YOMEDIA

Bộ 5 đề kiểm tra 1 tiết chương 5 môn Hóa học 8 năm 2019-2020

Tải về
 
NONE

Học 247 giới thiệu đến các em Bộ 5 đề kiểm tra 1 tiết chương 5 môn Hóa học 8 năm 2019-2020 được sưu tầm và chọn lọc gửi đến các em học sinh lớp 8. Tài liệu gồm 5 đề thi có cấu trúc gồm 2 phần trắc nghiệm và tự luận giúp các em ôn tập và củng cố lại các kiến thức đã học, chuẩn bị thật tốt cho các kì thi phía trước. Chúc các em học tốt!

ATNETWORK
YOMEDIA

BỘ 5 ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT CHƯƠNG 5 MÔN HÓA HỌC 8

 

ĐỀ SỐ 1

Phần I.Trắc nghiệm khách quan

Câu 1.Axit là chất làm cho quỳ tím chuyển sang màu:

A.Xanh

B.Đỏ

C.Tím

D.Không xác định

Câu 2.Chất nào dưới đây có thể dùng để điều chế được hiđrô khi cho tác dụng với dung dịch HCl

A.Cu

B.Ag

C.H2O

D.Zn

Câu 3.Dãy chất nào dưới đây gồm các axit có oxi:

A.HCl,H2S,HNO3

C.HCl,H2SO4,HNO3

B.H2SO4,HNO3,H3PO4

D.H2S,HNO3,H2SO4

Câu 4.Dãy chất nào sau đây gồm các bazo tan trong nước:

A.Cu(OH)2,NaOH,FeCl3

C.KOH,NaOH,Ba(OH)2

B.NaOH,HCl,K2O

D.KCl,Fe(OH)3,Ba(OH)2

Câu 5.Dãy chất nào tác dụng với nước:

A.SO3,CaO,P2O5

C.Al2O3,SO3,CaO

B.Na2O,CuO,P2O5

D.CuO,Al2O3,Na2O

Câu 6.Khí X có tỷ khối với H2 là 8,5g.X là khí nào cho dưới đây:

A.SO2

B.NH3

C.O2

D.Cl2

Phần II.Tự luận

Câu 1.Hoàn thành các phương trình phản ứng sau:

a.   P     +   …… → P2O5

b.  Al    +   HCl →

c. …..  +  ……→  MgO

d.  Na  + H2O   →  ……  +…….

Câu 2.Hãy nhận biết từng chất trong  nhóm chất sau bằng phương pháp hóa học: H2O,dung dịch HCl,dung dịnh NaOH.

Câu 3.Cho 13gam Zn phản ứng hoàn toàn với dung dịnh HCl dư.

a.Viết phương trình hóa học xảy ra.

b.Tính thể tích H2 ở điều kiện tiêu chuẩn.

c.Nếu dùng toàn bộ lượng H2 bay ra ở trên đem khử 12g bột CuO ở nhiệt độ cao thì chất nào còn dư?dư bao nhiêu gam.

 

ĐỀ SỐ 2

A. Trắc nghiệm:

Câu 1 :

 a) Ta thu khí hiđro được bằng cách đẩy nước  do :

A. Khí hiđro nhẹ hơn không khí                     B. Khí hiđro tan trong nước                   

C. Khí hiđro nhẹ hơn nước.                            D. Khí hiđro không tan trong n­ước .

b) Dựa vào tính nhẹ nhất trong các khí ta có thể :

A. Thu khí hiđro vào lọ .                                       

B. Thu khí hiđro vào lọ bằng cách úp miệng lọ xuống và thu khí hiđro.

C. Thu khí hiđro vào lọ bằng cách đẩy nước.

D. Thu khí hiđro vào lọ bằng cách đặt đứng lọ .                                                   

c). Trong các ph­ương án nào sau đây, có tất cả các chất phản ứng với hđro.

A. CuO, C, H2, NaCl                                                              B. Fe2O3, C, O2, CuO                                          

C. Fe2O3 , FeO, S, Al, CH4                                                     D. Cả phương án A,C.

 d) Trong phòng thí nghiệm người ta điều chế hiđro từ :

A. dd HCl và Zn , Al.                            B. Nước                     

C. Các hợp chất giàu hiđro.                 D. Cả A, B, C.

Câu 2

a). Sự khử là :

A. Sự phân hủy hợp chất giàu hđro

B. Sự tác dụng của hiđro với oxit kim loại.

C. sự tác dụng của khí hiđro với dung dịch axit.                  

D.Sự tách oxi khỏi hợp chất.

 b). Trong các phản ứng sau đây :

1  - H2   + CuO  →   Cu + H2O                                             

2  - CH4 + 2O2   →  CO2  + 2H2O

3  - Zn   + 2HCl  →   ZnCl2 + H2                                          

4  - 4P   + 5O2  →   2P2O5.

A. 4 là phản ứng hóa hợp; 1,3 là phản ứng thế.                     

B. 3 là phản ứng, 1, 4 là phẩn ứng thế.

C. 1, 2, 3 là phản ứng thế, 4 là phản ứng hóa hợp.                

D. 1 là phản ứng hóa hợp, 2, 3, 4 là phản ứng thế.

c). Ph­ương án nào sau đây chỉ các c hợp chất toàn hợp chất axit:

A. ZnCl2, HCl, HNO3.                                              B. HCl, H2SO4, HNO3.

C. AlCl3, HCl , ZnSO4.                                             D. Cả A, B, C đều sai.

d). Ta có thể sử dụng điều kiện nào sau đây để thử độ tinh khiết của khí hiđro khi thu:

A. Vì khí hiđro phản ứng được với oxi.      

B. Vì khí hi đro nhẹ hơn không khí.

C. Vì khí hi đro gây ra phản ứng cháy với khí hđro và đồng thời gây ra hiện tượng nổ.

D. Ý khác.

B. Tự luận:

Câu 3. (2 điểm) Cân bằng phương trình phản ứng hóa học sau :

A. PbO        +  H2    →    Pb          + H2O

B. Fe3O4      +   H2         Fe          + H2O

C. H2SO4     +  Al      →  Al2(SO4)3 + H2

D. HCl         +  Fe    →   FeCl2       +  H2

Câu 4. Hoà thành sơ đò phản ứng hóa học sau đây:

Fe → Fe2O3 → Fe  → FeCl2  →  FeCl3

5. Dẫn V lít khí hiđro (đktc) đi qua16 gam  bột CuO nung nóng, sau phản ứng hoàn toàn thu đ­ược m (gam) chất rắn màu gạch và hỗn hợpp khí A.

a. Viết ph­ương trình phản ứng ? Tính m ?

b. Nếu dùng l­ượng khí A  trên cho tác dụng vớii khí  oxi thì hết 1,12 (l) khí oxi ở điều kiện tiêu chuẩn. Tính V ?

 

---(Để xem nội dung chi tiết từ đề số 3, số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 5

I. Trắc nghiệm khách quan:

Câu 1: Khí Hiđro được dùng để nạp vào khí cầu vì:

A. Khí H2 là đơn chất.                                            B. Khí H2 là khí nhẹ nhất.

C. Khí H2 khi cháy tỏa nhiều nhiệt.                        D. Khí H2 có tính khử.

Câu 2: Phản ứng của khí H2 với khí O2 gây nổ khi:

A. Tỉ lệ về khối lượng của H2 và O2 là 2:1

B. Tỉ lệ về số nguyên tử hiđro và oxi là 4:1

C. Tỉ lệ số mol hiđro và oxi là 1:2

D. Tỉ lệ về thể tích khí H2 và khí O2 là 2:1

Câu 3: Dẫn khí H2 dư qua ống nghiệm đựng CuO nung nóng. Sau thí nghiệm, hiện tượng quan sát được là:

A. Có tạo thành chất rắn màu đen vàng, có hơi nước tạo thành.                                         

B. Có tạo thành chất rắn màu đen nâu, không có hơi nước tạo thành.                                           

C. Có tạo thành chất rắn màu đỏ, có hơi nước bám ở thành ống nghiệm.

D. Có tạo thành chất rắn màu đỏ, không có hơi nước bám ở thành ống nghiệm.

Câu 4: Trong các phản ứng sau, phản ứng thế là:

A. Zn  + CuSO4 →  ZnSO4 + Cu                          B. 2KClO3 → 2KCl + 3O2

C. 3Fe  + 2O2  → Fe3O4                                       D. 2Al  + 3Cl2 → 2AlCl3

Câu 5: Ở cùng điều kiện ,hỗn hợp khí nhẹ nhất là:

A.H2 và CO2.                         B. CO và H2       C. CH4 và N2.       D. C3H8 và N2.

Câu 6: Cho các chất sau : Cu, H2SO4, CaO, Mg, S, O2, NaOH, Fe. chất dùng để điều chế khí H2 là:

A. Cu, H2SO4, CaO.                                         C.Mg, NaOH, Fe.

B. H2SO4,  S, O2.                                              D.H2SO4, Mg, Fe.

Câu 7: Tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu sau:

Khí hiđro tác dụng với một số … (1) … kim loại ở nhiệt độ cao tạo thành kim loại và … (2)…

II. Tự luận: 

Câu 1: Có 3 lọ đựng 3 chất khí riêng biệt sau: oxi, hiđro và không khí. Bằng cách nào để nhận biết các khí trong mỗi lọ.

Câu 2: Viết PTHH của phản ứng giữa hiđro với các chất sau : Fe2O3, ZnO, Fe3O4, MgO.

Câu 3: Cho 6,5 g kẽm vào bình dung dịch có chứa 0,25 mol axit clohiđric.

a. Tính thể tích khí hiđro thu được ở điều kiện tiêu chuẩn.

b. Sau phản ứng chất nào còn dư? Tính khối lượng chất dư?

...

Trên đây là trích một phần nội dung Bộ 5 đề kiểm tra 1 tiết chương 5 môn Hóa học 8 năm 2019-2020. Để xem đầy đủ nội dung của đề thi các em vui lòng đăng nhập và chọn Xem online và Tải về.

Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

Chúc các em học tốt!

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON