YOMEDIA

Bộ 3 đề thi HK2 môn Ngữ văn 9 có đáp án năm 2021-2022 trường THCS Bình Châu

Tải về
 
NONE

Kì thi HK2 nhằm đánh giá năng lực học sinh trong suốt một học kì, để giúp các em ôn tập thật tốt và đạt điểm thật cao. Mời các em học sinh cùng tham khảo tài liệu Bộ 3 đề thi HK2 môn Ngữ văn 9 có đáp án năm 2021-2022 trường THCS Bình Châu dưới đây đã được Học247 biên soạn và tổng hợp nhằm giúp các em có kiến thức và tài liệu ôn tập cho kì thi quan trọng sắp tới. Chúc các em sẽ đạt điểm cao nhé!

ATNETWORK

TRƯỜNG THCS

BÌNH CHÂU

ĐỀ THI HỌC KÌ 2

NĂM HỌC 2021 - 2022

Môn: Ngữ văn 9

Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề)

 

ĐỀ THI SỐ 1

I. ĐỌC - HIỂU (3 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

Một ước mơ phù hợp là yếu tố quan trọng góp phần làm nên một việc có ý nghĩa. Ước mơ là hình ảnh của những điều nằm trong tâm trí ta, và nếu bạn là người có quyết tâm thì bạn sẽ tìm cách đạt được nó. Những người làm nên nghiệp lớn trên thế giới đều là những người biết mơ ước.

Ước mơ không bao giờ hình thành ở những người thờ ơ, lười biếng hay thiếu tham vọng. Bạn hãy đặt ra những ước mơ nằm trong khả năng của mình và lên kế hoạch cụ thể để từng bước hiện thực hóa chúng. Trong khi vạch ra kế hoạch cụ thể để đạt được thành công, cả trong sự nghiệp lẫn cuộc sống thường ngày, bạn đừng bị lung lay hay nhụt chí bởi những người xem bạn như là kẻ mơ mộng. Để đạt được thành công như mong muốn trong một thế giới đang có nhiều thay đổi này, bạn phải học hỏi tinh thần của các bậc tiền bối – những người đã cống hiến cả cuộc đời mình cho sự phát triển của văn minh nhân loại. Tinh thần ấy là dòng huyết mạch của sự phát triển và là cơ hội để bạn giải phóng hết năng lực tiềm ẩn của mình. Hãy biết quên những ước mơ không thành của ngày hôm qua. Thay vào đó, cần biến ước mơ của ngày mai thành những công việc cụ thể, để một ngày không xa trong tương lai, chúng sẽ trở thành hiện thực.

Ước mơ không phải là cái sẵn có, cũng chẳng phải là cái không thể có. Ước mơ chính là con đường chưa được định hình, là hình ảnh của những điều nằm trong tâm trí bạn mà nếu có đủ quyết tâm, bạn hoàn toàn có thể hiện thực hóa chúng.

Nếu bạn tin tưởng vào những ước mơ của mình thì hãy cố gắng thực hiện bằng tất cả.

(Không gì là không thể, George Matthew Adams)

Câu 1 (0,75 điểm): Theo em, như thế nào là một ước mơ phù hợp và một kẻ mơ mộng?

Câu 2 (0,75 điểm): Để hiện thực hóa ước mơ trong tâm trí của mình, tác giả văn bản trên khuyên chúng ta cần phải làm như thế nào?

Câu 3 (1,5 điểm): Thông điệp nào trong văn bản trên có ý nmghĩa nhất đối với em? Lí giải vì sao?

II. LÀM VĂN (7 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm): Nghị luận về phương pháp Học đi đôi với hành.

Câu 2 (5,0 điểm): Những đặc sắc trong bài thơ Viếng Lăng Bác của nhà thơ Viễn Phương.

 

-----------HẾT-----------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 1

I. ĐỌC - HIỂU

Câu 1 (0,75 điểm):

Ước mơ phù hợp là những ước mơ nằm trong khả năng, điều kiện, năng lực của bản thân; phù hợp với các chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

Kẻ mơ mộng là kẻ có những mơ ước viễn vông, vượt ngoài khả năng, điều kiện của bản thân; không có ý thức cố gắng, quyết tâm để biến ước mơ thành hiện thực.

Câu 2 (0,75 điểm):

Những lời khuyên của tác giả nhằm hiện thực hóa ước mơ như:

Đặt ra những ước mơ nằm trong khả năng của mình và lên kế hoạch cụ thể.

Đừng bị lung lay hay nhụt chí bởi người khác.

Phải học hỏi tinh thần của các bậc tiền bối.

Biết quên những ước mơ không thành của ngày hôm qua, biến ước mơ của ngày mai thành những công việc cụ thể...

Câu 3 (1,5 điểm):

Học sinh trình bày ý kiến cá nhân về sự lựa chọn của mình và có cách lí giải hợp lý.

II. LÀM VĂN

Câu 1 (2,0 điểm):

Dàn ý Nghị luận về phương pháp Học đi đôi với hành

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Phương pháp học đi đôi với hành.

2. Thân bài

a. Giải thích

“Học đi đôi với hành”: lĩnh hội kiến thức trong sách vở, qua lời dạy của thầy cô, của người có kinh nghiệm, hiểu biết và áp dụng những lí thuyết đó vào thực tế cuộc sống để thực hiện công việc của mình và rút ra bài học cho bản thân tiến bộ hơn.

b. Phân tích

Sách vở cung cấp cho chúng ta vô vàn kiến thức thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, chúng ta có thể tìm hiểu, học hỏi nhiều điều hay lẽ phải để mở mang tri thức, tầm hiểu biết của mình.

Việc thực hành, áp dụng những kiến thức sách vở vào cuộc sống giúp chúng ta rút ra những bài học thực tiễn để hoàn thiện công việc của mình và rút ngắn khoảng cách đến thành công.

Có học mà không có hành thì cũng chỉ là những kiến thức suông vì giữa học và hành có nhiều sự khác biệt. Có hành mà không được học sẽ không vỡ lẽ ra nhiều điều và sẽ chỉ dừng ở một mức độ nhất định. Vì vậy học hỏi và thực hành cần đi đôi với nhau để bổ sung cho nhau giúp con người hoàn thiện chặng đường chinh phục điều mình đang theo đuổi.

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng cho bài làm văn của mình.

Lưu ý: dẫn chứng phải xác thực, nổi bật được nhiều người biết đến.

d. Phản đề

Có nhiều bạn chỉ chăm chú vào học kiến thức trong sách vở, miệt mài với đèn sách nhưng không quan tâm đến việc áp dụng kiến thức đó vào thực tế. Lại có những người tuy có kinh nghiệm, được áp dụng thực tế nhưng lại không tích lũy, không có đủ kiến thức cần thiết. Những người này cần phải cố gắng khắc phục những thứ mình còn thiếu sót để hoàn thiện bản thân.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề nghị luận (học đi đôi với hành) và liên hệ, rút ra bài học cho bản thân.

Câu 2 (5,0 điểm):

Dàn ý Những đặc sắc trong bài thơ Viếng lăng Bác

1. Mở bài

Giới thiệu tác giả Viễn Phương và bài thơ Viếng lăng Bác.

2. Thân bài

a. Khổ thơ 1:

Tác giả ở tận miền Nam mãi sau ngày độc lập dân tộc mới được ra thăm vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc. Hai từ “miền Nam” như nhấn mạnh hơn sự xa xôi trong khoảng cách địa lý giữa hai đầu Tổ quốc.

Nhìn hàng tre quanh lăng Bác, nhà thơ chợt cảm thấy rằng những cây tre kia như ý chí con người Việt Nam qua bao năm tháng luôn luôn bất khuất, kiên cường, hiên ngang. Dù có trải qua “bão táp mưa sa” nhưng vẫn đoàn kết một lòng cùng nhau đứng lên.

Từ láy “xanh xanh” diễn tả con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam sẽ luôn luôn “xanh” màu xanh bất diệt.

b. Khổ thơ 2:

“Ngày ngày” là sự liên tục của thời gian, sự lặp lại tuần hoàn của thiên nhiên cũng như lý tưởng, ý chí của Người sẽ luôn luôn sáng tỏ như mặt trời kia vậy. Biện pháp nghệ thuật hoán dụ: nếu mặt trời soi sáng cho nhân loại thì Bác Hồ là mặt trời của cả dân tộc Việt Nam, mang đến ánh sáng độc lập, tự do cho dân tộc.

Lần thứ hai, “ngày ngày” được lặp lại khi diễn tả dòng người đang lặng lẽ vào lăng thăm Người. Hàng người đi trong sự trang nghiêm và tĩnh lặng, trong nỗi tiếc thương, đau xót vô vàn.

Người đọc như cảm thấy được sự tĩnh lặng, sự trải dài miên man vô tận của hàng người vào viếng Bác. Cả đoàn người ấy cứ lặng lẽ “đi trong thương nhớ”, thương nhớ vị lãnh tụ vĩ đại vô vàn kính yêu của dân tộc.

Viễn Phương hòa cùng dòng người đem tấm lòng yêu kính chân thành của mình dâng lên Bác, dâng lên “bảy mươi chín mùa xuân” của Người. Cả cuộc đời Người, với bảy mươi chín mùa xuân, tất cả đều cống hiến cho dân tộc, không một phút giây nào ngơi nghỉ dành cho bản thân mình.

c. Khổ thơ 3

Bác đang nằm ở đó, nhẹ nhàng thanh thản như đang chìm trong một giấc ngủ ngon. Cả cuộc đời Người chỉ có một niềm mong ước, đó là đất nước được hòa bình. Vậy nên khi đất nước được hòa bình, độc lập Người đã được nghỉ ngơi trong giấc ngủ yên bình.

Bầu trời bao năm tháng vẫn xanh một màu trường tồn vĩnh cửu, vậy mà vị Cha già của dân tộc đã phải ra đi. Vẫn biết quy luật sinh tử của tạo hóa nhưng vẫn thấy xót xa, đau đớn vô cùng. Dù lý trí luôn tỏ tường rằng quy luật của thiên nhiên là bất biến, nhưng vẫn “nghe nhói ở trong tim”.

d. Khổ thơ cuối

Bao nhiêu nỗi đau xót, nghẹn ngào cứ thế tuôn theo dòng lệ trào.

Điệp từ “muốn” lặp lại ba lần như khẳng định lại ước muốn của nhà thơ. Đó là một ước muốn mãnh liệt, niềm khao khát cháy bỏng được ở lại bên cạnh Người chỉ để làm “một con chim hót”, “một đóa hoa”, “một cây tre trung hiếu”.

→ Cả khổ thơ đã thể hiện niềm mong ước cháy bỏng của tác giả, cũng chính là mong ước của mỗi người dân Việt Nam. Đó là luôn luôn được ở cạnh Người, ở cạnh vị lãnh tụ muôn vàn kính yêu của dân tộc.

3. Kết bài

Khái quát lại giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm.

ĐỀ THI SỐ 2

I. ĐỌC - HIỂU (3 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

… Khi nhìn cuộc đời với ánh mắt tiêu cực, người ta sẽ luôn thấy hoài nghi, lo âu, sợ hãi. Lúc đó, người ta sẽ không làm việc tốt hơn, ít yêu thương hơn, ít cống hiến hơn; sẽ đánh mất tiềm năng và sự tốt đẹp trong bản thân họ. Sự quá tải thông tin tiêu cực sẽ làm mất niềm tin, không mang lại cho xã hội sự an toàn hơn và không giúp cho cuộc sống tốt đẹp hơn.

...Khi gửi niềm tin yêu vào con người, nếu ta là một người sống hết mình vì mọi người, luôn tin tưởng, sẵn sàng bao dung và tha thứ thì ta sẽ có niềm tin và sẽ sống có ý nghĩa hơn.

Chúng ta không nên chỉ nhìn vào những mặt trái của cuộc sống rồi vội đánh mất niềm tin vào bản thân, vào thế giới xung quanh. Trách nhiệm tìm lại niềm tin vào cuộc sống phải là tự thân mỗi người. Hãy tự vấn ta đã và sẽ làm gì cho cuộc đời này, cho xã hội này ngày càng đáng sống hơn. Đừng nghĩ là xã hội vô cảm và dần thiếu vắng người tốt. Lòng tốt vẫn quanh đây. Chúng ta không sợ người xấu mà chỉ sợ người tốt không làm gì.

(Đừng đánh mất niềm tin của Diệp Văn Sơn, báo Người lao động số ra ngày 30/8/2015)

Câu 1 (0,5 điểm): Theo tác giả, những nguyên nhân nào khiến con người mất niềm tin?

Câu 2 (1,0 điểm): Vì sao tác giả cho rằng: "Trách nhiệm tìm lại niềm tin vào cuộc sống phải là tự thân mỗi người"?

Câu 3 (1,5 điểm): Văn bản trên đã mang đến cho em thông điệp gì? Ý nghĩa của thông điệp ấy đối với cuộc sống cá nhân?

II. LÀM VĂN (7 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm): Nghị luận về câu nói: Ý chí là con đường về đích sớm nhất.

Câu 2 (5,0 điểm): Có ý kiến: ''Sang thu không chỉ là khúc giao mùa nhẹ nhàng, bâng khuâng mà còn là lời thầm thì, triết lí, sâu lắng'' em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

-------------HẾT-------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 2

I. ĐỌC - HIỂU

Câu 1 (0,5 điểm):

Những nguyên nhân khiến con người mất niềm tin là: Sự quá tải thông tin tiêu cực. Chỉ nhìn vào mặt trái cuộc sống.

Câu 2 (1,0 điểm):

Tác giả cho rằng: "Trách nhiệm tìm lại niềm tin vào cuộc sống phải là tự thân mỗi người" vì: Niềm tin con người phụ thuộc vào cách nhìn cuộc sống của họ. Cuộc sống không hoàn toàn xấu. Xã hội không thiếu vắng những con người tốt. Phải tìm lại niềm tin để mỗi người sống có ý nghĩa hơn.

Câu 3 (1,5 điểm):

Văn bản trên đã mang đến cho chúng ta thông điệp: Hãy giữ vững niềm tin trong cuộc sống.

Ý nghĩa của thông điệp ấy đối với cuộc sống cá nhân: Không nên nhìn đời bằng ánh mắt tiêu cực. Đừng nghĩ là xã hội vô cảm và dần thiếu vắng người tốt. Người tốt vẫn quanh ta. Hãy xây dựng cho mình một lối sống tích cực, tốt đẹp hơn.

II. LÀM VĂN

Câu 1 (2,0 điểm):

Dàn ý Nghị luận về câu nói Ý chí là con đường về đích sớm nhất

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: câu nói Ý chí là con đường về đích sớm nhất.

2. Thân bài

a. Giải thích

Ý chí chính là sự nhẫn nại, cố gắng, quyết tâm vươn lên, theo đuổi mục tiêu của mình cho dù gặp nhiều khó khăn, trở ngại và vấp ngã.

b. Phân tích

Tất cả mọi việc trên đời này không phải dễ dàng mà thành công được, để đạt được thành công, chúng ta phải cần có ý chí theo đuổi mục tiêu. Có thể nói, ý chí, nghị lực chính là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định đến thành công của con người.

Nếu trong xã hội con người ai khi gặp khó khăn cũng bỏ cuộc thì xã hội sẽ không phát triển được như hiện nay, con người sẽ rơi vào bế tắc.

Người có ý chí, nghị lực luôn là tấm gương sáng để chúng ta học tập và noi theo, giúp xã hội này tiến bộ hơn.

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng để minh họa cho bài làm văn của mình.

Gợi ý: nhà giáo Nguyễn Ngọc Kí, chủ tịch Hồ Chí Minh, nhà bác học Thomas Edison,…

d. Phản đề

Trong xã hội vẫn còn có nhiều người nóng vội, muốn đạt được thành quả nhanh chóng, lại có người dễ nản chí, bỏ cuộc khi gặp khó khăn,… những người này đáng bị xã hội chỉ trích, phê phán.

3. Kết bài

Khái quát và khẳng định lại tầm quan trọng của ý chí; đồng thời rút ra bài học, liên hệ bản thân.

Câu 2 (5,0 điểm):

Dàn ý Sang thu không chỉ là khúc giao mùa nhẹ nhàng, bâng khuâng mà còn là lời thầm thì, triết lí, sâu lắng

1. Mở bài

Giới thiệu tác giả Hữu Thỉnh và bài thơ Sang thu.

2. Thân bài

a. Khổ thơ đầu

Bỗng: chợt giật mình, không có sự chuẩn bị từ trước, cảm giác sững sờ, ngạc nhiên.

Hương ổi: đặc trưng của mùa thu, báo hiệu mùa thu đã về.

Phả: động từ chỉ hành động mạnh mẽ.

Chùng chình: tính từ, tạo cảm giác chậm chạp, lững thững.

Bức tranh mùa thu được tác giả Hữu Thỉnh khắc họa qua hình ảnh, cách nhìn, cảm nhận và cả tận hưởng: hương ổi, gió, sương,… đây là sự kết hợp của nhiều giác quan khác nhau mang qua bốn câu thơ ngắn ngủi nhưng cũng đủ làm cho bạn đọc hình dung ra những đặc trưng của mùa thu và bức tranh mùa thu nơi quê nhà thanh bình như được hiện ra rõ nét hơn, đẹp đẽ hơn.

b. Khổ thơ thứ hai

c. Khổ thơ cuối

3. Kết bài

Khái quát lại nội dung, nghệ thuật của bài thơ đồng thời nêu cảm nghĩ về giá trị của tác phẩm.

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 2 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

ĐỀ THI SỐ 3

I. ĐỌC - HIỂU (3 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

Trái đất rộng giàu sang bao thứ tiếng
Cao quý thâm trầm rực rỡ vui tươi
Tiếng Việt rung rinh nhịp đập trái tim người
Như tiếng sáo như dây đàn máu nhỏ.
Buồm lộng sóng xô, mai về trúc nhớ
Phá cũi lồng vời vợi cánh chim bay
Tiếng nghẹn ngào như đời mẹ đắng cay
Tiếng trong trẻo như hồn dân tộc Việt.
Mỗi sớm dậy nghe bốn bề thân thiết
Người qua đường chung tiếng Việt cùng tôi
Như vị muối chung lòng biển mặn
Như dòng sông thương mến chảy muôn đời.

(Lưu Quang Vũ - Thơ và đời. NXB Văn hóa-thông tin. H. 1999.tr.322-325)

Câu 1 (0,5 điểm): Ghi lại ngắn gọn nội dung đoạn thơ.

Câu 2 (1,0 điểm): Cho biết tác dụng của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong dòng thơ: "Tiếng nghẹn ngào như đời mẹ đắng cay / Tiếng trong trẻo như hồn dân tộc Việt."

Câu 3 (1,5 điểm): Ghi lại suy nghĩ của bản thân về những tình cảm mà tác giả Lưu Quang Vũ gửi gắm trong những dòng thơ trên.

II. LÀM VĂN (7 điểm):

Câu 1 (2,0 điểm): Nghị luận xã hội bày tỏ suy nghĩ về cách "thể hiện mình" của giới trẻ hiện nay.

Câu 2 (5,0 điểm): Cảm nhận về nhân vật Phương Định trong tác phẩm Những ngôi sao xa xôi.

----------------HẾT---------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 3

I. ĐỌC - HIỂU

Câu 1 (0,5 điểm):

Đoạn thơ thể hiện tình cảm yêu mến tha thiết, thái độ trân trọng thành kính đối với vẻ đẹp, sự giàu có và ý nghĩa thiêng liêng của tiếng Việt.

Câu 2 (1,0 điểm):

Tác dụng của phép tu từ được sử dụng trong 2 câu thơ: vẻ đẹp, sự gắn bó máu thịt của tiếng Việt đối với số phận mỗi cá nhân cũng như cả dân tộc.

Câu 3 (1,5 điểm):

Bảo đảm dung lượng của đoạn văn, thể hiện rõ ràng nhận xét, suy nghĩ của bản thân về những xúc cảm sâu sắc, chân thành mà nhà thơ đã bộc lộ trong đoạn trích.

II. LÀM VĂN

Câu 1 (2,0 điểm):

Dàn ý Nghị luận xã hội bày tỏ suy nghĩ về cách "thể hiện mình" của giới trẻ hiện nay

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: cách thể hiện mình của giới trẻ.

2. Thân bài

a. Giải thích

Thể hiện mình: việc mỗi cá nhân biểu hiện ra bên ngoài năng lực, tầm hiểu biết của bản thân. Ngoài ra, thể hiện mình còn được hiểu là việc mỗi người phóng đại, làm quá lên những gì bản thân mình biết để được người khác chú ý, nể phục.

b. Phân tích

Việc thể hiện mình của các bạn học sinh hiện nay được biểu hiện theo hai hướng tích cực và tiêu cực:

Tích cực: là việc các bạn học sinh cố gắng, nỗ lực học tập, trau dồi bản thân để cố gắng thực hiện ước mơ, hoài bão, cống hiến cho nước nhà. Bên cạnh đó, nó còn thể hiện ở việc tôn trọng, lễ phép với mọi người, tu dưỡng đạo đức để trở thành một công dân tốt, khẳng định tài năng và nhân phẩm của mình với mọi người,

Tiêu cực: là việc mỗi bạn học sinh dùng những hành động tiêu cực như: học tủ, học vẹt để lấy thành tích cao, đánh nhau, hút thuốc, nói tục chửi bậy,.. để được mọi người chú ý đến bản thân mình, khiến cho bản thân mình nổi bật theo hướng tiêu cực khiến người khác phải sợ sệt.

c. Mở rộng

Là một người học sinh, chúng ta hãy thể hiện mình theo hướng tích cực để trở thành một công dân tốt và góp phần lan tỏa những thông điệp tốt đẹp ra ngoài cộng đồng, tẩy chay những hành động, việc làm tiêu cực trong trường học.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề nghị luận: cách thể hiện mình của giới trẻ, đồng thời rút ra bài học và liên hệ bản thân.

Câu 2 (5,0 điểm):

Dàn ý Cảm nhận về nhân vật Phương Định

1. Mở bài

Giới thiệu tác giả Lê Minh Khuê, tác phẩm Những ngôi sao xa xôi và nhân vật Phương Định.

2. Thân bài

a. Hoàn cảnh sống và chiến đấu

Ba cô gái Thao, Phương Định, Nho làm ở tổ trinh sát mặt đường.

Họ sống trên một cao điểm giữa vùng trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn, nơi tập trung bom đạn nguy hiểm.

Công việc nguy hiểm phải chạy trên cao điểm cả ngày, phơi mình giữa vùng trọng điểm bắn phá của máy bay địch, sau mỗi trận bom phải đo khối lượng đất đá, đánh dấu bom chưa nổ, phá bom.

→ Công việc, hoàn cảnh sống nguy hiểm đòi hỏi sự gan dạ, bình tĩnh.

b. Nhân vật Phương Định

3. Kết bài

Khái quát lại nhân vật Phương Định; đồng thời nêu lên giá trị nội dung, ý nghĩa của tác phẩm.

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 3 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 3 đề thi HK2 môn Ngữ văn 9 có đáp án năm 2021-2022 trường THCS Bình Châu. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !       

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON