YOMEDIA

Bộ 3 đề thi HK2 môn Lịch sử 9 năm 2023-2024 có đáp án Trường THCS Tô Hiến Thành

Tải về
 
NONE

Để đáp ứng nhu cầu ôn tập để chuẩn bị thật tốt cho kì thi HK2 sắp tới, HOC247 mời các em cùng tham khảo nội dung tài liệu Bộ 3 đề thi HK2 môn Lịch sử 9 năm 2023-2024 có đáp án Trường THCS Tô Hiến Thành bao gồm 3 đề thi do đội ngũ giáo viên HOC247 tổng hợp và biên soạn từ các trường trên toàn quốc sẽ giúp các em sẽ hình dung được các kiến thức trọng tâm để có thể ôn tập thật tốt chuẩn bị cho kỳ thi học kỳ sắp tới. Chúc các em làm bài thi thật tốt và đạt kết quả cao nhé!

ATNETWORK

TRƯỜNG THCS TÔ HIẾN THÀNH

ĐỀ THI HỌC KÌ 2

NĂM HỌC: 2023-2024

MÔN THI: LỊCH SỬ 9

Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)

Đề thi số 1

I. TRẮC NGHIỆM (5 điểm)

Câu 1. Ngay sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, phong trào giải phóng dân tộc đã nổ ra mạnh mẽ nhất ở các nước nào ở châu Á?

A. In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Lào.

B. Việt Nam, Mi-an-ma, Lào.

C. In-đô-nê-xi-a, Xin-ga-po.

D. Phi-lip-pin, Việt Nam, Ma-lai-xi-a.

Câu 2. Trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, giải phóng dân tộc ở châu Phi, phong trào nổ ra sớm nhất ở khu vực nào? Vì sao?

A. Nam Phi, vì nhân dân căm thù chế độ A-pác-thai.

B. Bắc Phi, vì có trình độ phát triển cao hơn các vùng khác.

C. Trung Phi, vì có lực lượng cách mạng phát triển mạnh.

D. Đông Phi, vì chế độ thực dân ở đây yếu nhất.

Câu 3. Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về các nước Đông Nam Á?

A. Là nơi khởi đầu của phong trào giải phóng dân tộc từ sau năm 1945.

B. Là khu vực rộng gần 4,5 triệu km2, gồm 10 nước với dân số khoảng 536 triệu người (ước tính năm 2002).

C. Từ đầu thập niên 90 của thế kỉ XX, xu hướng nổi bật đầu tiên là mở rộng thành viên của tổ chức ASEAN.

D. Xu hướng chính của ASEAN là hợp tác về quân sự.

Câu 4. Mục tiêu của ASEAN là

A. Phát triển kinh tế và văn hóa.

B. Duy trì hòa bình và ổn định khu vực.

C. Lấy phát triển kinh tế làm trung tâm.

D. Hợp tác trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự.

Câu 5. Chu kì phát triển của nền kinh tế Mĩ có gì khác so với kinh tế Tây Âu và Nhật Bản?

A. Kinh tế phát triển đi đôi với phát triển quân sự.

B. Phát triển nhanh và luôn giữ vững địa vị hàng đầu.

C. Bị các nước tư bản phương Tây và Nhật Bản cạnh tranh gay gắt.

D. Phát triển nhanh, nhưng thường xuyên xảy ra nhiều cuộc suy thoái.

Câu 6. Lãnh tụ của cuộc đấu tranh chống chế độ Apácthai ở Nam Phi là

A. Nen-xơn Man-đê-la.

B. Xu-các-nô.

C. Nat-xe.

D. Yat-xe A-ra-phat.

Câu 7. “Chiến tranh lạnh” là

A. Chính sách thù địch về mọi mặt của Mĩ và các nước đế quốc trong quan hệ với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.

B. Cuộc chiến tranh ở vùng có băng tuyết quanh năm.

C. Cuộc xung đột vũ trang mà đứng đằng sau nó là hai cường quốc lớn Liên Xô và Mĩ.

D. Tiền thân của cuộc chiến tranh thế giới thứ ba.

Câu 8. Những thỏa thuận của các cường quốc tại Hội nghị Ianta đã trở thành khuôn khổ của một trật tự thế giới mới, mà lịch sử gọi là

A. Trật tự hai cực Ianta do Liên Xô và Mĩ đứng đầu mỗi cực.

B. Trật tự Véc-xai Oa-sinh-tơn.

C. Trật tự thế giới mới.

D. Trật tự “đơn cực” do Mĩ chi phối và khống chế.

---(Để xem tiếp nội dung của đề thi số 1 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---

Đáp án đề thi số 1

I. TRẮC NGHIỆM

1

A

6

A

2

B

7

A

3

D

8

A

4

A

9

A

5

B

10

C

II. TỰ LUẬN

Câu 1.

Phương pháp: sgk trang 23, suy luận từ bài học

Cách giải:

* Hoàn cảnh ra đời của ASEAN:

- Sau khi giành được độc lập, nhiều nước Đông Nam Á ngày càng nhận thức rõ sự cần thiết phải cùng nhau hợp tác để phát triển kinh tế - văn hóa, hạn chế sự ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài...

- Ngày 8/8/1967, Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) với sự tham gia của 5 nước (In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin, Xin-ga-po và Thái Lan).

* Thời cơ và thách thức của Việt Nam khi ra nhập ASEAN:

- Thời cơ:

+ Được mở rộng thị trường.

+ Tranh thủ nguồn vốn, khoa học - kĩ thuật của các nước phát triển hơn trong khu vực…

=> Thu hẹp khoảng cách với các nước, giúp nước ta phát triển nhanh hơn…

- Thách thức:

+ Sự khác biệt về văn hoá, ngôn ngữ, thể chế chính trị…

+ Nếu Việt Nam không bắt kịp với các nước sẽ bị tụt hậu về kinh tế, dễ bị hoà tan nếu sự du nhập của nền văn hoá ngoại lai khiến bản sắc văn hoá dân tộc mất đi…

Câu 2.

Phương pháp: sgk trang 46, suy luận

Cách giải:

- Chiến tranh lạnh là chính sách thù địch về mọi mặt của Mĩ và các nước đế quốc trong quan hệ với Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa.

- Chiến tranh lạnh đã để lại những hậu quả hêt sức nặng nề:

+ Thế giới luôn trong tình trạng căng thẳng, thậm chí có lúc đứng trước nguy cơ bùng nổ một cuộc chiến tranh thế giới mới.

+ Các cường quốc đã chi một khối lượng khổng lồ về tiền của và sức người để sản xuất các loiaj vũ khí hủy diệt, xây dựng hàng nghìn căn cứ quân sự.

+ Trong khi đó loài người vẫn phải chịu bao khó khăn, nghèo đói, bệnh dịch, thiên tai.

Đề thi số 2

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (5 điểm)

Câu 1. Tình hình của Liên Xô sau Chiến tranh thế giới thứ hai như thế nào?

A. Được hưởng nhiều quyền lợi.

B. Không bị thiệt hại trong chiến tranh.

C. Bị tổn thất nặng nề, nền kinh tế phát triển chậm lại tới 10 năm.

D. Câu A và B đúng.

Câu 2. Goóc-ba-chốp lên năm quyền lãnh đạo Đảng cộng sản Liên Xô và đề ra đường lối cải tổ vào:

A. Tháng 3-1985. 

B. Tháng 3-1986.

C. Tháng 3-1987. 

D. Tháng 3-1988.

Câu 3. Người chỉ huy cuộc tấn công pháo đài Môn-ca-đa Cu-ba ngày 26/7/1953 là ai

A. Phi-đen Ca-xtơ-rô 

B. A-gien-đê

C. Man-đê-la 

D. M. Gan-đi

Câu 4. Chế độ độc tài Ba-ti-xta thân Mĩ ở Cu-ba bị lật đổ vào

A. Năm 1949 

B. Năm 1959

C. Năm 1969 

D. Năm 1979

Câu 5. Ba nước Đông Dương gồm Việt Nam, Lào và Campuchia là thuộc địa của

A. Anh 

B. Pháp

C. Mĩ 

D. Nhật Bản

Câu 6. Liên Bang Xô viết tồn tại 74 năm đó là khoảng thời gian nào sau đây?

A. Từ 1917 đến 1991

B. Từ 1918 đến 1992

C. Từ 1919 đến 1993

D. Từ 1917 đến 1989

Câu 7. Liên xô chế tạo thành công bom nguyên tử đã phá vỡ thế độc quyền về vũ khí hạt nhân của nước nào?

A. Anh 

B. Pháp

C. Mĩ 

D. Nhật Bản

Câu 8. Năm 1945 , ba nước Đông Nam Á nào đã tuyên bố độc lập?

A. Việt Nam, Mi-an-ma, Lào

B. Việt Nam, In-đô-nê-xi-a, Lào

C. In-đô-nê-xi-a, Lào, Thái Lan

D. In-đô-nê-xi-a, Lào, Xing-ga-po

---(Để xem tiếp nội dung của đề thi số 2 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---

Đáp án đề thi số 2

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM

1

C

6

A

2

A

7

C

3

A

8

B

4

B

9

A

5

B

10

C

PHẦN II. TỰ LUẬN

Câu 1.

Phương pháp: sgk trang 4, 5

Cách giải:

* Những thành tựu trong công cuộc xây dựng CNXH của Liên Xô từ những năm 50 đến đầu những năm 70:

- Trong hai thập niên 50 và 60 kinh tế Xô viết tăng trưởng mạnh mẽ, sản xuất CN bình quân hàng năm tăng 9,6%

- Liên Xô trở thành cường quốc CN đứng thứ hai thế giới sau Mĩ, chiếm khoảng 20% sản lượng CN của thế giới

- Năm 1957 là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân taoh vào vũ trụ

- 1961: phóng tàu vũ trụ phương Đông đưa nhà du hành Gagarin lần đầu tiên bay vòng quanh Trái Đất

- Về đối ngoại: chủ trương duy trì hòa bình và an ninh thế giới, chung sống hòa bình, quan hệ hữu nghị với tất cả các nước; tích cực ủng hộ cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân…Liên Xô là chố dựa vững chắc của hòa bình và cách mạng thế giới

Câu 2.

Phương pháp: sgk trang 33 - 34, phân tích

Cách giải:

* Sự phát triển kinh tế Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai:

- Trong những năm 1945 – 1950: nước Mĩ chiếm hơn một nửa sản lượng công nghiệp toàn thế giới (56,47%)

- Sản lượng nông nghiệp Mĩ gấp 2 lần sản lượng nông nghiệp của 5 nước: Anh, Pháp, Tây Đức, Italia và Nhật Bản cộng lại

- Nắm trong tay 3/4 trữ lượng vàng của thế giới

- Là chủ nợ duy nhất trên thế giới

* Nguyên nhân của sự phát triển:

- Bước ra khỏi cuộc chiến tranh, Mĩ thu được lợi nhuận (114 tỉ USD) trở thành nước Tư bản giàu mạnh nhất thế giới

- Mĩ ở xa chiến trường lại được bao bọc bởi 2 đại dương lớn: Đại Tây Dương và Thái Bình Dương nên không bị chiến tranh tàn phá

- Nước Mĩ được yên ổn phát triển sản xuất và bán vũ khí, hàng hóa cho các nước tham chiến

⇒ Sau chiến tranh Mĩ đã vươn lên chiếm ưu thế tuyệt đối về mọi mặt trong thế giới Tư bản.

Đề thi số 3

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm)

Câu 1. Liên Xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo năm:

A. Năm 1957 

B. Năm 1961

C. Năm 1947 

D. Năm 1949

Câu 2. Nước Cộng hoà Nhân dân Trung hoa ra đời vào thời gian nào?

A. 12-10-1945 

B. 1-10-1949

C. 12-1978 

D. 8-8-1967

Câu 3. Ai là Tổng thống người da đen đầu tiên trong lịch sử nước Cộng hoà Nam Phi?

A. Mao Trạch Đông

B. Phi-đen-ca-xtơ-rô

C. Nen-xơn Man-đê-la

D. Ba-ti-xta

Câu 4. Cộng động châu Âu (EC) ra đời vào thời gian nào?

A. 8- 8-1967 

B. 1-7-1967

C. 3-5-1967 

D. 4-5-1967

---(Để xem tiếp nội dung của đề thi số 3 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---

Đáp án đề thi số 3

Phần I. Trắc nghiệm

1

A

2

B

3

C

4

B

Phần II. Tự luận

Câu 1.

Phương pháp: SGK trang 5, phân tích

Cách giải:

Sau chiến tranh thế giới thứ II, Liên Xô được coi là thành trì của hòa bình thế giới vì:

- Liên Xô chủ trương dùy trì hòa bình và an ninh thế giới

- Thực hiện chính sách chung sống hòa bình, quan hệ hữu nghị với tất cả các nước

- Tích cực ủng hộ cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, giành độc lập tự do của các dân tộc bị áp bức: VD: giúp Việt Nam và Triều Tiên chống Mĩ…

à Liên Xô trở thành chỗ dựa vững chắc của hòa bình và cách mạng thế giới

Câu 2.

Phương pháp: SGK trang 23, suy luận từ bài học

Cách giải:

* Hoàn cảnh ra đời của ASEAN:

- Sau khi giành được độc lập, nhiều nước Đông Nam Á ngày càng nhận thức rõ sự cần thiết phải cùng nhau hợp tác để phát triển kinh tế - văn hóa, hạn chế sự ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài...

- Ngày 8/8/1967, Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) với sự tham gia của 5 nước (In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin, Xin-ga-po và Thái Lan).

* Thời cơ và thách thức của Việt Nam khi ra nhập ASEAN:

- Thời cơ:

+ Được mở rộng thị trường.

+ Tranh thủ nguồn vốn, khoa học - kĩ thuật của các nước phát triển hơn trong khu vực…

à Thu hẹp khoảng cách với các nước, giúp nước ta phát triển nhanh hơn…

- Thách thức:

+ Sự khác biệt về văn hoá, ngôn ngữ, thể chế chính trị…

+ Nếu Việt Nam không bắt kịp với các nước sẽ bị tụt hậu về kinh tế, dễ bị hoà tan nếu sự du nhập của nền văn hoá ngoại lai khiến bản sắc văn hoá dân tộc mất đi…

 

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Bộ 3 đề thi HK2 môn Lịch sử 9 năm 2023-2024 có đáp án Trường THCS Tô Hiến Thành. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Mời các em tham khảo các tài liệu có liên quan:

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON