YOMEDIA

Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Vật Lý 10 năm 2021-2022 có đáp án Trường THPT Long Xuyên

Tải về
 
NONE

Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Vật Lý 10 năm 2021-2022 có đáp án Trường THPT Long Xuyên được HOC247 biên soạn tổng hợp từ các đề lẻ, hy vọng giúp các bạn dễ dàng lấy tài liệu ôn tập cũng như tự mình bổ sung kiến thức qua các đề kiểm tra giữa học kì 2 Lý 10 này. Nội dung đề thi bám sát kiến thức sách giáo khoa. Đảm bảo đánh giá đúng năng lực.

ADSENSE

TRƯỜNG THPT LONG XUYÊN

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2

MÔN VẬT LÝ 10

NĂM HỌC 2021-2022

Thời gian làm bài 45 phút

ĐỀ THI SỐ 1

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: 

Câu 1: Quá trình biến đổi trạng thái trong đó thể tích được giữ không đổi gọi là quá trình:

  A. Đẳng áp.

B. Đẳng tích.

C. Đoạn nhiệt.

D. Đẳng nhiệt.

Câu 2: Một vật được ném theo phương ngang(bỏ qua sức cản của không khí) thì

  A. động năng tăng, thế năng giảm.

B. động năng tăng, thế năng không đổi.

  C. động năng không đổi, thế năng giảm.

D. động năng giảm, thế năng tăng.

Câu 3: Trường hợp nào sau đây không liên quan đến hiện tượng căng bề mặt của chất lỏng?

  A. Giọt nước đọng trên lá sen.

  B. Nước chảy từ cao xuống thấp

  C. Bong bóng xà phòng lơ lửng có dạng gần hình cầu.

  D. Chiếc đinh ghim nhờn mỡ có thể nổi trên mặt nước

Câu 4: Khi khoảng cách giữa các phân tử rất nhỏ, thì giữa các phân tử

  A. có cả lực hút và lực đẩy, nhưng lực đẩy nhỏ lực hút.

B. chỉ có lực đẩy.

  C. có cả lực hút và lực đẩy, nhưng lực đẩy lớn hơn lực hút.

D. chỉ lực hút.

Câu 5: Một vật đứng yên, có thể có

  A. động năng.

B. thế năng.

C. vận tốc.

D. động lượng.

Câu 6: Một vật rơi rự do thì trọng lực

  A. sinh công có thể dương hoặc âm

B. sinh công âm

  C. sinh công dương

D. không sinh công

Câu 7: Đặc tính của chất rắn vô định hình là

  A. đẳng hướng và nóng chảy ở nhiệt độ không xác định.

  B. đẳng hướng và nóng chảy ở nhiệt độ xác định.

  C. dị hướng và nóng chảy ở nhiệt độ xác định.

  D. dị hướng và nóng chảy ở nhiệt độ không xác định.

Câu 8: Độ biến thiên động năng của một vật bằng công của:

  A. trọng lực tác dụng lên vật đó.

B. lực ma sát hoặc lực cản tác dụng lên vật đó.

  C. ngoại lực tác dụng lên vật đó.

D. lực phát động tác dụng lên vật đó.

Câu 9: Chọn phát biểu đúng. Động lượng của một hệ cô lập là một đại lượng

  A. không xác định.

B. biến thiên.

C. không bảo toàn.

D. bảo toàn.

Câu 10: Chất rắn nào dưới đây, thuộc loại chất rắn kết tinh?

  A. Kim loại.

B. Thuỷ tinh.

C. Cao su

D. Nhựa đường.

II. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 1: Một vật có khối lượng m= 0,1kg, chuyển động thẳng, nhanh dần đều với vận tốc ban đầu v0= 2 m/s, gia tốc a= 0,5 m/s2.

a. Tính động lượng ban đầu của vật.

b. Tính độ biến thiên động lượng của vật sau 5 giây.

Câu 2: Một vật được kéo đi lên hết mặt phẳng nghiêng có chiều dài l= 1,2m bởi một lực có độ lớn không đổi F=50N, cùng hướng chuyển động.

a.  Tính công của lực kéo.

b. Biết vật có khối lượng m = 3kg, mặt phẳng nghiêng một góc 300 so với phương ngang và gia tốc rơi tự do là g= 10m/s2. Tính công của trọng lực.

Câu 3: Một viên đạn có khối lượng m= 0,02kg chuyển động theo phương ngang với tốc độ v0= 200m/s, xiên qua một tấm gỗ dày 2cm. Khi ra khỏi tấm gỗ viên đạn tiếp tục chuyển động theo phương ngang, với tốc độ 120m/s.

a. Tính động năng ban đầu của viên đạn.

b. Tính lực cản trung bình của tấm gỗ.

Câu 4:

a. Một lượng khí lý tưởng trong bình kín ở áp suất P0= 1,2atm, thể tích V0= 3lít. Nén đẳng nhiệt đến khi thể tích giảm còn V= 1 lít thì áp suất khí là bao nhiêu?

b. Tính khối lượng riêng của không khí ở đỉnh núi Phan-xi-păng cao 3140 m. Biết  áp suất khí quyển tại đó là 446mmHg và nhiệt độ trên đỉnh núi là 20 C. Khối lượng riêng của không khí ở điều kiện chuẩn (áp suất 760 mmHg và nhiệt độ 0o C ) là D0= 1,29 kg/m3.

Câu 5: Người ta thực hiện công 80J để nén một khí lý tưởng trong một xilanh kín và truyền cho khối khí một nhiệt lượng 20J. Tính độ biến thiên nội năng của khối khí.

Câu 6:

a. Chiều dài của một sợi dây mảnh bằng sắt tăng thêm 0,132mm khi nhiệt độ tăng từ 200C đến 420C. Biết hệ số nở dài của sắt là α = 12.10–6 K–1. Tính chiều dài ban đầu của sợi dây.

b. Một quả cầu có mặt ngoài hoàn toàn không bị nước làm dính ướt. Biết bán kính của quả cầu là 2cm, hệ số căng bề mặt của nước là \)\delta \)=0,073N/m.  Khi quả cầu được đặt lên mặt nước, lực căng bề mặt lớn nhất của nước tác dụng lên quả cầu là bao nhiêu?(Lấy \(\pi \)= 3,14)

Câu 7: Một sợi dây có chiều dài l= 40cm, một đầu được buộc vào điểm O cố định, đầu còn lại nối với vật M có khối lượng m. M đang đứng yên ở vị trí dây treo thẳng đứng thì một vật có khối lượng mo= 1/3 m chuyển động theo phương ngang với tốc độ vo va chạm với M. Xác định điều kiện về vo để sau va chạm hai  vật dính và nhau và cùng chuyển động trên đường tròn tâm O trong mặt phẳng thẳng đứng. (Lấy g= 10m/s2 và bỏ qua sức cản của không khí).

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 1

II. PHẦN TRẮC NGHIỆM

1

B

2

A

3

B

4

C

5

B

6

C

7

A

8

C

9

D

10

A

II. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 1:

a.  p=mv = 0,2 kg.m/s

b.  v= v0 + at

\(\Delta p=m\left( v-{{v}_{0}} \right)=m.a.t\) = 0,25 kg.m/s

Câu 2:

a. A= F.s = 60J

b. AP= -mgh = -mglsin\(\alpha \)= - 18J

Câu 3:

a. Wđo\(\text{=}\frac{\text{1}}{\text{2}}mv_{o}^{2}\) = 400J

b. Wđ - Wđo= Ac

\(\Leftrightarrow \frac{\text{1}}{\text{2}}mv_{{}}^{2}-\frac{\text{1}}{\text{2}}mv_{o}^{2}=-{{F}_{c}}.S\)

→ Fc= 12800N

Câu 4:

a. P0V0= PV

→  P= 3,6atm

b.

\(\begin{align} & \frac{{{P}_{o}}{{V}_{o}}}{{{T}_{o}}}=\frac{P{{V}_{{}}}}{{{T}_{{}}}} \\ & \frac{D}{{{D}_{o}}}=\frac{{{V}_{o}}}{{{V}_{o}}}=\frac{P{{T}_{o}}}{{{P}_{o}}T} \\ \end{align}\)

D= 0,75 kg/m3

Câu 5:

DU = A + Q = 100J

Câu 6:

a. \(\Delta l={{l}_{o}}.\alpha .\Delta t\)

lo= 0,5m

b. Lực căng mặt ngoài sẽ lớn nhất nếu quả cầu ngập một nửa trong nước

\({{F}_{cm\text{ax}}}=\delta .2\pi R\) = 9,17.10-3N

Câu 7:

Gọi v1 là tốc độ của hệ sau va chạm, v là tốc độ của hệ vị trí dây treo hợp với phương thẳng đứng hướng xuống một góc \(\alpha \), v2 là tốc độ của hệ tại vị trí cao nhất.

Xét tại vị trí dây treo hợp với phương thẳng đứng hướng xuống một góc \(\alpha \)

\(\overrightarrow{a}=\frac{\overrightarrow{P}+\overrightarrow{T}}{m+{{m}_{o}}}\Leftrightarrow {{a}_{ht}}=\frac{T-P.cos\alpha }{m+{{m}_{o}}}=\frac{v_{{}}^{2}}{l}\)

T= (m+mo)(g.cos\(\alpha \)+\(\frac{v_{{}}^{2}}{l}\))

Điều kiện để hệ chuyển động trên đường tròn tâm O trong mặt phẳng thẳng đứng là: sợi dây luôn căng => T= (m+mo)(g.cos\(\alpha \)+\(\frac{v_{{}}^{2}}{l})\ge 0\)

<=> Tmin = (m+mo)( -g+\(\frac{v_{2}^{2}}{l})\ge 0\)(khi hệ vật ở vị trí cao nhất) <=> \(v_{2}^{2}\ge gl\)

BTCN: \(\frac{1}{2}({{m}_{{}}}+{{m}_{o}})v_{1}^{2}=({{m}_{{}}}+{{m}_{o}})g.2l+\frac{1}{2}({{m}_{{}}}+{{m}_{o}})v_{2}^{2}\)

\(v_{1}^{2}\ge 5gl\)

BTĐL:  mo.vo= (m+ mo)v1

v1 = vo/ 4

\({{v}_{o}}\ge 4\sqrt{5gl}\) →  \({{v}_{o}}\ge 8\sqrt{5}(m/s)\)

ĐỀ THI SỐ 2

ĐỀ THI GIỮA HK2 MÔN VẬT LÝ 10 NĂM 2022 TRƯỜNG THPT LONG XUYÊN - ĐỀ SỐ 2

Câu 1. Một ô tô chuyển động thẳng đều với tốc độ 10m/s. Tính quãng đường mà ô tô đi được trong 9 giây?

Câu 2. Một chất điểm chuyển động dọc theo trục Ox theo phương trình: x = 8+ 9t –2t2 (với x tính bằng mét, t tính bằng giây). Xác định vận tốc ban đầu và gia tốc của chất điểm?

Câu 3. Một vật được thả rơi tự do từ độ cao 20m so với mặt đất tại nơi có g = 10m/s2. Tính thời gian để vật rơi đến đất?

Câu 4. Tính động năng của một xe tải có khối lượng 400kg đang chạy trên mặt đường nằm ngang với vận tốc 20 m/s?

Câu 5. Một quả bóng có khối lượng 0,2 kg đang chuyển động vận tốc 10 (m/s). Tính động lượng của quả bóng lúc này?

Câu 6. Khi thở ra dung tích của phổi là 2,4 lít và áp suất của không khí trong phổi là 101,7.103Pa. Khi hít vào áp suất của phổi là 101,01.103Pa. Coi nhiệt độ của phổi là không đổi. Tính dung tích của phổi khi hít vào?

Câu 7. Một vật có khối lượng m=8 kg được kéo trên một mặt phẳng nằm ngang không ma sát bằng một lực có phương nằm ngang thì vật chuyển động với gia tốc 2 m/s2. Lực kéo có độ lớn bằng bao nhiêu?

Câu 8. Tính độ lớn của lực hấp dẫn giữa hai  quả cầu đồng chất có khối lượng bằng nhau \({{m}_{1}}={{m}_{2}}=4(kg)\) đặt tại hai vị trí sao cho tâm của chúng cách nhau 2 m?

Câu 9. Một lò xo lí tưởng có độ cứng k = 100N/m có đầu trên được cố định, đầu dưới gắn với một vật có khối lượng m tại nơi có g = 10m/s2. Tính khối lượng m biết khi vật nằm cân bằng thì lò xo dãn 10cm?

Câu 10. Một lò xo lí tưởng có độ cứng 100N/m một đầu cố định và một đầu được gắn vào vật m = 0,25kg. Hệ được đặt trên mặt sàn nằm ngang không ma sát. Vật đang nằm yên tại vị trí cân bằng thì kéo nó dọc theo trục của lò xo đến vị trí cách vị trí cân bằng một đoạn 0,02m rồi cung cấp cho nó một vận tốc 4m/s. Tính cơ năng của hệ lò xo và vật?

---(Để xem tiếp nội dung phần đáp án của đề thi số 2 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---

ĐỀ THI SỐ 3

ĐỀ THI GIỮA HK2 MÔN VẬT LÝ 10 NĂM 2022 TRƯỜNG THPT LONG XUYÊN - ĐỀ SỐ 3

Câu 1: Một vật được ném theo phương thẳng đứng hướng lên với tốc độ ban đầu là v0= 20m/s, từ độ cao 2m so với mặt đất, tại nơi có gia tốc rơi tự do g= 10m/s2. Nếu bỏ qua sức cản của không khí  thì độ cao cực đại mà vật lên tới là

A. 22m                                 B. 4m                               C. 20m                             D. 18m

Câu 2: Công thức tính công của một lực F tác dụng lên vật dịch chuyển một quãng đường s là:

A. A = F.s.sina.                    B. A = F.s.tana.               C. A = F.s.cosa.              D. A = F.s.cota.

Câu 3: Đơn vị nào sau đây là đơn vị của gia tốc

A. m/s2                                 B. s                                  C. m/s                              D. m

Câu 4: Một chất điểm chuyển động tròn đều với tốc độ 120 vòng /phút, trên đường tròn có bán kính R= 20cm. Gia tốc hướng tâm của chất điểm là

A. 3,158m/s2.                      

B. 3158 m/s2                   

C. 31,58 m/s2                

D. 0,3158m/s2

Câu 5: Chọn phát biểu không đúng về chuyển động rơi tự do

A. Ở cùng một nơi trên trái đất các vật khác nhau rơi tự do với gia tốc khác nhau

B. Chuyển động rơi tự do bao giờ cũng có chiều từ trên xuống dưới

C. Chuyển động rơi tự do là chuyển động nhanh dần đều

D. Chuyển động rơi tự do là chuyển động của vật chỉ chịu tác dụng của trọng lực

Câu 6: Một cái xilanh chứa 100cm3 không khí ở nhiệt độ 270C và áp suất 105 Pa. Khi không khí bị nén xuống còn 20cm3 và nhiệt độ tăng thêm 300 C thì áp suất của không khí trong bơm là:

A. \({{p}_{2}}=0,{{18.10}^{5}}Pa\).                           

B. \({{p}_{2}}=5,{{05.10}^{5}}Pa\).            

C. \({{p}_{2}}=10,{{55.10}^{5}}Pa\).                              

D. \({{p}_{2}}=5,{{5.10}^{5}}Pa\)

Câu 7: Chọn phát biểu đúng.

Trong chuyển động của một vật được ném thẳng đứng từ dưới lên trên thì

A. động năng và thế năng cùng tăng                           

B. động năng giảm, thế năng tăng

C. động năng và thế năng cùng giảm                          

D. động năng tăng, thế năng giảm

Câu 8: Dạng cân bằng của nghệ sĩ xiếc đang đứng trên dây là :

A. Không thuộc dạng cân bằng nào cả.                       

B. Cân bằng không bền.

C. Cân bằng bền.                                                         

D. Cân bằng phiến định.

Câu 9: Tác dụng lực F lên vật có khối lượng m1, gia tốc của vật là a1, tác lên vật có khối lượng m2,  gia tốc của vật là a2. Nếu tác dụng lên vật có khối lượng m3= m1+m2 thì gia tốc của vật là a3 =2m/s2, tác dụng lên vật có khối lượng  m4 =m1 - m2  thì gia tốc của vật là a4= 3m/s2. Giá trị a1, a2 là

A. a1= 1 m/s2; a2= 5 m/s2 .                                           

B. a1= 2 m/s2; a2=10 m/s2.

C. a1= 2,4 m/s2; a2= 12 m/s2.                                       

D. a1= 0,5 m/s2; a2= 2,5 m/s2

Câu 10: Đường đẳng tích trên hệ trục toạ độ pOT của khối khí lý tưởng là

A. đường thẳng vuông góc với trục OT                      

B. đường thẳng vuông góc với trục Op

C. đường thẳng kéo dài thì đi qua gốc toạ độ.            

D. đường parabol.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 20 của đề thi số 3 các em vui lòng xem Online hoặc Đăng nhập vào HOC247 đề tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 3

1

A

11

A

2

C

12

D

3

A

13

D

4

C

14

B

5

A

15

B

6

D

16

D

7

B

17

A

8

B

18

D

9

C

19

B

10

C

20

C

ĐỀ THI SỐ 4

ĐỀ THI GIỮA HK2 MÔN VẬT LÝ 10 NĂM 2022 TRƯỜNG THPT LONG XUYÊN - ĐỀ SỐ 4

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Chọn phát biểu đúng. Động năng của một vật tăng khi

A. vận tốc của vật v = const.

B. các lực tác dụng lên vật sinh công dương.

C. vận tốc của vật giảm.

Câu 2: Hệ thức nào sau đây là hệ thức của định luật Bôilơ. Mariốt?

A. \(pV=\)hằng số.        

B. \(\frac{V}{p}=\) hằng số.                                          

C. \({{p}_{1}}{{V}_{2}}={{p}_{2}}{{V}_{1}}\).               

D. \(\frac{p}{V}=\)hằng số.

Câu 3: Động năng của một vật khối lượng m, chuyển động với vận tốc v là :

A. \({{W}_{d}}=m{{v}^{2}}\).                                  

B. \({{W}_{d}}=2m{{v}^{2}}\).     

C. \({{W}_{d}}=\frac{1}{2}m{{v}^{2}}\).                        

D. \({{W}_{d}}=\frac{1}{2}mv\).

Câu 4: Dưới áp suất 105 Pa một lượng khí có thể tích là 10 lít. Nếu nhiệt độ được giữ không đổi và áp suất tăng lên 1,25. 105 Pa thì thể tích của lượng khí này là:

A. V2 = 9 lít.                  

B. V2 = 10 lít.                    

C. V2 = 8 lít.                      

D. V2 = 7 lít.

Câu 5: Một bình kín chứa khí ôxi ở nhiệt độ 270C và áp suất 105Pa. Nếu đem bình phơi nắng ở nhiệt độ 1770C thì áp suất trong bình sẽ là:

A. 1,5.105 Pa.                  B. 2. 105 Pa.                        C. 3.105 Pa.                         D. 2,5.105 Pa.

Câu 6: Hệ thức nào sau đây không phù hợp với quá trình đẳng áp?

A. \(\frac{{{V}_{1}}}{{{T}_{1}}}=\frac{{{V}_{2}}}{{{T}_{2}}}\).                     

B. \(\frac{V}{T}=\) hằng số.   

C. \(V\)~\(T\).                

D. \(V\)~\(\frac{1}{T}\).

Câu 7: Quá trình biến đổi trạng thái trong đó nhiệt độ được giữ không đổi gọi là quá trình

A. Đẳng nhiệt.                B. Đẳng tích.                      C. Đẳng áp.                         D. Đoạn nhiệt.

Câu 8: Một hòn đá có khối lượng 5 kg, bay với vận tốc 72 km/h. Động lượng của hòn đá là:

A. p = 100 kg.km/h.       

B. p = 100 kg.m/s.             

C. p = 360 kgm/s.              

D. p = 360 N.s.

Câu 9: Một vật được ném lên độ cao1m so với mặt đất với vận tốc đầu 2 m/s. Biết khối lượng của vật bằng 0,5 kg (Lấy g = 10m/s2). Cơ năng của vật so với mặt đất bằng:

A. 4J.                              B. 7 J.                                 C. 6 J.                                 D. 5 J.

Câu 10: Một vật có khối lượng m gắn vào đầu một lò xo đàn hồi có độ cứng k, đầu kia của lo xo cố định. Khi lò xo bị nén lại một đoạn thì thế năng đàn hồi bằng:

A. \({{W}_{t}}=-\frac{1}{2}k.\Delta l\).                  

B. \({{W}_{t}}=-\frac{1}{2}k.{{(\Delta l)}^{2}}\).   

C. \({{W}_{t}}=\frac{1}{2}k.\Delta l\).                   

D. \({{W}_{t}}=\frac{1}{2}k.{{(\Delta l)}^{2}}\).

Câu 11: Một vật nhỏ khối lượng m = 100g  gắn vào đầu môt lò xo đàn hồi có độ cứng k = 200 N/m(khối lượng không đáng kể), đầu kia của lò xo được gắn cố định. Hệ được đặt trên một mặt phẳng ngang không ma sát. Kéo vật giãn ra 5cm so với vị trí ban đầu rồi thả nhẹ nhàng. Cơ năng của hệ vật tại vị trí đó là:

A. 25.10-2 J.                    B. 100.10-2 J.                      C. 200.10-2 J.                      D. 50.10-2 J.

Câu 12: Một lượng khí ở 00 C có áp suất là 1,50.105 Pa nếu thể tích khí không đổi thì áp suất ở 2730 C là :

A. p2 = 4.105 Pa.             B. p2 = 105. Pa.                    C. p2 = 3.105 Pa.                 D. p2 = 2.105 Pa.

Câu 13: Một vật khối lượng 1,0 kg có thế năng 1,0 J đối với mặt đất. Lấy g = 9,8 m/s2. Khi đó, vật ở độ cao:

A. 9,8 m.                         B. 32 m.                              C. 1,0 m.                             D. 0,102 m.

Câu 14: Đơn vị của động lượng là:

A. Nm/s.                         B. N/s.                                C. Kg.m/s.                          D. N.m.

Câu 15: Động lượng của một vật khối lượng m đang chuyển động với vận tốc \(\vec{v}\) là đại lượng được xác định bởi công thức :

A. \(p=m.v\).                  

B. \(p=m.a\).                      

C. \(\vec{p}=m.\vec{v}\).   

D. \(\vec{p}=m.\vec{a}\).

Câu 16: Phương trình  trạng thái của khí lí tưởng:

A. \(\frac{P}{T}\)= hằng số.                                     

B. \(\frac{pV}{T}=\)hằng số.         

C. pV~T.        

D. \(\frac{pT}{V}=\)hằng số.

II. PHẦN TỰ LUẬN

Bài 1. Từ độ cao 10 m, một vật được ném thẳng đứng lên cao với vận tốc 10m/s, lấy g = 10m/s2. Chọn gốc thế năng tại mặt đất.

a/ Tìm độ cao cực đại mà vật đạt được so với mặt đất.

b/ Ở vị trí nào thì vật có Wđ = 3Wt.

c/ Xác định vận tốc của vật khi vừa chạm đất.

Bài 2. Một lượng khí đựng trong một xilanh có pittông chuyển động được. Các thông số trạng thái của lượng khí này có áp suất là 2 atm, thể tích là 15 lít, nhiệt độ là 270C.

a/ Khi giữ cho nhiệt độ khối khí không đổi, nén pittông đến thể tích 6 lít thì áp suất của khối khí là bao nhiêu ?

b/ Khi pittông nén khí, áp suất của khí tăng lên tới 3,5 atm, thể tích giảm còn 12 lít. Hỏi nhiệt độ của khối khí là bao nhiêu 0C ?

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 4

1

B

9

C

2

A

10

D

3

C

11

A

4

C

12

C

5

A

13

A

6

D

14

C

7

A

15

C

8

B

16

B

--(Để xem tiếp nội dung phần tự luận của đề thi số 4 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---

ĐỀ THI SỐ 5

ĐỀ THI GIỮA HK2 MÔN VẬT LÝ 10 NĂM 2022 TRƯỜNG THPT LONG XUYÊN - ĐỀ SỐ 5

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Đơn vị của động lượng là:

A. N/s.                            B. N.m.                               C. Kg.m/s.                          D. Nm/s.

Câu 2: Một vật được ném lên độ cao1m so với mặt đất với vận tốc đầu 2 m/s. Biết khối lượng của vật bằng 0,5 kg (Lấy g = 10m/s2). Cơ năng của vật so với mặt đất bằng:

A. 7 J.                             B. 5 J.                                 C. 6 J.                                 D. 4J.

Câu 3: Phương trình  trạng thái của khí lí tưởng:

A. pV~T.                       

B. \(\frac{pT}{V}=\) hằng số.                                       

C. \(\frac{P}{T}\)= hằng số.   

D. \(\frac{pV}{T}=\) hằng số.

Câu 4: Một bình kín chứa khí ôxi ở nhiệt độ 270C và áp suất 105Pa. Nếu đem bình phơi nắng ở nhiệt độ 1770C thì áp suất trong bình sẽ là:

A. 3.105 Pa.                     B. 2,5.105 Pa.                      C. 1,5.105 Pa.                      D. 2. 105 Pa.

Câu 5: Một vật có khối lượng m gắn vào đầu một lò xo đàn hồi có độ cứng k, đầu kia của lo xo cố định. Khi lò xo bị nén lại một đoạn thì thế năng đàn hồi bằng:

A. \({{W}_{t}}=-\frac{1}{2}k.\Delta l\).                  

B. \({{W}_{t}}=\frac{1}{2}k.{{(\Delta l)}^{2}}\)

C. \({{W}_{t}}=\frac{1}{2}k.\Delta l\).                            

D. \({{W}_{t}}=-\frac{1}{2}k.{{(\Delta l)}^{2}}\).

Câu 6: Hệ thức nào sau đây là hệ thức của định luật Bôilơ. Mariốt?

A. \(pV=\)hằng số.        

B. \({{p}_{1}}{{V}_{2}}={{p}_{2}}{{V}_{1}}\).           

C. \(\frac{p}{V}=\) hằng số.   

D. \(\frac{V}{p}=\) hằng số.

Câu 7: Dưới áp suất 105 Pa một lượng khí có thể tích là 10 lít. Nếu nhiệt độ được giữ không đổi và áp suất tăng lên 1,25. 105 Pa thì thể tích của lượng khí này là:

A. V2 = 7 lít.                   B. V2 = 10 lít.                     C. V2 = 9 lít.                       D. V2 = 8 lít.

Câu 8: Động năng của một vật khối lượng m, chuyển động với vận tốc v là :

A. \({{W}_{d}}=\frac{1}{2}m{{v}^{2}}\).               

B. \({{W}_{d}}=2m{{v}^{2}}\).     

C. \({{W}_{d}}=\frac{1}{2}mv\).                                      

D. \({{W}_{d}}=m{{v}^{2}}\).

Câu 9: Một vật nhỏ khối lượng m = 100g  gắn vào đầu môt lò xo đàn hồi có độ cứng k = 200 N/m(khối lượng không đáng kể), đầu kia của lò xo được gắn cố định. Hệ được đặt trên một mặt phẳng ngang không ma sát. Kéo vật giãn ra 5cm so với vị trí ban đầu rồi thả nhẹ nhàng. Cơ năng của hệ vật tại vị trí đó là:

A. 25.10-2 J.                    B. 50.10-2 J.                        C. 100.10-2 J.                      D. 200.10-2 J.

Câu 10: Một vật khối lượng 1,0 kg có thế năng 1,0 J đối với mặt đất. Lấy g = 9,8 m/s2. Khi đó, vật ở độ cao:

A. 0,102 m.                     B. 9,8 m.                             C. 1,0 m.                             D. 32 m.

Câu 11: Chọn phát biểu đúng. Động năng của một vật tăng khi

A. các lực tác dụng lên vật sinh công dương.

B. vận tốc của vật v = const.

C. vận tốc của vật giảm.

Câu 12: Quá trình biến đổi trạng thái trong đó nhiệt độ được giữ không đổi gọi là quá trình

A. Đoạn nhiệt.                B. Đẳng áp.                         C. Đẳng nhiệt.                    D. Đẳng tích.

Câu 13: Động lượng của một vật khối lượng m đang chuyển động với vận tốc \(\vec{v}\) là đại lượng được xác định bởi công thức :

A. \(\vec{p}=m.\vec{v}\).                                          

B. \(p=m.v\).                      

C. \(\vec{p}=m.\vec{a}\).   

D. \(p=m.a\).

Câu 14: Một lượng khí ở 00 C có áp suất là 1,50.105 Pa nếu thể tích khí không đổi thì áp suất ở 2730 C là :

A. p2 = 4.105 Pa.            

B. p2 = 2.105 Pa.                

C. p2 = 3.105 Pa.                

D. p2 = 105. Pa.

Câu 15: Một hòn đá có khối lượng 5 kg, bay với vận tốc 72 km/h. Động lượng của hòn đá là:

A. p = 100 kg.km/h.       

B. p = 360 N.s.                  

C. p = 360 kgm/s.              

D. p = 100 kg.m/s.

Câu 16: Hệ thức nào sau đây không phù hợp với quá trình đẳng áp?

A. \(V\)~\)\frac{1}{T}\).                                           

B. \(V\)~\)T\).                     

C. \(\frac{V}{T}=\)hằng số.   

D. \(\frac{{{V}_{1}}}{{{T}_{1}}}=\frac{{{V}_{2}}}{{{T}_{2}}}\).

II. PHẦN TỰ LUẬN

Bài 1. Từ độ cao 10 m, một vật được ném thẳng đứng lên cao với vận tốc 10m/s, lấy g = 10m/s2. Chọn gốc thế năng tại mặt đất.

a/ Tìm độ cao cực đại mà vật đạt được so với mặt đất.

b/ Ở vị trí nào thì vật có Wđ = 3Wt.

c/ Xác định vận tốc của vật khi vừa chạm đất.

Bài 2. Một lượng khí đựng trong một xilanh có pittông chuyển động được. Các thông số trạng thái của lượng khí này có áp suất là 2 atm, thể tích là 15 lít, nhiệt độ là 270C.

a/ Khi giữ cho nhiệt độ khối khí không đổi, nén pittông đến thể tích 6 lít thì áp suất của khối khí là bao nhiêu ?

b/ Khi pittông nén khí, áp suất của khí tăng lên tới 3,5 atm, thể tích giảm còn 12 lít. Hỏi nhiệt độ của khối khí là bao nhiêu 0C ?

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 5

1

C

9

A

2

C

10

B

3

D

11

A

4

C

12

C

5

B

13

A

6

A

14

C

7

D

15

D

8

A

16

A

 

---(Để xem tiếp nội dung phần tự luận của đề thi số 5 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Vật Lý 10 năm 2021-2022 có đáp án Trường THPT Long Xuyên. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng bộ đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục 

Thi Online

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF