YOMEDIA

Bộ 3 đề thi HK1 môn Lịch sử và Địa lí 7 Cánh diều năm 2022-2023 có đáp án Trường THCS Quảng Phú

Tải về
 
NONE

Nhằm mang lại cho các em nhiều dạng đề thi hữu ích chuẩn bị cho kì thi Học kì 1 quan trọng sắp tới, HOC247 giới thiệu đến các em tài liệu Bộ 3 đề thi HK1 môn Lịch sử và Địa lí 7 Cánh diều năm 2022-2023 có đáp án Trường THCS Quảng Phú với nội dung chi tiết 3 đề thi và đáp án chi tiết. Hi vọng tài liệu sẽ giúp ích cho các em.

Ngoài ra, các em có thể thử sức với các dạng câu hỏi trắc nghiệm cuối mỗi bài học thông qua nội dung Trắc nghiệm Lịch sử và Địa lí 7 Cánh diều. Chúc các em có kết quả học tập tốt!

ATNETWORK

TRƯỜNG THCS QUẢNG PHÚ

ĐỀ THI HK1 NĂM HỌC 2022-2023

MÔN: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ 7 CÁNH DIỀU

(Thời gian làm bài: 45 phút)

1. Đề số 1

I. TRẮC NGHIỆM (4.0 điểm)

Khoanh tròn vào đáp án đúng nhất

Câu 1. Châu Á có số dân  

A. đông nhất thế giới.

B. đông thứ hai thế giới.

C. đông thứ ba thế giới.

D. đông thứ tư thế giới.

Câu 2. Diện tích phần đất liền của châu Á khoảng bao nhiêu km2?

A. khoảng 44,4 triêu km2

B. khoảng 10 triệu km2

C. khoảng 42 triệu km2

D. khoảng 41,5 triệu km2

Câu 3. Ranh giới giữa châu Âu và châu Á là dãy núi nào?

A. Dãy Hi-ma-lay-a.

B. Dãy U-ran.           

C. Dãy Át-lát.          

D. Dãy An-đet.

Câu 4. Nước nào có số dân đông nhất châu Á?

A. Trung Quốc.

B. Nhật Bản.

C. Hàn Quốc.

D. Ấn Độ.

Câu 5. Hoang mạc lớn nhất của châu Phi là

A. Calahari.

B. Xahara.

C. Gô-bi.

D. Namip.

Câu 6. Đặc điểm không phải của đường bờ biển châu Phi?

A. Ít bán đảo và đảo                                  

B. Ít vịnh biển.                        

C. Ít bị chia cắt.                    

D. Có nhiều bán đảo lớn

Câu 7. Châu Phi ngăn cách với châu Á bởi biển Đỏ và biển:

A. Địa Trung Hải. 

B. biển Đen.

C. biển Ca-xpi

D. biển Đông

Câu 8: Dân cư Châu Phi tập trung đông đúc ở

A. vùng rừng rậm xích đạo 

B. hoang mạc Xa- ha- ra

C. vùng duyên hải cực Bắc và cực Nam

D. hoang mạc Ca- la-ha-ri

Câu 9. Xã hội phong kiến châu Âu hình thành vào thời gian nào?

A. thế kỉ V.                                       C. thế kỷ VIII

B. thế kỉ VII.                                     D. thế kỷ IX

Câu 10. Xã hội phong kiến Trung Quốc được hình thành từ:

A. thế kỉ III.                                       C. thế kỷ III trước công nguyên

B. thế kỉ II.                                        D. thế kỷ II trước công nguyên

Câu 11. Xã hội phong kiến Trung Quốc đạt đến sự cường thịnh dưới triều đại nào?

A. nhà Hán.                                       C. nhà Đường

B. nhà Thanh.                                   D. nhà Minh

Câu 12. Năm 1526, Vương triều nào được lập ra ở Ấn Độ?

A. Mô gôn.                                             C. Gúp ta

B. Hồi giáo Đê li.                                   D. Ăng -co

Câu 13: Khu đền tháp Ăng -co-vát là công trình kiến trúc độc đáo của:

A. Lào.                                           C. Thái Lan

B. Cam pu chia.                             D. Mi-an-ma.

Câu 14. Tên gọi của Vương quốc Lang Xang có nghĩa là gì?

A. sự trường tồn                               C. niềm vui lớn

B. triệu voi                                       D. triệu mùa xuân

Câu 15. Nhà Lý ban hành bộ luật Hình thư vào năm:

A. 1402.                                             C. 1070

B. 1054.                                             D. 1075

Câu 13:

Câu 16. Kinh đô Thăng Long chính thức hình thành:

A. năm 938 dưới thời Ngô. 

C. năm 1010 dưới thời Lý Thái Tổ.                             

B. năm 970 dưới thời Đinh.

D. năm 1075 dưới thời Lý Thánh Tông.                             

II.  TỰ LUẬN (6.0 điểm)

Phần Địa Lý

Câu 1 (1.5 điểm)

a. Trình bày đặc điểm khí hậu châu Phi?

b. Dân số châu Phi tăng nhanh gây khó khăn gì đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của châu lục?

Câu 2 (1.5 điểm)

a. Trình bày đặc điểm địa hình khu vực Đông Nam Á?

b. Em hãy kể tên một số sản phẩm công nghiệp nổi tiếng của Hàn Quốc có mặt

tại Việt Nam?

Phần Lịch sử

Câu 3 (2.0 điểm) Em nêu hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí ? Theo em, hệ quả nào là quan trọng nhất ? Vì sao?

Câu 4 (1.0 điểm) Những việc làm của Đinh Bộ Lĩnh có ý nghĩa như thế nào đối với lịch sử dân tộc ta?

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

I. TRẮC NGHIỆM (4.0 điểm) mỗi ý đúng 0.5 điểm

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

Đáp án

A

D

B

A

B

D

A

C

Câu

9

10

11

12

13

14

15

16

Đáp án

A

C

C

A

B

B

A

C

II. TỰ LUẬN (6.0 điểm)

CÂU

NỘI DUNG

ĐIỂM

1

(1,5 điểm)

a. Trình bày đặc điểm khí hậu châu Phi.

0.75

- Châu Phi có khí hậu nóng và khô bậc nhất thế giới.

0,25

- Nhiệt độ trung bình năm luôn trên 20­­­0C.

  0,25

- Lượng mưa tương đối ít và giảm dần từ xích đạo về phía hai chí tuyến.

0,25

b. Dân số châu Phi tăng nhanh gây khó khăn gì đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của châu lục.

0.75

- Làm chậm quá trình phát triển kinh tế.

0,25

- Chất lượng cuộc sống của người dân ở một số quốc gia còn thấp, gây áp lực lên nguồn cung lương thực.

0,25

- Làm suy giảm một số tài nguyên…

0.25

2

(1,5 điểm)

a. Đặc điểm địa hình khu vực Đông Nam Á

1.0

  + Phần lục địa có địa hình đồi, núi là chủ yếu, các đồng bằng châu thổ phân bố ở hạ lưu các con sông.

  +  Phần hải đảo có nhiều  núi trẻ và thường xuyên xảy ra động đất, núi lửa.    

0.5

 

0.5

b. Kể tên một số sản phẩm công nghiệp nổi tiếng của Hàn Quốc có mặt tại Việt Nam:

0.5

 - Các sản phẩm điện tử dân dụng LG: ti vi, máy giặt, tủ lạnh...

 - Các sản phẩm điện tử Samsung: điện thoại, ti vi, tủ lạnh...

(Học sinh kể được đúng 4 mặt hàng trở lên thì cho điểm tối đa)

0.5

3 ( 2.0 điểm)

Em nêu hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí? Theo em, hệ quả nào là quan trọng nhất? Vì sao?

- Hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí:

+ Mở ra con đường mới, tìm ra vùng đất mới, thúc đẫy hàng hải quốc tế phát triển.

+ Đem về cho châu Âu khối lượng lớn vàng bạc, nguyên liệu; thúc đẫy nền sản xuất và thương nghiệp ở đây phát triển.

+ Làm nãy sinh nạn buôn bán nô lệ da đen và quá trình xâm chiếm, cướp bóc thuộc địa…

-Hệ quả: Mở ra con đường mới, tìm ra vùng đất mới, thúc đẫy hàng hải quốc tế phát triển. là quan trọng nhất vì: Các cuộc phát kiến địa lí với mục đích tìm ra những con đường mới, vùng đất mới, những dân tộc mới, những kiến thức mới, tăng cường giao lưu giữa các châu lục...

2.0

 

0.5

 

0.5

 

0.5

 

0.5

4 (1.0 điểm)

Những việc làm của Đinh Bộ Lĩnh có ý nghĩa như thế nào đối với lịch sử dân tộc ta?

- Cũng cố nền độc lập tự chủ và tăng cường tiềm lực của đất nước.

- Khẳng định chủ quyền Quốc gia dân tộc.

1.0

0.5

0.5

2. Đề số 2

ĐỀ THI HK1 MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ 7 CÁNH DIỀU NĂM 2022-2023 TRƯỜNG THCS QUẢNG PHÚ- ĐỀ 02

A/ PHÂN MÔN ĐỊA LÍ (5,0 ĐIỂM)

I. Trắc nghiệm

Lựa chọn đáp án đúng cho những câu hỏi dưới đây!

Câu 1. Quốc gia nào sau đây đông dân nhất châu Á?

A. Trung Quốc.

B. Thái Lan.

C. Nhật Bản.

D. Ấn Độ.

Câu 2. Đại bộ phận Nam Á nằm trong đới khí hậu nào sau đây?

A. Cận nhiệt đới gió mùa.

B. Ôn đới lục địa.

C. Nhiệt đới gió mùa.

D. Ôn đới hải dương.

Câu 3. Phía Bắc của lãnh thổ Nam Á là dãy núi nào sau đây?

A. Sơn nguyên I-ran.

B. Sơn nguyên Đề-can.

C. Bán đảo Ấn Độ.

D. Dãy Hi-ma-lay-a.

Câu 4. Đại bộ phận diện tích châu Phi nằm giữa

A. chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam.

B. chí tuyến Bắc và vòng cực Bắc.

C. chí tuyến Nam và vòng cực Nam.

D. chí tuyến Bắc đến gần xích đạo.

Câu 5. Dân cư châu Phi tập trung đông đúc ở

A. vùng rừng rậm xích đạo.

B. hoang mạc Xa-ha-ra.

C. hoang mạc Ca-la-ha-ri.

D. phân cực Bắc châu Phi.

Câu 6. Ở môi trường địa trung hải có những cây trồng chủ yếu nào sau đây?

A. Chè, cà phê, cam, tiêu.

B. Cam, chanh, nho, chè.

C. Nho, ôliu, cam, chanh.

D. Nho, ôliu, cọ dầu, chè.

Câu 7. Dân cư châu Á tập trung đông đúc nhất ở khu vực nào sau đây?

A. Nội địa và các đảo.

B. Bán bình nguyên.

C. Khu vực đồng bằng.

D. Cao nguyên badan.

Câu 8. Dầu mỏ ở khu vực Tây Nam Á không phân bố nhiều ở khu vực nào sau đây?

A. Đồng bằng Lưỡng Hà.

B. Bán đảo A-ráp.

C. Vùng vịnh Péc-xích.

D. Bán đảo tiểu Á.

Câu 9. Sông nào sau đây sâu nhất thế giới?

A. Ni-giê.

B. Nin.

C. Công-gô.

D. Dăm-be-dia.

Câu 10. Phát biểu nào sau đây không đúng về đô thị ở châu Phi?

A. Có khá nhiều thành phố.

B. Đô thị nhiều ở ven biển.

C. Tỉ lệ dân đô thị rất cao.

D. Đô thị hoá khá nhanh.

Câu 11. Cơ cấu dân số trẻ tạo thuận lợi nào sau đây đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở châu Á?

A. Thiếu lao động trong tương lai, vấn đề phúc lợi xã hội.

B. Nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn.

C. Thị trường tiêu thụ rộng, nâng cao chất lượng lao động.

D. Giải quyết vấn đề việc làm, chăm sóc ý tế và giáo dục.

Câu 12. Nhận định nào sau đây không đúng với thiên nhiên châu Phi?

A. Phần lớn diện tích nằm trong đới nóng.

B. Có rất ít các núi cao và đồng bằng thấp.

C. Có nhiều khoáng sản kim loại quý hiếm.

D. Đường bờ biển khúc khuỷu, nhiều vịnh.

II. Tự luận

Câu 1 (2,0 điểm). Em hãy trình bày đặc điểm tự nhiên của khu vực Đông Nam Á.

B/ PHÂN MÔN LỊCH SỬ (5,0 ĐIỂM)

I. Trắc nghiệm

Lựa chọn đáp án đúng cho những câu hỏi dưới đây!

Câu 1. Trong các thế kỉ X – XV, tôn giáo nào giữ vai trò chủ đạo của Vương quốc Cam-pu-chia?

A. Đạo giáo.        

B. Phật giáo.          

C. Hin-đu giáo.      

C. Thiên chúa giáo.

Câu 2. Người lãnh đạo nhân dân Campuchia đấu tranh giành lại độc lập từ tay quân xâm lược Gia-va vào năm 802 là

A. Giay-a-vác-man II.

B. Riêm Kê.

C. Giay-a-vác-man VII.

D. Pha Ngừm.

Câu 3. Biểu hiện nào sau đây không phản ánh đúng sự phát triển của Cam-pu-chia thời Ăng-co?

A. Xây dựng nhà nước quân chủ chuyên chế tập quyền.

B. Trở thành một thể lực hùng mạnh ở Đông Nam Á.

C. Tiến hành chiến tranh, mở rộng ảnh hưởng đến Lào và Thái Lan.

D. Là vương quốc có phạm vi ảnh hưởng lớn nhất khu vực châu Á.

Câu 4. Tên gọi của Vương quốc Lang Xang có nghĩa là gì?

A. Sự trường tồn. 

B. Triệu voi.               

C. Niềm vui lớn.    

D. Triệu mùa xuân.

Câu 5. Quốc giáo của Vương quốc Lào thời Lan Xang là

A. Thiên Chúa giáo.

B. Đạo giáo.

C. Phật giáo.

D. Hồi giáo.

Câu 6. Quá trình hình thành của Vương quốc Lào gắn liền với sự kiện nào sau đây?

A. Sự liên kết của các xiềng và mường cổ.

B. Sự phát triển của kinh tế nông nghiệp trồng lúa.

C. Năm 1353, thủ lĩnh Pha Ngừm lập ra Vương quốc Lan Xang.

D. Năm 1456, thủ lĩnh Pha Ngừm lập ra Vương quốc Khơ-me.

Câu 7. Sau khi lên ngôi, Ngô Quyền đã chọn địa điểm nào làm kinh đô cho nhà nước độc lập?

A. Hoa Lư (Ninh Bình).         

B. Phong Châu (Phú Thọ).      

C. Phú Xuân (Huế).

D. Cổ Loa (Hà Nội).

Câu 8. Nhân vật lịch sử nào được đề cập đến trong câu đố dân gian dưới đây?

“Vua nào khởi nghiệp Tiền Lê

Giữa trong thế sự trăm bề khó khăn”?

A. Đinh Bộ Lĩnh.                                       

B. Lê Long Đĩnh.

C. Ngô Quyền.

D. Lê Hoàn.

Câu 9. Quần thể Di tích Quốc gia đặc biệt nào ở Việt Nam gắn liền với sự nghiệp của các nhân vật lịch sử thời Đinh, Tiền Lê và khởi đầu nhà Lý?

A. Cố đô Hoa Lư (Ninh Bình).                                       

B. Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội).

C. Quần thể danh thắng Yên Tử (Quảng Ninh).

D. Khu di tích Cổ Loa (Hà Nội).

---(Để xem tiếp nội dung và đáp án của đề thi số 2 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

A/ PHÂN MÔN ĐỊA LÍ (5,0 ĐIỂM)

I. Trắc nghiệm

Mỗi đáp án đúng được 0.25 điểm

1-A

2-C

3-D

4-A

5-D

6-C

7-C

8-D

9-C

10-C

11-B

12-D

               

II. Tự luận

Câu 1 (2,0 điểm):

- Địa hình: Đông Nam Á gồm hai bộ phận là Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo.

+ Đông Nam Á lục địa có địa hình đồi, núi là chủ yếu; hầu hết các dãy núi có độ cao trung bình, chạy theo hướng bắc - nam hoặc tây bắc - đông nam; các đồng bằng phù sa phân bố ở hạ lưu các con sông.

+ Đông Nam Á hải đảo có những dãy núi trẻ và thường xuyên xảy ra động đất, núi lửa.

- Khí hậu: Đông Nam Á lục địa có khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa đông nhiệt độ hạ thấp, mưa nhiều vào mùa hạ. Đại bộ phận Đông Nam Á hải đảo có khí hậu xích đạo nóng và mưa quanh năm.

- Cảnh quan: thực vật ở Đông Nam Á chủ yếu là rừng nhiệt đới ẩm.

- Sông ngòi: mạng lưới sông ngòi phát triển, nhiều sông lớn như: Mê Công, I-ra-oa-đi, Mê Nam,..

- Khoáng sản phong phú, một số khoáng sản tiêu biểu như: thiếc, đồng, than, dầu mỏ, khí đốt,...

B/ PHÂN MÔN LỊCH SỬ (5,0 ĐIỂM)

I. Trắc nghiệm

Mỗi đáp án đúng được 0.25 điểm

1-C

2-A

3-D

4-B

5-C

6-C

7-D

8-D

9-A

10-C

11-D

12-C

               

II.Tự luận

Câu 1 (2,0 điểm):

Yêu cầu a)

Nguyên nhân thắng lợi:

+ Tinh thần yêu nước, đoàn kết chiến đấu chống ngoại xâm của quân dân nhà Tiền Lê

+ Đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo.

+ Có sự lãnh đạo của nhiều tướng lĩnh tài ba.

- Ý nghĩa:

+ Biểu thị ý chí quyết tâm chống ngoại xâm của dân tộc.

+ Chứng tỏ bước phát triển của đất nước và khả năng bảo vệ độc lập dân tộc của quân dân Đại Cồ Việt.

Yêu cầu b) Những đóng góp của Đinh Bộ Lĩnh và Lê Hoàn:

Đinh Bộ Lĩnh đã lần lượt dẹp yên các sứ quân, chấm dứt tình trạng cát cứ, thống nhất đất nước và lập ra nhà Đinh, khẳng định ở mức độ cao hơn nền độc lập của Đại Cồ Việt.

+ Lê Hoàn là người trực tiếp tổ chức, lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (năm 981) thắng lợi, bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc, lập ra nhà Tiền Lê, tiếp tục công cuộc xây dựng đất nước.

3. Đề số 3

ĐỀ THI HK1 MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ 7 CÁNH DIỀU NĂM 2022-2023 TRƯỜNG THCS QUẢNG PHÚ- ĐỀ 03

A/ PHÂN MÔN ĐỊA LÍ (5,0 ĐIỂM)

I. Trắc nghiệm

Lựa chọn đáp án đúng cho những câu hỏi dưới đây!

Câu 1. Các chủng tộc nào sau đây chiếm tỉ lệ lớn nhất trong dân cư châu Á?

A. Ơ-rô-pê-ô-it và Ô-xtra-lô-it.

B. Môn-gô-lô-it và Ơ-rô-pê-ô-it.

C. Môn-gô-lô-it và Ô-xtra-lô-it.

D. Ơ-rô-pê-ô-it và Ô-xtra-lô-it.

Câu 2. Ở giữa của Nam Á là miền địa hình nào sau đây?

A. Dãy Gác Đông, Gác Tây.

B. Sơn nguyên Đê-can.

C. Hệ thống dãy Hi-ma-lay-a.

D. Đồng bằng Ấn - Hằng.

Câu 3. Nam Á có các kiểu cảnh quan nào sau đây?

A. Rừng nhiệt đới ẩm, rừng thưa, xavan, cây bụi và cảnh quan núi cao.

B. Rừng nhiệt đới ẩm, rừng lá kim, xavan, cây bụi và cảnh quan núi cao.

C. Rừng cận nhiệt đới ẩm, xavan, hoang mạc, địa y, cảnh quan núi cao.

D. Rừng rừng lá rộng, xavan, hoang mạc, rừng thưa, cảnh quan núi cao.

Câu 4. Châu Phi có diện tích khoảng

A. 20 triệu km2.

B. 25 triệu km2.

C. 27 triệu km2.

D. 30 triệu km2.

Câu 5. Dân cư châu Phi tập trung đông đúc ở

A. vùng rừng rậm xích đạo.

B. hoang mạc Xa-ha-ra.

C. hoang mạc Ca-la-ha-ri.

D. phân cực Nam châu Phi.

Câu 6. Cà phê được trồng nhiều ở các nước

A. phía Tây và phía Đông châu Phi.

B. phía Tây và phía Nam châu Phi.

C. phía Nam và phía Đông châu Phi.

D. phía Nam và phía Bắc châu Phi.

Câu 7. Các tôn giáo nào sau đây ra đời ở khu vực Tây Nam Á?

A. Phật giáo và Ki-tô giáo.

B. Phật giáo và Ấn Độ giáo.

C. Ki-tô giáo và Hồi giáo.

D. Ấn Độ giáo và Hồi giáo.

Câu 8. Dạng địa hình chủ yếu ở khu vực Tây Nam Á là

A. đồng bằng châu thổ.

B. bán bình nguyên.

C. sơn nguyên, bồn địa.

D. núi và cao nguyên.

Câu 9. Châu Phi không có khí hậu nào sau đây?

A. Cận nhiệt.

B. Nhiệt đới.

C. Xích đạo.

D. Cận cực.

Câu 10. Phát biểu nào sau đây đúng với dân cư châu Phi?

A. Hầu hết sống ở thành thị.

B. Đa số sống ở nông thôn.

C. Phân bố đều khắp nơi.

D. Tập trung ở sơn nguyên.

Câu 11. Nhận định nào sau đây không đúng về dân cư - xã hội ở châu Á?

A. Nơi ra đời của nhiều tôn giáo lớn.

B. Thành phần chủng tộc khá đa dạng.

C. Dân số đứng thứ hai trên thế giới.

D. Cái nôi nhiều nền văn minh lâu đời.

Câu 12. Nhận định nào sau đây đúng về đường bờ biển ở châu Phi?

A. Nhiều vịnh biển, đảo và bán đảo; bờ biển dài, nhiều cửa sông.

B. Đường bờ biển ít bị chia cắt, có rất ít các vịnh biển và bán đảo.

C. Đường bờ biển có ít các vịnh biển lớn, đảo và nhiều quần đảo.

D. Bị cắt xẻ mạnh, có ít các vịnh biển và bán đảo; nhiều cửa biển.

II. Tự luận

Câu 1 (2,0 điểm). Em hãy trình bày đặc điểm tự nhiên của khu vực Đông Á.

B/ PHÂN MÔN LỊCH SỬ (5,0 ĐIỂM)

I. Trắc nghiệm

Lựa chọn đáp án đúng cho những câu hỏi dưới đây!

Câu 1. Cư dân Cam-pu-chia sử dụng phổ biến các loại chữ nào?

A. Chữ Phạn và chữ Khơ-me.                         

B. Chữ tượng hình và chữ Nôm.

C. Chữ La-tinh và chữ Hán.

D. Chữ Phạn và Chữ Pa-li.

Câu 2. Một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu của cư dân Campuchia thời phong kiến là

A. đền Ăng-co Vát.                                 

B. Thạt Luổng.

C. thánh địa Mỹ Sơn.

D. Đại bảo tháp San-chi.

Câu 3. Vương quốc Cam-pu-chia ra đời gắn liền với sự kiện nào sau đây?

A. Sự liên minh giữa các bản làng và mường cổ.

B. Vua Giay-a-vắc-man II lãnh đạo người Khơ-me giành lại độc lập.

C. Thủ lĩnh Pha Ngừm lãnh đạo người Khơ-me giành lại độc lập.

D. Người Gia-va hợp nhất Thuỷ Chân Lạp và Lục Chân Lạp.

Câu 4. Công trình kiến trúc Phật giáo tiêu biểu của Vương quốc Lào là

A. đền tháp Bô-rô-bu-đua.                       

B. Thạt Luổng.

C. chùa Vàng.                                          

D. đô thị cổ Pa-gan.

Câu 5. Ai là người có công thống nhất các mường Lào, lập ra Vương quốc Lan Xang vào năm 1353?

A. Chậu A Nụ.     

B. Xu-li-nha Vông-xa.       

C. Pha Ngừm.     

D. Giay-a-vác-man II.

Câu 6. Ý nào sau đây đúng về sự phát triển của Vương quốc Lào thời Lan Xang?

A. Lào là một vương quốc lớn mạnh ở lưu vực sông Hồng.

B. Người Lảo chủ yếu canh tác lúa nương, lúa nước, săn bắn, đánh cá.

C. Giai đoạn phát triển thịnh đạt nhất của Lào là thế kỉ XV - XVIII.

D. Thực hiện nhiều cuộc chiến tranh xâm chiếm các nước láng giềng.

Câu 7. Năm 968, sau khi lên ngôi Hoàng đế, Đinh Tiên Hoàng đặt tên nước là

A. Đại Việt.

B. Văn Lang.

C. Đại Cồ Việt.

D. Âu Lạc.

Câu 8. Thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Tổng của nhà Tiền Lê (981) gắn  liền với địa danh lịch sử nào sau đây?

A. Sông Mê Công.

B. Lạng Sơn.

C. Cổ Loa.

D. Sông Bạch Đằng.

---(Để xem tiếp nội dung và đáp án của đề thi số 3 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

A/ PHÂN MÔN ĐỊA LÍ (5,0 ĐIỂM)

I. Trắc nghiệm

Mỗi đáp án đúng được 0.25 điểm

1-B

2-D

3-A

4-D

5-D

6-A

7-C

8-D

9-D

10-B

11-C

12-B

               

II. Tự luận

Câu 1 (2,0 điểm):

- Địa hình Đông Á gồm hai bộ phận là lục địa và hải đảo.

+ Phần đất liền: ở phía tây bộ phận lục địa là hệ thống núi, cao nguyên hiểm trở xen kẽ bồn địa, hoang mạc; ở phía đông là vùng đồi, núi thấp và những đồng bằng rộng, bằng phẳng.

+ Hải đảo có những dãy núi uốn nếp trẻ, xen kẽ các cao nguyên, thường xuyên xảy ra động đất và núi lửa.

- Khí hậu Đông Á phân hoá từ bắc xuống nam, từ tây sang đông. Khu vực phía tây và phía bắc có khí hậu khắc nghiệt hơn khu vực phía đông và phía nam.

- Cảnh quan: đa dạng. Rừng lá kim ở phía bắc, sâu trong nội địa là vùng thảo nguyên rộng lớn, phía nam là rừng lá rộng cận nhiệt.

- Sông ngòi: Đông Á có nhiều sông lớn như: Trường Giang, Hoàng Hà, Tây Giang...

- Khoáng sản phong phú, một số loại tiêu biểu như: than, sắt, dầu mỏ, mun-gan....

B/ PHÂN MÔN LỊCH SỬ (5,0 ĐIỂM)

I. Trắc nghiệm

Mỗi đáp án đúng được 0.25 điểm

1-A

2-A

3-B

4-B

5-C

6-B

7-C

8-D

9-B

10-C

11-B

12-D

               

II. Tự luận

Câu 1 (2,0 điểm):

Yêu cầu a)

Nguyên nhân thắng lợi:

+ Tinh thần yêu nước, đoàn kết chiến đấu chống ngoại xâm của quân dân nhà Tiền Lê

+ Đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo.

+ Có sự lãnh đạo của nhiều tướng lĩnh tài ba.

- Ý nghĩa:

+ Biểu thị ý chí quyết tâm chống ngoại xâm của dân tộc.

+ Chứng tỏ bước phát triển của đất nước và khả năng bảo vệ độc lập dân tộc của quân dân Đại Cồ Việt.

Yêu cầu b) Những đóng góp của Đinh Bộ Lĩnh và Lê Hoàn:

Đinh Bộ Lĩnh đã lần lượt dẹp yên các sứ quân, chấm dứt tình trạng cát cứ, thống nhất đất nước và lập ra nhà Đinh, khẳng định ở mức độ cao hơn nền độc lập của Đại Cồ Việt.

+ Lê Hoàn là người trực tiếp tổ chức, lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (năm 981) thắng lợi, bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc, lập ra nhà Tiền Lê, tiếp tục công cuộc xây dựng đất nước.

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 3 đề thi HK1 môn Lịch sử và Địa lí 7 Cánh diều năm 2022-2023 có đáp án Trường THCS Quảng Phú. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Mời các em tham khảo tài liệu có liên quan:

Hy vọng bộ đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
NONE
ON