YOMEDIA

Bộ 5 đề kiểm tra 45 phút môn Hóa học 12 năm 2019-2020 Trường THPT Trường Chinh

Tải về
 
NONE

Dưới đây là Bộ 5 đề kiểm tra 45 phút môn Hóa học 12 năm 2019-2020 Trường THPT Trường Chinh. Tài liệu được biên soạn và tổng hợp với mục đích giúp các em ôn tập kiến thức, củng cố kĩ năng giải bài tập trắc nghiệm, đồng thời tự đánh giá năng lực bản thân, đề ra kế hoạch ôn tập hợp lý. Mời các em cùng tham khảo!

ADSENSE
YOMEDIA

TRƯỜNG THPT TRƯỜNG CHINH

ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT

MÔN HÓA HỌC 12

NĂM HỌC 2019-2020

 

ĐỀ SỐ 1:

I. TRẮC NGHIỆM (6 điểm)

Câu 1: Cho các phát biểu sau:

(a) Protein đơn giản được cấu tạo từ các gốc α-amino axit.

(b) Xenlulozơ, tinh bột thuộc loại polime thiên nhiên.

(c) Phản ứng este hóa giữa axit cacboxylic và ancol (xúc tác H2SO4đặc) là phản ứng một chiều.

(d) Tơ capron, tơ nilon-6,6 đều thuộc loại poliamit.

(e) Saccarozơ và glucozơ đều có phản ứng thủy phân trong môi trường axit.

Số phát biểu đúng là:

     A. 2.                               B. 5.                               C. 4.                               D. 3.

Câu 2: Thủy phân hoàn toàn 1 mol peptit Gly-Ala-Gly-Val cần dùng x mol H2O. Giá trị của x là

     A. 3.                               B. 4.                               C. 1.                               D. 2.

Câu 3: Cho 11,79 gam hỗn hợp gồm glyxin và metyl amin tác dụng vừa đủ với dung dịch KOH, thu được dung dịch X chứa 13,56 gam muối. Cho X tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là

     A. 16,170.                      B. 19,455.                      C. 22,245.                      D. 15,075.

Câu 4: Trong các polime sau đây: (1)tơ tằm; (2) sợi bông; (3) len; (4) tơ enang; (5)tơ visco;

(6)nilon-6,6; (7) tơ xenlulozơ axetat. Loại tơ có nguồn gốc từ xenlulozơ là

     A. (2), (5), (7).                B. (3), (5), (7).                C. (2), (3), (6).                D. (1), (2), (3).

Câu 5: Xà phòng hóa hoàn toàn hỗn hợp X gồm C3H6O2 và C4H8O2thu được muối natri của axit cacboxylic Y (Y không tráng gương) và hỗn hợp hai ancol đồng đẳng kế tiếp nhau. Công thức của Y là

     A. C3H7COOH.             B. HCOOH.                   C. C2H5COOH.             D. CH3COOH.

Câu 6: Xà phòng hóa hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm etyl axetat và tripanmitin cần dùng 1 lít dung dich NaOH 2M, thu được hỗn hợp muối, ancol etylic và 55,2 gam glixerol. Giá trị m là

     A. 501,2.                        B. 606,8.                        C. 483,6.                        D. 524,7.

Câu 7: Cho m gam hỗn hợp E gồm peptit X (C7HyOzNt) và peptit Y (C11H20N4O5) tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch NaOH 2M, sau phản ứng thu được muối natri của glyxin, alanin và valin. Trong đó muối của val bằng 8,34 gam. Biết X, Y đều mạch hở. Giá trị của m là

     A. 17,94.                        B. 21,34.                        C. 19,31                         D. 16,2.

Câu 8: Cho dãy các chất sau: (1) HOOC-(CH2)2-CH(NH2)-COOH, (2) C6H5-NH3Cl,

 (3) CH3NH2, (4) H2N-CH2-COOH. Số chất trong dãy đổi màu quỳ tím sang đỏ là

     A. 1.                               B. 2.                               C. 4.                               D. 3.

Câu 9: Chất nào sau đây thuộc loại đisaccarait?

     A. Tinh bột.                    B. Glucozơ.                    C. Xenlulozơ.                D. Saccarozơ.

Câu 10: Cho hỗn hợp X gổm tristearin và axit oleic tác dụng hết với dung dịch NaOH, thu được glixerol và hỗn hợp gồm natrioleat và muối Y. Công thức của Y là

     A. C17H31COONa.         B. C15H31COONa.         C. C17H35COONa.         D. C17H33COONa.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 2:

I. TRẮC NGHIỆM (6 điểm)

Câu 1: Cho các dung dịch: C6H5NH2 (anilin), CH3NH2, H2N-[CH2]4-CH(NH2)-COOH vàH2NCH2COOH. Số dung dịch làm đổi màu phenolphtalein là

     A. 3.                               B. 4.                               C. 1.                               D. 2.

Câu 2: Polime thiên nhiên X được sinh ra trong quá trình quang hợp của cây xanh. Ở nhiệt độ thường, X tạo với dung dịch iot hợp chất có màu xanh tím. Polime X là

     A. saccarozơ.                 B. xenlulozơ.                  C. tinh bột.                     D. glicogen.

Câu 3: Những tính chất vật lí chung cả kim loại (dẫn điện, dẫn nhiệt, dẻo, ánh kim) gây nên bởi

     A. Tính chất của kim loại.

     B. Khối lượng riêng của kim loại.

     C. Cấu tạo mạng tinh thể của kim loại.

     D. Sự có mặt của các electron tự do trong mạng tinh thể kim loại.

Câu 4: Chất có phản ứng màu biure là

     A. Chất béo.                   B. Protein.                      C. Saccarozơ.                 D. Tinh bột

Câu 5: Kim loại có khối lượng riêng nhỏ nhất là

     A. Li.                              B. Al                              C. Cs                              D. Hg.

Câu 6: Kim loại Fe không phản ứng với dung dịch

     A. AgNO3                      B. HCl.                           C. NaNO3.                     D. CuSO4

Câu 7: Phát biểu nào sau đâylà đúng?

     A. Ở điều kiện thường, tất cả các kim loại đều ở trạng thái rắn.

     B. Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là tính khử.

     C. Trong một chu kì, bán kính nguyên tử kim loại nhỏ hơn bán kính phi kim.

     D. Tất cả các kim loại đều chỉ có một số oxi hoá duy nhất trong các hợp chất.

Câu 8: Cho dãy các kim loại: Fe, Cu, Mg, Na. Kim loại trong dãy có tính khử yếu nhất là

     A. Na.                            B. Fe                              C. Cu                             D. Mg.

Câu 9: Kim loại nào sau đây có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất?

     A. K.                              B. Hg.                            C. Li.                              D. Na.

Câu 10: Hòa tan hoàn toàn 13,8 gam hỗn hợp X gồm Al, Fe vào dung dịch H2SO4 loãng, thu được 10,08 lít khí (đktc). Phần trăm về khối lượng của Al trong X là

     A. 39,13%.                     B. 76,91%.                     C. 58,70%.                     D. 20,24%.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 3:

A-TRẮC NGHIỆM (5 điểm)

Câu 1: Hợp chất X có công thức cấu tạo: CH3OOCCH2CH3. Tên gọi của X là

     A. etyl axetat.                 B. metyl axetat.              C. propyl axetat.             D. metyl propionat.

Câu 2: Chất có không khả năng tham gia phản ứng tráng bạc là

     A. vinyl fomat.                B. glucozơ.                     C. andehit axetic.            D. tristearin.

Câu 3: Chất thuộc loại monosaccarit là

     A. saccarozơ.                  B. glixerol.                      C. glucozơ.                     D. xenlulozơ.

Câu 4: Chất có khả năng thủy phân trong môi trường kiềm là

     A. anilin.                         B. tinh bột.                      C. glucozơ.                     D. triolein.

Câu 5: Số amin có công thức phân tử C3H9N là

     A. 2.                                B. 4.                                C. 5.                                D. 3.

Câu 6: Etyl fomat là chất có mùi thơm, không độc, được dùng làm chất tạo hương trong công nghiệp thực phẩm, có phân tử khối là

     A. 60.                              B. 68.                              C. 74.                              D. 88.

Câu 7: Trieste của glixerol với axit stearic có công thức cấu tạo thu gọn là

     A. (C17H33COO)3C3H5.   B. (C17H35COO)3C3H5.   C. (C17H31COO)3C3H5.   D. (C15H31COO)3C3H5.

Câu 8: Amin có lực bazơ yếu hơn NH3

     A. C6H5NH2.                   B. C2H5NH2.                   C. CH3NH2.                    D. CH3-NH-CH3.

Câu 9: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về tinh bột?

     A. Tinh bột là đồng phân của xenlulozơ.

     B. Thủy phân hoàn toàn thu được glucozơ.

     C. Công thức của tinh bột có thể viết [C6H7O2(OH)3]n.

     D. Tan nhiều trong nước, có vị ngọt.

Câu 10: Saccarozơ và glucozơ đều có phản ứng

     A. cộng H2 (Ni, to).                                                 B. với dung dịch AgNO3/NH3.

     C. thủy phân.                                                          D. với Cu(OH)2.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 4:

Câu 1: Al có tính khử mạnh hơn kim loại nào?

     A. Mg.                             B. Na.                             C. Fe.                              D. Ca.

Câu 2: Trong công nghiệp, Mg được điều chế bằng cách nào dưới đây?

     A. Điện phân nóng chảy MgCl2.                            B. Điện phân dung dịch MgSO4.

     C. Cho kim loại Fe vào dung dịch MgCl2.             D. Cho kim loại K vào dung dịch Mg(NO3)2.

Câu 3: Chất nào sau đây làm mất tính cứng của nước cứng vĩnh cửu?

     A. NaCl.                          B. Na2CO3.                     C. NaNO3.                      D. HCl.

Câu 4: Hòa tan hoàn toàn 5,85 gam bột kim loại M vào dung dịch HCl, thu được 7,28 lít khí H2 (đktc). Kim loại M là

     A. Fe.                              B. Ca.                              C. Mg.                             D. Al.

Câu 5: Khi điện phân Al2O3 nóng chảy (điện cực bằng than chì). Khí nào sau đây không sinh ra ở điện cực anot?

     A. O2.                              B. H2.                              C. CO.                            D. CO2.

Câu 6: Oxit nhôm không có tính chất hoặc ứng dụng nào sau đây?

     A. Có nhiệt độ nóng chảy cao.                               B. Dễ tan trong nước.

     C. Dùng để điều chế nhôm.                                    D. Là oxit lưỡng tính.

Câu 7: Kim loại nào sau đây tác dụng với nước ở nhiệt độ thường?

     A. Fe.                              B. Al.                              C. Na.                             D. Mg.

Câu 8: Một loại nước cứng khi đun sôi thì mất tính cứng. Trong loại nước cứng này có hòa tan những hợp chất nào sau đây?

     A. Ca(HCO3)2, MgCl2.                                           B. Ca(HCO3)2, Mg(HCO3)2.

     C. Mg(HCO3)2, CaCl2.                                           D. CaSO4, MgCl2.

Câu 9: Nhôm oxit (Al2O3) không có trong thành phần của quặng hoặc khoáng chất nào?

     A. Criolit.                        B. Đất sét.                       C. Boxit.                         D. Mica.

Câu 10: Cho 0,78 gam kim loại M tác dụng hết với H2O, thu được 0,01 mol khí H2. Kim loại M là

     A. Na.                             B. Ba.                              C. K.                               D. Mg.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 5:

Câu 1: Polime nào sau đây được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng?

     A. Poli(hexametylen adipamit).                              B. Poliacrilonitrin.

     C. Polistiren.                                                           D. Poli(metyl metacrylat).

Câu 2: Số liên kết peptit có trong phân tử Ala-Gly-Val-Gly-Ala là

     A. 3.                                B. 5.                                C. 4.                                D. 2.

Câu 3: Cho peptit có cấu tạo: Ala-Phe-Val-Gly, amino axit đầu C là

     A. phenyl alanin.             B. valin.                          C. alanin.                         D. glyxin.

Câu 4: Phát biểu nào sau đây là đúng?

     A. H2N-CH2-CH2-CO-NH-CH2-COOH là một đipeptit.

     B. Tất cả các peptit đều có phản ứng màu biure.

     C. Glyxin, alanin và valin là các α–amino axit.

     D. Anilin tác dụng với nước brom tạo kết tủa màu vàng.

Câu 5: Chất nào sau đây vừa phản ứng với dung dịch HCl, vừa phản ứng với nước brôm?

     A. Anilin.                        B. Metylamin.                 C. Glyxin.                       D. Alanin.

Câu 6: Lòng trắng trứng và Gly-Ala đều có phản ứng

     A. với Cu(OH)2.             B. thủy phân.                  C. trùng ngưng.              D. tráng bạc.

Câu 7: Chất nào sau đây thuộc loại amin bậc một?

     A. CH3CH2NHCH3.       B. CH3NHCH3.              C. (CH3)3N.                    D. CH3NH2.

Câu 8: Phát biểu nào sau đây sai?

     A. Dung dịch axit glutamic làm quì tím chuyển màu hồng.

     B. Anilin có lực bazơ mạnh hơn amôniăc.

     C. Amino axit là hợp chất hữu cơ tạp chức.

     D. Khi đun nóng, lòng trắng trắng sẽ đông tụ lại.

Câu 9: Quá trình kết hợp nhiều phân tử nhỏ (monome) thành phân tử lớn (polime) đồng thời giải phóng những phân tử nhỏ khác (thí dụ H2O) được gọi là phản ứng

     A. xà phòng hóa.             B. thủy phân.                  C. trùng hợp.                  D. trùng ngưng.

Câu 10: Thủy phân peptit Gly-Ala-Phe-Gly-Ala-Val thu được bao nhiêu đipeptit chứa Gly?

     A. 1.                                B. 3.                                C. 4.                                D. 2.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

...

Trên đây là phần trích dẫn Bộ 5 đề kiểm tra 45 phút môn Hóa học 12 năm 2019-2020 Trường THPT Trường Chinh, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy. 

Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF