YOMEDIA

Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Lịch Sử 10 năm 2021-2022 có đáp án Trường THPT Tân Phong

Tải về
 
NONE

Gửi đến các bạn học sinh Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Lịch Sử 10 năm 2021-2022 có đáp án Trường THPT Tân Phong được chia sẻ dưới đây nhằm giúp các em có thêm tư liệu để tham khảo cũng như củng cố kiến thức trước khi bước vào kì thi. Cùng tham gia giải đề thi để ôn tập kiến thức và làm quen với cấu trúc đề thi các em nhé, chúc các em thi tốt!

ATNETWORK

TRƯỜNG THPT TÂN PHONG

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2

MÔN: LỊCH SỬ 10

NĂM HỌC 2021 – 2022

Thời gian: 45 phút

ĐỀ SỐ 1

Câu 1: Chọn đáp án đúng nhất:

1. Triều đại phong kiến đầu tiên trong lịch sử Việt Nam là triều đại nào?

A. Vua Hùng.

B. Thời Tiền Lý của Lý Nam Đế.

C. Thời Hai bà Trưng.

D. Thời Ngô của Ngô Quyền.

2. Quân đội nhà nước Đại Việt thời thế kỷ X đến XV được tuyển theo chế độ

A. Ngụ binh ư nông.

B. Trưng binh.

C. Nghĩ vụ quân sự.

D. Lao dịch.

3. Nhận định nào sau đây KHÔNG đúng về bài thơ Nam quốc sơn hà?

A. Đây là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước Việt Nam.

B. Tác dụng đánh một đòn tâm lý, khích lệ tinh thần kháng chiến của nhân dân ta và làm lung lay ý chí của địch.

C. Nam quốc sơn hà được viết sau khi kháng chiến chống Tống thành công để ngợi ca chiến thắng vang dội của quân dân Đại Việt.

D. Nam quốc sơn hà được ra đời ở thời Lý trong cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ hai.

4.  Kế sách nào được vua – tôi nhà Trần sử dụng trong cả ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên?

A. Vườn không nhà trống.

B. Sử dụng đòn tâm lý.

C. Tiên phát chế nhân.

D. Lối đánh du kích.

5. Cho đoạn dữ liệu:

Một xin rửa sạch thù nhà,

Hai xin đem lại nghiệp xưa vua Hùng

Ba kẻo oan ức lòng chồng

Bốn xin vẻn vẹn sở công linh này.

Dữ liệu trên nói về nhân vật nào?

A. Ngô Quyền

B. Trưng Trắc.

C. Triệu Thị Trinh.

D. Mai Hắc Đế.

6. Ý nào KHÔNG phải là chính sách đối nội của các triều đại phong kiến Việt Nam?

A. Thực hiện chính sách nhu viễn đối với những vùng biên viễn xa xôi.

B. Thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc.

C. Phát triển kinh tế, chăm lo cho đời sống của nhân dân.

D. Cho phép những tù trưởng ở vùng biên viễn xa xôi lập thành chính quyền tự trị riêng.

7. Cho các dữ kiện sau:

1. Kháng chiến chống Mông – Nguyên.

2. Kháng chiến chống Tống thời Lý.

3. Kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê.

4. Kháng chiến chống Xiêm.

5. Kháng chiến chống Thanh.

Hãy sắp xếp các dữ liệu trên theo thứ tự thời gian

A. 2-3-1-4-5.

B. 4-5-1-3-2

C. 5-3-2-4-1.

D. 3-2-1-4-5.

8. Đâu là nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến thất bại của cuộc kháng chiến chống Minh của nhà Hồ?

A. Vua – tôi nhà Hồ hèn nhát, nhanh chóng đầu hàng theo nhà Minh.

B. Nhà Hồ chưa biết dựa vào sức dân để kháng chiến, chưa xây dựng được khối đoàn kết toàn dân.

C. Nhà Hồ mới được thành lập đất nước đang trong tình trạng khủng hoảng trầm trọng.

D. Quân Minh quá đông và mạnh, chênh lệch lực lượng quá lớn.

9. Cho lời hiểu dụ:

“Đánh cho để dài tóc

Đánh cho để đen răng

Đánh cho nó chích luân bất phản

Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn

Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ”

do ai đưa ra?

A. Mạc Đăng Dung.    

B. Lê Lợi.

C. Nguyễn Trãi.    

D. Nguyễn Huệ.

10. Nhà Thanh kéo quân sang nước ta trên danh nghĩa gì?

A. Tiến hành xâm lược nước Đại Việt.

B. Giúp vua Lê Chiêu Thống đánh Tây Sơn giành chính quyền.

C. Giúp Nguyễn Ánh đánh Tây Sơn giành chính quyền.

D. Giúp Nguyễn Huệ đánh bại các thế lực thù địch.

11. Tên của một bộ luật được ban hành của nhà Nguyễn?

A. Luật Hồng Đức.    

B. Quốc triều hình luật.

C. Hoàng Việt luật lệ.    

D. Luật hình thư.

12. Cải cách hành chính dưới thời Minh Mạng chia cả nước thành bao nhiêu tỉnh?

A. 30 tỉnh và một phủ Thừa thiên.

B. 31 tỉnh và một phủ Thừa thiên.

C. 33 tỉnh và một phủ Thừa thiên.

D. 34 tỉnh và một phủ Thừa thiên.

13. Tôn giáo nào bị nhà Nguyễn hạn chế hoạt động?

A. Thiên Chúa giáo.    

B. Phật giáo.

C. Nho giáo.    

D. Đạo giáo.

14. Vì sao nhà Nguyễn thực hiện chính sách ngoại giao “đóng cửa” với các nước phương Tây?

A. Không hiểu rõ các nước phương Tây.

B. Sợ bị các nước phương Tây xâm lược.

C. Không thích quan hệ với phương Tây.

D. Do tư tưởng thủ cựu phong kiến.

Câu 2: Dựa vào đoạn tư liệu sau và hiểu biết của các bạn hãy trả lời câu hỏi:

“Tên húy là Tư Thành, lại húy là Hạo, là con thứ tư của Thái Tông. Ở ngôi 38 năm, thọ 56 tuổi, băng táng ở Chiêu Lăng. Vua sáng lập chế độ, văn vật khả quan, mở mang đất đai, cõi bờ khá rộng, thực là bậc vua anh hùng tài lược, dẫu Vũ Đế nhà Hán, Thái Tông nhà Đường cũng không thể hơn được. Nhưng công trình thổ mộc vượt quá quy mô xưa, tình nghĩa anh em thiếu hẳn lòng nhân ái. Đó là chỗ kém vậy.”

(Ngô Sỹ Liên, Đại Việt sử kí toàn thư)

1. Đoạn văn trên nói về vị vua nào trong lịch sử dân tộc Việt Nam?

A. Lê Thái Tổ.

B. Lê Thánh Tông.

C. Lê Thái Tông.

D. Lê Nhân Thông.

2. Ông là con trai của vị vua nào?

A. Lê Thái Tổ.

B. Lê Thánh Tông.

C. Lê Thái Tông.

D. Lê Nhân Thông.

3. Ý nào KHÔNG đúng về nhận xét của Ngô Sĩ Liên về công lao của nhân vật trong đoạn tư liệu?

A. Là vị vua anh hùng tài lược.

B. Chỉ thua Vũ Đế nhà Hán và Thái Tông nhà Đường.

C. Chưa ứng xử nhân ái đối với anh em.

D. Vua có nhiều công lao xây dựng đất nước.

4. Ý nào sau đây là SAI khi nói về nhân vật trên?

A. Ông là vị vua anh minh, có công sáng lập chế độ, văn vật khả quan, mở mang đất đai.

B. Ông là con trai thứ tư nên ngay từ đầu không được giữ chức thái tử.

C. Ông là người có công khai quốc, lập nên nhà Lê sơ trong lịch sử Việt Nam.

D. Ông trị vì trong khoảng một thời gian dài, hơn nửa cuộc đời ông.

Câu 3:  Dựa vào những dữ kiện sau và hiểu biết của các bạn hãy thực hiện những yêu cầu bên dưới:

1. Nối nội dung cột A với cột B sao cho phù hợp.

A. a-2; b-3; c-1

B. a-3; b-2; c-1

C. a-1; b-3; c-2

D. a-3; b-1; c-2.

2. Đứng đầu các bộ thời Lê sơ là ai?

A. Thừa tướng

B. Thái thú

C. Thượng thư.

D. Thị lang.

3. Ý nghĩa quan trọng nhất của việc bãi bỏ chức tể tướng, các bộ đều trực tiếp dưới sự cai quản của nhà vua là?

A. Tập trung quyền lực vào tay vua, tăng cường tính chuyên chế của bộ máy nhà nước.

B. Giúp nhà vua nắm rõ được tình hình đất nước, sát sao hơn trong việc đưa ra những chính sách.

C. Củng cố bộ máy nhà nước một cách chặt chẽ từ trung ương đến địa phương.

D. Tạo ra sức mạnh đoàn kết toàn dân trong việc xây dựng và bảo vệ đất nước.

4.  Bộ hình tương đương với cơ quan nào trong chính thể của nhà nước Việt Nam hiện nay?

A. Bộ Quốc phòng

B. Tòa án tối cao.

C. Bộ giao thông vận tải.

D. Bộ xây dựng.

Câu 4 Dựa vào hình ảnh sau để trả lời các câu hỏi:

1. Đây là lược đồ đất nước thuộc thời kì nào?

A. Thời Trần.

B. Thời Lê trung hưng.

C. Thời Nam – Bắc triều

C. Thời Tây Sơn

2. Ranh giới chia cắt Đàng Trong – Đàng Ngoài lúc đó là

A. sông Mã.

B. sông Đồng Nai.

C. sông Gianh.

D. sông Lệ Thủy.

3. Công lao lớn nhất của các chua Nguyễn trong thời kì đó là gì?

A. Tạo sự cân bằng trong chiến tranh với Đàng Ngoài.

B. Mở rộng bờ cõi lãnh thổ đất nước về phía Nam.

C. Phát triển kinh tế thương nghiệp, mở cửa giao thương với phương Tây.

D. Hai lần kháng chiến thành công bảo vệ đất nước khỏi sự xâm lược của Chăm-pa và Xiêm.

4. Có nhận định cho rằng: Thời kì đất nước bị chia cắt thành hai Đàng là Đàng Trong và Đàng Ngoài mang bản chất tương tự như thời kì đất nước bị chia cắt thành hai miền thời kì kháng chiến chống Mỹ. Quan điểm của bạn về nhận định trên là gì?

A. Đúng

B. Sai

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

Câu 1.1 - D

Câu 1.2 - A

Câu 1.3 - C

Câu 1.4 - A

Câu 1.5 - B

Câu 1.6 - D

Câu 1.7 - D

Câu 1.8 - B

Câu 1.9 - D

Câu 1.10 - B

Câu 1.11 - A

Câu 1.12 - A

Câu 1.13 - A

Câu 1.14 - B

   

Câu 2.1 - B

Câu 2.2 - A

Câu 2.3 - B

Câu 2.4 - C

Câu 3.1 - A

Câu 3.2 - C

Câu 3.3 - A

Câu 3.4 - B

Câu 4.1 - B

Câu 4.2 - C

Câu 4.3 - B

Câu 4.4 - B

ĐỀ SỐ 2

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 MÔN LỊCH SỬ 10 TÂN PHONG- ĐỀ 02

I.  TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Chọn đáp án đúng nhất:

1. Người tối cổ ở Việt Nam sử dụng phương thức kiếm sống chủ yếu của người tối cổ trên lãnh thổ Việt Nam là gì?

A. Săn bắn, hái lượm.    

B. Săn bắt, hái lượm.

C. Trồng trọt, chăn nuôi.    

D. Trồng trọt, săn bắn.

2. (0,5đ) Quốc gia Văn Lang ra đời vào khoảng thời gian nào?

A. Khoảng thế kỉ VII TCN.    

B. Khoảng thế kỉ VIII TCN.

C. Khoảng thế kỉ XIX TCN.    

D. Khoảng thế kỉ X TCN.

3.  Người lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tần vào thế kỉ III TCN là ai?

A. Hùng Vương.    

B. Thục Phán.

C. Hai Bà Trưng.    

D. Bà Triệu.

4.  Âm mưu cai trị của chính quyền phong kiến phương Bắc đối với Việt Nam trong nghìn năm Bắc thuộc là gì?

A. Biến Việt Nam thành căn cứ quân sự để xâm chiếm các nước khác.

B. Biến Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới của Trung Quốc.

C. Biến Việt Nam thành thị trường tiêu thụ của Trung Quốc.

D. Sáp nhập Việt Nam, biến Việt Nam thành một tỉnh của Trung Quốc.

5.  Mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Việt Nam thời kì Bắc thuộc là gì?

A. Mâu thuẫn giữa giai cấp nông dân với địa chủ phong kiến.

B. Mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam với chính quyền đô hộ.

C. Mâu thuẫn giữa quý tộc, phong kiến Việt Nam với chính quyền đô hộ.

D. Mâu thuẫn giữa địa chủ Việt Nam với chính quyền đô hộ.

6. Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng bùng nổ ở đâu?

A. Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội)

B. Hát Môn (Phúc Thọ, Hà Tây)

C. Mê Linh (Vĩnh Phúc).

D. Luy Lâu (Thuận Thành, Bắc Ninh).

7. Ai là vị vua đầu tiên của triều Lý?

A. Lý Bí.    

B. Lý Nhân Tông.

C. Lý Công Uẩn.    

D. Lý Anh Tông.

8. Điền cụm từ thích hợp vào vị trí (a) và (b) trong đoạn tư liệu sau

“Năm 1042, vua Lý Thái Tông ban hành bộ ….(a)… - bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta. Thời Trần, nhà nước có bộ Hình luật. Thời Lê, một bộ luật đầy đủ được ban hành với tên gọi ….(b)… (còn gọi là Luật Hồng Đức), gồm hơn 700 điều, quy định khá đầy đủ các tội danh và hình phạt liên quan đến hầu hết các hoạt động xã hội, bảo vệ quyền hành của giai cấp thống trị, một số quyền lợi chân chính của nhân dân và an ninh đất nước.”

A. (a) Hình thư; (b) Quốc triều hình luật.

B. (a) Quốc triều hình luật; (b) Hình thư.

C. (a) Hình thư, (b) Luật Gia Long.

D. (a) Luật Gia Long, (b) Quốc triều hình luật.

9. (0,5đ) Cuộc kháng chiến chống giặc Mông – Nguyên lần thứ nhất diễn ra vào năm nào?

A. 1258.    

B. 1259.

C. 1285.    

D. 1287.

10. “Đời vua Thái Tổ, Thái Tông,

Thóc lúa đầy đồng, trâu chẳng buồn ăn”.

Câu thơ trên đây nói về các vị vua nào?

A. Lý Thái Tổ, Lý Thái Tông

B. Trần Thái Tổ, Trần Thái Tông.

C. Lê Thái Tổ, Lê Thái Tông.

D. Mạc Thái Tổ, Mạc Thái Tông.

II. Phần tự luận

Câu 2: (2đ) Dựa vào đoạn tư liệu sau và hiểu biết của các bạn hãy trả lời câu hỏi:

1.  Hãy nối nội dung ở cột A với nội dung ở cột B sao cho phù hợp:

A. a-2, b-4, c-1

B. a-3; b-2; c-3

C. a-4; b-2; c-1

D. a-3; b-1; c-4.

2.  Bộ Lễ tương ứng với bộ nào của nước Việt Nam hiện nay?

A. Bộ Giao thông vận tải.

B. Bộ Quốc phòng.

C. Bộ Giáo dục và đào tạo.

D. Bộ Xây dựng.

3. Ai là vị vua đã thực hiện cải cách đất nước, bãi bỏ hoàn toàn chức Thừa tướng, đặt Lục bộ dưới sự cai quản trực tiếp của nhà vua?

A. Trần Thái Tông.

B. Lý Thái Tông.

C. Lê Thái Tổ.

D. Lê Thánh Tông.

4.  Ý nghĩa quan trọng nhất của việc bãi bỏ chức Thừa tướng, các bộ đều trực tiếp dưới sự cai quản của nhà vua là?

A. Tập trung quyền lực vào tay vua, tăng cường tính chuyên chế của bộ máy nhà nước.

B. Giúp nhà vua nắm rõ được tình hình đất nước, sát sao hơn trong việc đưa ra những chính sách.

C. Củng cố bộ máy nhà nước một cách chặt chẽ từ trung ương đến địa phương.

D. Tạo ra sức mạnh đoàn kết toàn dân trong việc xây dựng và bảo vệ đất nước.

Câu 3: Cho đoạn trích sau cùng với hiểu biết của các bạn hãy trả lời các câu hỏi bên dưới.

"Vua bảo bầy tôi rằng: “Ðời xưa vua cày ruộng tịch điền, để lấy gạo làm xôi tế Giao Miếu, nhân thể để xét thời tiết làm ruộng khuyên giúp nông dân, thực là việc lớn trong vương chính. Cái điển ba đường cày, sách vở còn chứng. Nước ta đời Trần đời Lê gián hoặc có làm nghi điển ấy, nhưng phần nhiều giản lược. Trẫm từ thân chính đến nay, chăm nghĩ đến dân, thường lấy việc dạy dân chăm nghề gốc làm gấp. Hiện nay triều đình nhàn rỗi, giảng tìm phép xưa, thực là việc nên làm trước. Nên chọn đất ở Kinh thành làm chỗ tịch điền..."

(Theo Đại Nam thực lục, Quốc sử quán triều Nguyễn)

1. Nhà vua muốn truyền tải nội dung gì thông qua lời Dụ trên?

A. Việc cày ruộng tịch điền của các vua ngày xưa.

B. Ca ngợi tầm quan trọng của sản xuất nông nghiệp.

C. Nói đề tầm quan trọng của việc cày ruộng tịch điền.

D. Muốn duy trì lại việc cày ruộng tịch điền hằng năm.

2. Thực tế việc cày ruộng tịch điền bắt đầu từ thời vua nào trong lịch sử Việt Nam?

A. Lê Đại Hành.

B. Lý Công Uẩn.

C. Trần Thái Tông.

D. Lê Thánh Tông.

3. Lễ cày ruộng tịch điền là

A. Vua trực tiếp đến tham dự lễ cày đầu năm của nông dân.

B. Vua trực tiếp giúp nông dân cày những đường cày đầu tiên ở ruộng của họ.

C. Vua trực tiếp xuống ruộng tịch điền của nhà nước để cày.

D. Vua làm lễ cầu mưa để lấy nước cho nông dân cày cấy.

4. Ý nghĩa quan trọng nhất của việc cày ruộng tịch điền là gì?

A. Khuyến khích nông dân, nhân dân phát triển nông nghiệp.

B. Làm đất tơi xốp, giúp trồng trọt được năng suất cao hơn.

C. Lễ đầu năm mong muốn mùa màng bội thu.

D. Sau này thu hoạch nông sản ở rộng để làm lễ tế, thờ cúng.

---(Để xem tiếp nội dung của đề thi số 2 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 3

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 MÔN LỊCH SỬ 10 TÂN PHONG- ĐỀ 03

I.  TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Chọn đáp án đúng nhất:

1.  Vương triều Tây Sơn bắt đầu suy yếu khi

A. vua Quang Trung đột ngột qua đời.

B. Nguyễn Ánh đem quân tấn công.

C. Nhà Thanh đem quân sang tấn công.

D. mâu thuẫn giữa ba anh em trở nên gay gắt.

2. Vị tướng nào sau đây KHÔNG phải là vị tướng tài giỏi dưới triều Trần?

A. Phạm Ngũ Lão.    

B. Trần Nhật Duật.

C. Trần Quốc Tuấn.    

D. Lý Thường Kiệt.

3. Tác phẩm “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi được viết sau cuộc đấu tranh chống quân xâm lược

A. Tống.    

B. Mông Nguyên.

C. Minh.    

D.Thanh.

4. (0.5đ) Kế sách “Tiên phát chế nhân” là do ai thực hiện và trong cuộc kháng chiến nào?

A. Lý Thường Kiệt trong cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ nhất.

B. Trần Hưng Đạo trong cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên lần thứ nhất.

C. Trần Hưng Đạo trong cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên lầ thứ hai.

D. Lý Thường Kiệt trong cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ hai.

5. Vị vua nào cho lập Văn Miếu vào năm 1070?

A. Lý Thánh Tông.    

B. Lý Nhân Tông.

C. Lý Anh Tông.    

D. Lý Cao Tông.

6. Ai là nhà giáo được trọng dụng nhất ở triều Trần?

A. Trương Hán Siêu.    

B. Nguyễn Trãi.

C. Chu Văn An.    

D. Nguyễn Bỉnh Khiêm.

7.  Chế độ “lưỡng đầu chế” thời Lê – Trịnh có nghĩa là

A. đất nước có hai thế lực đứng đầu là vua Lê và Phủ chúa (chúa Trịnh).

B. đất nước có hai thế lực đứng đầu là Chúa Trịnh ở Đàng Ngoài và chúa Nguyễn ở Đàng Trong.

C. đất nước có hai thế lực đứng đầu là Nhà Mạc và Nhà Lê.

D. đất nước bị chia cắt thành nhiều vùng tự trị nhỏ.

8. Thời gian diễn ra cuộc chiến tranh Trịnh – Nguyễn?

A. Từ 1627 đến 1628.    

B. Từ 1627 đến 1667.

C. Từ 1628 đến 1672.    

D. Từ 1627 đến 1672.

9.  Thế kỉ XVI – XVIII ở nước ta có những tôn giáo nào?

A. Phật giáo, Hồi giáo, Nho giáo, Thiên Chúa giáo.

B. Nho giáo, Thiên Chúa giáo, Đạo giáo, Hồi giáo.

C. Phật giáo, Đạo giáo, Hồi giáo, Nho giáo.

D. Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo, Thiên Chúa giáo.

10. Điểm mới của khoa cử thời vua Quang Trung là gì ?

A. Đưa các môn khoa học tự nhiên vào nội dung khoa cử.

B. Đưa chữ Quốc ngữ vào nội dung thi cử.

C. Đưa chữ Nôm vào nội dung thi cử.

D. Nội dung thi cử chủ yếu là kinh, sử.

11.  Nhà Nguyễn cai trị đất nước trong bối cảnh nào?

A. Đất nước bị chia cắt thành hai khu vực đàng Trong , đàng Ngoài.

B. Đất nước thống nhất với cương vực lãnh thổ rộng lớn.

C. Nội chiến liên miên giữa các tập đoàn phong kiến.

D. Kinh tế phát triển, xã hội ổn định.

12. Hạn chế của kinh tế công thương nghiệp nhà Nguyễn là gì?

A. Công thương nghiệp không phải là nghành kinh tế chính.

B. Qui mô của công thương nghiệp không lớn.

C. Nhà nước kìm hãm sự phát triển công thương nghiệp.

D. Kinh tế thủ công nghiệp kém phát triển.

II. Phần tự luận

Câu 2: Dựa vào đoạn dữ liệu sau và hiểu biết của bạn hãy hoàn thành các yêu cầu bên dưới.

“Canh tý, Hưng Long, năm thứ 8 (1300),…

Tháng 6, ngày 24, sao sa. Hưng Đạo Vương ốm nặng, vua ngự tới nhà hỏi thăm, hỏi rằng: “Chẳng may chết, giặc phương Bắc lại xâm lấn thì kế sách làm sao?”.

Hưng Đạo trả lời: “Ngày xưa Triệu Vũ Đế dựng nước, vua Hán cho quân đánh thì nhân dân làm kế “thanh dã”, rồi xem đại quân từ Khâm Châu, Liêm Châu đánh vào Trường Sa, dùng đoản binh thì đánh up đằng sau, đó là một thời. Đến thời Đinh Lê, dùng được người hiền lương, đất phương Nam mới mạnh mà phương Bắc thì mệt mỏi suy yếu, trên dưới cùng lòng, lòng dân không chia, xây thành Bình Lỗ mà phá được quân Tống, đó lại là một thời. Nhà Lý mở nền, nhà Tống xâm chiếm địa giới, dùng Lý Thường Kiệt đánh Khâm Châu, Liêm Châu, mấy lần đến tận Mai Lĩnh là vì có thể đánh được. Mới rồi Toa Đô, Ô Mã Nhi bốn mặt bao vây, vì vua tôi cùng lòng, anh em hòa mục, cả nước góp sức, giặc phải bị bắt, đó là trời xui nên vậy. Tóm lại, giặc cậy trường trận, ta dựa vào đoản binh. Dùng đoản binh chế trường trận là sự thường của binh pháp. Nếu thấy quân giặc đến ồ ạt như lửa cháy gió thổi thì dễ chế ngự. Nếu nó đi chậm như cách tằm ăn, không cần của dân, không cầu được chóng, thì phải chọn dùng tướng giỏi, xem xét quyền biến, như đánh cờ vậy, tùy thời tạo thế, có được đội quân một lòng như cha con thì mới dùng được. Vả lại, khoan thư sức dân để làm kế sâu bền gốc, đó là thượng sách giữ nước.”

(Ngô Sỹ Liên, Đại Việt sử ký toàn thư)

1.  Đoạn đối thoại trên của ai với ai?

A. Vua Trần và các quan lại.

B. Vua Trần và Trần Hưng Đạo.

C. Trần Hưng Đạo và cha.

D. Trần Hưng Đạo và tướng lĩnh thân cận.

2.  Đoạn đối thoại trên được diễn ra trong hoàn cảnh nào?

A. Một buổi thiết triều của vua ở triều đình.

B. Khi Trần Hưng Đạo vừa chinh chiến với chiến thắng lớn trở về.

C. Khi Trần Hưng Đạo bị ốm nặng, vua tới thăm.

C. Khi giặc Nguyên chuẩn bị xâm lược nước ta lần thứ ba.

3. Theo bạn hiểu kế “Thanh dã” là kế như thế nào?

A. Thực hiện vườn không nhà trống.

B. Tiến hành lối đánh du kích, chặn đánh địch.

C. Thực hiện đem quân đánh giặc trước giành thế chủ động.

D. Thực hiện lùi để tiến, trước tiên đầu hàng để chuẩn bị lực lượng.

4. Theo Trần Quốc Tuấn thế giặc xâm lược như thế nào thì khó chế ngự mà phải dùng đến người tài?

A. Giặc đến mạnh, ồ ạt thì khó chế ngự, giặc đến ít, lực lượng mỏng thì dế chế ngự.

B. Tướng giặc giỏi thì khó chế ngự mà phải cần đến tướng giỏi

C. Giặc tấn công bằng đường thủy thì khó chế ngự hơn giặc đi bằng đường bộ.

D. Giặc đi ồ ạt như vũ lửa thì dễ, còn giặc đi chậm, không nóng vội thì khó.

5. Theo Trần Hưng Đạo, thế mạnh của ta và thế mạnh của địch là gì?

A. Ta cậy trường trinh, địch cậy vũ khí quân sự.

B. Địch cậy trường trinh, ta cậy đoản binh.

C. Địch cậy đông quân, ta cậy có lòng dân.

D. Địch cậy đoản binh, ta cậy có tướng tài.

---(Để xem tiếp nội dung của đề thi số 3 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 4

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 MÔN LỊCH SỬ 10 TÂN PHONG- ĐỀ 04

I. TRẮC NGHIỆM

Chọn đáp án đúng nhất:

1. (0,5đ) Vào năm 938 Ngô Quyền đã đánh thắng quân xâm lược nào trên sông Bạch Đằng?

A. Nam Hán.    

B. Tống.

C. Mông Nguyên.    

D. Minh.

2. Vị vua đã sáng lập ra nhà Nguyễn là ai?

A. Minh Mạng.    

B. Gia Long.

C. Bảo Đại.    

D. Tự Đức.

3. Câu ca dao sau nêu lên nỗi niềm gì của người nông dân?

“ Con ơi, mẹ bảo con này

Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan.”

A. Cuộc sống của cực khổ của người nông dân.

B. Than thở về tệ nạn tham quan.

C. Nỗi buồn của nhân dân với vua quan.

D. Sự bất bình về chế độ chính trị nhà Nguyễn.

4. Tên quốc hiệu nước ta dưới thời nhà Nguyễn thời Minh Mạng là gì?

A. Đại Việt.    

B. Đại Nam.

C. Việt Nam.    

D. Đại Ngu.

5.  Vương triều nào là vương triều phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam?

A. Tây Sơn.    

B. Lê sơ.

C. Mạc.    

D. Nguyễn.

6. Nét đặc trưng của truyền thống yêu nước Việt Nam thời phong kiến là

A. dựng nước kết hợp với giữ nước.

B. mở rộng đất nước về phía Nam.

C. chống giặc ngoại xâm bảo vệ độc lập dân tộc.

D. xây dựng các triều đại phong kiến lớn mạnh.

7. Nhà Lý gả công chúa và ban hành chức tước cho các tù trưởng dân tộc ít người nhằm mục đích gì?

A. Thắt chặt tình đoàn kết giữa các dân tộc.

B. Lấy lòng người dân tộc thiểu số.

C. Thực hiện chính sách đa dân tộc.

D. Giữ gìn ổn định vùng biên giới.

8. Sự bùng nổ của các cuộc khởi nghĩa nông dân nửa sau thế kỉ XIV chứng tỏ điều gì?

A. Nhà nước đã suy yếu, không đảm nhiệm vai trò ổn định và phát triển đất nước.

B. Sự sụp đổ của nhà Trần là điều không thể tránh khỏi.

C. Nông dân đã được giác ngộ, sẵn sàng lật đổ chính quyền.

D. Nhà nước không thể dập tắt các cuộc khởi nghĩa nông dân.

II. TỰ LUẬN.

Câu 1: Dựa vào đoạn thơ sau và hiểu biết của bạn trả lời các câu hỏi:

Nam quốc sơn hà Nam đế cư

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư.

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

1.  Tiêu đề của bài thơ này là gì? Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào?

2. Phân tích ý nghĩa của bài thơ đối với cuộc kháng chiến nói riêng và đối với lịch sử dân tộc Việt Nam nói chung.

Câu 2: Dựa vào sơ đồ sau và hiểu biết của bạn trả lời các câu hỏi:

1. Đây là sơ đồ bộ máy nhà nước của nước Việt Nam ở thời nào? Ai là người đã tiến hành cải cách bộ máy nhà nước như trên?

2. Phân tích ý nghĩa của cuộc cải cách hành chính trên.

---(Để xem tiếp nội dung của đề thi số 4 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 5

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 MÔN LỊCH SỬ 10 TÂN PHONG- ĐỀ 05

Câu 1: Ở nước ta "loạn 12 sứ quân" diễn ra trong thời điểm lịch sử nào?

A. Cuối thời Ngô

B. Cuối thời Đinh

C. Đầu thời Ngô

D. Đầu thời Đinh

Câu 2: Người kế tục Lý Nam Đế lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân Lương xâm lược vào năm 545 là ai?

A. Lý Tự Tiên

B. Lý Phật Tử

C. Lý Thiên Bảo

D. Triệu Quang Phục

Câu 3: Quân đội dưới thời Lý Trần bảo vệ nhà vua và kinh thành được gọi là gì?

A. Cấm quân

B. Ngoại binh

C. Lộ binh

D. Kỵ binh

Câu 4: Xếp theo thứ tự thời gian tên anh hùng dân tộc đã lãnh đạo quân ta làm nên chiến thắng oanh liệt trên sông Bạch Đằng từ thế kỷ X đến thế kỷ XVI:

A. Trần Hưng Đạo - Ngô Quyền - Lê Hoàn

B. Ngô Quyền - Trần Hưng Đạo - Lê Hoàn

C. Ngô Quyền - Lê Hoàn - Trần Hưng Đạo

D. Lê Hoàn - Ngô Quyền - Trần Hưng Đạo

Câu 5: Trần Thái Tông viết hai câu thơ:

"Người lính già đầu bạc
Kể mãi chuyện Nguyên Phong"

Để nói về chiến công oanh liệt chống quân xâm lược nào?

A. Mông Cổ (1258)

B. Nhà Minh (1427)

C. Nhà Nguyên (1288)

D. Nhà Tống (1075-1077)

Câu 6: Cuộc chiến tranh Trịnh - Nguyễn, cuộc chiến tranh tương tàn trong lịch sử nước ta kéo dài gần nửa thế kỉ. Đó là khoảng thời gian nào?

A. 1545 - 1592

B. 1627 - 1672

C. 1672 - 692

D. 1592 - 1672

Câu 7: Các vua thời Lê - Lý hàng năm thường về các địa phương để làm gì?

A. Làm lễ cày tịch điền.

B. Cùng nông dân làm công tác thủy lợi.

C. Kiểm tra lại việc ban cấp ruộng đất cho nông dân.

D. Làm lễ cày ruộng công điền.

Câu 8: Xã hội có giai cấp xuất hiện khi nào?

A. Vai trò của người đàn ông được nâng cao.

B. Tư hữu và gia đình phụ hệ xuất hiện.

C. Con cái lấy theo họ bố.

D. Trong xã hội xuất hiện giàu nghèo.

Câu 9: Hãy sắp xếp tên các triều đại phong kiến nước ta theo thứ tự thời gian:

A. Ngô, Đinh - Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ, Lê Sơ, Nguyễn

B. Ngô, Đinh - Tiền Lê, Trần, Lý, Lê Sơ, Hồ, Nguyễn

C. Đinh - Tiền Lê, Trần, Lý, Ngô, Hồ, Lê Sơ, Nguyễn

D. Ngô, Đinh - Tiền Lê, Trần, Lý, Hồ, Lê Sơ, Nguyễn

Câu 10: Tên nước Đại Việt có từ thời vua nào của nhà Lý?

A. Vua Lý Thái Tổ

B. Vua Lý Thái Tông

C. Vua Lý Thánh Tông

D. Vua Lý Nhân Tông

Câu 11: Trong thời gian tồn tại nhà Mạc đã làm được gì cho đất nước?

A. Củng cố được chính quyền từ trung ương tới địa phương.

B. Dẹp yên các thế lực phong kiến, đưa đất nước tránh khỏi sự cát cứ, chia cắt.

C. Giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân.

D. Tất cả các câu trên đều đúng

Câu 12: Ai là người lập ra nhà Minh?

A. Chu Nguyên Chương

B. Lý Tự Thành

C. Lưu Bang

D. Lý Uyên

Câu 13: Bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta có tên là gì? Do ai ban hành?

A. Quốc triều hình luật. Do Lê Thánh Tông ban hành.

B. Hình luật. Do Lý Thánh Tông ban hành.

C. Hoàng triều luật lệ. Do Lý Thánh Tông ban hành.

D. Luật Hồng Đức. Do Lê Thánh Tông ban hành.

Câu 14: Quốc gia cổ Phù Nam được hình thành trên cơ sở nền văn hóa nào?

A. Văn hóa Đồng Nai

B. Văn hóa Đông Sơn

C. Văn hóa Sa Huỳnh

D. Văn hóa Oc-Eo

Câu 15: "Dưới bầu trời rộng lớn không có nơi nào là không phải đất của nhà vua; trong phạm vi lãnh thổ không người nào không phải thần dân của nhà vua". Câu nói trên được thể hiện trong quốc gia cổ đại nào ở phương Đông?

A. Ai Cập

B. Trung Quốc

C. Việt Nam

D. Ấn Độ

---(Để xem tiếp nội dung của đề thi số 5 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---

Trên đây là một phần nội dung Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Lịch Sử 10 năm 2021-2022 có đáp án Trường THPT Tân Phong. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Mời các em tham khảo các tài liệu có liên quan:

Hy vọng bộ đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON