YOMEDIA

Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Toán 6 CTST năm 2021-2022 có đáp án Trường THCS Võ Thị Sáu

Tải về
 
NONE

Với những đề thi được cập nhật mới nhất, Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Toán 6 CTST năm 2021-2022 có đáp án Trường THCS Võ Thị Sáu do HOC247 sưu tầm và đăng tải sẽ giúp các em học sinh luyện tập và củng cố kiến thức, chuẩn bị cho kì thi giữa HK2 sắp tới. Hi vọng đây là tài liệu hữu ích cho các em trong quá trình học tập và ôn thi. Chúc các em thi tốt!

ATNETWORK

TRƯỜNG THCS VÕ THỊ SÁU

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2

MÔN: TOÁN 6 CTST

NĂM HỌC: 2021-2022

Thời gian: 60 phút

ĐỀ SỐ 1

Bài 1:

Nêu tính chất cơ bản của phân số? Áp dụng rút gọn phân số \(\frac{{14}}{{21}}\) 

Bài 2:  Thực hiện phép tính:   

a) – 14 + (– 24)

b) \(\frac{5}{{17}} + \frac{{12}}{{17}}\) 

Bài 3: Tính hợp lý:

a) 11.62 + (-12).11 + 50.11

b) \(\frac{5}{{13}} + \frac{{ - 5}}{7} + \frac{{ - 20}}{{41}} + \frac{8}{{13}} + \frac{{ - 21}}{{41}}\) 

Bài 4: Tìm x

a) \(x + \frac{4}{7} = \frac{{11}}{7}\) 

b) \(x - \frac{4}{{15}} = \frac{{ - 3}}{{10}}\) 

Bài 5: Trên cùng một nửa mặt phẳng có bờ chứa tia Ox, vẽ hai tia Oy và Oz sao cho số đo góc xOy bằng 400, góc xOz bằng 1200.

a) Tính số đo góc yOz

b) Gọi Ot là tia đốicủa tia Oy. Tính số đo góc xOt

c) Vẽ Om là tiaphân giác của góc yOz. Chứng tỏ tia Oy là tia phân giác của góc xOm

Bài 6:

Chứng minh các phân số sau là phân số tối giản với mọi số nguyên n: \({\rm{A  =  }}\frac{{{\rm{12n  +  1}}}}{{{\rm{30n  +  2}}}}\)

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

Bài 1:

Tính chất cơ bản của phân số 

+) Nếu ta nhân cả tử và mẫu của một phân số với cùng một số nguyên khác 0 thì ta được phân số bằng phân số đã cho.

 \(\dfrac{a}{b}=\dfrac{a.m}{b.m}\) , với \(m ∈ Z\) và \(m ≠ 0.\)

+) Nếu chia cả tử và mẫu của một phân số cho cùng một ước chung của chúng thì ta được một phân số bằng phân số đã cho.

\(\dfrac{a}{b}=\dfrac{a:n}{b:n}\), với \(n ∈ ƯC(a;b).\)

Bài 2:

a) 11.62 + (-12).11 + 50.11 = - (14 +24) = - 38

b) \(\frac{5}{{17}} + \frac{{12}}{{17}}\) = \(\frac{{5 + 12}}{{17}}\)

= \(\frac{{17}}{{17}}\)

= 1

---(Để xem tiếp nội dung của đề thi số 1 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 2

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 MÔN TOÁN 6 CTST TRƯỜNG THCS VÕ THỊ SÁU- ĐỀ 02

Câu 1: Thực hiện phép tính (tính nhanh nếu có thể):           

a/ \(\frac{5}{9} + \frac{1}{9}\)

b/ \(\frac{{ - 8}}{{13}} - \left( {\frac{3}{7} + \frac{5}{{13}}} \right)\)

c/ \(\frac{7}{{11}}.\frac{{ - 4}}{9} + \frac{7}{{11}}.\frac{{ - 5}}{9}\)

d) 27.(-53) + (-27 ) .47 

Câu 2: Tìm x, biết:

a/ \(x - \frac{1}{2} = \frac{3}{8}.\frac{4}{5}\)

b\(\frac{6}{7}.x = \frac{{ - 11}}{7}\) 

Câu 3:  Trên cùng một nửa mặt phẳng có bờ chứa tia Ox, vẽ hai tia Oy và Oz sao cho góc \(\widehat {xOy} = {60^0}\), góc \(\widehat {xOz} = {120^0}\)

a) Trong ba tia Ox, Oy, Oz tia nào nằm giữa hai tia còn lại? Vì sao?

b) Tính số đo \(\widehat {yOz}\)?

c) Tia Oy có phải là tia phân giác của \(\widehat {xOz}\) không? Vì sao?

Câu 4. Tính nhanh: \(\frac{1}{6} +  \frac{1}{{12}} + \frac{1}{{20}} + \frac{1}{{30}} + \frac{1}{{42}} + \frac{1}{{56}}\)

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

Câu 1:

a) \(\frac{5}{9}+\frac{1}{9}=\frac{5+1}{9}=\frac{6}{9}=\frac{2}{3}\)

b) \(\frac{-8}{13}-\left( \frac{3}{7}+\frac{5}{13} \right)=\frac{-8}{13}-\frac{5}{13}-\frac{3}{7}=-1-\frac{3}{7}=-\frac{10}{7}\)

c) \(\frac{7}{11}.\frac{-4}{9}+\frac{7}{11}.\frac{-5}{9}=\frac{7}{11}\left( \frac{-4}{9}+\frac{-5}{9} \right)=\frac{7}{11}(-1)=-\frac{7}{11}\)

d) 27.(-53) + (-27 ) .47  = -27.(53+ 47) = -27.100 = -2700

---(Để xem tiếp nội dung của đề thi số 2 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 3

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 MÔN TOÁN 6 CTST TRƯỜNG THCS VÕ THỊ SÁU- ĐỀ 03

Câu 1: Thực hiện phép tính

a) \(\frac{3}{5} + \frac{{ - 2}}{5}\)

b) \(\left( {\frac{4}{5} + \frac{1}{2}} \right).\left( {\frac{3}{{13}} - \frac{8}{{13}}} \right)\) 

c) \(\frac{{ - 5}}{7}.\frac{2}{{11}} + \frac{{ - 5}}{7}.\frac{9}{{11}} + 1\) 

d) \(\frac{3}{{1.3}} + \frac{3}{{3.5}} + \frac{3}{{5.7}} + ..... + \frac{3}{{99.100}}\) 

Câu 2: Tìm x biết

a) \(x - \frac{{ - 5}}{{12}} = \frac{{ - 7}}{{12}}\)                                               

b) \(\frac{x}{{20}} = \frac{7}{{10}} + \frac{{ - 13}}{{20}}\) 

Câu 3:

Trên nửa mặt phẳng bờ chứa tia Ox, vẽ tia Oy sao cho \(\widehat {xOy} = {35^0}\), vẽ tia Ot sao cho \(\widehat {xOt} = {70^0}\). Tia Oy có phải là tia phân giác của góc xOt không? Vì sao?

Câu 4:

Cho biểu thức A =  \(\frac{2n+2}{2n-4}\) với \(n\in Z\)

a) Với giá trị nào của n thì A là phân số?

b) Tìm các giá trị của n để A là số nguyên.

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

Câu 1: (3 điểm)

a) \(\frac{3}{5}+\frac{-2}{5}=\frac{3+(-2)}{5}=\frac{1}{5}\)                                         

b) \(\left( \frac{8}{10}+\frac{5}{10} \right).\left( \frac{3+(-8)}{13} \right)=\frac{15}{10}.\frac{-5}{10}=\frac{3}{2}.\frac{-1}{2}=\frac{-3}{4}\)

c) \(\frac{-5}{7}\left( \frac{2}{11}+\frac{9}{11} \right)+1=\frac{-5}{7}.1+1=\frac{-5}{7}+\frac{7}{7}=\frac{2}{7}\)               

d) \(\frac{3}{2}\left( \frac{1}{2}-\frac{1}{3}+\frac{1}{3}-\frac{1}{5}+....+\frac{1}{99}-\frac{1}{100} \right)\)

= \(\frac{3}{2}.\left( \frac{1}{1}-\frac{1}{100} \right)=\frac{3}{2}.\frac{99}{100}=\frac{297}{200}\)

---(Để xem tiếp nội dung của đề thi số 3 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 4

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 MÔN TOÁN 6 CTST TRƯỜNG THCS VÕ THỊ SÁU- ĐỀ 04

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Cho A = { -1; 5; 6 }và B = { 2; -2; -3; 4 }. Có bao nhiêu tích a.b < 0 với a Î A, b Î B?        

A. 12             

B. 6                             

C. 3                           

D. 2

Câu 2: Tổng các ước nguyên âm của số 6 bằng

A. 0                           

B. -12                          

C. 12                                   

D. 6     

Câu 3: Trong tập hợp số nguyên, quy tắc nào sau đây đúng ?

A. Nếu ab > 0 thì a > 0 và b < 0                            

B. Nếu ab > 0 thì a > 0 và b > 0                                 

C. Nếu ab > 0 thì a và b cùng dấu                         

D. Nếu ab > 0 thì a và b trái dấu

Câu 4: Giá trị của (-4)3 bằng

A. -64                         

B.  -12                        

C. 12              

D. 64 

Câu 5: Trong các số sau đây, số nào là ước của mọi số nguyên?

A. 3                            

B. 2                            

C. 1                            

D. 0

Câu 6: Số nào là bội của 6:

A. 2                           

B. 3                          

C. -1                           

D. -12

Câu 7: Góc  mOn có số đo 400,  góc phụ với góc mOn có số đo bằng

A. 500                 

B. 200                     

C. 1350                       

D.   900

Câu 8: Với a = -1; b = -2 thì giá trị biểu thức a2.b2 là:

A.1                             

B.-2                            

C.3                             

D.4

Câu 9: Cho \(\frac{a}{3}=\frac{8}{6}\) thì a bằng:

A. 6                            

B.4                             

C.2                             

D.8

Câu 10:  Kết luận nào sau đây là đúng:

A.Hai góc kề nhau có tổng số đo bằng 900

B.Hai góc phụ nhau có tổng số đo bằng 1800

C.hai góc bù nhau có tổng số đo bằng 900

D.Hai góc kề bù có tổng số đo bằng 1800

---(Để xem tiếp nội dung của đề thi số 4 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 5

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 MÔN TOÁN 6 CTST TRƯỜNG THCS VÕ THỊ SÁU- ĐỀ 05

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Góc nhỏ hơn góc vuông là góc :

A Góc nhọn                

B góc tù          

C góc vuông                

D góc bẹt

Câu 2: Trong tập hợp số nguyên, tập hợp các ước của 8 là:

A. {1; 2; 4; 8}                                  

B. {1; 2; 4}   

C. {-8 ;-4; -2; -1; 1; 2; 4 ;8}                     

D. {-8 ;-4; -2; -1; 0; 1; 2; 4 ;8}

Câu 3: Góc kề bù có tổng số đo bằng

A .90 o                       

B.180 o                                 

C. 80o            

D. 0o

Câu 4: Số đo nào dưới đây là số đo của góc nhọn?

A. 1800           

B. 450            

C. 900                

D. 1200 
Câu 5: Lúc 6 giờ đúng kim phút và kim giờ tạo thành góc có số đo

A. 00               

B. 1800                       

C. 900             

D. 450

Câu 6: Cho A = { -1; 5; 6 }và B = { 2; -2; -3; 4 }. Có bao nhiêu tích a.b < 0 với a \( \in \) A, b \( \in \) B?        

A. 12             

B. 6                             

C. 3                           

D. 2

II. TỰ LUẬN

Bài 1:  Thực hiện phép tính:   

a) – 14 + (– 24)

b) \(\frac{5}{17}+\frac{12}{17}\)

Bài 2: Tìm x

\(a) x+\frac{4}{7}=\frac{11}{7}\)

b) \[(x-\frac{4}{15}=\frac{-3}{10}\)

Bài 3:

Chứng minh các phân số sau là phân số tối giản với mọi số nguyên n: \(\text{A = }\frac{\text{12n + 1}}{\text{30n + 2}}\)

---(Để xem tiếp nội dung của đề thi số 5 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Toán 6 CTST năm 2021-2022 có đáp án Trường THCS Võ Thị Sáu. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Mời các em tham khảo các tài liệu có liên quan:

Hy vọng bộ đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON