Đề cương ôn tập giữa HK2 môn Sinh học 11 năm 2021-2022 được HỌC247 tổng hợp và biên soạn dựa trên các kiến thức ôn tập. Tài liệu bao gồm cả kiến thức cần nhớ và những câu hỏi từ cơ bản đến nâng cao sẽ hỗ trợ các em lớp 11 trong quá trình ôn tập chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới.
1. Kiến thức cần nhớ
1.1. Cảm ứng ở động vật
- Nêu được khái niệm cảm ứng ở động vật.
- Liệt kê được bộ phận trong cung phản xạ.
- Phân biệt được cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dạng lưới, dạng chuỗi hạnh, dạng ống ( đại diện, cấu tạo hệ thần kinh, hiệu quả cảm ứng )
1.2. Truyền tin qua xinap
- Nêu được khái niệm xinap
- Liệt kê được các thành phần cấu tạo của xinap hóa học.
- Trình bày được diễn biến của quá trình quyền tin qua xinap.
- Giải thích các hiện tượng thực tế liên quan đến truyền tin qua xinap.
1.3. Tập tính động vật
- Nêu được khái niệm, ví dụ về tập tính ở động vật.
- Nêu được khái niệm, ví dụ về một số hình thức học tập ở động vật.
- Hiểu để phân biệt được tập tính bẩm sinh và tập tính học được ( ví dụ, khái niệm, cơ sở thần kinh)
- Hiểu được ứng dụng về tập tính của động vật vào đời sống, sản xuất
- Nhận định được một số tập tính phổ biến ở động vật.
1.4. Sinh trưởng, phát triển, Hoocmon môn ở thực vật
- Nêu được khái niệm: sinh trưởng ở thực vật, hoocmon thực vật.
- Trình bày được vị trí, vai trò của các loại mô phân sinh ở cây 1 lá mầm và cây 2 lá mầm.
- Phân biệt được sinh trưởng sơ cấp và thứ cấp ở thực vật.
- Trình bày được đặc điểm chung của hoocmon thực vật.
- Nêu được tác dụng sinh lí của auxin, giberelin, etilen.
- Hiểu được các hiện tượng thực tế liên quan đến sinh trưởng sơ cấp và thứ cấp ở thực vật.
- Hiểu được những ứng dụng kiến thức về sinh trưởng, phát triển trong thực tiễn.
- Hiểu được các hiện tượng thực tế liên quan đến sinh trưởng sơ cấp và thứ cấp ở thực vật.
1.5. Sinh trưởng, phát triển ở động vật
- Nêu được các khái niệm: sinh trưởng, phát triển ở động vật.
- Trình bày được nơi tạo ra, vai trò của các hoocmon ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật có xương sống.
- Các biện pháp điều khiển sinh trưởng, phát triển ở động vật và người.
- Vận dụng giải thích được các hiện tượng trong thực tiễn về các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật có xương sống.
2. Luyện tập
Câu 1. Cảm ứng của động vật là khả năng cơ thể động vật phản ứng lại các kích thích
A. của một số tác nhân môi trường sống, đảm bảo cho cơ thể tồn tại và phát triển
B. của môi trường sống, đảm bảo cho cơ thể tồn tại và phát triển
C. định hướng của môi trường sống, đảm bảo cho cơ thể tồn tại và phát triển
D. của môi trường (bên trong và bên ngoài cơ thể) để tồn tại và phát triển
Câu 2. Trong các động vật sau:
(1) giun dẹp (2) thủy tức (3) đỉa
(4) trùng roi (5) giun tròn (6) gián (7) tôm
Bao nhiêu loài có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch?
A. 1 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 3. Động vật có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch có thể trả lời cục bộ khi bị kích thích vì
A. số lượng tế bào thần kinh tăng lên
B. mỗi hạch là một trung tâm điều khiển một vùng xác định của cơ thể
C. các tế bào thần kinh trong hạch nằm gần nhau
D. các hạch thần kinh liên hệ với nhau
Câu 3. Động vật có hệt hần kinh dạng lưới khi bị kích thích thì
A. duỗi thẳng cơ thể
B. co toàn bộ cơ thể
C. di chuyển đi chỗ khác
D. co ở phần cơ thể bị kích thích
Câu 4. Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch được hình thành bởi các tế bào thần kinh tập trung thành các hạch thần kinh và được nối với nhau tạo thành chuỗi hạch
A. nằm dọc theo chiều dài cơ thể
B. nằm dọc theo lưng và bụng
C. nằng dọc theo lưng
D. phân bố ở một số phần cơ thể
Câu 5. Trong các nội dung sau:
(1) cơ rút chất nguyên sinh
(2) chuyển động cả cơ thể
(3) tiêu tốn năng lượng
(4) hình thành cung phản xạ
Những nội dung đúng với cảm ứng ở động vật đơn bào là:
A. (1), (2) và (4) B. (1), (2) và (3)
C. (2), (3) và (4) D. (1), (3) và (4)
Câu 6. Đặc điểm không có trong quá trình tuyền tin qua xinap là
A. Các chất trung gian hóa học gắn vào thụ thể màng sau làm xuất hiện xung thần kinh rồi lan truyền đi tiếp
B. Các chất trung gian hóa học trong các bóng Ca2+ gắn vào màng trước vỡ ra và qua khe xinap đến màng sau
C. Xung thần kinh lan truyền tiếp từ màng sau đến màng trước
D. Xung thần kinh lan truyền đến chùy xinap làm Ca2+ đi vào trong chùy xinap
Câu 7. Điều không đúng với axêtincôlin sau khi xuất hiện xung thần kinh là
A. Axêtincôlin được tái chế phân bố tự do trong chùy xinap
B. Axêtincôlin bị axêtincôlinesteraza phân giải thành axêtat và côlin
C. Axêtat và côlin trở lại màng trước, đi vào chùy xinap và được tái tổng hợp thành axêtincôlin
D. Axêtincôlin tái chế được chứa trong các bóng xinap
Câu 8. Trong một cung phản xạ, xung thần kinh chỉ truyền theo một chiều từ cơ quan thụ cảm đến cơ quan đáp ứng vì
A. Sự chuyển giao xung thần kinh qua xinap nhờ chất trung gian hóa học chỉ theo một chiều
B. Các thụ thể ở màng sau xinap chỉ tiếp nhận các chất trung gian hóa học theo một chiều
C. Khe xinap ngăn cản sự truyền tin ngược chiều
D. Chất trung gian hóa học bị phân giải sau khi đến màng sau xinap
Câu 9. Yếu tố không thuộc thành phân xinap là:
A. Khe xinap
B. Cúc xinap
C. Các ion Ca2+
D. Màng sau xinap
Câu 10. Xinap là diện tiếp xúc giữa
A. Các tế bào ở cạnh nhau
B. Tế bào thần kinh với tế bào tuyến
C. Tế bào thần kinh với tế bào cơ
D. Các tế bào thần kinh với nhau hay giữa tế bào thần kinh với tế bào khác loại (tế bào cơ, tế bào tuyến,…)
Câu 11: Người ta làm thí nghiệm nuôi các chim non trong một vùng rộng lớn mà không có chim bố mẹ. Đến khi trưởng thành, các chim con cũng tha rác và cỏ về một chỗ nhưng chúng không làm được tổ. Điều này chứng tỏ:
A. Sự chăm sóc của con người đã làm mất bản năng làm tổ ở chim.
B. Tập tính làm tổ được hình thành qua quá trình học tập.
C. Tập tính làm tổ vừa mang tính bẩm sinh, vừa phải học tập.
D. Chỉ những cá thể đã qua sinh sản mới biết làm tổ.
Câu 12: Khi nói đến tập tính động vật, phát biểu nào sau đây sai?
A. Phần lớn các tập tính ở động vật bậc thấp là tập tính bẩm sinh.
B. Số lượng các tập tính học được tỷ lệ thuận với sự tiến hóa của hệ thần kinh.
C. Các tập tính bẩm sinh phức tạp gọi là bản năng.
D. Tập tính học được không chịu ảnh hưởng của di truyền.
Câu 13: Khi nói đến tập tính động vật, phát biểu nào sau đây sai?
A. Tập tính càng phức tạp thì số lượng xináp trong cung phản xạ càng nhiều.
B. Cơ sở của tập tính là phản xạ nên không chịu ảnh hưởng của Hoocmôn.
C. Các tập tính bẩm sinh đã được chương trình hóa trong hệ gen nên rất bền vững.
D. Quá trình hình thành tập tính học được là quá trình hình thành các mối liên hệ mới giữa các nơron.
Câu 14: Vì sao các tập tính bẩm sinh thường rất bền vững, dù không được thường xuyên củng cố?
A. Nó mang tính chất sống còn của cơ thể.
B. Nó đảm bảo khả năng tồn tại của loài.
C. Được hình thành trong lịch sử tiến hóa và đã được mã hóa trong gen.
D. Phần lớn chúng đều là những tập tính bẩm sinh.
Câu 15: Các động vật bậc thấp có số lượng tập tính học được rất ít. Điều giải thích hợp lý nhất là gì?
A. Chúng có số lượng tế bào thần kinh ít nên không đủ cơ sở vật chất để học tập.
B. Chúng chưa có não nên không thể phối hợp hoạt động của nhiều cơ quan.
C. Chúng thường xuyên có tuổi thọ ngắn nên không đủ thời gian để học.
D. Hệ thần kinh của chúng cấu tạo quá đơn giản và tuổi thọ thấp nên khả năng học tập và rút kinh nghiệm kém.
Câu 16. Mô phân sinh đỉnh không có ở vị trí nào của cây?
A.Ở thân
B.Ở chồi nách
C.Ở đỉnh rễ
D.Ở chồi đỉnh
Câu 17. Chức năng của mô phân sinh đỉnh là gì?
A.Làm cho thân cây dài và to ra
B.Làm cho rễ dài và to ra
C.Làm cho thân và rễ cây dài ra
D.Làm cho thân cây, cành cây to ra
Câu 18. Phát biểu đúng về mô phân sinh bên và mô phân sinh lóng là:
A.Mô phân sinh bên và mô phân sinh lóng có ở thân cây một lá mần
B.Mô phân sinh bên có ở thân cây một lá mần, còn mô phân sinh lóng có ở thân cây hai lá mầm
C.Mô phân sinh bên có ở thân cây hai lá mầm, còn mô phân sinh lóng có ở thân cây một lá mầm
D.Mô phân sinh bên và mô phân sinh lóng có ở thân cây hai lá mầm
Câu 19. Thế nào là sinh trưởng sơ cấp
A.Là quá trình biến đổi về chất lượng các cấu trúc và chức năng sinh hóa của tế bào làm cây ra hoa, kết quả, tạo hạt
B.Là quá trình tăng lên về số lượng tế bào
C.Là quá trình tăng lên về khối lượng tế bào
D.Là quá trình cây phân chia lớn lên
Câu 20. Đặc điểm nào không có ở sinh trưởng sơ cấp?
A.Làm tăng kích thước chiều dài của cây
B.Diễn ra hoạt động của tầng sinh bần
C.Diễn ra cả ở cây một lá mần và cây hai lá mầm
D.Diễn ra hoạt động của mô phân sinh đỉnh
Câu 21: Sinh trưởng của cơ thể động vật là:
A. Quá trình tăng kích thước của các hệ cơ quan trong cơ thể.
B. Quá trình tăng kích thước của cơ thể do tăng kích thước và số lượng của tế bào.
C. Quá trình tăng kích thước của các mô trong cơ thể.
D. Quá trình tăng kích thước của các cơ quan trong cơ thể.
Câu 22: Sinh trưởng của động vật là hiện tượng:
A. tăng kích thước và khối lượng cơ thể
B. đẻ con
C. phát sinh hình thái các cơ quan và cơ thể
D. phân hoá tế bào
Câu 23: Phát triển của cơ thể động vật bao gồm:
A. Các quá trình liên quan mật thiết với nhau là sinh trưởng và phát sinh hình thái các cơ quan và cơ thể.
B. Các quá trình liên quan mật thiết với nhau là sinh trưởng và phân hoá tế bào.
C. Các quá trình liên quan mật thiết với nhau là sinh trưởng, phân hoá tế bào và phát sinh hình thái các cơ quan và cơ thể.
D. Các quá trình liên quan mật thiết với nhau là phân hoá tế bào và phát sinh hình thái các cơ quan và cơ thể.
Câu 24: Biến thái là:
A. Sự thay đổi đột ngột về hình thái, cấu tạo và từ từ về sinh lý của động vật sau khi sinh ra hoặc nở từ trứng ra.
B. Sự thay đổi từ từ về hình thái, cấu tạo và đột ngột về sinh lý của động vật sau khi sinh ra hoặc nở từ trứng ra.
C. Sự thay đổi đột ngột về hình thái, cấu tạo và sinh lý của động vật sau khi sinh ra hoặc nở từ trứng ra.
D. Sự thay đổi từ từ về hình thái, cấu tạo và về sinh lý của động vật sau khi sinh ra hoặc nở từ trứng ra.
Câu 25: Các hình thức sinh trưởng và phát triển qua biến thái ở động vật?
A. Sinh trưởng và phát triển qua biến thái hoàn toàn.
B. Sinh trưởng và phát triển qua biến thái không hoàn toàn.
C. Sinh trưởng và phát triển qua biến thái ở giai đoạn ấu trùng và không qua biến thái ở giai đoạn trưởng thành.
D. Sinh trưởng và phát triển qua biến thái hoàn toàn và biến thái không hoàn toàn.
Câu 26: Sinh trưởng và phát triển của động vật không qua biến thái là:
A. Trường hợp con non có đặc điểm hình thái, cấu tạo tương tự với con trưởng thành nhưng khác về sinh lý.
B. Trường hợp con non có đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lý khác với con trưởng thành.
C. Trường hợp con non có đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lý gần giống với con trưởng thành.
D. Trường hợp con non có đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lý khác với con trưởng thành.
Câu 27: Sinh trưởng và phát triển của động vật qua biến thái hoàn toàn là:
A. Trường hợp ấu trùng có đặc điểm hình thái, sinh lí rất khác với con trưởng thành.
B. Trường hợp con non có đặc điểm hình thái, cấu tạo tương tự với con trưởng thành, nhưng khác về sinh lý.
C. Trường hợp con non có đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lý tương tự với con trưởng thành.
D. Trường hợp con non có đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lý gần giống với con trưởng thành.
Câu 28: Sinh trưởng và phát triển của động vật qua biến thái không hoàn toàn là:
A. Trường hợp ấu trùng phát triển hoàn thiện, trải qua nhiều lần biến đổi nó biến thành con trưởng thành.
B. Trường hợp ấu trùng phát triển chưa hoàn thiện, trải qua nhiều lần biến đổi nó biến thành con trưởng thành.
C. Trường hợp ấu trùng phát triển chưa hoàn thiện, trải qua nhiều lần lột xác nó biến thành con trưởng thành.
D. Trường hợp ấu trùng phát triển chưa hoàn thiện, trải qua nhiều lần lột xác nó biến thành con trưởng thành.
Câu 29: phát triển của động vật là quá trình biến đổi gồm:
A. sinh trưởng B. phát sinh hình thái các cơ quan và cơ thể
C. Phân hoá tế bào D. tất cả đều đúng
Câu 30: Có các động vật sau: cá chép, khỉ, bọ ngựa, cào cào, bọ cánh cam, bọ rùa. Những loài nào thuộc động vật phát triển không qua biến thái.
A. Cánh cam, bọ rùa B. cá chép, khỉ
C. Bọ ngựa, cào cào D. Tất cả đều đúng
Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Đề cương ôn tập giữa HK2 môn Sinh học 11 năm 2021-2022. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tập tốt !