YOMEDIA

Đề cương ôn tập giữa HK2 môn Lịch Sử 10 năm 2021-2022

Tải về
 
NONE

HOC247 xin giới thiệu đến các em học sinh tài liệu Đề cương ôn tập giữa HK2 môn Lịch Sử 10 năm 2021-2022. Tài liệu bao gồm phần lý thuyết và các câu hỏi trắc nghiệm có đáp án đi kèm. Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập hiệu quả và đạt điểm số cao trong kì thi sắp tới.

ATNETWORK

1. Kiến thức trọng tâm

1.1. Phân trắc nghiệm

a) Các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam.

- Biết được quá trình hình thành của các quốc gia: Văn Lang - Âu Lạc, Cham-pa và Phù Nam.

- Hiểu được những nét khái quát về tình hình kinh tế, văn hoá, xã hội của các quốc gia Văn Lang-Âu Lạc; Cham-pa và Phù Nam.

Chủ đề : Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc (Bài 15 & bài 16) (từ thế kỉ II TCN đến đầu thế kỉ X).

- Biết được chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc: tổ chức bộ máy cai trị, bóc lột về kinh tế và đồng hoá về văn hoá.

- Trình bày được những nét chính của một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu: khởi nghĩa Hai Bà Trưng, cuộc khởi nghĩa Lý Bí và sự thành lập nước Vạn Xuân, cuộc khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ, Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng.

- Giải thích được mục đích của các chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc.

- Hiểu được nguyên nhân, ý nghĩa của các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu thời Bắc thuộc.

b) Quá trình hình thành và phát triển của nhà nước phong kiến (Từ thế kỉ X đến thế kỉ XV)

- Nêu được sự thành lập các triều đại phong kiến: Ngô - Đinh - Tiền Lê - Lí - Trần - Hồ - Lê sơ.

- Biết được khái quát sự hình thành nhà nước phong kiến thời Lê Thánh Tông (và) sự hoàn chỉnh của luật pháp qua các bộ luật: Hình thư, Hình luật, Quốc triều hình luật (còn gọi là Luật Hồng Đức

- Hiểu được chính sách đối nội (quan tâm tới đời sống của nhân dân, đoàn kết các dân tộc), đối ngoại (khéo léo song luôn giữ vững tư thế của một quốc gia độc lập, tự chủ).

c) Công cuộc xây dựng và phát triển nền kinh tế trong các thế kỉ X - XV.

- Biết được nông nghiệp ngày càng được mở rộng và phát triển: khai hoang ngày càng gia tăng, nhà nước quan tâm đến đê điều; thủ công nghiệp phát triển: các triều đại đều lập các xưởng thủ công, các nghề trong dân gian ngày càng phát triển và tinh xảo hơn; thương nghiệp ngày càng phát triển ở các đô thị và nông thôn.

- Giải thích vì sao nông nghiệp nước ta thời kì này phát triển.

d) Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỉ X - XV.

- Trình bày những nét khái quát (diễn biến, kết quả, ý nghĩa) của các cuộc kháng chiến: hai lần chống Tống, các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên, chống quân xâm lược Minh và khởi nghĩa Lam Sơn.

- Hiểu được nguyên nhân dẫn đến các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm thế kỉ X – XV.

e) Xây dựng và phát triển văn hoá dân tộc trong các thế kỉ X - XV.

- Biết được những nét chính về tư tưởng và tôn giáo: Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo.

- Trình bày (được) nét chính về nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc.

- Kể được những công trình khoa học đặc sắc.

- Hiểu được sự thay đổi vai trò thống trị về tư tưởng của Phật giáo và Nho giáo.

- Hiểu được sự phát triển của văn học chữ Hán và chữ Nôm.

- Hiểu những nét khái quát về đặc điểm nổi bật của nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc; sự hình thành và phát triển những loại hình sân khấu, đặc biệt là múa rối nước.

f) Những biến đổi của nhà nước phong kiến trong các thế kỉ XVI - XVIII.

- Biết được khái quát về những biến đổi của nhà nước phong kiến trong các thế kỉ XVI – XVIII.

- Giải thích được nguyên nhân sụp đổ của nhà Lê; sự thành lập nhà Mạc; nguyên nhân đất nước bị chia cắt (Bắc triều và Nam triều, Đàng Ngoài và Đàng Trong) và hậu quả của nó.

1.2. Phần tự luận

Câu 1. Hãy phân tích cơ sở và điều kiện hình thành nhà nước Văn Lang.

Nhà nước Văn Lang là nhà nước đầu tiên trong lịch sử nước ta, cũng là một nhà nước ra đời sớm ở khu vực Đông Nam Á. Nhà nước Văn Lang ra đời dựa trên cơ sở và điều kiện giống như sự ra đời của các nhà nước cổ đại trên thế giới (dựa trên ba yếu tố hình thành nhà nước: xã hội phân hóa sâu sắc, yêu cầu thủy lợi và chống ngoại xâm).

- Thời kì đầu của văn hóa Đông Sơn đã tạo ra những chuyển biến quan trọng cho sự ra đời của nhà nước Văn Lang.

- Những cơ sở và điều kiện cho sự ra đời của nhà nước Văn Lang là sự chuyển biến của nền kinh tế, của tình hình xã hội và yêu cầu trị thủy, chống ngoại xâm:

+ Với việc sử dụng công cụ lao động bằng đồng thau trở nên phổ biến và bắt đầu có công cụ bằng sắt→ kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước, dùng cày với sức kéo của trâu bò khá phát triển, săn bắn, chăn nuôi, đánh cá và nghề thủ công: đúc đồng, làm gốm phát triển; phân công lao động giữa thủ công nghiệp và nông nghiệp đã xuất hiện.

+ Chuyển biến xã hội: sự phân hóa giàu nghèo ngày càng phổ biến tuy chưa thật sâu sắc, các công xã thị tộc bị giải thể, công xã nông thôn và gia đình phụ hệ xuất hiện.

+ Yêu cầu trị thủy, chống ngoại xâm trở nên cấp thiết.

Nhà nước Văn Lang ra đời sớm, khoảng đầu thế kỉ VII TCN.

Câu 2. Đánh giá về ý nghĩa của sự phát triển kinh tế trong các thế kỉ X-XV đối với sự phát triển của đất nước.

- Đảm bảo ổn định đời sống nhân dân.

- Xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ.

- Góp phần tạo sức mạnh làm cho đất nước Đại Việt cường thịnh, bảo vệ được nền độc lập dân tộc.

- Tạo điều kiện cho việc xây dựng, phát triển nền văn hóa mang bản sắc dân tộc Việt.

Câu 3. Phân tích nguyên nhân thắng lợi của các cuộc kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê.

-Triều đình nhà Đinh và Thái hậu họ Dương sẵn sàng vì lợi ích dân tộc mà hi sinh lợi ích dòng họ để tạo thuận lợi cho cuộc kháng chiến. Lê Hoàn lên ngôi đã tổ chức kháng chiến chống Tống thắng lợi.

- Sự đồng lòng, quyết tâm đánh giặc của vua và quân dân Đại Cồ Việt.

- Đường lối tổ chức cuộc kháng chiến đúng đắn.

- Sự lãnh đạo sáng suốt, tài giỏi của Lê Hoàn.

Câu 4. Từ các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở thế kỉ X-XV hãy rút ra bài học trong công cuộc bảo vệ tổ quốc hiện nay?

- Kết hợp chặt chẽ hai nhiệm vụ chiến lược dựng nước đi đôi với giữ nước: phát triển kinh tế gắn liền với bảo vệ tổ quốc.

- Chú trọng xây dựng quân đội mạnh, hiện đại đồng thời giáo dục truyền thống yêu nước, tinh thần quyết chiến quyết thắng.

- Xây dựng mối quan hệ ngoại giao tốt đẹp với các nước,chủ động trong việc bảo vệ đất nước.

Câu 5. So sánh cuộc khởi nghĩa Lam Sơn với các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm thời Lý, Trần.

Nội dung so sánh

Khởi nghĩa Lam Sơn

Kháng chiến chống ngoại xâm thời Lý - Trần

Giống nhau

- Mục đích: vì nền độc lập dân tộc (Thời Lý - Trần: bảo vệ độc lập dân tộc, Lam Sơn: giành lại nền độc lập dân tộc)

- Kết quả: đều giành thắng lợi

Khác nhau

Về tổ chức kháng chiến

Có nhiều khó khăn: chính quyền độc lập tự chủ đã mất, phải bí mật dấy binh khởi nghĩa, bị chính quyền đô hộ nhà Minh đàn áp, không có danh nghĩa chính thức để kêu gọi, tập hợp nhân dân.

Có nhiều thuận lợi: có chính quyền độc lập tự chủ, có điều kiện để thực hiện việc đoàn kết dân tộc.

Về cách thức tiến hành

Lúc đầu bị động, giai đoạn sau mới giành quyền chủ động.

Chủ động, buộc kẻ thù phải đánh theo cách đánh của ta.

2. Bài tập tự luyện

Câu 1: Dưới thời Lý – Trần, tôn giáo có vị trí đặc biệt quan trọng và rất phổ biến trong nhân dân là

A. Phật giáo

B. Đạo giáo

C. Nho giáo

D. Kitô giáo

Câu 2: Sau khi chiếm được Âu Lạc, nhà Triệu đã thực hiện chính sách gì để tổ chức bộ máy cai trị?

A. Chia Âu Lạc thành 3 quân, sáp nhập vào quân Giao Chỉ.

B. Chia Âu lạc thành nhiều châu để dễ bề cai quản.

C. Tăng cường kiểm soát, cử quan lại cai trị đến cấp huyện.

D. Chia Âu Lạc thành 2 quận, sáp nhập vào quốc gia Nam Việt.

Câu 3: Các triều đại phong kiến phương Bắc đã truyền bá tôn giáo nào vào nước ta?

A. Kitô giáo.

B. Nho giáo.

C. Phật giáo.

D. Đạo giáo.

Câu 4: Nhận xét nào sau đây phản ánh chính xác về tổ chức bộ máy nhà nước Văng Lang – Âu Lạc?

A. chưa khoa học, chưa phù hợp.

B. sơ khai, đơn giản.

C. hoàn chỉnh, chặt chẽ.

D. phức tạp.

Câu 5: Giáo dục nho giáo từ thế kỉ XI đến XV ở nước ta có gì hạn chế?

A. Không khuyến khích việc học hành thi cử

B. Không tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế

C. Nội dung chủ yếu là kinh sử

D. Chỉ con em quan lại, địa chủ mới được đi học

Câu 6: Cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên thời Trần có điểm gì khác so với cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý về nghệ thuật quân sự?

A. Thực hiện kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh”.

B. Thực hiện chiến lược “tiên phát chế nhân”.

C. Sử dụng bài thơ thần “Nam quốc sơn hà”.

D. Thực hiện kế hoạch “Vườn không nhà trống”.

Câu 7: Việc tổ chức bộ máy cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc nhằm mục đích cuối cùng là gì?

A. Sáp nhập nước ta vào lãnh thổ của chúng

B. Thành lập quốc gia mới thần phục phong kiến Trung Quốc

C. Thành lập quốc gia riêng của người Hán

D. Phát triển kinh tế, ổn định đời sống nhân dân Âu Lạc

Câu 8: Chiến thắng nào đánh dấu thắng lợi hoàn toàn của cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý?

A. Chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa.

B. Chiến thắng Chi Lăng – Xương Giang.

C. Chiến thắng Chương Dương.

D. Chiến thắng trên sông Như Nguyệt.

Câu 9: Triều đại phong kiến nào dưới đây đã đặt cơ sở cho sự ra đời của nền giáo dục Đại Việt thời phong kiến?

A. Lý

B. Trần

C. Hồ

D. Lê sơ

Câu 10: Mâu thuẫn bao trùm trong xã hội nước ta thời kì Bắc thuộc là

A. nhân dân ta với chính quyền đô hộ phương Bắc.

B. tư sản với công nhân.

C. địa chủ với nông dân.

D. quý tộc với nông dân.

Câu 11: Việc phát minh ra thuật luyện kim trên đất nước ta không mang ý nghĩa nào sau đây?

A. Tạo ra nguyên liệu làm công cụ, vật dụng mới khá cứng, có thể thay thế đồ đá.

B. Mở đầu cho sự hình thành nền văn hóa Đông Sơn.

C. Công cụ sắc bén hơn, đạt năng suất lao động cao hơn nhiều so với công cụ đá.

D. Đúc được nhiều loại hình công cụ, dụng cụ khác nhau.

Câu 12: Sau chiến thắng Bạch Đằng năm 938, nhân dân ta đã bao nhiêu lần phải đối mặt với quân xâm lược Tống?

A. ba lần.

B. bốn lần.

C. hai lần.

D. một lần.

Câu 13: Cuộc kháng chiến hay khởi nghĩa nào đã mở đầu cho truyền thống kết thúc cuộc chiến tranh một cách mềm dẻo (giảng hòa) để giữ vững hòa hiếu với nước láng giềng của dân tộc ta?

A. Chống Tống thời Tiền Lê

B. Chống Mông – Nguyên thời Trần

C. Chống Tống thời Lý

D. Khởi nghĩa Lam Sơn chống Minh

Câu 14: Cuộc kháng chiến của nhân dân ta do Hai Bà Trưng lãnh đạo thất bại do nguyên nhân nào?

A. Mâu thuẫn trong hàng ngũ lãnh đạo.

B. Không được đông đảo nhân dân ủng hộ.

C. Đường lối kháng chiến chưa đúng đắn.

D. Sự chênh lệch về lực lượng lớn.

Câu 15: Cư dân mở đầu thời đại đồ đồng trên đất nước ta là

A. Cư dân văn hóa ở sông Đồng Nai

B. Cư dân văn hóa Phùng Nguyên

C. Cư dân văn hóa Đông Sơn

D. Cư dân văn hóa Sa Huỳnh

Câu 16: Thơ văn Đại Việt trong các thế kỉ XI đến XV có đặc điểm gì nổi bật?

A. Thể hiện lòng yêu nước, ca ngợi anh hùng dân tộc.

B. Phát triển thịnh đạt thể loại truyện ngắn chữ Nôm.

C. Văn học viết bằng chữ quốc ngữ dần hình thành.

D. Chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của văn học phương Tây.

Câu 17: Người có công lớn xây dựng vương triều Trần và có Câu nói nổi tiếng: “Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo!” là

A. Trần Quốc Tuấn

B. Trần Thủ Độ

C. Trần Thừa

D. Trần Quang Khải

Câu 18: Nhà sử học Ngô Thì Sĩ ở thế kỉ XVII có viết: “Những chiến công các đời Đinh, Lê, Lý, Trần vẫn còn nhờ vào uy thanh lẫm liệt để lại ấy…là vũ công cao cả, vang dội đến nghìn thu, há phải chỉ lừng lẫy ở một thời bấy giờ mà thôi đâu”. Nhận xét trên đề cập đến chiến thắng nào của nhân dân ta trong thế kỉ X?

A. Chiến thắng Bạch Đằng năm 938.

B. Khúc Thừa Dụ giành quyền tự chủ năm 905.

C. Dương Đình Nghệ đánh bại quân xâm lược Nam Hán năm 931.

D. Khúc Hạo thực hiện cuộc cải cách về nhiều mặt năm 907.

Câu 19: Trong những năm đầu thống trị, nhà Mạc đã phải đối mặt với khó khăn gì lớn nhất là

A. xây dựng chính quyền theo mô hình mới còn bỡ ngỡ.

B. tình trạng phân tán, cát cứ giữa các thế lực còn tồn tại.

C. chịu sức ép từ hai phía nam bắc.

D. sự bất lực và suy sụp của dòng họ Mạc.

Câu 20: Nhân tố nào sau đây đóng vai trò quan trọng đưa tới sự ra đời sớm của nhà nước Văn Lang – Âu Lạc?

A. Sự phân hóa giàu nghèo trở nên phổ biến.

B. Yêu cầu thống nhất toàn bộ lãnh thổ.

C. Hoạt động trị thủy và chống ngoại xâm.

D. Kinh tế có bước chuyển biến rõ nét.

Hướng dẫn giải

1A

2D

3B

4B

5B

6D

13C

7A

8D

9A

10A

11B

12C

14D

15B

16A

17B

18A

19C

20C

 

Trên đây là nội dung Đề cương ôn tập giữa HK2 môn Lịch Sử 10 năm 2021-2022. Để xem toàn bộ nội dung và đáp án đề thi các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính. 

Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em trong học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao.

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
NONE
ON