu hiểu biết lẫn nhau.

  C. Các vấn đề toàn cầu cần được thế giới chung tay giải quyết.

  D. Ngành du lịch phát triển rút ngắn khoảng cách địa lí.

Câu 10. Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng việc?

  A. Trở thành cường quốc đứng đầu thế giới.

  B. Hợp tác với các nước trong khu vực và trên thế giới.

  C. Tranh chấp với các tổ chức quốc tế.

  D. Xâm chiếm các nước trong khu vực.

Câu 11. Xu thế chung của thế giới hiện nay là?

  A. Hòa bình, ổn định và hợp tác để phát triển kinh tế.

  B. Chiến tranh lạnh.

  C. Hạn chế quan hệ với các nước để tránh xảy ra xung đột.

  D. Đối đầu xung đột.

Câu 12. Ý kiến nào sau đây sai về vấn đề hợp tác?

  A. Hợp tác giúp ta có vốn, trình độ quản lí, khoa học công nghệ.

  B. Hợp tác quốc tế để giải quyết những vấn đề bức xúc có tính toàn cầu.

  C. Hợp tác là trách nhiệm của các nước giàu đối với các nước nghèo.

  D. Hợp tác giúp các nước phát triển về mọi mặt.

Câu 13. Anh Trung luôn cân đối thời gian của mình để tham gia vào các hoạt động nhóm của cơ quan như: từ thiện, bảo vệ môi trường… Anh Trung là người như thế nào?

  A. Chưa có tính kỷ luật.

  B. Lãng phí thời gian cá nhân.

  C. Không biết quan tâm đến mọi người.

  D. Biết hợp tác trong cuộc sống.

Câu 14. Khi xây dựng kế hoạch học tập cho mình, bạn A thường linh hoạt thay đổi để sao cho phù hợp với thời gian và việc học của mình để đạt kết quả tốt. Theo em, bạn A là người như thế nào?

  A. Chủ động, sáng tạo.

  B. Thụ động.

  C. Không có tính nhất quán.

  D. Làm theo cảm tính.

Câu 15. Năng động, sáng tạo là kết quả của?

  A. Do siêng năng.

  B. Do siêng năng, tích cực, chủ động.

  C. Do may mắn.

  D. Do bẩm sinh, di truyền.

Câu 16. Mặc dù trình độ không cao, song ông Bình vẫn luôn tìm tòi, học hỏi để tìm ra cách làm riêng, đạt kết quả cao trong làm nông nghiệp. Ông Bình là người như thế nào?

  A. Chí công vô tư.

  B. Liêm khiết.

  C. Năng động, sáng tạo.

  D. Bị động.

Câu 17. Sáng tạo là say mê nghiên cứu tìm tòi để tạo ra?

  A. Những cái đã có.

  B. Giá trị tinh thần có lợi cho bản thân mình.

  C. Giá trị vật chất và tinh thần của người khác.

  D. Những giá trị mới về vật chất, tinh thần hoặc tìm ra cái mới, cách giải quyết mới mà không bị gò bó, phụ thuộc vào những cái đã có.

Câu 18. Những việc làm, biểu hiện nào sau đây thể hiện tính năng động, sáng tạo?

  A. Chủ động trong việc sắp xếp, tiến hành công việc

  B. Thụ động trong việc sắp xếp, tiến hành công việc

  C. Làm theo cách đã được chỉ dẫn một cách máy móc

  D. Làm theo cách nhanh hơn nhưng không đảm bảo chất lượng công việc

Câu 19. Năng động, sáng tạo có ý nghĩa như thế nào trong thời đại ngày nay?

  A. Năng động sáng tạo có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của xã hội

  B. Chỉ cần thiết trong một hoàn cảnh nhất định

  C. Năng động sáng tạo không thực sự cần thiết

  D. Chỉ cần trong sáng tạo khoa học

Câu 20. Câu thành ngữ nào thể hiện năng động, sáng tạo?

  A. Cái khó ló cái khôn.

  B. Nước đến chân mới nhảy.

  C. Vạn sự khởi đầu nan.

  D. Tiến thoái lưỡng nan.

B.  TỰ LUẬN (5 điểm)

Câu 1. (2 điểm) 

Hiện nay, nhiều bạn trẻ không thích các loại hình nghệ thuật dân tộc như tuồng, chèo, dân ca... thậm chí còn cho là lạc hậu và không chịu tìm hiểu nghệ thuật dân tộc. 

  a. Em có tán thành thái độ và việc làm của các bạn đó không ? Em sẽ góp ý cho các bạn như thế nào ? 

  b. Theo em, tuổi trẻ cần phải làm gì để kế thừa và phát huy truyền thống nghệ thuật của dân tộc ?

Câu 2. (3 điểm) 

Gia đình ông A chuyên sản xuất và cung cấp rau xanh cho một số cửa hàng trong thành phố. Gần đây, có một người bạn của ông A ở địa phương khác đến chơi và khuyên ông nên tìm mua và sử dụng một loại thuốc  kích thích (không rõ nguồn gốc) có thể giúp rau phát triển rất nhanh, xanh tốt đồng thời diệt được các loại sâu bệnh. Người bạn đó bảo đảm với ông A rằng, nếu dùng loại thuốc kích thích đó thì vườn rau nhà ông sẽ đạt năng suất, chất lượng và hiệu quả cao hơn.

  a. Theo em, ông A có nên nghe theo lời khuyên của người bạn đó hay không? Tại sao?  

  b. Em và gia đình có sẵn sàng mua và sử dụng các loại rau, củ, quả có sử dụng thuốc kích thích sinh trưởng hay không? Tại sao? 

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5

A. TRẮC NGHIỆM (5 điểm)

Trả lời đúng từ câu 1 đến câu 20, mỗi câu đúng được 0,25 điểm.

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đáp án

A

B

D

A

B

C

D

B

C

B

Câu

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

Đáp án

A

C

D

A

B

C

D

A

A

A

B. TỰ LUẬN (5 điểm)

Câu

Nội dung trả lời

Điểm

1

a. Em không tán thành thái độ và việc làm của các bạn đó. Hiện nay, có một bộ phận thanh thiếu niên học sinh thích bắt chước người nước ngoài: cách ăn mặc, trang điểm, cử chỉ điệu bộ, sử dụng ngôn từ xa lạ... không phù hợp với truyền thống đạo đức của dân tộc.

Em sẽ góp ý: Các loại hình nghệ thuật dân tộc là những giá trị tinh thần vô cùng quý giá, góp phần tích cực vào quá trình phát triển của dân tộc và mỗi cá nhân, do đó các bạn trẻ cần góp phần giữ gìn bản sắc dân tộc Việt Nam.

b. Theo em, tuổi trẻ cần kế thừa và phát huy truyền thống nghệ thuật của dân tộc như:

- Tự hào, giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

- Giới thiệu với bạn bè trong nước và ngoài nước về các loại hình nghệ thuật dân tộc.

- Tích cực theo dõi, tìm hiểu nét độc đáo của các loại hình nghệ thuật dân tộc.

- Lên án, ngăn chặn những hành vi làm tổn hại đến truyền thống dân tộc.

2 điểm

1,0

 

 

 

 

 

 

 

1,0

2

a. Ông A không nên nghe theo lời khuyên của bạn.

Vì sử dụng thuốc kích thích không rõ nguồn gốc dễ dẫn tới những kết quả nguy hại đối với sức khỏe con người, vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm, mất uy tín… 

b. Không mua. Vì có thể nguy hại đối với sức khỏe con người nên không một ai có thể sẵn sàng mua và sử dụng các loại rau quả sử dụng thuốc kích thích...

3 điểm

2,0

 

 

1,0

---

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Bộ 5 đề thi HK1 môn GDCD 9 năm 2021-2022 có đáp án Trường THCS Trương Định. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Các em quan tâm có thể tham khảo tư liệu cùng chuyên mục:

Chúc các em học tập tốt!

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON