YOMEDIA

Bộ 5 đề thi HK1 môn GDCD 7 CTST năm 2022-2023 có đáp án Trường THCS Phú Mỹ

Tải về
 
NONE

Thử sức với các đề thi sẽ giúp các em không những củng cố kiến thức mà còn tích lũy được nhiều kinh nghiệm làm bài. Để giúp các em ôn tập hiệu quả cho kì thi Học kì 1 sắp đến, HOC247 xin giới thiệu nội dung tài liệu Bộ 5 đề thi HK1 môn GDCD 7 Chân trời sáng tạo năm 2022-2023 có đáp án Trường THCS Phú Mỹ. Mời quý thầy, cô và các em học sinh tham khảo ngay sau đây nhé!

ATNETWORK

TRƯỜNG THCS PHÚ MỸ

ĐỀ THI HK1 NĂM HỌC 2022-2023

MÔN: GDCD 7 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

(Thời gian làm bài: 45 phút)

1. Đề số 1

Phần I - Trắc nghiệm khách quan (3 điểm – mỗi lựa chọn đúng cho 0,25 điểm)

Câu 1.  Những giá trị vật chất, tinh thần mà người dân ở một vùng đất cụ thể tạo ra và   được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác được gọi là:

A. Truyền thống quê hương.

B. Truyền thống gia đình

C. Truyền thống dòng họ.

D. Truyền thống dân tộc.

Câu 2. Để giữ gìn và phát huy truyền thống của quê hương, chúng ta cần lên án hành vi nào sau đây?

A. Tìm hiểu các giá trị tốt đẹp của truyền thống quê hương.

B. Đi ngược lại với truyền thống quê hương.

C. Giữ gìn, phát huy các truyền thống quê hương.

D. Luôn có trách nhiệm với quê hương.

Câu 3. Phương án nào dưới đây là biểu hiện của truyền thống cần cù lao động?

A. Mỗi khi gặp công việc nặng nhọc, anh P thường bỏ cuộc.

B. K luôn đạt thành tích cao trong học tập vì sự nỗ lực của bản thân.

C. Anh T được nhận danh hiệu nhân viên xuất sắc năm vì sự chăm chỉ và sáng  tạo.

DQ hào hứng đăng kí tham gia nghĩa vụ quân sự khi đủ tuổi.

Câu 4. Những giá trị tốt đẹp, riêng biệt của mỗi vùng miền, địa phương, được hình thành và khẳng định qua thời gian, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác là nội dung của khái niệm nào sau đây?

ATruyền thống quê hương.

B. Phong tục tập quán.

C. Truyềnthốnggiađình.

D. Nét đẹp bản địa. 

Câu 5. Di sản văn hoá là:

A. Sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác.

B. Sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác.

C. Sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

D. Sản phẩm có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Câu 6. Di sản văn hoá vật thể là:

A. Sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học.

B. Sản phẩm phi vật thể có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học.

C. Sản phẩm vật thể, phi vật thể có giá trị lịch sử,văn hóa, khoa học.

D. Sản phẩm có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Câu 7. Di sản văn hoá phi vật thể bao gồm:

A. Tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học, nghệ thuật, danh lam thắng cảnh, lễ hội, trang phục...

B. Tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học, nghệ thuật, lễ hội, trang phục, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia...

C. Di tích lịch sử văn hoá, tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học, nghệ thuật, lễ hội...

D. Danh lam thắng cảnh.

Câu 8. Ý nghĩa của di sản văn hóa đối với con người và xã hội:

A. Là tài sản, thể hiện lịch sử, làm phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc và phát triển nền băn hóa Việt Nam tiên tiến

B. Là tài sản, niềm tự hào dân tộc, thể hiện lịch sử, sự sáng tạo và đậm đà bản sắc dân tộc; phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến và làm phong phú kho tàng di sản văn hóa nhân loại.

C. Thể hiện lịch sử, làm phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc và phát triển nền băn hóa Việt Nam tiên tiến.

D. Làm phong phú và đậm đà bản sắc dân tộc.

Câu 9.  Quan tâm là thường xuyên chú ý đến:

AMọi người và sự việc xung quanh.

B. Những vấn đề thời sự của xã hội.

C. Những người thân trong gia đình.

D. Một số người thân thiết của bản thân.

Câu 10.  Chia sẻ là sự cho đi hay giúp đỡ người khác lúc khó khăn, hoạn nạn theo:

AKhả năng của mình.

B. Nhu cầu của mình.

C. Mong muốn của mình.

D. Nguyện vọng của mình.

Câu 11. Nhận định nào dưới đây đúng khi bàn về sự chia sẻ?

AChỉ những người giàu có mới biết chia sẻ.

B. Chia sẻ giúp gắn kết mối quan hệ giữa người với người.

C. Chia sẻ là cho hết những gì mà bản thân có.

D. Người biết chia sẻ luôn luôn phải chịu thiệt hơn người khác.

Câu 12. Đặt mình vào vị trí người khác để hiểu được cảm xúc của người đó là nội dung của   khái niệm nào sau đây?

A. Quan tâm.

B. Chia sẻ.

C. Cảm thông.                                                                                                                 

D. Thấu hiểu.

Phần II- Tự luận khách quan (7 điểm)

Câu 13. (3 điểm) Em hãy liệt kê những việc nên làm để giữ gìn và phát huy truyền    thống tốt đẹp của quê hương.

Câu 14. (3 điểm) Cho các di sản: Khu di tích lịch sử Đền Hùng, Đờn ca tài tử Nam Bộ, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Khu Di tích Mỹ Sơn, Hát chèo, Nhã nhạc Cung đình Huế, Di tích lịch sử Căn cứ Trung ương Cục miền Nam, Nghệ thuật Bài chòi Trung Bộ, Dân ca Ví Giặm Nghệ Tĩnh, Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, Chùa Một Cột, Vọng cổ.

Hãy phân loại các di sản theo bảng gợi ý dưới đây:

Di sản văn hóa vật thể

Di sản văn hóa phi vật thể

?

?

Câu 15. (1 điểm) Trong giờ kiểm tra môn Giáo dục công dân, N không thuộc bài, H ngồi cạnh đã đưa bài cho N chép.

Theo em, việc làm của H có phải là quan tâm, giúp đỡ bạn không? Vì sao?

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

Phần I- Trắc nghiệm khách quan (3 điểm)

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Đáp án

A

B

C

A

B

D

B

B

A

A

B

C

Phần II- Tự luận khách quan (7 điểm)

Câu 13 (2 điểm).

Yêu cầu

3 Điểm

Nêu được :

- Tìm hiểu về truyền thống của quế hương mình.

- Tham gia các lễ hội truyền thống, sinh hoạt văn hoá của          địa phương, quê hương.

- Phê phán những việc làm trái ngược với truyền thống tốt  đẹp của quê hương.

- Tiếp nối những truyền thống tốt đẹp của quê hương bằng những việc làm như: chăm chỉ học tập, tham gia các câu lạc bộ về nghề truyền thông, âm nhạc, nghệ thuật truyền thống.

- Tuyên truyền, giới thiệu các giá trị văn hoá truyền thống.

 

0,5 điểm

0,5 điểm

 

0,5 điểm

 

1 điểm

 

0,5 điểm

Câu 14 (3 điểm)

Yêu cầu

3 Điểm

- Di sản văn hóa vật thể: Khu di tích lịch sử Đền Hùng, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Khu Di tích Mỹ Sơn, Di tích lịch sử Căn cứ Trung ương Cục miền Nam, Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, Chùa Một Cột.

- Di sản văn hóa phi vật thể: Đờn ca tài tử Nam Bộ, Hát chèo, Nhã nhạc Cung đình Huế, Nghệ thuật Bài chòi Trung Bộ, Dân ca Ví Giặm Nghệ Tĩnh, Vọng cổ.

1,5 điểm

 

 

1,5 điểm

Câu 15 (1 điểm). 

Yêu cầu

1 Điểm

Việc làm của H không phải là quan tâm giúp đỡ bạn. Bởi vì việc H đưa bài cho N chép vào giờ kiểm tra sẽ khiến cho    N ỷ lại vào H. Do vậy, những giờ kiểm tra sau N sẽ phụ thuộc vào H và tiếp tục không học bài. Lâu dần hình thành cho N thói quen dựa dẫm vào người khác mà không nỗ lực tự học bằng chính khả năng của bản thân, như vậy là H đang gián tiếp tạo thói quen xấu cho N.

1 điểm

2. Đề số 2

ĐỀ THI HK1 MÔN GDCD 7 CTST NĂM 2022-2023 TRƯỜNG THCS PHÚ MỸ- ĐỀ 02

I. Trắc nghiệm khách quan (6,0 điểm)

Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây!

Câu 1. Sự tin tưởng, niềm tin giữa người với người được hiểu là

A. lòng tự trọng.

B. lòng trung thực.

C. chữ tín.

D. giữ chữ tín.

Câu 2. Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (….) trong khái niệm sau: “….. là coi trọng lòng tin của mọi người đối với mình”.

A. Chữ tín.

B. Giữ chữ tín.

C. Khiêm tốn.

D. Tự trọng.

Câu 3. Người không biết giữ chữ tín sẽ

A. không được mọi người tin tưởng.

B. nhận được sự tin tưởng của người khác.

C. dễ dàng tác với nhau trong công việc.

D. xây dựng được các mối quan hệ thân thiết.

Câu 4. Hành động nào dưới đây không phải là biểu hiện của giữ chữ tín?

A. Đến đúng giờ so với thời gian hẹn.

B. Hứa nhưng không thực hiện.

C. Lời nói đi đôi với việc làm.

D. Hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Câu 5. Câu thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây nói về chữ tín?

A. Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo.

B. Quân tử nhất ngôn, tứ mã nan truy.

C. Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ.

D. Thương người như thể thương thân.

Câu 6. Câu tục ngữ “nói một đằng, làm một nẻo” mang hàm ý phê phán sự

A. kém cỏi.

B. thất tín.

C. keo kiệt.

D. đố kị.

Câu 7. Nhận định nào sau đây không đúng khi bàn về vấn đề giữ chữ tín?

A. Giữ chữ tín giúp chúng ta xây dựng các mối quan hệ thân thiết, bền vững.

B. Chỉ những người trưởng thành mới cần giữ chữ tín, học sinh không cần.

C. Giữ chữ tín giúp ta có thêm ý chí, nghị lực để hoàn thiện bản thân.

D. Người biết giữ chữ tín sẽ được mọi người yêu quý và kính nể.

Câu 8. Chị H và chị K chung nhau mở cửa hàng bán mĩ phẩm. Nhiều lần, chị H đề nghị nhập thêm mĩ phẩm không rõ nguồn gốc với giá thành rẻ, mẫu mã bắt mắt nhằm thu lợi nhuận cao nhưng chị K nhất quyết không đồng ý.

Trong trường hợp trên, nhân vật nào đã có ý thức giữ chữ tín trong kinh doanh?

A. Chị H.

B. Chị K.

C. Chị H và K.

D. Không có nhân vật nào.

Câu 9. Di sản văn hoá bao gồm: di sản văn hóa phi vật thể và

A. di sản văn hóa tinh thần.

B. di sản văn hoá vật thể.

C. các làn điệu dân ca truyền thống.

D. các lễ hội truyền thống.

Câu 10. Di sản văn hóa là những sản phẩm vật chất, tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền

A. từ thế hệ này sang thế hệ khác.

B. từ quốc gia này sang quốc gia khác.

C. từ địa phương này sang địa phương khác.

D. từ dân tộc này sang dân tộc khác.

Câu 11. Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được xếp vào loại hình di sản văn hóa nào dưới đây?

A. Di sản văn hóa vật thể.

B. Di sản văn hóa phi vật thể.

C. Di sản văn hóa vật chất.

D. Di sản thiên nhiên.

Câu 12. Cổng Ngọ Môn và lầu Ngũ Phụng (Thừa Thiên Huế) được xếp vào loại hình di sản văn hóa nào dưới đây?

A. Di sản thiên nhiên.

B. Di sản văn hóa phi vật thể.

C. Di sản hỗn hợp.

D. Di sản văn hóa vật thể.

Câu 13. Câu ca dao dưới đây đề cập đến di sản văn hóa nào của nhân dân Việt Nam?

“Dù ai đi ngược về xuôi,

Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba”

A. Nghi lễ cấp sắc của người Dao đỏ.

B. Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên.

C. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng vương.

D. Nghi lễ Then của dân tộc Tày, Nùng, Thái.

Câu 14. Khi tìm được các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, các cá nhân có quyền và nghĩa vụ nào dưới đây?

A. Cho, tặng di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.

B. Tự do mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.

C. Giao nộp di vật, cổ vật, bảo vật cho cơ quan chức năng.

D. Sở hữu những di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia do mình tìm được.

Câu 15. Hành vi nào sau đây không phù hợp với việc giữ gìn và phát huy di sản văn hóa?

A. Ông B cất giấu số cổ vật mà mình tìm được khi đào móng nhà.

B. Chị M tích cực quảng bá di sản văn hóa quê hương tới bạn bè quốc tế.

C. Tập thể lớp 7A tham gia quét dọn khu di tích lịch sử tại địa phương.

D. Nghệ nhân K mở lớp học để truyền lại kĩ thuật hát ca trù cho thế hệ trẻ.

Câu 16. Trong một lần đi tham quan di tích Cột cờ Hà Nội, thấy trên bức tường, bia di tích có những nét khắc, nét vẽ chằng chịt tên, ngày tháng của những người đến tham quan. Bạn T tỏ thái độ phê phán những việc làm đó. Ngược lại, bạn Q cho rằng việc khắc tên lên bia đá là một cách lưu lại dấu ấn của du khách. Bạn P cũng đồng tình với ý kiến của Q, bên cạnh đó, P còn rủ Q cùng khắc tên lên tường thành cổ.

Trong trường hợp trên, bạn học sinh nào đã có ý thức bảo vệ di sản văn hóa?

A. Bạn P.

B. Bạn Q.

C. Bạn T.

D. Bạn P và Q.

Câu 17. Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (…) trong khái niệm sau đây: “….. là phản ứng của cơ thể trước những áp lực cuộc sống hay một yếu tố tác động nào đó gây ảnh hưởng xấu đến thể chất lẫn tinh thần của con người”.

A. Căng thẳng.

B. Yếu đuối.

C. Suy nhược.

D. Ốm yếu.

Câu 18. Nội dung nào dưới đây là biểu hiện của căng thẳng?

A. Đầu óc tỉnh táo, tập trung tinh thần.

B. Nét mặt tươi vui, phấn khởi.

C. Tinh thần thoải mái, thư giãn.

D. Dễ nổi cáu, bực bội, nóng tính.

Câu 19. Một trong những nguyên nhân chủ quan dẫn đến trạng thái căng thẳng ở lứa tuổi học sinh là do

A. tác động từ môi trường sống.

B. sự kì vọng quá lớn của cha mẹ.

C. bạo lực học đường, bạo lực gia đình.

D. suy nghĩ tiêu cực, tự tạo áp lực cho bản thân.

Câu 20. Trạng thái tâm lí căng thẳng không gây ra tác động nào dưới đây?

A. Suy nhược về thể chất.

B. Khiến con người luôn lạc quan, yêu đời.

C. Gây nên những rối loạn về mặt tinh thần.

D. Ảnh hưởng đến mối quan hệ với mọi người.

Câu 21. Nguyên nhân gây nên tâm lý căng thẳng nào được phản ánh trong bức tranh dưới đây?

A. Bạo lực học đường.

B. Bạo lực gia đình.

C. Tâm lý tự ti, suy nghĩ tiêu cực.

D. Áp lực học tập, thi cử.

Câu 22. Em hãy cho biết nguyên nhân gây nên tâm lí căng thẳng cho nhân vật T trong tình huống sau:

Bố T thường xuyên uống rượu say rồi về nhà đánh đập hai mẹ con T. Tay chân T lúc nào cũng thâm tím vì những trận đòn roi của bố. Bị đánh, mắng nhiều nên T luôn bị ám ảnh về hình ảnh say xỉn của bố và những giọt nước mắt của mẹ.

A. T phải đối mặt với tình trạng bạo lực gia đình..

B. T phải đối mặt với tình trạng bạo lực học đường.

C. Gia đình T có hoàn cảnh khó khăn, T phải nghỉ học.

D. Dù đã rất cố gắng nhưng kết quả thi của T không cao.

Câu 23. Em hãy cho biết nguyên nhân gây nên tâm lí căng thẳng cho nhân vật H trong tình huống sau:

Do tình hình dịch bệnh Covid-19, H phải học trực tuyến qua điện thoại, máy tính trong thời gian dài. Nhà H có hai chị em, không gian trong nhà lại chật hẹp nên ngoài việc học, H chỉ xem chương trình truyền hình hoặc điện thoại, máy tính chứ không vận động được nhiều. Dạo gần đây, H cảm thấy khó tập trung và tính cách trở nên bực bội, khó chịu hơn.

A. Gia đình H khó khăn nên H phải nghỉ học ở nhà.

B. Kết quả học tập của H không cao.

C. Không gian sống bí bách, thiếu sự tương tác với mọi người.

D. Vì nhà nghèo nên H bị bạn bè trong lớp cô lập.

Câu 24. Khi rơi vào trạng thái căng thẳng tâm lí, em không nên chọn cách ứng xử nào dưới đây?

A. Tăng cường tập thể dục, thể thao.

B. Âm thầm chịu đựng, không tâm sự với ai.

C. Tâm sự với bạn bè, người thân, thầy cô giáo.

D. Xem phim hoặc nghe nhạc để thư giãn.

---(Để xem tiếp nội dung và đáp án của đề thi số 2 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

I. Trắc nghiệm khách quan (6,0 điểm)

Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm

1-C

2-B

3-A

4-B

5-B

6-B

7-B

8-B

9-B

10-A

11-B

12-D

13-C

14-C

15-A

16-C

17-A

18-D

19-D

20-B

21-A

22-A

23-C

24-B

           

II. Tự luận (4,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm):

- Trường hợp 1. Hành vi vi phạm: phát hiện cổ vật nhưng không trình báo, giao nộp cho cơ quan chức năng; buôn bán trái phép cổ vật.

- Trường hợp 2. Hành vi vi phạm: lấn chiếm đất của khu du tích

Câu 2 (2,0 điểm):

- Tình huống a) Nếu là N, em sẽ:

+ Nhẹ nhàng giải thích với V việc tự ý xem nhật kí là xâm phạm quyền riêng tư của người khác và yêu cầu V trả lại, nếu không sẽ báo cáo với giáo viên chủ nhiệm.

+ Nếu V không trả lại, em sẽ trực tiếp đi gặp giáo viên chủ nhiệm nhờ can thiệp.

- Tình huống b) Trong tình huống trên, em sẽ:

+ Giải thích cho Đ và T hiểu việc chặn đường S để trả thù là hành vi sai trái và có thể dẫn đến những hậu quả xấu.

+ Khuyên Đ nên kể lại sự việc mình bị S bắt nạt nhiều lần với bố mẹ hoặc giáo viên chủ nhiệm để được giúp đỡ ngăn chặn hành vi đó lại.

3. Đề số 3

ĐỀ THI HK1 MÔN GDCD 7 CTST NĂM 2022-2023 TRƯỜNG THCS PHÚ MỸ- ĐỀ 03

I. Trắc nghiệm khách quan (6,0 điểm)

Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây!

Câu 1. Chữ tín là

A. sự kì vọng vào người khác.

B. sự tự tin vào bản thân mình.

C. sự tin tưởng giữa người với người.

D. sự tin tưởng giữa những người bạn thân.

Câu 2. Giữ chữ tín là

A. luôn yêu thương và tôn trọng mọi người.

B. coi trọng lòng tin của mọi người đối với mình.

C. sẵn sàng giúp đỡ khi người khác gặp khó khăn.

D. coi thường lòng tin của mọi người đối với mình.

Câu 3. Khi biết giữ chữ tín, chúng ta sẽ

A. nhận được sự tin tưởng của người khác.

B. khó hợp tác với nhau trong công việc.

C. mất thời gian, công sức để thực hiện lời hứa.

D. chịu nhiều thiệt thòi vì bị người khác lợi dụng.

Câu 4. Hành động nào dưới đây là biểu hiện của giữ chữ tín?

A. Đến trễ so với thời gian đã hẹn.

B. Hoàn thành nhiệm vụ được giao.

C. Lời nói không đi đôi với việc làm.

D. Không hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Câu 5. Câu thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây nói về chữ tín?

A. Học ăn, học nói, học gói, học mở.

B. Chữ tín quý hơn vàng mười.

C. Học bài nào, xào bài nấy.

D. Lời nói gió bay.

Câu 6. Câu ca dao “Nói lời phải giữ lấy lời/ Đừng như con bướm đậu rồi lại bay” khuyên chúng ta nên

A. đoàn kết.

B. giữ chữ tín.

C. tự giác học tập.

D. tiết kiệm.

Câu 7. Nhận định nào sau đây đúng khi bàn về vấn đề giữ chữ tín?

A. Giữ chữ tín là lối sống gây sự gò bó và khó chịu cho mọi người.

B. Giữ chữ tín giúp ta có thêm ý chí, nghị lực để hoàn thiện bản thân.

C. Chỉ những người trưởng thành mới cần giữ chữ tín, học sinh không cần.

D. Người giữ chữ tín sẽ bị người khác lợi dụng và phải chịu nhiều thiệt thòi.

Câu 8. Chị P và chị C chung nhau mở cửa hàng bán rau. Nhiều lần, chị C đề nghị nhập thêm rau không rõ nguồn gốc với giá thành rẻ, màu sắc tươi mới nhằm thu lợi nhuận cao nhưng chị P nhất quyết không đồng ý.

Trong trường hợp trên, nhân vật nào đã có ý thức giữ chữ tín trong kinh doanh?

A. Chị C.

B. Chị P.

C. Chị C và P.

D. Không có nhân vật nào.

Câu 9. Di sản văn hoá bao gồm: di sản văn hóa vật thể và

A. di sản văn hóa vật chất.

B. di sản văn hoá phi vật thể.

C. danh lam thắng cảnh.

D. di vật, bảo vật quốc gia.

Câu 10. Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (…) trong khái niệm sau đây: “….. là những sản phẩm vật chất, tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác”.

A. Di sản văn hóa.

B. Truyền thống quê hương.

C. Bản sắc văn hóa.

D. Truyền thống dân tộc.

Câu 11. Nhã nhạc cung đình Huế được xếp vào loại hình di sản văn hóa nào dưới đây?

A. Di sản văn hóa vật thể.

B. Di sản văn hóa phi vật thể.

C. Di sản văn hóa vật chất.

D. Di sản thiên nhiên.

Câu 12. Phố cổ Hội An (Quảng Nam) được xếp vào loại hình di sản văn hóa nào dưới đây?

A. Di sản thiên nhiên.

B. Di sản văn hóa phi vật thể.

C. Di sản hỗn hợp.

D. Di sản văn hóa vật thể.

Câu 13. Câu ca dao dưới đây đề cập đến di sản văn hóa nào của nhân dân Việt Nam?

“Ai về qua huyện Đông Anh

Ghé xem phong cảnh Loa thành Thục vương

Cổ Loa hình ốc khác thường

Trải bao năm tháng nẻo đường còn đây”

A. Đền Hùng (Phú Thọ).

B. Thành nhà Hồ (Thanh Hóa).

C. Thành Cổ Loa (Hà Nội).

D. Đền Gióng (Hà Nội).

Câu 14. Khi tìm được các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, các cá nhân có quyền và nghĩa vụ nào dưới đây?

A. Cho, tặng di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.

B. Tự do mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.

C. Thông báo kịp thời địa điểm phát hiện với cơ quan chức năng.

D. Sở hữu những di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia do mình tìm được.

Câu 15. Hành vi nào sau đây phù hợp với việc giữ gìn và phát huy di sản văn hóa?

A. Anh T tham gia câu lạc bộ hát dân ca quan họ của tỉnh.

B. Chị M vận chuyển trái phép cổ vật, bảo vật… ra nước ngoài.

C. Bạn X có hành vi vứt rác tại danh thắng Vịnh Hạ Long.

D. Bà K tuyên truyền sai lệch về di tích lịch sử của địa phương.

Câu 16. Trong một lần đi tham quan di tích Cột cờ Hà Nội, thấy trên bức tường, bia di tích có những nét khắc, nét vẽ chằng chịt tên, ngày tháng của những người đến tham quan. Bạn T tỏ thái độ phê phán những việc làm đó. Ngược lại, bạn Q cho rằng việc khắc tên lên bia đá là một cách lưu lại dấu ấn của du khách. Bạn P cũng đồng tình với ý kiến của Q, bên cạnh đó, P còn rủ Q cùng khắc tên lên tường thành cổ.

Trong trường hợp trên, bạn học sinh nào chưa có ý thức bảo vệ di sản văn hóa?

A. Bạn P.

B. Bạn Q.

C. Bạn P và Q.

D. Bạn T.

Câu 17. Phản ứng của cơ thể trước những áp lực cuộc sống hay một yếu tố tác động nào đó gây ảnh hưởng xấu đến thể chất lẫn tinh thần của con người - đó là nội dung của khái niệm nào dưới đây?

A. Căng thẳng.

B. Yếu đuối.

C. Suy nhược.

D. Ốm yếu.

Câu 18. Nội dung nào dưới đây không phải là biểu hiện của căng thẳng?

A. Sinh hoạt hằng ngày (ăn, ngủ,…) bị đảo lộn.

B. Mất tập trung, hay quên hoặc trở nên vụng về.

C. Thường xuyên đau đầu, đau cơ bắp, đau bụng,…

D. Tinh thần phấn khởi, vui tươi, đầu óc tỉnh táo.

Câu 19. Một trong những nguyên nhân khách quan dẫn đến trạng thái căng thẳng ở lứa tuổi học sinh là do

A. suy nghĩ tiêu cực của bản thân.

B. thiếu kĩ năng ứng phó với căng thẳng.

C. tự tạo áp lực cho bản thân.

D. áp lực học tập, thi cử.

Câu 20. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng tác hại của tâm lý căng thẳng?

A. Tác động xấu đến sức khỏe.

B. Khiến con người luôn lạc quan, yêu đời.

C. Gây nên những rối loạn về mặt tinh thần.

D. Ảnh hưởng đến mối quan hệ với mọi người.

Câu 21. Nguyên nhân gây nên tâm lý căng thẳng nào được phản ánh trong bức tranh dưới đây?

A. Bạo lực học đường.

B. Môi trường bị ô nhiễm.

C. Áp lực học tập, thi cử.

D. Bạo lực gia đình.

Câu 22. Em hãy cho biết nguyên nhân gây nên tâm lí căng thẳng cho nhân vật P trong tình huống sau:

Gia đình P vừa chuyển đến một căn hộ chung cư. Cạnh nhà P có một bạn trẻ đam mê nhạc rock và đánh trống. P sang nhà bạn hàng xóm và nói: “Bạn đừng làm ồn nữa”. Bạn hàng xóm đáp: “Mình chơi nhạc ở nhà mình chứ có qua nhà bạn đâu?”. Cứ thế, tiếng trống làm cho P khó ngủ và không thể tập trung làm bất cứ việc gì. Trưa nay, tiếng trống lại vang lên, P tức giận hét to: “Sao khó chịu thế này!”.

A. Tiếng ồn từ nhà hàng xóm.

B. P bị bạn bè xa lánh, kì thị.

C. Gia đình P có hoàn cảnh khó khăn.

D. Kết quả học tập của P không cao.

Câu 23. Em hãy cho biết nguyên nhân gây nên tâm lí căng thẳng cho nhân vật H trong tình huống sau:

Đến tuổi dậy thì, da mặt hay nổi mụn khiến H cảm thấy thiếu tự tin. Có hôm H bảo với N: “Tớ không muốn đi học nữa đâu, tớ ngại gặp mọi người lắm!”.

A. Gia đình H khó khăn nên H phải nghỉ học ở nhà.

B. Kết quả học tập của H không cao.

C. Sự thay đổi ngoại hình của H khi đến tuổi dậy thì.

D. Vì nhà nghèo nên H bị bạn bè trong lớp cô lập.

---(Để xem tiếp nội dung và đáp án của đề thi số 3 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

I. Trắc nghiệm khách quan (6,0 điểm)

Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm

1-C

2-B

3-A

4-B

5-B

6-B

7-B

8-B

9-B

10-A

11-B

12-D

13-C

14-C

15-A

16-C

17-A

18-D

19-D

20-B

21-A

22-A

23-C

24-B

 

 

 

 

 

 

II. Tự luận (4,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm):

- Trường hợp 1. Bạn H đã giữ chữ tín, vì: H dù bị ốm nhưng vẫn nhờ em trai mang truyện sang trả N, giữ đúng lời hứa với N.

Trường hợp 2. Bà C không giữ chữ tín trong kinh doanh, vì: bà đã trộn hàng giả vào hàng thật để bán kiếm lời. Hành động này của bà C vừa thất tín với đối tác kinh doanh (đơn vị sản xuất hàng hóa thật); vừa thất tín với khách hàng, mặt khác, còn gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, cuộc sống của khách hàng.

Câu 2 (2,0 điểm):

- Ý nghĩa của di sản văn hóa:

+ Di sản văn hóa là tài sản của dân tộc; thể hiện công sức, kinh nghiệm sống của dân tộc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

+ Di sản văn hóa đóng vai trò rất quan trọng vào sự nghiệp xây dựng, phát triển văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, góp phần làm phong phú kho tàng di sản văn hoá thế giới.

- Để bảo tồn di sản văn hóa, học sinh cần:

+ Tôn trọng, tự hào, giữ gìn và phát huy giá trị di sản văn hoá dân tộc;

+ Chấp hành, tuyên truyền quy định của pháp luật về bảo vệ di sản văn hoá.

+ Ngăn chặn hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền ngăn chặn, xử lí kịp thời những hành vi phá hoại, chiếm đoạt, sử dụng trái phép di sản văn hoá.

4. Đề số 4

ĐỀ THI HK1 MÔN GDCD 7 CTST NĂM 2022-2023 TRƯỜNG THCS PHÚ MỸ- ĐỀ 04

Phần I. Trắc nghiệm khách quan (4 điểm - mỗi lựa chọn đúng cho 0,25 điểm)

Câu 1. “Đờn ca tài tử” là loại hình nghệ thuật truyền thống của khu vực nào ở Việt Nam?

A. Bắc Bộ.

B. Tây Nguyên.

C. Nam Bộ.

D. Tây Bắc.

Câu 2. Người biết quan tâm, cảm thông, chia sẻ là những người

A. luôn đặt lợi ích của bản thân lên vị trí hàng đầu.

B. thường xuyên gây gổ, đánh nhau với mọi người.

C. bất chấp làm mọi việc để đạt được mục đích của bản thân.

D. thường xuyên động viên, an ủi người khác khi họ gặp khó khăn.

Câu 3. Tích cực, tự giác là

A. chủ động có trách nhiệm, hăng say trong công việc. B. chỉ làm những việc dễ.

C. có người giám sát, theo dõi thì làm không thì chơi. D. ỷ lại vào người khác.

Câu 4. Theo em, điều nào dưới đây không phải là ý nghĩa của việc giữ chữ tín?

A. Người giữ chữ tín sẽ có được niềm tin từ người khác.

B. Khi giữ chữ tín sẽ nhận được sự hợp tác tích cực từ người khác.

C. Việc giữ chữ tín sẽ xây dựng được tinh thần đoàn kết với mọi người.

D. Giữ chữ tín sẽ làm cuộc sống bị bó buộc theo khuôn mẫu.

Câu 5. Hành vi không giữ chữ tín là

A. luôn đến hẹn đúng giờ.

B là ngôi sao hàng đầu thường đến trễ các buổi diễn

C. luôn hoàn thành nhiệm vụ đúng hẹn.

D. luôn giữ đúng lời hứa với mọi người

Câu 6. Câu tục ngữ: Nói lời phải giữ lấy lời, đừng như con bướm đậu rồi lại bay nói đến điều gì?

A. Lòng chung thủy.

B. Lòng trung thành.

C. Giữ chữ tín.

D. Lòng vị tha.

Câu 7. Câu tục ngữ “Hay gì lừa đảo kiểm lời/ Cả nhà ăn uống tội trời riêng mang” khuyên chúng ta điều gì?

A. Giữ chữ tín.

B. Giữ lòng tin.

C. Giữ lời nói.

D. Giữ lời hứa.

Câu 8. Nhiều lần K vi phạm lỗi nói chuyện trong giờ học, K đã hứa trước cô giáo và cả lớp sẽ không tái phạm nữa nhưng giờ học nào bạn K cũng nói chuyện. Việc làm đó của K thể hiện điều gì?

A. K là người không giữ chữ tín.

B. K là người giữ chữ tín.

C. K là người không tôn trọng người khác.

D. K là người tôn trọng người khác.

Câu 9. Di sản văn hóa vật thể bao gồm:

A. Di tích lịch sử - văn hóa và tài nguyên thiên nhiên.

B. Danh lam thắng cảnh và tài nguyên thiên nhiên.

C. Tài nguyên thiên nhiên và môi trường.

D. Di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh

Câu 10. Di sản văn hóa vật thể và phi vật thể hay còn được gọi là

A. di sản văn hóa vật chất và tinh thần.

B. di sản văn hóa vô hình và hữu hình.

C. di sản văn hóa trừu tượng và phi trừu tượng.

D. di sản văn hóa đếm được và không đếm được.

Câu 11. Hát xoan, hát quan họ thuộc loại di sản văn hóa nào?

A. Di sản văn hóa vật thể.

B. Di sản văn hóa phi vật thể.

C. Di tích lịch sử.

D. Danh lam thắng cảnh

Câu 12. Sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, bao gồm các di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh, các di vật cổ vật, bảo vật quốc gia được gọi là gì?

A. Di sản.

B. Di sản văn hóa.

C. Di sản văn hóa vật thể.

D. Di sản văn hóa phi vật thể.

Câu 13. Một trong những nguyên nhân khách quan dẫn đến tâm lí căng thẳng là

A. tâm lí tự ti.

B. bạo lực gia đình.

C. vấn đề sức khỏe của bản thân.

D. sự kì vọng quá lớn của gia đình.

Câu 14. Khi rơi vào trạng thái căng thẳng, chúng ta không nên làm gì sau đây?

A. Luyện tập thể thao, hòa mình với thiên nhiên.

B. Xác định phương pháp học tập khoa học, phù hợp.

C. Chia sẻ, tâm sự với người thân và bạn bè xung quanh.

D. Tách biệt với mọi người, không trò chuyện với bất kì ai.

Câu 15. Mệt mỏi, chán ăn, khó ngủ là một số biểu hiện của

A. học sinh lười học.

B. cơ thể bị căng thẳng.

C. học sinh chăm học.

D. người trưởng thành.

---(Để xem tiếp nội dung và đáp án của đề thi số 4 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

Phần I- Trắc nghiệm khách quan (3 điểm)

1. Các câu trắc nghiệm nhiều lựa chọn (2 điểm – mỗi lựa chọn đúng cho 0,25 điểm)

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

Đáp án

C

D

A

D

B

C

A

A

D

A

B

C

B

D

B

A

Phần II. Tự luận (6 điểm)

Câu 1 (3 điểm)

Ý nghĩa của di sản văn hóa đối với con người và xã hội:

* Đối với trong nước:

- Di sản văn hóa là tài sản của dân tộc, nói lên truyền thống của dân tộc, thể hiện công đức của các thế hệ tổ tiên trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc, thể hiện kinh nghiệm của dân tộc trên các lĩnh vực.

- Những di sản đó cần được giữ gìn, phát huy trong sự nghiệp xây dựng, phát triển nền văn hóa VN tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và đóng góp vào kho tàng di sản văn hóa thế giới.

* Đối với thế giới:

- Tô đậm bản sắc riêng của dân tộc VN.

Câu 2 (2 điểm)

- Nếu là Q, em vẫn:

+ Sẽ đi báo công an về hành vi ấy,

+ Và nói vơi H rằng: Việc trộm cắp cổ vật trong chùa là hành vi vi phạm pháp luật cần phải ngăn chặn góp phần bảo vệ di sản văn hóa của địa phương.

Câu 3 (1 điểm)

Tình huống gây căng thẳng

Nguyên nhân

- Căng thẳng trước các kì thi.

- Cần ôn tập nhiều kiến thức.

- Áp lực từ sự kì vọng của bố mẹ, sợ làm bố mẹ thất vọng.

- Tranh cãi với bạn thân

- Vì cả 2 chưa hiểu nhau nên bất đồng quan điểm.

5. Đề số 5

ĐỀ THI HK1 MÔN GDCD 7 CTST NĂM 2022-2023 TRƯỜNG THCS PHÚ MỸ- ĐỀ 05

Phần I: Trắc nghiệm

Câu 1Một trong những nguyên nhân gây căng thẳng tâm lý đến từ bản thân là

A. áp lực từ học tập.

B. các mối quan hệ bạn bè.

C. kỳ vọng của gia đình.

D. suy nghĩ tiêu cực.

Câu 2. Nguyên nhân chủ quan nào sau đây gây ra tâm lí căng thẳng?

A. Bạo lực gia đình.

B. Suy nghĩ tiêu cực của bản thân.

C. Hoàn cảnh gia đình.

D. Kỳ vọng của thầy cô, bố mẹ.

Câu 3. Theo em những việc làm sau đây trái với ý nghĩa của quản lí tiền hiệu quả?

A. Xa hoa, lãng phí, chi tiêu thiếu kế hoạch.

B. Dành dụm tiền tiết kiệm.

C. Chỉ mua sắm những vật dụng cần thiết.

D. Làm đồ dùng học tập từ các vật liệu tái chế.

Câu 4Giữ chữ tín là coi trọng, giữ gìn

A. sự yêu mến của mọi người đối với mình.

B. phẩm chất tốt đẹp mình trước mọi người.

C. niềm tin của mình đối với mọi người.

D. niềm tin của mọi người đối với mình

Câu 5. Đâu không phải là nguyên tắc quản lí tiền hiệu quả?

A. Tiết kiệm trước khi chi tiêu, tiết kiệm phải thường xuyên, đều đặn.

B. Sử dụng tiền hợp lí, hiệu quả. Chỉ vay tiền khi thực sự cần.

C. Chỉ mua những thứ phù hợp với khả năng chi trả.

D. Chi tiêu không có kế hoạch.

Câu 6. Biểu hiện nào sau đây chưa tích cực, tự giác trong học tập?

A. Thường xuyên làm bài tập.

B. Thực hiện tốt nhiệm vụ học tập.

C. Chỉ học tập khi bố mẹ nhắc nhở.

D. Nghe nhạc tiếng anh để học từ mới.

Câu 7: Biểu hiện nào sau đây trái với học tập tự giác, tích cực?

A. Thường xuyên không học bài cũ.

B. Chủ động tự lập kế hoạch học tập.

C. Vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống.

D. Có mục tiêu học tập rõ ràng.

Câu 8Ý nghĩa của quản lí tiền hiệu quả là

A. không cân bằng được tài chính hiện tại.

B. không tạo dựng được cuộc sống ổn định tự chủ.

C. có thể giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn.

D. thoải mái ăn chơi, mua sắm.

Câu 9: Biểu hiện nào sau đây trái với giữ chữ tín?

A. Giữ đúng lời hứa của mình.

B. Buôn bán hàng chất lượng.

C. Hay trễ hẹn với bạn bè.

D. Nói đi đôi với làm.

Câu 10.  Biểu hiện của học tập tự giác, tích cực là

A. chủ động lập kế hoạch học tập.

B. chỉ làm những việc dễ.

C. có người giám sát, theo dõi thì làm không thì thôi.

D. lười biếng, ỉ lại cho người khác.

---(Để xem tiếp nội dung và đáp án của đề thi số 5 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5

Phần I: Trắc nghiệm

1D 2B 3A 4D 5D 6C 7A 8C 9C 10A

Phần II: Tự luận

Câu 1: Nguyên nhân gây ra căng thẳng

- Nguyên nhân chủ quan: Do suy nghĩ tiêu cực, thiếu kĩ năng ứng phó với căng thẳng trong cuộc sống, tự tạo áp lực cho bản thân, mất ngủ, sử dụng chất kích thích,…

- Nguyên nhân khách quan: Do môi trường sống như thời tiết, tiếng ồn, ô nhiễm,…, do kì vọng của bố mẹ, áp lực học tập, thi cư, bạo lực gia đình, bạo lực học đường,…

Câu 2: Biểu hiện:

- Xác định đúng mục đích học tập

- Lập thời gian biểu khoa học hợp lí

- Quyết tâm thực hiện các mục tiêu, kế hoạch đã đề ra.

- Luôn tự giác hoàn thành các nhiệm vụ học tập mà không cần thầy cô, bạn bè, bố mẹ nhắc nhở.

- Luôn nỗ lực, phấn đấu hoàn thành mục tiêu đề ra.

Rèn luyện việc học tập tự giác, tích cực:

- Học sinh phải rèn luyện tính tự giác, tích cực trong học tập

- Luôn vạch ra những mục tiêu và kế hoạch hoạt động học tập rõ ràng, cụ thể

- Luôn duy trì thói quen tự giác học tập

- Luôn duy trì thời gian biểu cho việc học một cách hợp lí, khoa học.

-Cần nhắc nhở và giúp đỡ những bạn chưa có tính tự giác, tích cực trong việc học để cùng nhau tiến bộ.

- Động viên, giúp đỡ và nhắc nhở những bạn có thói quen học tập thụ động, tiêu cực, luôn tự ti về học tập.

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi HK1 môn GDCD 7 CTST năm 2022-2023 có đáp án Trường THCS Phú Mỹ. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Mời các em tham khảo tài liệu có liên quan:

Hy vọng bộ đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON