YOMEDIA

Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Sinh học 10 năm 2021-2022 - Trường THPT Quảng Oai có đáp án

Tải về
 
NONE

Cùng HỌC247 tham khảo nội dung tài liệu Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Sinh học 10 năm 2021-2022 - Trường THPT Quảng Oai có đáp án đầy đủ trong nội dung bài viết dưới đây. Thông qua nội dung tài liệu, các em sẽ hình dung được nội dung trọng tâm mà mình cần ôn lại và làm quen với những dạng câu hỏi có thể xuất hiện trong bài kiểm tra của mình. Mong rằng tài liệu sẽ giúp các em cần ôn tập kiến thức thật chắc để chuẩn bị thật tốt cho các kỳ thi sắp tới.

ATNETWORK

TRƯỜNG THPT QUẢNG OAI

ĐỀ THI GIỮA HỌC KỲ 2

NĂM HỌC: 2021 – 2022

MÔN: SINH HỌC 10

Thời gian làm bài: 45 phút; không kể thời gian phát đề

1. ĐỀ SỐ 1

I. Trắc nghiệm

Câu 1: Vi sinh vật không có đặc điểm nào sau đây?

A. Kích thước nhỏ.         B. Tỉ lệ S/V lớn.              C. Sinh sản nhanh.          D. Tỉ lệ S/V nhỏ.

Câu 2: Sản phẩm nào của pha sáng không được sử dụng cho quá trình tổng hợp glucozo trong pha tối?

A. O2.                              B. ATP.                           C. RiDP.                          D. NADPH.

Câu 3: Chu kì tế bào là gì?

A. Thời gian phân chia của tế bào chất.                  B. Thời gian của quá trình nguyên phân.

C. Thời gian sống và phát triển của tế bào.             D. Khoảng thời gian giữa 2 lần phân bào.

Câu 4: Phương trình tổng quát của quá trình quang hợp là gì?

A. CO2 + H2O + Năng lượng →(CH0) + O2.

B. CO2 + H2O + Năng lượng ánh sáng →(CH20) + O2.

C. CO2 + H2O + Năng lượng →(CH20) + O2.

D. (CH20) + O2 → CO2 + H2O + Năng lượng.

Câu 5: Vi khuẩn Lam có kiểu dinh dưỡng nào?

A. Quang dị dưỡng.        B. Hóa dị dưỡng.            C. Hóa tự dưỡng.            D. Quang tự dưỡng.

Câu 6: Bộ NST ở các loài sinh sản hữu tính được duy  trì ổn định qua các thế hệ dựa trêncơ chế nào?

A. Nguyên phân, thụ tinh.                                       B. Giảm phân, thụ tinh.

C. Nguyên phân, giảm phân.                                   D. Nguyên phân, giảm phân, thụ tinh.

Câu 7: Trong làm tương, người ta sử dụng vi sinh vật nào?

A. Vi khuẩn lactic.          B. Nấm men.                   C. Nấm mốc hoa cau.      D. Vi khuẩn lam.

Câu 8: Giảm phân xảy ra ở loại tế bào nào?

A. Tế bào sinh dưỡng.                                             B. Tế bào sinh dục khi đã chín.

C. Tế bào sinh dục.                                                 D. Tế bào sinh dục sơ khai.

Câu 9: NST co xoắn tối đa trước khi bước vào kì sau của nguyên phân có ý nghĩa gì?

A. Giúp NST dễ dàng di chuyển về các cực của tế bào.

B. Nhân đôi nhiễm sắc thể.

C. Tiếp hợp nhiễm sắc thể .

D. Trao đổi chéo nhiễm sắc thể.

Câu 10: Giả sử 1 tế bào nào đó, không phân chia theo sự kiểm soát của cơ thể thì có thể sẽ dẫn đến hậu quả gì?

A. Tế bào đó sẽ bị bạch cầu đến tiêu diệt.              B. Tế bào đó phân chia liên tục.

C. Tế bào đó sẽ chết.                                               D. Tế bào đó trở lên yếu đi.

Câu 11: Trong hô hấp tế bào (hô hấp hiếu khí), giai đoạn nào tạo nhiều năng lượng nhất?

A. Đường phân.                                                       B. Chu trình Cavin.

C. Chuỗi chuyền điện tử hô hấp.                             D. Chu trình Crep.

Câu 12: Trong giảm phân II, các NST có trạng thái kép ở các kì nào sau đây?

A. Kì sau II, kì cuối II và kì giữa II

B. Kì đầu II, kì giữa II.

C. Kì đầu II, kì cuối II và kì sau II

D. Kì đầu II, kì cuối II.

Câu 13: Một loài sinh vật có bộ NST lưỡng bội 2n = 8. Số lượng NST trong một tế bào của loài này ở kì giữa của nguyên phân là gì?

A. 16 NST kép.               B. 8 NSTkép.                   C. 16 NSTđơn.                D. 8 NSTđơn.

Câu 14: Pha tối xảy ra ở đâu?

A. Chất nền lục lạp.         B. Màng trong ti thể.       C. Bào tương.                  D. Màng tilacoit.

Câu 15: Một trong những điểm khác biệt của nguyên phân so với giảm phân là gì?

A. Giữ nguyên bộ NST của loài.                             B. Làm giảm bộ NST của loài.

C. Làm tăng bộ NST của loài.                                 D. Chỉ xảy ra ở tế bào sinh dưỡng.

Câu 16: Nguyên phân gồm các kì diễn ra theo thứ tự nào?

A. Kì đầu → kì giữa → kì sau→ kì cuối.                B. Kì đầu → kì cuối → kì sau→ kì giữa.

C. Kì giữa → kì đầu → kì sau→ kì cuối.                D. Kì đầu → kì giữa → kì cuối → kì sau.

Câu 17: Hô hấp tế bào (hô hấp hiếu khí) gồm mấy giai đoạn?

A. 1.                                 B. 3.                                 C. 4.                                 D. 2.

Câu 18: Nấm có kiểu dinh dưỡng nào?

A. Quang dị dưỡng.        B. Hóa dị dưỡng.            C. Hóa tự dưỡng.            D. Quang tự dưỡng.

Câu 19: Một loài sinh vật có bộ NST lưỡng bội 2n = 24. Số lượng NST trong một tế bào của loài này ở kì sau của giảm phân II là bao nhiêu?

A. 12 NSTđơn.                B. 12 NSTkép.                 C. 24 NST kép.               D. 24 NST đơn.

Câu 20: Một tế bào đang bước vào kì đầu của quá trình nguyên phân, NST của tế bào này đang ở trạng thái nào?

A. Kép.                            B. Đơn.                            C. Dãnxoắn cực đại.        D. Co xoắn cực đại.

Câu 21: Tiêu chí để phân biệt các kiểu dinh dưỡng ở vi sinh vật là gì?

A. Nguồn năng lượng.                                             B. Nguồn cacbon.

C. Nguồn năng lượng và nguồn cacbon.                 D. Nguồn năng lượng và nguồn ôxi.

Câu 22: Sản phẩm của pha sáng là gì?

A. ATP; O2; FADH2.     B. ATP; O2; NADH.      C. ATP; O2; NADPH.    D. ADP; O2; NADH

Câu 23: Oxi được sinh ra ở pha nào của quang hợp?

A. Ty thể.                        B. Pha tối.                        C. Pha sáng.                    D. Chu trình Crep.

Câu 24: Hô hấp tế bào là gì?

A. Là quá trình chuyển đổi năng lượng của các nguyên liệu hữu cơ thành năng lượng của NADH.

B. Là quá trình chuyển đổi năng lượng của các nguyên liệu hữu cơ thành năng lượng của ADP.

C. Là quá trình chuyển đổi năng lượng của các nguyên liệu hữu cơ thành năng lượng của FADH2.

D. Là quá trình chuyển đổi năng lượng của các nguyên liệu hữu cơ thành năng lượng của ATP.

Câu 25: Nấm men có hình thức hô hấp nào?

A. Hô hấp hiếu khí.                                                 B. Hô hấp kị khí.

C. Hô hấp kị khí không bắt buộc.                           D. Lên men.

Câu 26: Sản phẩm của lên men êtilic là gì?

A. Axit lactic.                                                          B. Axit lactic, năng lượng.

C. Rượu êtilic.                                                         D. Rượu êtanol, CO2.

Câu 27: Chất nhận electron cuối cùng của chuỗi chuyền electron trong hô hấp hiếu khí là gì?

A. O2.                              B. Chất hữu cơ.               C. CO2.                           D. SO42-

Câu 28: Kết quả của quá trình nguyên phân là gì?

A. Từ một tế bào mẹ có bộ NST 2n trải qua nguyên phân tạo 2 tế bào con có bộ NST 2n giống nhau và khác tế bào mẹ.

B. Từ một tế bào mẹ có bộ NST 2n trải qua nguyên phân tạo 2 tế bào con có bộ NST n giống nhau và khác tế bào mẹ.

C. Từ một tế bào mẹ có bộ NST 2n trải qua nguyên phân tạo 2 tế bào con có bộ NST 2n giống nhau và giống tế bào mẹ.

D. Từ một tế bào mẹ có bộ NST 2n trải qua nguyên phân tạo 2 tế bào con có bộ NST n kép giống nhau và khác tế bào mẹ.

II. Tự luận

Câu 29. Phân biệt pha sáng và pha tối của quang hợpvề các tiêu chí nguyên liệu và sản phẩm?

Câu 30: Một tế bào sinh dưỡng có 2n = 24 tiến hành 5 lần nguyên phân liên tiếp. Tính:

a. số tế bào con được tạo ra sau khi kết thúc quá trình nguyên phân trên?  

b. Số NST môi trường cung cấp cho quá trình trên?

Câu 31. Phân biệt lên men lactic và lên men rượu về loại vi sinh vật, sản phẩm?

ĐÁP ÁN

I. Trắc nghiệm

Câu

Đáp án

1

D

2

A

3

D

4

B

5

D

6

D

7

C

8

B

9

A

10

B

11

C

12

B

13

B

14

A

15

A

16

A

17

B

18

B

19

D

20

A

21

C

22

C

23

C

24

D

25

C

26

D

27

A

28

C

II. Tự luận

Câu

Nội dung

29

Phân biệt pha sáng và pha tối của quang hợp

 

Pha sáng

Pha tối

Nguyên liệu

H2O; ánh sáng; ADP; NADP+

CO2; ATP; NADPH.

Sản phẩm

ATP; NADPH; O2

Cacbohidrat; ADP; NADP+

30

a. Số tế bào con được tạo ra sau 5 lần nguyên phân là : 2 5  = 32 tế bào

b. Số NST môi trường cần cung cấp cho quá trình nguyên phân là:

(2 5    - 1) × 24 = 744 ( NST)

 

31

Phân biệt lên men lactic và lên men rượu về loại vi sinh vật, sản phẩm.

 

Lên men rượu

Lên men lactic

Loại vi sinh vật

Nấm men rượu

Vi khuẩn lactic

Sản phẩm.

 

Rượu etanol; CO2

Axit lactic; CO2; etanol;…………

2. ĐỀ SỐ 2

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 MÔN SINH HỌC 10 NĂM 2021-2022- TRƯỜNG THPT QUẢNG OAI- ĐỀ 02

I. Trắc nghiệm

Câu 1: Pha tối xảy ra ở đâu?

A. Màng trong ti thể.       B. Chất nền lục lạp.         C. Bào tương.                 D. Màng tilacoit.

Câu 2: Bộ NST ở các loài sinh sản hữu tính được duy  trì ổn định qua các thế hệ dựa trêncơ chế nào?

A. Nguyên phân, giảm phân, thụ tinh.                    B. Nguyên phân, thụ tinh.

C. Nguyên phân, giảm phân.                                   D. Giảm phân, thụ tinh.

Câu 3: Vi sinh vật không có đặc điểm nào sau đây?

A. Tỉ lệ S/V nhỏ.             B. Sinh sản nhanh.           C. Tỉ lệ S/V lớn.              D. Kích thước nhỏ.

Câu 4: NST co xoắn tối đa trước khi bước vào kì sau của nguyên phân có ý nghĩa gì?

A. Tiếp hợp nhiễm sắc thể .

B. Nhân đôi nhiễm sắc thể.

C. Giúp NST dễ dàng di chuyển về các cực của tế bào.

D. Trao đổi chéo nhiễm sắc thể.

Câu 5: Một trong những điểm khác biệt của nguyên phân so với giảm phân là gì?

A. Làm giảm bộ NST của loài.                                B. Làm tăng bộ NST của loài.

C. Giữ nguyên bộ NST của loài.                             D. Chỉ xảy ra ở tế bào sinh dưỡng.

Câu 6: Nấm men có hình thức hô hấp nào?

A. Hô hấp hiếu khí.                                                 B. Hô hấp kị khí không bắt buộc.

C. Hô hấp kị khí.                                                     D. Lên men.

Câu 7: Trong hô hấp tế bào (hô hấp hiếu khí), giai đoạn nào tạo nhiều năng lượng nhất?

A. Đường phân.                                                       B. Chu trình Cavin.

C. Chuỗi chuyền điện tử hô hấp.                             D. Chu trình Crep.

Câu 8: Giảm phân xảy ra ở loại tế bào nào?

A. Tế bào sinh dục sơ khai.                                     B. Tế bào sinh dục.

C. Tế bào sinh dưỡng.                                             D. Tế bào sinh dục khi đã chín.

Câu 9: Chất nhận electron cuối cùng của chuỗi chuyền electron trong hô hấp hiếu khí là gì?

A. O2.                              B. Chất hữu cơ.               C. CO2.                           D. SO42-

Câu 10: Trong giảm phân II, các NST có trạng thái kép ở các kì nào sau đây?

A. Kì sau II, kì cuối II và kì giữa II

B. Kì đầu II, kì giữa II.

C. Kì đầu II, kì cuối II và kì sau II

D. Kì đầu II, kì cuối II.

Câu 11: Nguyên phân gồm các kì diễn ra theo thứ tự nào?

A. Kì đầu → kì giữa → kì sau→ kì cuối.                B. Kì đầu → kì cuối → kì sau→ kì giữa.

C. Kì giữa → kì đầu → kì sau→ kì cuối.                D. Kì đầu → kì giữa → kì cuối → kì sau.

Câu 12: Một loài sinh vật có bộ NST lưỡng bội 2n = 8. Số lượng NST trong một tế bào của loài này ở kì giữa của nguyên phân là gì?

A. 16 NST kép.               B. 8 NSTkép.                   C. 16 NSTđơn.                D. 8 NSTđơn.

Câu 13: Phương trình tổng quát của quá trình quang hợp là gì?

A. CO2 + H2O + Năng lượng →(CH0) + O2.

B. (CH20) + O2 → CO2 + H2O + Năng lượng.

C. CO2 + H2O + Năng lượng →(CH20) + O2.

D. CO2 + H2O + Năng lượng ánh sáng →(CH20) + O2.

Câu 14: Giả sử 1 tế bào nào đó, không phân chia theo sự kiểm soát của cơ thể thì có thể sẽ dẫn đến hậu quả gì?

A. Tế bào đó sẽ bị bạch cầu đến tiêu diệt.              B. Tế bào đó trở lên yếu đi.

C. Tế bào đó phân chia liên tục.                             D. Tế bào đó sẽ chết.

Câu 15: Sản phẩm nào của pha sáng không được sử dụng cho quá trình tổng hợp glucozo trong pha tối?

A. NADPH.                    B. O2.                              C. RiDP.                          D. ATP.

Câu 16: Hô hấp tế bào (hô hấp hiếu khí) gồm mấy giai đoạn?

A. 1.                                 B. 3.                                 C. 4.                                 D. 2.

Câu 17: Một loài sinh vật có bộ NST lưỡng bội 2n = 24. Số lượng NST trong một tế bào của loài này ở kì sau của giảm phân II là bao nhiêu?

A. 24 NST đơn.               B. 24 NST kép.                C. 12 NSTđơn.                D. 12 NSTkép.

Câu 18: Chu kì tế bào là gì?

A. Khoảng thời gian giữa 2 lần phân bào.               B. Thời gian phân chia của tế bào chất.

C. Thời gian sống và phát triển của tế bào.             D. Thời gian của quá trình nguyên phân.

Câu 19: Một tế bào đang bước vào kì đầu của quá trình nguyên phân, NST của tế bào này đang ở trạng thái nào?

A. Kép.                            B. Đơn.                            C. Dãnxoắn cực đại.        D. Co xoắn cực đại.

Câu 20: Tiêu chí để phân biệt các kiểu dinh dưỡng ở vi sinh vật là gì?

A. Nguồn năng lượng.                                             B. Nguồn cacbon.

C. Nguồn năng lượng và nguồn cacbon.                 D. Nguồn năng lượng và nguồn ôxi.

Câu 21: Nấm có kiểu dinh dưỡng nào?

A. Quang dị dưỡng.        B. Quang tự dưỡng.        C. Hóa tự dưỡng.            D. Hóa dị dưỡng.

Câu 22: Oxi được sinh ra ở pha nào của quang hợp?

A. Ty thể.                        B. Pha tối.                        C. Pha sáng.                    D. Chu trình Crep.

Câu 23: Hô hấp tế bào là gì?

A. Là quá trình chuyển đổi năng lượng của các nguyên liệu hữu cơ thành năng lượng của NADH.

B. Là quá trình chuyển đổi năng lượng của các nguyên liệu hữu cơ thành năng lượng của ADP.

C. Là quá trình chuyển đổi năng lượng của các nguyên liệu hữu cơ thành năng lượng của FADH2.

D. Là quá trình chuyển đổi năng lượng của các nguyên liệu hữu cơ thành năng lượng của ATP.

Câu 24: Trong làm tương, người ta sử dụng vi sinh vật nào?

A. Vi khuẩn lactic.          B. Vi khuẩn lam.             C. Nấm men.                   D. Nấm mốc hoa cau.

Câu 25: Sản phẩm của lên men êtilic là gì?

A. Axit lactic.                                                          B. Axit lactic, năng lượng.

C. Rượu êtilic.                                                         D. Rượu êtanol, CO2.

Câu 26: Kết quả của quá trình nguyên phân là gì?

A. Từ một tế bào mẹ có bộ NST 2n trải qua nguyên phân tạo 2 tế bào con có bộ NST 2n giống nhau và khác tế bào mẹ.

B. Từ một tế bào mẹ có bộ NST 2n trải qua nguyên phân tạo 2 tế bào con có bộ NST n giống nhau và khác tế bào mẹ.

C. Từ một tế bào mẹ có bộ NST 2n trải qua nguyên phân tạo 2 tế bào con có bộ NST 2n giống nhau và giống tế bào mẹ.

D. Từ một tế bào mẹ có bộ NST 2n trải qua nguyên phân tạo 2 tế bào con có bộ NST n kép giống nhau và khác tế bào mẹ.

Câu 27: Vi khuẩn Lam có kiểu dinh dưỡng nào?

A. Hóa tự dưỡng.            B. Hóa dị dưỡng.            C. Quang dị dưỡng.        D. Quang tự dưỡng.

Câu 28: Sản phẩm của pha sáng là gì?

A. ATP; O2; FADH2.     B. ATP; O2; NADPH.    C. ATP; O2; NADH.      D. ADP; O2; NADH

ĐÁP ÁN

I. Trắc nghiệm

Câu

Đáp án

1

B

2

A

3

A

4

C

5

C

6

B

7

C

8

D

9

A

10

B

11

A

12

B

13

D

14

C

15

B

16

B

17

A

18

A

19

A

20

C

21

D

22

C

23

D

24

D

25

D

26

C

27

D

28

B

II. Tự luận

Câu

Nội dung

29

Phân biệt pha sáng và pha tối của quang hợp

 

Pha sáng

Pha tối

Nguyên liệu

H2O; ánh sáng; ADP; NADP+

CO2; ATP; NADPH.

Sản phẩm

ATP; NADPH; O2

Cacbohidrat; ADP; NADP+

30

a. Số tế bào con được tạo ra sau 5 lần nguyên phân là : 2 5  = 32 tế bào

b. Số NST môi trường cần cung cấp cho quá trình nguyên phân là :

(2 5    - 1) × 24 = 744 ( NST)

 

31

Phân biệt lên men lactic và lên men rượu về loại vi sinh vật, sản phẩm.

 

Lên men rượu

Lên men lactic

Loại vi sinh vật

Nấm men rượu

Vi khuẩn lactic

Sản phẩm.

 

Rượu etanol; CO2

Axit lactic; CO2; etanol;…………

---{Để xem nội dung đề phần tự luận đề số 2, các em vui lòng đăng nhập vào HỌC247 để xem online hoặc tải về}---

3. ĐỀ SỐ 3

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 MÔN SINH HỌC 10 NĂM 2021-2022- TRƯỜNG THPT QUẢNG OAI- ĐỀ 03

I. Phần câu hỏi trắc nghiệm

1-Khoảng thời gian từ khi tế bào sinh ra cho đến khi nó phân chia gọi là

a. thời gian phân chia           b. thời gian thế hệ                

c. thời gian sinh trưởng       d. thời gian tăng trưởng

2-Thời gian thế hệ của vi khuẩn E.coli là 20 phút, sau bao nhiêu phút thì từ 1 tế bào E.coli sinh ra 8 TB?

a. 40phút        b. 60phút                    c.80phút                     d. 100phút

3-Môi trường nuôi cấy không được bổ sung chất dinh dưỡng và lấy bớt sản phẩm chuyển hoá gọi là gì?

a. môi trường cơ bản                                                b. môi trường tự nhiên

c. môi trường nuôi cấy không liên tục                   d. môi trường nuôi cấy liên tục

4.Trong môi trường nuôi cấy nào, quần thể VSV sinh trưởng qua 4 pha?

a. môi trường cơ bản                                                b. môi trường tự nhiên

c. môi trường nuôi cấy không liên tục                   d. môi trường nuôi cấy liên tục

5. NST dễ quan sát nhất vào kì nào của nguyên phân?

a. kì đầu         b. kì giữa                    c. kì sau                                  d. kì cuối

6-Trong nuôi cấy không liên tục để thu được nhiều VSV nhất người ta tiến hành thu ở pha nào?

a. pha tiềm phát        b. pha luỹ thừa          c. pha cân bằng         d. pha suy vong

7-Trong nuôi cấy không liên tục, pha nào VSV sinh sản mạnh nhất?         

a. pha tiềm phát        b. pha luỹ thừa          c. pha cân bằng         d. pha suy vong

8. Kiểu dinh dưỡng hoá tự dưỡng có đặc điểm

a. nguồn năng lượng từ ánh sáng, nguồn cacbon từ CO2

b. nguồn năng lượng từ ánh sáng, nguồn cacbon từ chất hữu cơ.

c. nguồn năng lượng từ chất hoá học, nguồn cacbon từ chất hữu cơ.

d. nguồn năng lượng từ chất hoá học, nguồn cacbon từ CO2.

9. Sự trao đổi chéo crômatit xảy ra vào kì nào của giảm phân I?        

a. kì đầu         b. kì giữa                    c. kì sau                                  d. kì cuối

10. Chất nhận electron cuối cùng trong hô hấp hiếu khí là

a. các chất vô cơ                   b. chất hữu cơ                       c. O2               d. chất vô cơ không phải O2

11. Con đường phân giải cabohidrat tạo ra nhiều năng lượng nhất là

a. hô hấp hiếu khí                 b. hô hấp kị khí

c. lên men                              d.  hô hấp hiếu khí và hô hấp kị khí.

12. Kiểu dinh dưỡng dựa vào nguồn năng lượng từ ánh sáng, nguồn Cacbon từ chất hữu cơ gọi là

a. quang tự dưỡng                 b. quang dị dưỡng                c. hoá tự dưỡng         d. hoá dị dưỡng

ĐÁP ÁN

I. Phần câu hỏi trắc nghiệm

1B

2B

3C

4C

5B

6C

7B

8D

9A

10C

11A

12B

II. Phần câu hỏi tự luận

Câu 1.

a. Đặc điểm của các pha trong nuôi cấy không liên tục

Pha tiềm phát (pha lag)

-      Vi khuẩn thích nghi với môi trường.

-      Số lượng tế bào trong quần thể chưa tăng.

-      Enzim cảm ứng được hình thành để phân giải cơ chất.

Pha lũy thừa ( pha log)

-      Vi khuẩn sinh trưởng với tốc độ lớn nhất và không đổi.

-      Số lượng tế bào trong quần thể tăng lên rất nhanh

Pha cân bằng

Số lượng vi khuẩn trong quần thể đat mức cực đại và không đổi theo thời gian do:

 + 1 số tế bào bị phân hủy

 + 1 số tế bào khác có chất dinh dưỡng lại phân chia

→ Số lượng tế bào sinh ra bằng số lượng tế bào chết đi

Pha suy vong

Số tế bào trong quần thể giảm dần do:

 + Số tế bào bị phân hủy nhiều

 + Chất dinh dưỡng cạn kiệt

 + Chất độc hại tích lũy nhiều.

b. Trong nuôi cấy không liên tục có pha suy vong còn trong nuôi cấy liên tục lại không có pha này vì:

- Nuôi cấy không liên tục không được bổ sung thêm chất dinh dưỡng cũng không được lấy đi sản phẩm chuyển hoá nên sau một thời gian sinh trưởng chất dinh dưỡng bị cạn kiệt, chất độc hại tích luỹ nên VSV bị phân huỷ ngày càng nhiều → có pha suy vong.

- Còn trong nuôi cấy liên tục, thường xuyên được bổ sung thêm chất dinh dưỡng và lấy ra một lượng tương đương sản phẩm chuyển hoá nên chất dinh dưỡng không bị cạn kiệt, chất độc hại không bị tích luỹ nên không có pha suy vong.

Câu 2.

- Sự khác nhau trong phân chia tế bào chất ở tế bào động vật và tế bào thực vật là:(2đ)

+ Ở tế bào động vật phân chia tế bào chất bằng cách thắt eo màng sinh chất ở giữa mặt phẳng xích đạo.

+ Ở té bào thực vật phân chia tế bào chất bằng cách hình thành thành tế bào ở giữa mặt phẳng xích đạo.

- Có sự khác nhau này là do tế bào thực vật phía ngoài màng sinh chất còn có thành xenlulozơ cứng còn tế bào động vật thì không có thành tế bào.

---{Còn tiếp}---

4. ĐỀ SỐ 4

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 MÔN SINH HỌC 10 NĂM 2021-2022- TRƯỜNG THPT QUẢNG OAI- ĐỀ 04

Câu 1:

a) Hô hấp tế bào là gì?

b) Viết phương trình tổng quát quá trình hô hấp tế bào.

Câu 2: Điền nội dung phù hợp theo thứ tự các số 1, 2, 3, 4, 5 trong hình sau:

Câu 3:

a) Kể tên các yếu tố ảnh hưởng đến sự hoạt tính của enzim?

b) Theo em những thói quen xấu nào đã ảnh hưởng tới tiêu hóa thức ăn ở người?

Câu 4:

a) Xuất bào là gì?

b) Các loại chất nào thường được xuất bào?

Câu 5: Phân biệt vận chuyển thụ động và vận chuyển chủ động?

ĐÁP ÁN

Câu 1:

a) Hô hấp tế bào là gì?

- Hô hấp tế bào là quá trình phân giải nguyên liệu hữu cơ (chủ yếu là glucozơ) thành các chất đơn giản (CO2, H2O) và giải phóng năng lượng cho các hoạt động sống.

b) Viết phương trình tổng quát quá trình hô hấp tế bào.

- C6H12O6 + 6O2 → 6CO2 + 6H2O + Năng lượng (ATP + nhiệt)

Câu 2:

1.Tế bào chất,  2.  Ti thể, 3.đường phân, 4.chu trình crep, 5. chuỗi chuyền electron.

Câu 3:

a) Kể tên các yếu tố ảnh hưởng đến sự hoạt tính của enzim?

Các yếu tố: nhiệt độ, độ pH , nồng độ cơ chất, nồng độ enzim, chất ức chế.

b) Theo em những thói quen xấu nào đã ảnh hưởng hưởng tới tiêu hóa thức ăn ở người?

Thói quen xấu: ăn thức ăn quá lạnh, quá chua, uống nước đá lạnh, vừa ăn vừa uống...

Câu 4:

a. Xuất bào là gì?

Xuất bào là phương thức đưa các chất ra khỏi tế bào bằng cách biến dạng màng sinh chất.

b. Các chất xuất bào?

Các chất xuất bào: protein, các đại phân tử.

Câu 5:

Đặc điểm

Vận chuyển thụ động

Vận chuyển chủ động

Tiêu tốn

năng lượng

Không tiêu tốn năng lượng

Tiêu tốn năng lượng

Nơi vận chuyển các chất đi qua.

Trực tiếp qua lớp phôtpholipit kép hoặc qua các kênh prôtêin xuyên màng tương ứng.

Qua các máy bơm đặc chủng cho từng chất được vận chuyển. (các máy bơm có bản chất là các kênh prôtêin xuyên màng).

Ví dụ các chất được vận chuyển

O2, CO2,….. đi trực tiếp qua lớp phôtpholipit kép.

Axit amin, đường,   đi qua các kênh prôtêin xuyên màng tương ứng.

Riêng H2O đi qua kênh prôtêin riêng gọi là aquaporin.

Ví dụ như ion K+, Na+ đi qua bơm Na - Kali

---{Còn tiếp}---

5. ĐỀ SỐ 5

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 MÔN SINH HỌC 10 NĂM 2021-2022- TRƯỜNG THPT QUẢNG OAI- ĐỀ 05

Phần I. Trắc nghiệm khách quan

Câu 1. Trong hô hấp tế bào, giai đoạn tạo nhiều ATP nhất là

A. đường phân                                                 B. chuỗi chuyền điện tử

C. chu trình Crep                                             D. Chu trình Canvin

Câu 2. Quá trình quang hợp xảy ra ở một số đối tượng

A. tảo, thực vật, động vật                                  B. tảo, thực vật, nấm

C. tảo, thực vật, một số vi khuẩn                      D. tảo, nấm, một số vi khuẩn

Câu 3. Trong quá trình hô hấp tế bào, ở giai đoạn chu trình Crep, nguyên liệu tham gia trực tiếp vào chu trình là

A. glucozo                   B. axit piruvic            C. Axêtyl – Co A                    D. NADH, FADH

Câu 4. Ôxi được giải phóng trong quá trình quang hợp có nguồn gốc từ

A. pha tối nhờ quá trình phân li nước            B. pha sáng nhờ quá trình phân li nước

C. pha tối nhờ quá trình phân li CO2              D. Pha sáng nhờ quá trình phân li CO2

Câu 5. Chu kì tế bào bao gồm các pha theo trình tự

A. G1, G2, S, nguyên phân.                                         B. G1, S, G2, nguyên phân.

C. S, G1, G2, nguyên phân.                                        D. G2, G1, S, nguyên phân.

Câu 6. Chu kì tế bào có mấy giai đoạn rõ rệt ?

A. 4 giai đoạn                 B. 3 giai đoạn            C. 2 giai đoạn                    D. 1 giai đoạn

Câu 7. Xét một tế bào sinh trứng, qua quá trình giảm phân hình thành bao nhiêu tế bào trứng ?

A. 1 trứng                        B. 2 trứng                  C. 3 trứng                          D. 4 trứng

Câu 8. Ở cà độc dược (2n = 24), số nhiễm sắc thể đơn có trong 1 tế bào ở kì sau của nguyên phân là

A. 24.         B. 48.                         C. 12.                                                      D. 36.

Câu 9. Vi sinh vật quang tự dưỡng sử dụng nguồn cacbon và nguồn năng lượng là

A. CO2, ánh sáng.                                                        B. Chất hữu cơ, ánh sáng.

C. CO2, hoá học.                                                         D. Chất hữu cơ, hoá học.

Câu 10. Cơ chế tác động của kháng sinh là

A. diệt khuẩn có tính chọn lọc.                                   B. Ôxi hoá các thành phần tế bào.

C. gây biến tính các protein.                                       D. Bất hoạt các protein.

Câu 11. Hình thức sinh sản chủ yếu của tế bào nhân sơ (vi khuẩn) là

A. phân đôi.                                                                 B. Phân đôi, nảy chồi.

C. nảy chồi, tạo bào tử.                                               D. Phân đôi, tạo bào tử.

Câu 12. Chất nào sau đây không được dùng để diệt khuẩn trong bệnh viện?

A. Kháng sinh.                                                            B. Cồn.                       

C. Iôt.                                                                          D. Hợp chất kim loại nặng.

ĐÁP ÁN

I. Phần trắc nghiệm khách quan

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

ĐÁP ÁN

B

C

C

B

B

C

A

B

A

A

A

D

II. Phần trắc nghiệm tự luậnCâu 1. So sánh điểm khác nhau của hô hấp và quang hợp theo bảng sau:

 

 

Hô hấp

Quang hợp

Bào quan xảy ra

Ti thể

Lục lạp

Đồng hóa

Không

Dị hóa

Không

Số giai đoạn thực hiện

3

2

Câu 2. Trình bày những diễn biến chính trong 4 kì của nguyên phân?

- Kì đầu: NST dần co xoắn, màng nhân và nhân con dần tiêu biến, thoi phân bào được hình thành

- Kì giữa: NST co xoắn cực đại, sắp xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo, thoi phân bào đính vào 2 phía của NST kép tại tâm động

- Kì sau: 2 nhiễm sắc tử của NST kép tách nhau ở tâm động, mỗi nhiễm sắc tử tiến về một cực của tế bào.

- Kì cuối: NST tháo xoắn, màng nhân và nhân con xuất hiện, thoi phân bào biến mất.

Câu 3. Một tế bào sinh dưỡng 2n = 8 nguyên phân. Trong một tế bào có:

a. Số tâm động ở kì đầu: 8

b. Số cromatit ở kì giữa và kì sau: 16, 0

c. Số NST đơn ở kì cuối: 8

Câu 4.

- Cồn (70 - 80%): gây biến tính protein và màng tế bào, thay đổi sự thấm của lipit màng/ thường dùng để khử trùng trong y tế và phòng thí nghiệm.

- Iot: gây oxi hóa các thành phần của tế bào/ dùng làm chất khử trùng trong y tế và làm sạch nước

- Các hợp chất kim loại nặng: làm bất hoạt protein/ thường dùng để diệt bào tử đang nảy mầm, là chất sát trùng

- Kháng sinh: tác dụng lên thành và màng tế bào, diệt khuẩn có tính chọn lọc/ dùng trong y tế, thú y…

---{Còn tiếp}---

Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Sinh học 10 năm 2021-2022 - Trường THPT Quảng Oai có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Các em có thể tham khảo thêm các tài liệu khác tại đây:

​Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON