YOMEDIA

Bộ 4 đề thi HK1 môn Lịch Sử 7 có đáp án năm 2021-2022 Trường THCS Yên Nghĩa

Tải về
 
NONE

Nội dung tài liệu Bộ 4 đề thi HK1 môn Lịch Sử 7 có đáp án năm 2021-2022 Trường THCS Yên Nghĩa được HỌC247 biên soạn và tổng hợp dưới đây sẽ hệ thống tất cả các bài tập trắc nghiệm và tự luận có đáp án nhằm giúp bạn đọc củng cố kiến thức lý thuyết và rèn luyện kỹ năng chuẩn bị cho kì thi HK1 sắp tới. Mời các bạn cùng tham khảo.

ATNETWORK

TRƯỜNG THCS YÊN NGHĨA

ĐỀ THI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2021 - 2022

Môn LỊCH SỬ 7

Thời gian: 45 phút

1. Đề số 1

Phần I: Trắc nghiệm

Câu 1: Nhà Trần thay nhà Lý có ý nghĩa như thế nào?

A. Củng cố chế độ quân chủ trung ương tập quyền vững mạnh.

B. Tạo điều kiện cho nền quân chủ phát triển vững mạnh.

C. Làm cho chế độ phong kiến suy sụp.

D. Chứng tỏ nhà Trần mạnh hơn nhà Lý.

Câu 2: Nguyên nhân KHÔNG làm cho nước Đại Việt dưới thời nhà Trần phát triển hơn dưới thời Lý?

A. Thời Trần sử đổi, bổ sung thêm pháp luật.

B. Thời Trần xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng.

C. Thời Trần phục hồi và phát triển kinh tế.

D. Nhà Trần mở rộng lãnh thổ nhờ tấn công các nước lân bang.

Câu 3: Đầu thế kỉ XIII, quân Mông Cổ đã là gì?

A. Lo phòng thủ đất nước.

B. Mở rộng xâm lược các nước vùng lân cận.

C. Mở rộng xâm lược khắp châu Á, châu Âu.

D. Cho sứ giả sang Đại Việt thực hiện chính sách giao bang, hòa hảo.

Câu 4: Trước nguy cơ bị quân Mông xâm lược, triều đình nhà Trần đã có thái độ như thế nào?

A. Kiên quyết chống giặc và tích cực chuẩn bị kháng chiến.

B. Chấp nhận đầu hàng khi sứ giả quân Mông Cổ đến.

C. Cho sứ giả của mình sang giảng hòa.

D. Đưa quân đón đánh giặc ngay tại cửa ải.

Câu 5: Xã hội thời Trần gồm có những tầng lớp nào?

A. Vương hầu, quý tộc – nông dân, nông nô.

B. Vương hầu, quý tộc – nông dân, nô tì, thợ thủ công.

C. Vương hầu, quý tộc – địa chủ, nông dân tự do, nông dân tá điền – thợ thủ công, thương nhân – nô tì, nông nô.

D. Quý tộc – địa chủ - nông dân, nông nô, nông dân tự do, nông dân tá điền.

Câu 6: Thời Trần, những người giàu có trong xã hội có nhiều ruộng đất cho thuê nhưng không thuộc tầng lớp quý tộc là

A. chủ nô.

B. vương hầu.

C. thương nhân

D. địa chủ.

Câu 7: Tình hình kinh tế xã hội nước ta vào cuối thời Trần KHÔNG như thế nào?

A. Nền kinh tế trì trệ, mất mùa liên tục xảy ra.

B. Đời sống của các tầng lớp nhân dân cơ cực, đói khổ.

C. Khởi nghĩa của nông dân và nô tì nổ ra khắp nơi.

D. Kinh tế phát triển, đất nước phồn hoa.

Câu 8: Người nông dân dưới thời Trần cuối thế kì XIV, họ phải bán ruộng, bán vợ, con cho quý tộc, địa chủ thì họ trở thành tầng lớp nào?

A. Nông dân bần cùng.

B. Nông nô.

C. Nô tì.

D. Nô lệ.

Câu 9: Hồ Quý Ly lấy vùng nào làm trung tâm phòng ngự chống lại quân Minh?

A. Đa Bang (Ba Vì, Hà Tây).

B. Đông Đô (Thăng Long).

C. Sông Nhị (Sông Hồng).

D. Thành Tây Đô (thành nhà Hồ).

Câu 10: Nhà Minh đã đổi Quốc hiệu của nước ta thành quận của Trung Quốc đó là quận gì?

A. Quận Cửu Châu.

B. Quận Nhật Nam.

C. Quận Giao Chỉ.

D. Quận Hợp Phố.

Phần II: Tự luận

Câu 1: (2 điểm) Nhà Trần được thành lập trong hoàn cảnh nào ?

Câu 2: (3 điểm) Trình bày guyên nhân thắng lợi và ý nghĩa của ba lần kháng chiến chống Mông-Nguyên?

ĐÁP ÁN PHẦN TRẮC NGHIỆM

1. A

2. D

3. B

4. A

5. C

6. D

7. D

8. C

9. A

10. C

ĐÁP ÁN PHẦN TỰ LUẬN

Câu 1:

Nhà Trần được thành lập trong hoàn cảnh:

- Triều đình nhà Lý suy yếu trầm trọng, xã hội rối loạn, các thế lực cát cứ nổi dậy thống lĩnh các địa phương, các cuộc tranh giành quyền lực của các thủ lĩnh diễn ra liên tục khiến đất nước rơi vào tình trạng hỗn loạn.

- Nhà Trần là một trong số các thủ lĩnh mạnh nhất, đã giúp vua Lý gây dựng lại quyền lực đồng thời nắm quyền lực triều đình trong tay dòng họ mình.

- Trần Thủ Độ nhân cơ hội đó buộc vua Lý Huệ Tông nhường ngôi cho Ly Chiêu Hoàng, sau đó Chiêu Hoàng đế lấy Trần Cảnh và nhường ngôi cho chồng, nhà Trần thành lập.

- Triều đình nhà Lý suy yếu, xã hội rối loạn. Nhà Lý dựa vào thế lực của nhà Trần để tồn tại, đó chính là cơ hội để nhà Trần buộc Lý Chiêu Hoàng (vua cuối cùng của nhà Lý) phải nhường ngôi cho Trần Cảnh. Nhà Trần thành lập.

Câu 2:

- Nguyên nhân thắng lợi:

   + Sự chuẩn bị chu đáo của triều đình và nhân dân.

   + Quan, quân, dân ta đoàn kết, cả dân tộc tham gia đánh giặc.

   + Tinh thần chiến đấu dũng cảm của binh sĩ và nhân dân.

   + Sự chỉ huy tài ba của các vua Trần và các tướng lĩnh, đặc biệt là Trần Hưng Đạo.

- Ý nghĩa lịch sử:

   + Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược Đại Việt của quân Mông-Nguyên bảo vệ được nền độc lập dân tộc.

2. Đề số 2

Phần I: Trắc nghiệm

Câu 1: Một chế độ đặc biệt phổ biến trong triều đình nhà Trần, đó là chế độ gì?

A. Chế độ Nhiếp chính vương.

B. Chế độ Thái Thượng Hoàng.

C. Chế độ lập Thái tử sớm.

D. Chế độ nhiều Hoàng hậu.

Câu 2: Thời Trần, quân đội được tuyển chọn theo chủ trương như thế nào?

A. Quân phải đông, nước mới mạnh.

B. Quân lính cốt tinh nhuệ, không cốt đông.

C. Quân lính vừa đông, vừa tinh nhuệ.

D. Quân đội phải văn võ song toàn.

Câu 3: Khi Mông Cổ cho sứ giả đến đưa thư đe dọa và dụ hàng vua Trần thái độ của vua Trần như thế nào?

A. Trả lại thư ngay.

B. Bắt giam vào ngục.

C. Tỏ thái độ giảng hòa.

D. Chém đầu sứ giả ngay tại chỗ.

Câu 4: Nhân dân Thăng Long thực hiện chủ trương của vua nhà Trần như thế nào khi quân Mông Cổ vào Thăng Long?

A. Kiên quyết chống trả để bảo vệ Thăng Long.

B. “Vườn không nhà trống”.

C. Cho người già, phụ nữ, trẻ con đi sơ tán.

D. Xây dựng phòng tuyến ngăn chặn bước tiến quân xâm lược.

Câu 5: Thời Trần, nhà nước độc quyền quản lí nghề thủ công nào?

A. Chế tạo vũ khí.

B. Dệt vải.

C. Đúc đồng.

D. Làm giấy.

Câu 6: Các vương hầu, quý tộc nhà Trần tiếp tục chiêu tập dân nghèo để làm gì?

A. Luyện tập quân sự, làm đường sá, khai thác mỏ.

B. Làm nghề thủ công, ươm tơ, dệt vải.

C. Khai hoang, lập điền trang.

D. Hầu hạ, phục dịch, làm tôi tớ.

Câu 7: Ai là người dâng sớ đòi chém đầu 7 tên nịnh thần?

A. Nguyễn Phi Khanh.

B. Trần Quốc Tuấn.

C. Trần Khánh Dư.

D. Chu Văn An.

Câu 8: Chính sách cai trị tàn bạo nhất của nhà Minh là gì?

A. Tăng thuế đối với nông dân.

B. Bắt phụ nữ, trẻ em đưa về Trung Quốc làm nô tì.

C. Cưỡng bức nhân dân ta bỏ phong tục tập quán cũ của mình.

D. Tàn sát người dân Đại Việt.

Câu 9: Khởi nghĩa của Trần Ngỗi đánh tan 4 vạn quân Minh ở đâu?

A. Bến Bô Cô (Nam Định).

B. Đồ Sơn (Hải Phòng).

C. Phú Thọ.

D. Thái Nguyên.

Câu 10: Thời Trần, những người giàu có trong xã hội có nhiều ruộng đất cho thuê nhưng không thuộc tầng lớp quý tộc là

A. chủ nô.

B. vương hầu.

C. thương nhân

D. địa chủ.

Phần II: Tự luận

Câu 1: (2 điểm) Trình bày tình hình giáo dục và khoa học thời Trần?

Câu 2: (3 điểm) Tại sao cuộc kháng chiến của nhà Hồ bị thất bại nhanh chóng ?

ĐÁP ÁN PHẦN TRẮC NGHIỆM

1. B

2. B

3. B

4. B

5. A

6. C

7. D

8. C

9. A

10. D

ĐÁP ÁN PHẦN TỰ LUẬN

Câu 1:

- Về giáo dục:

   + Quốc tử giám mở rộng đào tạo con em quý tộc, quan lại.

   + Các lộ, phủ, doanh, kinh thành đều có trường công.

   + Các làng xã có trường tư.

   + Các kỳ thi được tổ chức theo định kỳ và nghiêm ngặt để chọn người tài giỏi.

- Về khoa học:

   + Về sử học: Đại Việt sử ký của Lê Văn Hưu.

   + Quân sự: Binh thư yếu lược của Trần Quốc Tuấn.

   + Y học có công trình nghiên cứu của Tuệ Tĩnh.

Câu 2:

- Đường lối chống giặc sai lầm của nhà Hồ, đã không dựa vào nhân dân để chống giặc mà chỉ chiến đấu đơn độc, không kế thừa được bài học kinh nghiệm quý giá mà trước đó nhà Trần đã thành công trong ba lần kháng chiến chống quân Mông Nguyên. Trong khi quân Minh đang mạnh, nhà Hồ chỉ biết dựa vào các thành lũy để chống giặc.

- Ngoài ra, những hạn chế trong các chính sách cải cách của Hồ Quý Ly lam cho đông đảo quần chúng nhân dân thiếu tin tưởng nên họ không ủng hộ nhà Hồ trong cuộc kháng chiến chống quân Minh.

- Đặc biệt các chính sách của nhà Hồ đã đụng chạm nhiều đến quyền lợi quý tộc nhà Trần nên nhà Hồ không có được sự ủng hộ của nhiều lực lượng quý tộc nhà Trần trước đây.

3. Đề số 3

Phần I: Trắc nghiệm

Câu 1: Đối tượng được tuyển chọn vào cấm quân?

A. Trai tráng khỏe mạnh ở quê hương nhà Trần.

B. Trai tráng khỏe mạnh đủ 18 tuổi.

C. Trai tráng con em quý tộc, vương hầu.

D. Trai tráng con em quan lại trong triều.

Câu 2: Nhà Trần đã có những chủ trương, biện pháp nào để phục hồi và phát triển kinh tế?

A. Tích cực khai hoang, đắp đê, đào sông, nạo vét kênh, lập điền trang.

B. Tích cực khai hoang, chia ruộng đất cho nông dân cày cấy.

C. Phát động chiến tranh, vơ vét của cải của các nước lân bang.

D. Sử dụng ngân khố giúp dân làm nông nghiệp hiệu quả.

Câu 3: Quân đội nhà Trần đã mở cuộc phản công lớn đánh quân Mông Cổ tại đâu?

A. Quy Hóa.

B. Đông Bộ Đầu.

C. Chương Dương.

D. Hàm Tử.

Câu 4: Tình hình ruộng đất tư hữu của địa chủ thời Trần như thế nào?

A. Ngày càng nhiều.

B. Bị nhà nước tịch thu.

C. Ngày càng bị thu hẹp.

D. Bị bỏ hoang nhiều.

Câu 5: Dưới thời Trần nửa sau thế kỉ XIV, hầu hết ruộng đất tập trung trong tay tầng lớp nào?

A. Vương hầu, quý tộc.

B. Vương hầu, quý tộc, nhà chúa, địa chủ.

C. Vương hầu, quý tộc, địa chủ.

D. Vương hầu, quý tộc, nhà chúa, địa chủ, nông dân.

Câu 6: Khi vua ăn chơi sa đọa thì vương hầu, quý tộc có thái độ và hành động như thế nào?

A. Chống lại hành động của vua.

B. Thả sức ăn chơi xa hoa.

C. Nổi dậy chống lại vua.

D. Từ quan về ở ẩn.

Câu 7: Nguyên nhân bùng nổ của các cuộc khởi nghĩa đầu thế kỉ XV?

A. Do chính sách thống trị và bóc lột tàn bạo của quân Minh.

B. Phủ Trần Diệt Hồ.

C. Nhà Minh đồng hóa dân tộc ta.

D. Nhà Minh bắt nhân dân ta theo phong tục của Trung Quốc.

Câu 8: Đặc điểm của các cuộc khởi nghĩa đầu thế kỉ XV là gì?

A. Nổ ra sớm, mạnh mẽ, liên tục, phối hợp chặt chẽ.

B. Nổ ra sớm, khá liên tục, mạnh mẽ nhưng thiếu sự phối hợp.

C. Nổ ra muộn, nhưng phát triển mạnh mẽ.

D. Nổ ra muộn, nhưng phát triển liên tục, phối hợp chặt chẽ.

Câu 9: Các vương hầu, quý tộc nhà Trần tiếp tục chiêu tập dân nghèo để làm gì?

A. Luyện tập quân sự, làm đường sá, khai thác mỏ.

B. Làm nghề thủ công, ươm tơ, dệt vải.

C. Khai hoang, lập điền trang.

D. Hầu hạ, phục dịch, làm tôi tớ.

Câu 10: Trước nguy cơ bị quân Mông xâm lược, triều đình nhà Trần đã có thái độ như thế nào?

A. Kiên quyết chống giặc và tích cực chuẩn bị kháng chiến.

B. Chấp nhận đầu hàng khi sứ giả quân Mông Cổ đến.

C. Cho sứ giả của mình sang giảng hòa.

D. Đưa quân đón đánh giặc ngay tại cửa ải.

Phần II: Tự luận

Câu 1: (2 điểm) Tại sao cuộc kháng chiến của nhà Hồ bị thất bại nhanh chóng?

Câu 2: (3 điểm) Từ nửa sau thế kỉ XIV, dưới thời Trần tình hình kinh tế và đời sống của nhân dân ta như thế nào? Vì sao có tình trạng đó?

ĐÁP ÁN PHẦN TRẮC NGHIỆM

1. A

2. A

3. B

4. A

5. B

6. B

7. A

8. A

9. C

10. A

ĐÁP ÁN PHẦN TỰ LUẬN

Câu 1:

Cuộc kháng chiến của nhà Hồ bị thất bại nhanh chóng bởi vì:

- Do đường lối chống giặc sai lầm của nhà Hồ, đã không biết dựa vào nhân dân, đoàn kết tập hợp nhân dân để chống giặc mà chỉ chiến đấu đơn độc, không kế thừa được bài học quý giá mà trước đó nhà Trần đã thành công trong ba lần kháng chiến chống quân Nguyên – Mông, trong lúc đó, quân Minh đang mạnh mà quân Hồ chỉ còn biết dựa vào thành lũy để chống giặc.

- Thêm vào đó, những hạn chế trong các chính sách cải cách của Hồ Quý Ly làm cho đông đảo quần chúng nhân dân thiếu tin tưởng nên không ủng hộ nhà Hò trong cuộc kháng chiến chống quân Minh.

Câu 2:

- Tình hình kinh tế:

   + Tình hình ruộng đất: Ruộng đất nắm trong tay bọn vương hầu quý tộc, nhà chùa, địa chủ. Ruộng đất ở công làng xã bị xâm lấn, khẩu phần ruộng đất của nông dân bị thu hẹp.

   + Công tác thủy lợi: Không chăm lo tu sửa bảo vệ đê điều, các công trình thủy lợi nên nhiều năm liên bị mất mùa, đói kém.

   + Chính sách thuế khóa: Dân nghèo mỗi năm phải nộp ba quan thuế đinh.

- Đời sống nhân dân: Vô cùng khốn khổ vì bị mất mùa, đói kém, bị bóc lột. Đặc biệt nông dân phải bán ruộng đất, vợ con… cho quý tốc, địa chủ giàu có và bị biến thành nô tì.

- Do nhà Trần chỉ lo ăn chơi xa đọa, lo xây dựng chừa chiền, dinh thự. Nhà Trần không quan tâm đến sản xuất nông nghiệp, không chăm lo đến cuộc sống của nhân dân nên mất mùa, đói kém thường xuyên xảy ra. Quý tộc, địa chủ bóc lột nhân dân ngày càng thậm tệ. Mâu thuẫn nội bộ sâu sắc

→ Chính quyền nhà Trần thối nát

4. Đề số 4

Phần I: Trắc nghiệm

Câu 1: Đê Đỉnh Nhĩ là gì?

A. Đê đắp từ đầu nguồn đến cửa biển.

B. Đê đắp ngang cửa biển.

C. Đê đắp ở đầu nguồn đến cuối sông.

D. Đê đắp ở sông lớn và các nhánh sông.

Câu 2: Tại Bình Lệ Quyên, trước thế giặc mạnh, vua Trần đã có quyết định như thế nào?

A. Lui quân để bảo toàn lực lượng.

B. Dâng biểu xin hàng.

C. Cho sứ giả sang cầu hòa, vừa chuẩn bih lực lượng phản công.

D. Dốc toàn lực phản công.

Câu 3: Thợ thủ công dưới thời Trần đã tập trung về đâu để lập ra các phường nghề?

A. Vân Đồn.

B. Vạn kiếp.

C. Chương Dương.

D. Thăng Long.

Câu 4: Việc trao đổi buôn bán với thương nhân nước ngoài dưới thời Trần được đẩy mạnh ở đâu?

A. Thăng Long.

B. Chương Dương.

C. Vân Đồn.

D. Domea.

Câu 5: Các cuộc khởi nghĩa của nông dân dưới thời nhà Trần vào nửa sau thế kì XIV có kết quả thế nào?

A. Thất bại, bị triều đình đàn áp.

B. Thắng lợi, lập triều đại mới.

C. Giảng hòa với triều đình, các thủ lĩnh ra làm quan.

D. Tự động giải tán nghĩa quân.

Câu 6: Sự bùng nổ các cuộc khởi nghĩa của nông dân sau thế kỉ XIV chứng tỏ điều gì?

A. Nhà Trần đã suy yếu, không còn đảm nhận vai trò ổn định và phát triển đất nước.

B. Nông dân đã giác ngộ và ý thức dân tộc.

C. Sự sụp đổ của nhà Trần là khó tránh khỏi.

D. Triều Trần suy yếu, phe phái trong triều mâu thuẫn.

Câu 7: Đâu không phải nguyên nhân thất bại của các cuộc khởi nghĩa đầu thế kỉ XV?

A. Chưa có một lãnh tụ đủ sức tập hợp toàn dân.

B. Nội bộ những người lãnh đạo có mâu thuẫn.

C. Thiếu sự liên kết, phối hợp giữa các cuộc khởi nghĩa để tạo nên một phong trào chung.

D. Số lượng quân Minh quá đông.

Câu 8: Khởi nghĩa của Trần Ngỗi đánh tan 4 vạn quân Minh ở đâu?

A. Bến Bô Cô (Nam Định).

B. Đồ Sơn (Hải Phòng).

C. Phú Thọ.

D. Thái Nguyên.

Câu 9: Một chế độ đặc biệt phổ biến trong triều đình nhà Trần, đó là chế độ gì?

A. Chế độ Nhiếp chính vương.

B. Chế độ Thái Thượng Hoàng.

C. Chế độ lập Thái tử sớm.

D. Chế độ nhiều Hoàng hậu.

Câu 10: Nhà Trần đã có những chủ trương, biện pháp nào để phục hồi và phát triển kinh tế?

A. Tích cực khai hoang, đắp đê, đào sông, nạo vét kênh, lập điền trang.

B. Tích cực khai hoang, chia ruộng đất cho nông dân cày cấy.

C. Phát động chiến tranh, vơ vét của cải của các nước lân bang.

D. Sử dụng ngân khố giúp dân làm nông nghiệp hiệu quả.

Phần II: Tự luận

Câu 1: (2 điểm) Cải cách của Hồ Quý Ly có tác dụng gì?

Câu 2: (3 điểm) Sự bùng nổ các cuộc khởi nghĩa nông dân, nô tì ở nửa sau thế kỉ XIV nói lên điều gì? Tại sao?

ĐÁP ÁN PHẦN TRẮC NGHIỆM

1. A

2. A

3. D

4. C

5. A

6. A

7. D

8. A

9. B

10. A

ĐÁP ÁN PHẦN TỰ LUẬN

Câu 1:

Yêu cầu học sinh đánh giá được ý nghĩa, tác dụng của những cải cách của Hồ Quý Ly với những nội dung sau (cần có những dẫn chứng cụ thể):

- Góp phần hạn chế tê tập trung ruộng đất của quý tộc, địa chủ, làm suy yếu thế lực quý tộc Trần.

- Tăng nguồn thu của nhà nước, tăng cường quyền lực của nhà nước quân chủ trung ương tập quyền.

- Văn hóa, giáo dục có nhiều tiến bộ.

Câu 2:

- Sự bùng nổ các cuộc khởi nghĩa nông dân, nô tì ở nửa sâu thế kỉ XIV thể hiện mâu thuẫn gay gắt giữa giai cấp thông trị với nông dân, nông nô và nô tì đã phát triển đến tột cùng, không có con đường nào khác nông dân, nông nô, nô tì đã vùng lên mong muốn lật đổ sự thối nát của triều đình nhà Trần nửa sau thế kỉ XIV.

- Do nhà nước không còn quan tâm đến sản xuất nông nghiệp và đời sống nhân dân, chỉ lao vào con đường ăn chơi sa đọa, quý tộc, vường hầu, địa chủ ra sức chiếm ruộng đất, bóc lột nông dân, nông nô và nô tì, do vậy đời sống của họ rất cực khổ.

⇒ Mâu thuẫn giữa giai cấp thông trị và các tầng lớp nong dân, nông nô, nô tì là nguyên nhân dẫn đến các cuộc khởi nghĩa.

...

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 4 đề thi HK1 môn Lịch Sử 7 có đáp án năm 2021-2022 Trường THCS Yên Nghĩa. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Mời các em tham khảo tài liệu có liên quan:

Hy vọng bộ đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON