YOMEDIA

Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Vật Lý 10 năm 2021-2022 có đáp án Trường THPT Trần Kỳ Phong

Tải về
 
NONE

Mời quý thầy, cô giáo và các em học sinh lớp 10 tham khảo nội dung tài liệu Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Vật Lý 10 năm 2021-2022 Trường THPT Trần Kỳ Phong được biên soạn bởi HOC247 với phần đề và đáp án, lời giải chi tiết giúp các em tự luyện tập làm đề chuẩn bị thật kĩ trước kì thi giữa HK2 sắp tới.

Hi vọng tài liệu này sẽ có ích cho các em, chúc các em có kết quả học tập tốt!

ATNETWORK

TRƯỜNG THPT TRẦN KỲ PHONG

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2

MÔN VẬT LÝ 10

NĂM HỌC 2021-2022

Thời gian làm bài 45 phút

ĐỀ THI SỐ 1

Câu 1. Chọn đáp án đúng. Chất rắn vô định hình có đặc tính nào dưới đây?

A. Dị hướng và nóng chảy ở nhiệt độ không xác định

B. Đẳng hướng và nóng chảy ở nhiệt độ xác định

C. Dị hướng và nóng chảy ở nhiệt độ xác định

D. Đẳng hướng và nóng chảy ở nhiệt độ không xác định

Câu 2. Vật nào sau đây không có cấu trúc tinh thể?

A. Viên kim cương             B. Cốc thủy tinh                C. Miếng thạch anh              D. Hạt muối

Câu 3. Một người kéo một khúc gỗ trên sàn nhà bằng một sợi dây có phương hợp góc 30o so với phương ngang. Lực tác dụng lên khúc gỗ có giá trị là 25\(\sqrt{3}\)N. Quãng đường mà khúc gỗ đi được là 40m, khi đó công mà lực này thực hiện là

A. 250J                               

B. 1500J                           

C. 500J                                

D. 500\(\sqrt{3}\)J

Câu 4. Một quả cầu bằng kim loại không bị nước làm dính ướt có khối lượng riêng D. Đặt quả cầu này vào trong chậu nước có hệ số căng bề mặt \(\sigma \). Bán kính của quả cầu này có giá trị như thế nào thì nó không bị chìm? Bỏ qua lực đẩy Acsimét.

A. Nhỏ hơn hoặc bằng \(\sqrt{\frac{3\sigma }{2Dg}}\)                                      

B. Lớn hơn hoặc bằng \(\sqrt{\frac{2\sigma }{3Dg}}\)

C. Nhỏ hơn hoặc bằng \(\frac{2\sigma }{3Dg}\)                                        

D. Lớn hơn hoặc bằng \(\frac{3\sigma }{2Dg}\)

Câu 5. Khi khoảng cách giữa các phân tử rất nhỏ thì giữa các phân tử

A. có cả lực hút và lực đẩy, nhưng lực đẩy lớn hơn lực hút

B. chỉ có lực đẩy

C. chỉ có lực hút

D. có cả lực hút và lực đẩy, nhưng lực đẩy nhỏ hơn lực hút

 

Câu 6. Một vật có khối lượng m = 400g chuyển động với vận tốc 36km/h. Động năng của vật này bằng

A. 2000J                              B. 7,2J                               C. 20J                                   D. 7200J

Câu 7. Phát biểu nào sau đây đúng? Khi vật chuyển động thẳng đều thì

A. động năng của vật giảm                                            B. động năng của vật không thay đổi

C. động năng của vật tăng                                            D. vận tốc của vật giảm

Câu 8. Trong hệ thức sau đây hệ thức nào phù hợp với định luật Bôi-lơ – Ma-ri-ốt?

A. p ~ V                             

B. P1V1 = p2V2                 

C. \(\frac{{{p}_{1}}}{{{V}_{1}}}=\frac{{{p}_{2}}}{{{V}_{2}}}\)                                 

D. \(\frac{{{p}_{1}}}{{{p}_{2}}}=\frac{{{V}_{1}}}{{{V}_{2}}}\)

Câu 9. Hai vật có khối lượng m1 = 1kg và m2 = 3kg chuyển động với các vận tốc v1 = 3m/s và v2=1m/s. Độ lớn động lượng của hệ hai vật  khi  \(\overrightarrow{{{v}_{1}}}\) hợp với \(\overrightarrow{{{v}_{2}}}\) một góc 60o là bao nhiêu?

A. 3\(\sqrt{2}\)kg.m/s        

B. 3\(\sqrt{3}\)kg.m/s       

C. 2\(\sqrt{2}\)kg.m/s          

D. 4\(\sqrt{2}\)kg.m/s

Câu 10. Tính chất nào sau đây không phải của phân tử?

A. Chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao

B. Chuyển động không ngừng

C. Giữa các phân tử có khoảng cách

D. Có lúc đứng yên, có lúc chuyển động

Câu 11. Người ta nung một tấm sắt có thể tích 6.10-3m3 thì thể tích của tấm sắt tăng thêm 0,0216.10-3m3. Cho biết khối lượng riêng của sắt trước khi nung là 7,8.103kg/m3, hệ số nở dài của sắt là 12.10-6K-1, nhiệt dung riêng của sắt là 460J/kg.K. Nhiệt lượng đã dùng để nung tấm sắt đó bằng bao nhiêu?

A. 6458,4kJ                         B. 2152,8kJ                       C. 21528J                             D. 2152,8J

Câu 12. Câu nào sau đây nói về nội năng là không đúng?

A. nội năng có thể chuyển hoá thành các dạng năng lượng khác

B. nội năng là nhiệt lượng

C. nội năng của vật có thể tăng lên hoặc giảm đi

D. nội năng là một dạng năng lượng

Câu 13. Dưới áp suất 105Pa một lượng khí có thể tích là 10 lít. Thể tích của lượng khí này khi áp suất là 1,25.105pa là bao nhiêu? Biết nhiệt độ được giữ không đổi?

A. 80lít                                B. 12,5lít                            C. 8lít                                   D. 125lít

Câu 14. Một con lắc đơn có chiều dài l. Kéo cho dây treo làm với đường thẳng đứng một góc \({{\alpha }_{o}}\) rồi thả tự do. Trong quá trình chuyển động thì tỉ số của lực căng dây cực đại và cực tiểu bằng 2. Giá trị của góc \({{\alpha }_{o}}\) gần đúng với giá trị nào sau đây?

A. 60o                                  B. 41,4o                             C. 36,9o                                D. 48,6o

Câu 15. Hiện tượng nào sau đây không liên quan tới hiện tượng mao dẫn?

A. Cốc nước đá có nước đọng trên thành cốc

B. Bấc đèn hút dầu

C. Mực ngấm theo rãnh ngòi bút

D. Giấy thấm hút mực

Câu 16. Một thanh dầm cầu bằng sắt có độ dài 10m khi nhiệt độ ngoài trời là 10oC. Độ nở dài tỉ đối của thanh dầm cầu là bao nhiêu phần trăm khi nhiệt độ ngoài trời là 40oC? Hệ số nở dài của sắt là 12.10-6K-1.

A. 3,6.10-5%                       B. 36.10-3%                       C. 36.10-5%                          D. 36.10-4%

Câu 17. Đồ thị ở các hình sau đây, đồ thị nào cho biết quá trình đằng tích?

A. 3                                     B. 1                                    C. 4                                       D. 2

Câu 18. Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị tính công suất?

A. J/s                                   B. kg.m2/s2                        C. kg.m2/s3                           D. W

Câu 19. Chọn đáp án đúng. Động năng của một vật được xác định bởi công thức nào sau đây?

A. Wđ = \(\frac{1}{2}mv\)

B. Wđ = \(\frac{1}{2}m{{v}^{2}}\)                            

C. Wđ = \(\frac{2v}{m}\)

D. Wđ = \(\frac{2m}{{{v}^{2}}}\)

Câu 20. Đơn vị nào sau đây là đơn vị của nhiệt nóng chảy riêng của vật rắn?

A. Jun(J)                                                                        B. Jun trên độ(J/ độ)

C. Jun trên kilôgam độ (J/kg.độ)                                   D. Jun trên kilôgam(J/ kg)

Câu 21. Chiều của lực căng bề mặt chất lỏng có tác dụng

A. làm tăng diện tích mặt thoáng của chất lỏng

B. giữ cho mặt thoáng của chất lỏng luôn nằm ngang

C. giữ cho mặt thoáng của chất lỏng luôn ổn định

D. làm giảm diện tích mặt thoáng của chất lỏng

Câu 22. Cho một khối khí lí tưởng có p1 = 1at, V1 = 10 lít, t1 = 27oC biến đổi trạng thái theo đồ thị như hình vẽ. Ở trạng thái 4 thì nhiệt độ và thể tích của khối khí bằng bao nhiêu?

A. 900K và 10 lít               

B. 900K và 30 lít              

C. 900K và \(\frac{10}{3}\) lít      

D. 300K và \(\frac{10}{3}\) lít

Câu 23. Một khối khí có áp suất p = 100N/m2 thể tích V1 = 2m3 nhiệt độ t1 = 27oC được nung nóng đẳng áp đến nhiệt độ t2 = 87oC để cho chất khí giãn nở. Trong quá trình nung nóng chất khí nhận được nhiệt lượng 100J. Độ biến thiên nội năng mà chất khí nhận được là

A. -140J                              B. 60J                                C. 140J                                 D. -60J

Câu 24. Một thước bằng thép ở 20oC có độ dài 100cm, khi nhiệt độ tăng đến 40oC thì thước thép này dài thêm bao nhiêu? Cho hệ số nở dài của thép là 11.10-6K-1.

A. 0,022cm                         B. 0,42cm                          C. 0,32cm                             D. 0,24cm

Câu 25. Một vật nhỏ được ném lên từ điểm M phía trên mặt đất, vật lên tới điểm N thì dừng và rơi xuống. Bỏ qua sức cản của không khí. Trong quá trình MN?

A. thế năng giảm                                                           B. cơ năng không đổi

C. cơ năng cực đại tại N                                               D. động năng tăng

Câu 26. Gọi \(\sigma \) là hệ số căng bề mặt chất lỏng, D là khối lượng riêng của chất lỏng, g là gia tốc trọng trường và r là bán kính trong của ống mao dẫn. Biểu thức nào sau đây đúng tính độ dâng (hay hạ) của mực chất lỏng trong ống mao dẫn

A. \(h=\frac{4\sigma }{Dgr}\)                                     

B. \(h=\frac{\sigma }{Dg2r}\)       

C. \(h=\frac{8\sigma }{Dgr}\)

D. \(h=\frac{2\sigma }{Dgr}\)

Câu 27. Phát biểu nào sau đây đúng? Nội năng của một vật là

A. tổng động năng và thế năng của vật

B. nhiệt lượng nhận được trong quá trình truyền nhiệt

C. tổng nhiệt lượng và cơ năng mà vật nhận được trong quá trình truyền nhiệt và thực hiện công

D. tổng động năng và thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật

Câu 28. Một vòng xuyến có đường kính ngoài là 44mm và đường kính trong là 40mm. Trọng lượng của vòng xuyến là 45mN. Lực tối thiểu để bứt vòng xuyến ra khỏi bề mặt của nước ở 100C là 64,5 mN. Hệ số căng bề mặt của nước ở nhiệt độ này là?

A. 1,552 N/m                      B. 0,074N/m                      C. 0,415N/m                         D. 0,740 N/m

Câu 29. Một viên đạn nằm yên sau đó nổ thành hai mảnh có khối lượng mảnh này gấp đôi mảnh kia. Bỏ qua khối lượng của thuốc nổ. Động năng của mảnh bé chiếm bao nhiêu phần trăm tổng động năng của hai mảnh này?

A. 25%                                B. 33,3%                            C. 66,7%                              D. 75%

Câu 30. Chọn đáp án đúng. Công là đại lượng

A. vô hướng, có thể âm hoặc dương

B. vô hướng, có thể âm, dương hoặc bằng không

C. véc tơ, có thể âm, dương hoặc bằng không

D. véc tơ, có thể âm hoặc dương

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 1

1

D

11

B

21

D

2

B

12

B

22

B

3

B

13

C

23

B

4

A

14

B

24

A

5

A

15

A

25

B

6

C

16

B

26

D

7

B

17

C

27

D

8

B

18

B

28

B

9

A B

19

B

29

C

10

D

20

D

30

B

ĐỀ THI SỐ 2

ĐỀ THI GIỮA HK2 MÔN VẬT LÝ 10 NĂM 2022 TRƯỜNG THPT TRẦN KỲ PHONG - ĐỀ SỐ 2

Câu 1. Người ta nung một tấm sắt có thể tích 6.10-3m3 thì thể tích của tấm sắt tăng thêm 0,0216.10-3m3. Cho biết khối lượng riêng của sắt trước khi nung là 7,8.103kg/m3, hệ số nở dài của sắt là 12.10-6K-1, nhiệt dung riêng của sắt là 460J/kg.K. Nhiệt lượng đã dùng để nung tấm sắt đó bằng bao nhiêu?

A. 6458,4kJ                         B. 2152,8kJ                       C. 21528J                             D. 2152,8J

Câu 2. Chọn đáp án đúng. Thế năng hấp dẫn là đại lượng

A. vô hướng, có thể âm, dương hoặc bằng không

B. véc tơ có độ lớn luôn dương hoặc bằng không

C. véc tơ cùng hướng với véc tơ trọng lực

D. vô hướng, có thể dương hoặc bằng không

Câu 3. Một viên đạn nằm yên sau đó nổ thành hai mảnh có khối lượng mảnh này gấp đôi mảnh kia. Bỏ qua khối lượng của thuốc nổ. Động năng của mảnh bé chiếm bao nhiêu phần trăm tổng động năng của hai mảnh này?

A. 66,7%                             B. 33,3%                            C. 75%                                 D. 25%

Câu 4. Chọn đáp án đúng. Công là đại lượng

A. véc tơ, có thể âm hoặc dương

B. vô hướng, có thể âm, dương hoặc bằng không

C. véc tơ, có thể âm, dương hoặc bằng không

D. vô hướng, có thể âm hoặc dương

Câu 5. Một vật nhỏ được ném lên từ điểm M phía trên mặt đất, vật lên tới điểm N thì dừng và rơi xuống. Bỏ qua sức cản của không khí. Trong quá trình MN?

A. động năng tăng          

B. thế năng giảm

C. cơ năng cực đại tại N        

D. cơ năng không đổi

Câu 6. Gọi \(\sigma \) là hệ số căng bề mặt chất lỏng, D là khối lượng riêng của chất lỏng, g là gia tốc trọng trường và r là bán kính trong của ống mao dẫn. Biểu thức nào sau đây đúng tính độ dâng (hay hạ) của mực chất lỏng trong ống mao dẫn

A. \(h=\frac{2\sigma }{Dgr}\)                                     

B. \(h=\frac{\sigma }{Dg2r}\)       

C. \(h=\frac{8\sigma }{Dgr}\)

D. \(h=\frac{4\sigma }{Dgr}\)

Câu 7. Hiện tượng nào sau đây không liên quan tới hiện tượng mao dẫn?

A. Giấy thấm hút mực

B. Cốc nước đá có nước đọng trên thành cốc

C. Bấc đèn hút dầu

D. Mực ngấm theo rãnh ngòi bút

Câu 8. Vật nào sau đây không có cấu trúc tinh thể?

A. Viên kim cương             B. Cốc thủy tinh                C. Miếng thạch anh              D. Hạt muối

Câu 9. Chọn đáp án đúng. Chất rắn vô định hình có đặc tính nào dưới đây?

A. Đẳng hướng và nóng chảy ở nhiệt độ không xác định

B. Dị hướng và nóng chảy ở nhiệt độ không xác định

C. Đẳng hướng và nóng chảy ở nhiệt độ xác định

D. Dị hướng và nóng chảy ở nhiệt độ xác định

Câu 10. Chọn đáp án đúng. Hệ thức \(\Delta U\)= Q là hệ thức của nguyên lí I NĐLH

A. áp dụng cho quá trình dẳng áp                                 B. áp dụng cho quá trình đẳng nhiệt

C. áp dụng cho quá trình đẳng tích                               D. áp dụng cho cả ba quá trình trên

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 30 của đề thi số 2 các em vui lòng xem Online hoặc Đăng nhập vào HOC247 đề tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 2

1

B

11

D

21

A D

2

A

12

D

22

A

3

A

13

D

23

D

4

B

14

B

24

A

5

D

15

D

25

D

6

A

16

A

26

B

7

B

17

B

27

C

8

B

18

A

28

D

9

A

19

B

29

C

10

C

20

A

30

D

ĐỀ THI SỐ 3

ĐỀ THI GIỮA HK2 MÔN VẬT LÝ 10 NĂM 2022 TRƯỜNG THPT TRẦN KỲ PHONG - ĐỀ SỐ 3

Câu 1. Chọn đáp án đúng. Công là đại lượng

A. vô hướng, có thể âm hoặc dương                        

B. véc tơ, có thể âm, dương hoặc bằng không

C. véc tơ, có thể âm hoặc dương                              

D. vô hướng, có thể âm, dương hoặc bằng không

Câu 2. Một vật có khối lượng m = 400g chuyển động với vận tốc 36km/h. Động năng của vật này bằng

A. 7,2J                                 B. 7200J                            C. 20J                                   D. 2000J

Câu 3. Gọi \(\sigma \) là hệ số căng bề mặt chất lỏng, D là khối lượng riêng của chất lỏng, g là gia tốc trọng trường và r là bán kính trong của ống mao dẫn. Biểu thức nào sau đây đúng tính độ dâng (hay hạ) của mực chất lỏng trong ống mao dẫn

A. \(h=\frac{\sigma }{Dg2r}\)                                     

B. \(h=\frac{2\sigma }{Dgr}\)       

C. \(h=\frac{8\sigma }{Dgr}\)

D. \(h=\frac{4\sigma }{Dgr}\)

Câu 4. Một người kéo một khúc gỗ trên sàn nhà bằng một sợi dây có phương hợp góc 30o so với phương ngang. Lực tác dụng lên khúc gỗ có giá trị là 25\(\sqrt{3}\)N. Quãng đường mà khúc gỗ đi được là 40m, khi đó công mà lực này thực hiện là

A. 500J                               

B. 250J                             

C. 500\(\sqrt{3}\)J               

D. 1500J

Câu 5. Đơn vị nào sau đây là đơn vị của nhiệt nóng chảy riêng của vật rắn?

A. Jun trên kilôgam độ (J/kg.độ)                                  

B. Jun(J)

C. Jun trên kilôgam(J/ kg)                                            

D. Jun trên độ(J/ độ)

Câu 6. Hai vật có khối lượng m1 = 1kg và m2 = 3kg chuyển động với các vận tốc v1 = 3m/s và v2=1m/s. Độ lớn động lượng của hệ hai vật  khi  \(\overrightarrow{{{v}_{1}}}\) hợp với \(\overrightarrow{{{v}_{2}}}\) một góc 60o là bao nhiêu?

A. 3\(\sqrt{3}\)kg.m/s        

B. 2\(\sqrt{2}\)kg.m/s       

C. 3\(\sqrt{2}\)kg.m/s          

D. 4\(\sqrt{2}\)kg.m/s

Câu 7. Khi khoảng cách giữa các phân tử rất nhỏ thì giữa các phân tử

A. có cả lực hút và lực đẩy, nhưng lực đẩy lớn hơn lực hút

B. có cả lực hút và lực đẩy, nhưng lực đẩy nhỏ hơn lực hút

C. chỉ có lực đẩy

D. chỉ có lực hút

Câu 8. Một khối khí có áp suất p = 100N/m2 thể tích V1 = 2m3 nhiệt độ t1 = 27oC được nung nóng đẳng áp đến nhiệt độ t2 = 87oC để cho chất khí giãn nở. Trong quá trình nung nóng chất khí nhận được nhiệt lượng 100J. Độ biến thiên nội năng mà chất khí nhận được là

A. 60J                                  B. 140J                              C. -60J                                  D. -140J

Câu 9. Hiện tượng nào sau đây không liên quan tới hiện tượng mao dẫn?

A. Cốc nước đá có nước đọng trên thành cốc                        

B. Bấc đèn hút dầu

C. Mực ngấm theo rãnh ngòi bút                              

D. Giấy thấm hút mực

Câu 10. Câu nào sau đây nói về nội năng là không đúng?

A. nội năng là một dạng năng lượng

B. nội năng là nhiệt lượng

C. nội năng có thể chuyển hoá thành các dạng năng lượng khác

D. nội năng của vật có thể tăng lên hoặc giảm đi

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 30 của đề thi số 3 các em vui lòng xem Online hoặc Đăng nhập vào HOC247 đề tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 3

1

D

11

D

21

A

2

C

12

B

22

D

3

B

13

C

23

D

4

D

14

B

24

B

5

C

15

B

25

B

6

A C

16

D

26

D

7

A

17

A

27

B

8

A

18

B

28

B

9

A

19

B

29

C

10

B

20

A

30

D

ĐỀ THI SỐ 4

ĐỀ THI GIỮA HK2 MÔN VẬT LÝ 10 NĂM 2022 TRƯỜNG THPT TRẦN KỲ PHONG - ĐỀ SỐ 4

Câu 1. Tính chất nào sau đây không phải của phân tử?

A. Chuyển động không ngừng       

B. Chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao

C. Giữa các phân tử có khoảng cách

D. Có lúc đứng yên, có lúc chuyển động

Câu 2. Trong hệ thức sau đây hệ thức nào phù hợp với định luật Bôi-lơ – Ma-ri-ốt?

A. \(\frac{{{p}_{1}}}{{{p}_{2}}}=\frac{{{V}_{1}}}{{{V}_{2}}}\)                           

B. P1V1 = p2V2          

C. p ~ V                                      

D. \(\frac{{{p}_{1}}}{{{V}_{1}}}=\frac{{{p}_{2}}}{{{V}_{2}}}\)

Câu 3. Một người kéo một khúc gỗ trên sàn nhà bằng một sợi dây có phương hợp góc 30o so với phương ngang. Lực tác dụng lên khúc gỗ có giá trị là 25\(\sqrt{3}\)N. Quãng đường mà khúc gỗ đi được là 40m, khi đó công mà lực này thực hiện là

A. 500J                               

B. 1500J                           

C. 250J                                

D. 500\(\sqrt{3}\)J

Câu 4. Khi khoảng cách giữa các phân tử rất nhỏ thì giữa các phân tử

A. có cả lực hút và lực đẩy, nhưng lực đẩy nhỏ hơn lực hút

B. chỉ có lực hút

C. có cả lực hút và lực đẩy, nhưng lực đẩy lớn hơn lực hút

D. chỉ có lực đẩy

Câu 5. Một thanh dầm cầu bằng sắt có độ dài 10m khi nhiệt độ ngoài trời là 10oC. Độ nở dài tỉ đối của thanh dầm cầu là bao nhiêu phần trăm khi nhiệt độ ngoài trời là 40oC? Hệ số nở dài của sắt  là 12.10-6K-1.

A. 36.10-3%                        B. 36.10-4%                       C. 36.10-5%                          D. 3,6.10-5%

Câu 6. Một khối khí có áp suất p = 100N/m2 thể tích V1 = 2m3 nhiệt độ t1 = 27oC được nung nóng đẳng áp đến nhiệt độ t2 = 87oC để cho chất khí giãn nở. Trong quá trình nung nóng chất khí nhận được nhiệt lượng 100J. Độ biến thiên nội năng mà chất khí nhận được là

A. 140J                                B. 60J                                C. -60J                                  D. -140J

Câu 7. Chiều của lực căng bề mặt chất lỏng có tác dụng

A. làm giảm diện tích mặt thoáng của chất lỏng                  

B. giữ cho mặt thoáng của chất lỏng luôn nằm ngang

C. giữ cho mặt thoáng của chất lỏng luôn ổn định          

D. làm tăng diện tích mặt thoáng của chất lỏng

Câu 8. Một quả cầu bằng kim loại không bị nước làm dính ướt có khối lượng riêng D. Đặt quả cầu này vào trong chậu nước có hệ số căng bề mặt \(\sigma \). Bán kính của quả cầu này có giá trị như thế nào thì nó không bị chìm? Bỏ qua lực đẩy Acsimét.

A. Nhỏ hơn hoặc bằng \(\frac{2\sigma }{3Dg}\)                                        

B. Lớn hơn hoặc bằng \(\sqrt{\frac{2\sigma }{3Dg}}\)

C. Lớn hơn hoặc bằng \(\frac{3\sigma }{2Dg}\)                                         

D. Nhỏ hơn hoặc bằng \(\sqrt{\frac{3\sigma }{2Dg}}\)

Câu 9. Người ta nung một tấm sắt có thể tích 6.10-3m3 thì thể tích của tấm sắt tăng thêm 0,0216.10-3m3. Cho biết khối lượng riêng của sắt trước khi nung là 7,8.103kg/m3, hệ số nở dài của sắt là 12.10-6K-1, nhiệt dung riêng của sắt là 460J/kg.K. Nhiệt lượng đã dùng để nung tấm sắt đó bằng bao nhiêu?

A. 2152,8J                           B. 21528J                          C. 6458,4kJ                          D. 2152,8kJ

Câu 10. Đồ thị ở các hình sau đây, đồ thị nào cho biết quá trình đằng tích?

A. 3                                     B. 1                                    C. 4                                       D. 2

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 30 của đề thi số 4 các em vui lòng xem Online hoặc Đăng nhập vào HOC247 đề tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 4

1

D

11

B D

21

B

2

B

12

B

22

B

3

B

13

D

23

A

4

C

14

C

24

A

5

A

15

C

25

B

6

B

16

B

26

A

7

A

17

D

27

C

8

D

18

D

28

A

9

D

19

A

29

B

10

B

20

C

30

C

ĐỀ THI SỐ 5

ĐỀ THI GIỮA HK2 MÔN VẬT LÝ 10 NĂM 2022 TRƯỜNG THPT TRẦN KỲ PHONG - ĐỀ SỐ 5

Câu 1. Khi đổ nước sôi vào trong cốc thuỷ tinh thì cốc thuỷ tinh hay bị nứt vỡ, còn cốc thạch anh không bị nứt vỡ là vì:

A.  Thạch anh có hệ số nở khối nhỏ hơn nhiều thuỷ tinh.  

B.  Cốc thạch anh có đáy dày hơn.

C.  Thạch anh cứng hơn thuỷ tinh.

D.  Cốc thạch anh có thành dày hơn.

Câu 2. Chọn câu phát biểu đúng : Một khẩu súng có viên đạn khối lượng m = 25g ,nằm yên trong súng .Khi bóp cò ,đạn chuyển động trong nòng súng hết 2,5 ms  và đạt được vận tốc khi tới đầu nòng súng là 800m/s .Lực đẩy trung bình của hơi thuốc súng là :

A. 8000N                            B.  80N.                             C.  800N.                              D. 8N.

Câu 3. Chọn câu trả lời đúng :  Khi nén đẳng nhiệt từ thể tích 6 lít đến 4 lít ,áp súât khí tăng thêm 0,75 atm Áp suất ban đầu của khí là giá trị nào sau đây :

A.  0,75atm.                        B.  1 atm.                           C. 1,5 atm.                            D. 1,75 atm

Câu 4. Độ nở dài Dl của vật rắn (hình trụ đồng chất) được xác định theo công thức:

A.  \(\Delta l=l-{{l}_{0}}=\alpha {{l}_{0}}\).           

B.  \(\Delta l=l-{{l}_{0}}={{l}_{0}}\Delta t\).    

C.  \(\Delta l=l-{{l}_{0}}=\alpha {{l}_{0}}t\).                

D.  \(\Delta l=l-{{l}_{0}}=\alpha {{l}_{0}}\Delta t\).

Câu 5. Đơn vị của động lượng là:

A.  N/s.                                B.  Nm/s.                           C.  N.m.                                D.  Kg.m/s.

Câu 6. Câu nào sau đây nói về nội năng không đúng :

A.  Nội năng của một vật có thể tăng lên, hoặc giảm đi.

B.  Nội năng là nhiệt lượng.

C.  Nội năng là một dạng năng lượng.

D.  Nội năng có thể chuyển hoá thành các dạng năng lượng khác.

Câu 7. Một vật nhỏ khối lượng m = 100g  gắn vào đầu môt lò xo đàn hồi có độ cứng k = 200 N/m(khối lượng không đáng kể), đầu kia của lò xo được gắn cố định. Hệ được đặt trên một mặt phẳng ngang không ma sát. Kéo vật giãn ra 5cm so với vị trí ban đầu rồi thả nhẹ nhàng. Cơ năng của hệ vật tại vị trí đó là:

A.  100.10-2 J.                      B.  50.10-2 J.                      C.  25.10-2 J.                         D.  200.10-2 J.

Câu 8. Chọn đáp án đúng.Đặc tính của chất rắn vô định hình là :

A.  dị hướng và nóng chảy ở nhiệt độ không xác định.

B.  dị hướng và nóng chảy ở nhiệt độ xác định.

C.  đẳng hướng và nóng chảy ở nhiệt độ không xác định.

D.  đẳng hướng và nóng chảy ở nhiệt độ  không xác định.

Câu 9. Câu nào sau đây nói về lực tương tác phân tử là không đúng :

A.  Lực hút phân tử không thể lớn hơn lực đẩy phân tử.

B.  Lực hút phân tử có thể bằng lực đẩy phân tử.

C.  Lực hút phân tử có thể lớn hơn lực đẩy phân tử.

D.  Lực phân tử chỉ đáng kể khi các phân tử ở rất gần nhau.

Câu 10. Một bình kín chứa một lượng khí nhất định ở áp suất 2.105Pa và nhiệt độ 293K. Nếu nhiệt độ tăng lên 313K thì áp suất của khí trong bình bằng bao nhiêu :

A.  2,14Pa.                          B.  21,4.105Pa.                  C.  0,214.105Pa.                   D.  2,14.105Pa.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 30 của đề thi số 5 các em vui lòng xem Online hoặc Đăng nhập vào HOC247 đề tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 5

1

A

11

D

21

D

2

A

12

A

22

A

3

C

13

C

23

A

4

D

14

A

24

C

5

D

15

D

25

C

6

B

16

C

26

C

7

C

17

C

27

D

8

C, D

18

A

28

B

9

A

19

B

29

A

10

D

20

C

30

B

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Vật Lý 10 năm 2021-2022 có đáp án Trường THPT Trần Kỳ Phong. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng bộ đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục 

Thi Online

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON