YOMEDIA

Bộ 4 đề thi HK1 môn Lịch sử 7 có đáp án năm 2021-2022 Trường THCS Điện Biên

Tải về
 
NONE

HOC247 xin giới thiệu đến quý thầy cô giáo và các em học sinh Bộ 4 đề thi HK1 môn Lịch sử 7 có đáp án năm 2021-2022 được biên soạn và tổng hợp từ đề thi của Trường THCS Điện Biên, đề thi gồm có các câu trắc nghiệm với đáp án đi kèm sẽ giúp các em luyện tập, làm quen các dạng đề đồng thời đối chiếu kết quả, đánh giá năng lực bản thân từ đó có kế hoạch học tập phù hợp. Mời các em cùng tham khảo!

ADSENSE

TRƯỜNG THCS ĐIỆN BIÊN

ĐỀ THI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2021 - 2022

Môn LỊCH SỬ 7

Thời gian: 45 phút

1. Đề số 1

I. Phần 1: Trắc nghiệm (5 điểm) Chọn đáp án đúng cho các câu hỏi sau:

Câu 1. Đi đầu trong các cuộc phát kiến địa lý là những quốc gia nào?

A. Anh, Pháp.

B. Pháp, Mĩ.

C. Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha.

D. Anh, Mĩ.

Câu 2. Tên gọi đồng tiền đầu tiên của nước ta dưới thời nhà Đinh là

A. Thái Bình thiên bảo.

B. Thiên Phúc trấn bảo.

C. Thuận Thiên thông bảo.

D. Thái Bình hưng bảo.

Câu 3. Để kỉ niệm chuyến đi vòng quanh Trái Đất đầu tiên, hiện nay nơi nào trên thế giới được mang tên Ma-gien-lan?

A. Mũi cực Nam của Nam Mĩ.

B. Mũi cực Nam của châu Phi.

C. Eo biển giữa châu Á và Bắc Mĩ

D. Eo biển giữa châu Âu và châu Á.

Câu 4. Quốc hiệu nước ta dưới thời nhà Đinh - Tiền Lê là

A. Vạn Xuân.

B. Đại Cồ Việt.

C. Đại Việt.

D. Đại Nam.

Câu 5. Lễ cày tịch điền đầu tiên được thực hiện dưới thời vua nào?

A. Vua Lý Công Uẩn.

B. Vua Đinh Tiên Hoàng.

C. Vua Lê Đại Hành.

D. Vua Trần Nhân Tông.

Câu 6. Trong việc duy trì mối quan hệ với các nước láng giềng, nhà Lý luôn kiên quyết giữ vững nguyên tắc gì?

A. Hòa hảo thân thiện.

B. Đoàn kết tránh xung đột.

C. Giữ vững chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.

D. Mở cửa, trao đổi, lưu thông hàng hóa.

Câu 7. Ai là người đề ra chủ trương “Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đánh trước để chặn mũi nhọn của giặc”?

A. Lý Thường Kiệt.

B. Trần Thủ Độ.

C. Trần Hưng Đạo.

D. Trần Thánh Tông.

Câu 8. Nhà Lý gả công chúa và ban chức tước cho các tù trưởng dân tộc nhằm mục đích gì?

A. Kết thân với các tù trưởng, tăng thêm uy tín, quyền lực của mình.

B. Củng cố khối đoàn kết dân tộc, tạo sức mạnh trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

C. Với tay nắm các vùng dân tộc ít người.

D. Kéo các tù trưởng về phía mình, tăng thêm sức mạnh chống ngoại xâm.

Câu 9. Tại sao nhà Tống quyết tâm xâm chiếm Đại Việt?

A. Do nhà Lý không chấp nhận tước vương của nhà Tống.

B. Do sự xúi giục của Cham-pa.

C. Do khó khăn về tài chính và sự quấy nhiễu của các tộc người Liêu – Hạ ở biên cương.

D. Do giai đoạn này nhà Tống hùng mạnh.

Câu 10. Bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta có tên gọi là

A. Hồng Đức.

B. Quốc triều hình luật.

C. Hình thư.

D. Hình luật.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần nội dung của đề thi số 1 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN

Phần 1: TRẮC NGHIỆM (5,0 điểm)

Mỗi câu đúng cho 0,5 điểm

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đáp án

C

D

A

B

C

C

A

B

C

C

Phần 2. TỰ LUẬN (5.0 điểm)

Câu 1: Nhà Đinh đã làm gì để xây dựng đất nước?

- Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi hoàng đế (Đinh Tiên Hoàng), đặt tên nước là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư (Ninh Binh).

- Lấy niên hiệu là Thái Bình, sai sứ sang giao hảo với nhà Tống.

- Phong vương cho các con, cử các tướng lĩnh như Đinh Điền, Nguyễn Bặc... nắm giữ các chức vụ quan trọng.

- Xây dựng cung điện, đúc tiền, dùng hình phạt khắc nghiệt đối với những kẻ phạm tội.

Câu 2: Sự thành lập nhà Lý.

- Năm 1005, vua Lê Đại Hành mất, Lê Long Đĩnh lên ngôi. Năm 1009, Lê Long Đĩnh mất. Triều đình suy tôn Lý Công Uẩn lên làm vua.

- Năm 1010, Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư về Đại La và đổi tên là Thăng Long.

- Thế kỉ XI, Thăng Long vừa là kinh đô của nước Đại Việt vừa là thành thị có quy mô lớn trong khu vực và trên thế giới lúc bấy giờ.

- Năm 1054, nhà Lý đổi tên nước là Đại Việt.

Việc nhà Lý dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long có ý nghĩa:

- Dời đô về Thăng long với vị trí trung tâm đất nước, có nhiều điều kiện thuận lợi để bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước về nhiều mặt hơn ở Hoa Lư.

- Thể hiện quyết định sáng suốt của vua Lý Công Uẩn, tạo đà cho sự phát triển đất nước.

2. Đề số 2

Phần I. Trắc nghiệm khách quan (3 điểm)

Câu 1. Hãy khoanh tròn chỉ một chữ cái in hoa đứng trước câu trả lời đúng

1. Nông nô được hình thành chủ yếu từ:

A. Tướng lĩnh quân sự

B. Nông dân, nô lệ

C. Quý tộc

D. Nô lệ

2. Hệ tư tưởng và đạo đức chính thống của giai cấp phong kiến Trung Quốc là:

A. Phật giáo

B. Đạo giáo

C. Nho Giáo

D. Lão giáo

3. Người đã dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất nước ta vào thế kỉ X là:

A. Ngô Quyền

B. Đinh Bộ Lĩnh

C. Lê Hoàn

D. Nguyễn Huệ

4. Giai cấp địa chủ và nông dân tá điền là hai giai cấp chính của:

A. Xã hội chiếm hữu nô lệ

B. Xã hội nguyên thuỷ

C. Xã hội phong kiến

D. Xã hội tư bản chủ nghĩa

5. Lý Thường Kiệt xây dựng phòng tuyến chống quân Tống (thế kỉ XI) tại:

A. Ải Chi Lăng

B. Dọc sông Cà Lồ

C. Cửa sông Bạch Đằng

D. Dọc sông Cầu

6. Nhà Lý xây dựng Văn miếu – Quốc Tử Giám để làm nơi:

A. Hội họp các quan lại

B. Đón các sứ giả nước ngoài

C. Vui chơi giải trí

D. Dạy học cho con vua, quan, mở trường thi

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần nội dung của đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN

Phần I. Trắc nghiệm khách quan (3 điểm)

Câu 1 (3 điểm). Mỗi ‎ ý đúng cho 0,5 điểm

1. B; 2. C; 3. B; 4. C; 5. D; 6. D

Phần II. Tự luận (7 điểm)

Câu 2 (2 điểm)

- Tư tưởng: Nho giáo...

- Văn học: những nhà văn và tác phẩm nổi tiếng.

- Khoa học kĩ thuật: giấy, in, la bàn, thuốc súng,...

- Nghệ thuật:...

Câu 3 (3 điểm)

- Năm 1075 nhà Lý chủ trương tập kích sang Châu Ung, Châu Khâm, Châu Liêm (đất Tống) giành thế chủ động, bất ngờ.

- Xây dựng phòng tuyến sông Cầu.

- Tấn công để tự vệ

- Cuối năm 1077, đọc bài thơ “Thần”.

- Cuối năm 1077 vượt sông Như Nguyệt tập kích doanh trại địch.

- Chủ động kết thúc chiến tranh bằng thương lượng, giảng hoà.

Câu 4 (2 điểm).

- Đập tan âm mưu xâm lược thôn tính Đại Việt của nhà Tống.

- Thể hiện lòng yêu nước, ý thức độc lập dân tộc...

3. Đề số 3

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (3đ):

Câu 1: Nhân tố cuối cùng, có tính chất quyết định, dẫn tới sự suy sụp của các vương quốc ở Đông Nam Á là gì?

A. Phong trào khởi nghĩa của nông dân.

B. Sự xâm nhập của chủ nghĩa tư bản phương Tây.

C. Sự xung đột giữa các nước Đông Nam Á.

D. Sự nổi dậy của cát cứ, địa phương ở từng nước.

Câu 2: Vì sao luật pháp thời Lý nghiêm cấm việc giết mổ trâu, bò?

A. Để bảo vệ sản xuất nông nghiệp.

B. Đạo Phật được đề cao nên cấm sát sinh.

C. Trâu bò là động vật quý hiếm.

D. Trâu bò là động vật linh thiêng.

Câu 3: Bộ chính sử đầu tiên của nước ta có tên là gì?

A. Việt Nam sử lược (Trần Trọng Kim)

B. Đại Việt sử ký toàn thư (Ngô Sỹ Liên)

C. Đại Việt sử ký (Lê Văn Hưu)

D. Khâm định Việt sử thong giám cương mục (Quốc sử quán triều Nguyễn)

Câu 4: Vì sao Nho giáo được trọng dụng dưới thời Trần?

A. Do nhu cầu xây dựng bộ máy nhà nước của giai cấp thống trị

B. Có nhiều nhà nho giỏi

C. Do Phật giáo đã quá phát triển

D. Đáp án B, C đúng

Câu 5: Nối các mốc thời gian với các sự kiện lịch sử tương ứng:

Thời gian

Đáp án

Sự kiện

1. Năm 968

2. Năm 1226

3. Năm 1010

4. Năm 1400

5. Năm 1258-1288

 

a. Nhà Trần thành lập

b. Lý Công Uẩn dời đô về Đại La, đổi tên thành Thăng Long.

c. Đinh bộ Lĩnh lên ngôi hoàng đế.

d. Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên.

PHẦN II: TỰ LUẬN

Câu 6 (3đ)

a) Giáo dục và văn hóa thời Trần được phát triển như thế nào?

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần nội dung của đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (3đ) (Từ câu 1 đến câu 4, mỗi ý đúng được 0.5đ):

1.B

2.A

3.C

4.A

Câu 5 (mỗi ý đúng được 0.25đ): 1.c 2.a 3.b 5.d

PHẦN II: TỰ LUẬN (7đ)

Câu 6

HS phải trả lời được các ý cơ bản sau:

a) * Giáo dục:

- Năm 1070, xây dựng Văn Miếu.

- Năm 1075, mở khoa thi đầu tiên.

- Năm 1076, xây dựng Quốc Tử Giám => trường đại học đầu tiên của nước ta.

- Văn học chữ Hán bước đầu phát triển.

=> Nhà Lý rất quan tâm đến giáo dục.

- Đạo Phật được coi trọng và phát triển.

* Văn hóa:

- Văn hóa dân gian đa dạng, phổ biến thường xuyên, tạo sự bình đẳng trong xã hội.

- Kiến trúc, điêu khắc phát triển, tiêu biểu là hình rồng thời Lý.

=> Nền văn hóa mang tính dân tộc – văn hóa Thăng Long.

b) Tùy vào khả năng liên hệ thực tế và đánh giá của HS để cho điểm

Câu 7

a) Nội dung cải cách:

- Chính trị: + Cải tổ hàng ngũ quan lại.

+ Đổi tên một số đơn vị hành chính.

+ Cử quan thăm hỏi đời sống nhân dân.

- Kinh tế: + Phát hành tiền giấy.

+ Ban hành chính sách hạn điền.

+ Quy định lại thuế đinh, thuế ruộng.

- Xã hội: + Thực hiện chính sách hạn nô.

+ Cứu đói và chữa bệnh cho nhân dân.

- Văn hóa – giáo dục: + Thay chữ Hán bằng chữ Nôm.

+ Thay đổi chế độ thi cử.

- Quốc phòng: + Tăng quân số, chế tạo nhiều loại súng mới.

+ Phòng thủ nơi hiểm yếu, xây thành kiên cố.

b) Nhận xét (tùy vào khả năng của HS)

4. Đề số 4

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (3 điểm)

Khoanh tròn vào đáp án đúng trong các câu sau:

Câu 1 (0,5 điểm) Người có công đánh dẹp loạn 12 sứ quân thống nhất đất nước, lên ngôi Hoàng đế :

A. Lý Thường Kiệt

B. Lý Công Uẩn

C. Đinh Bộ Lĩnh

D. Ngô Xương Văn

Câu 2 (0,5 điểm) Đơn vị hành chính thời Tiền Lê được chia làm:

A. 9 lộ

B. 10 lộ

C. 14 lộ

D. 24 lộ

Câu 3 (0.5 điểm) Dưới thời Đinh-Tiền Lê, tôn giáo nào được truyền bá rộng rãi ?

A. Nho học

B. Thiên chúa giáo

C. Đạo Phật

D. Đạo Cao Đài

Câu 4 (0,5 điểm) Thời Đinh-Tiền Lê, ruộng đất trong nước nói chung thuộc sở hữu của ai :

A. Của vua

B. Của làng xã

C. Của binh lính

D. Của quý tộc

Câu 5 (1 điểm) Hãy điền tiếp tên các nước còn thiếu

Khu vực Đông Nam Á ngày nay gồm 11 nước: Việt Nam, Thái Lan, Mi-an-ma, Ma-lai-xi-a, Đông Ti-mo, Phi-líp-pin, Bru-nây, ........................

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần nội dung của đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (3 điểm)

Câu 1 –C (0,25 điểm)

Câu 2 –B (0,25 điểm)

Câu 3 –C (0,25 điểm)

Câu 4 –B (0,25 điểm)

Câu 5 Mỗi đáp án đúng (0,25 đ)

Lào, Cam-pu-chia, Xin-ga-po và In-đo-nê-xi-a.

PHẦN II: TỰ LUẬN (7 điểm)

Câu 1.

- Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư (tỉnh Ninh Bình).

- Năm 970, vua Đinh đặt niên hiệu là Thái Bình, phong vương cho các con, cử các tướng thân cận nắm giữ các chức vụ chủ chốt.

- Xây dựng cung điện, đúc tiền..sai sứ sang giao hảo với nhà Tống

Câu 2.

- Về chính trị:

+ Thay thế dần các võ quan cao cấp do quý tộc, tôn thất nhà trần nắm giữ bằng những người không phải họ Trần thân cận với mình.

+ Đổi tên mọt số đơn vị hành chính cấp tấn và quy định cách làm việc của bộ máy chính quyền các cấp. các quan ở triều đình phải về các lộ để nắm sát tình hình.

- Về kinh tế, tài chính:

Phát hành tiền giấy thay cho tiền đồng, ban hành chính sách hạn điền, quy định lại biểu thuế đinh, thuế ruộng.

- Về xã hội: Ban hành chính sách hạn nô, năm đói kém bắt nhà giầu phải bán thóc cho dân.

Về văn hoá, giáo dục: Bắt nhà sư dưới 50 tuổi phải hoàn tục, cho dịch chữ Hán ra chữ Nôm, yêu cầu mọi người phải học.

 

Về quân sự: Thực hiện một số biện pháp nhằm tăng cường củng cố quân sự và quốc phòng.

Câu 3.

- Là người có công lớn trong việc dẹp “Loạn 12 sứ quân”.

- Việc đặt tên nước, chọn kinh đô đã khẳng định đất nước ta là “nước Việt lớn”, nhà Đinh có ý thức xây dựng nền độc lập, tự chủ.

Câu 4.

- Tất cả các tầng lớp nhân dân, các thành phần dân tộc đều tham gia đánh giặc,

- Sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt cho mỗi cuộc kháng chiến.

- Tinh thần hi sinh, quyết chiến quyết thắng của toàn dân mà nòng cốt là quân đội.

 

- Chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của Vương triều Trần.

...

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 4 đề thi HK1 môn Lịch Sử 7 có đáp án năm 2021-2022 Trường THCS Điện Biên. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Mời các em tham khảo tài liệu có liên quan:

Hy vọng bộ đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF