YOMEDIA

Bộ 3 đề thi giữa HK2 môn Ngữ văn 7 năm 2021-2022 có đáp án trường THCS Hồng Bàng

Tải về
 
NONE

Nhằm giúp các em học sinh có tài liệu ôn tập và chuẩn bị cho kì thi giữa HK2 sắp tới, HOC247 xin gửi đến các em tài liệu Bộ 3 đề thi giữa HK2 môn Ngữ văn 7 năm 2021-2022 có đáp án trường THCS Hồng Bàng với phần đề bài và đáp án cụ thể. Hi vọng tài liệu sẽ giúp ích các em học tập và thi tốt. Chúc các em đạt điểm số thật cao!

ATNETWORK

TRƯỜNG THCS

HỒNG BÀNG

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2

NĂM HỌC 2021 - 2022

Môn: Ngữ văn 7

Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề)

ĐỀ THI SỐ 1

Câu 1. (4 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Cha ông ta vốn coi trọng đức tính giản dị và khiêm tốn. Vì thế, trong các giá trị nghệ thuật, người xưa cũng ưa thích sự giản dị, không chấp nhận sự xa hoa, hào nhoáng và phô trương. Trong sáng tạo nghệ thuật, các thủ pháp thường thiên về sự giản dị, nhẹ nhàng và thanh nhã. Đã ưa thích sự thông thoáng, thanh dịu khi quan hệ với tự nhiên, lại yêu chuộng giản dị, khiêm tốn trong quan hệ giữa xã hội nên tâm hồn Việt Nam rất kỵ những gì u uất, nặng nề hay rườm rà, loè loẹt. Bởi vậy những hình thức nặng nề, trang trí rườm rà, phức tạp, mầu sắc loè loẹt phô trương không được ưa chuộng trong truyền thống nghệ thuật dân tộc.

a. Ghi lại câu văn nêu luận điểm của đoạn văn trên. Câu văn đó đề cập đến những đức tính nào? (0.5 điểm)

b. Theo tác giả bài viết, những đức tính đó được thể hiện trong sáng tạo nghệ thuật như thế nào? (Nêu ít nhất hai biểu hiện). (0.5 điểm)

c. Tìm trạng ngữ và cho biết ý nghĩa của trạng ngữ trong câu văn sau: “Bởi vậy, từ xa xưa đến nay, những hình thức nặng nề, trang trí rườm rà, phức tạp, màu sắc lòe loẹt, phô trương không được ưa chuộng trong truyền thống nghệ thuật dân tộc.” (1.0 điểm)

d. Viết 6 đến 8 câu văn trình bày ý nghĩa của lối sống giản dị. (2.0 điểm)
Câu 2. (6 điểm)

Lòng yêu thương con người, sự đùm bọc, sẻ chia vốn là truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam ta. Một trong những câu ca dao nói về truyền thống tốt đẹp đó là:

Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng”

Em hãy viết bài văn giải thích ý nghĩa của câu ca dao trên.

-----------HẾT-----------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 1

Câu 1.

a.

*Phương pháp: Đọc kĩ đoạn trích và rút ra câu nêu luận điểm.

*Cách giải:

- Câu văn nêu luận điểm: Cha ông ta vốn coi trọng đức tính giản dị và khiêm tốn.

- Câu văn đề cập đến đức tính giản dị và đức tính khiêm tốn.

b.

*Phương pháp: Đọc kĩ nội dung đoạn trích.

*Cách giải:

- Những đức tính đó được thể hiện trong sáng tạo nghệ thuật:

+ Các thủ pháp thường thiên về sự giản dị, nhẹ nhàng và thanh nhã.

+ Kỵ những gì u uất, nặng nề hay rườm rà, loè loẹt.

c.

*Phương pháp: Căn cứ vào bài “Thêm trạng ngữ cho câu”.

*Cách giải:

- Trạng ngữ: “từ xa xưa đến nay”

- Ý nghĩa trạng ngữ: thêm vào câu để xác định thời gian cho câu văn.

d.

*Phương pháp:

- Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng).

- Sử dụng thao tác lập luận phân tích, bàn luận,… để tạo lập một đoạn văn nghị luận xã hội.

*Cách giải:

- Yêu cầu hình thức:

+ Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận xã hội để tạo lập văn bản.

+ Đoạn văn khoảng 6 – 8 câu; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

- Yêu cầu nội dung:

+ Giới thiệu: lối sống giản dị là một trong những cách sống đẹp của con người.

+ Giải thích: Giản dị là sống một cách đơn giản, tự nhiên, không cầu kì phô trương trong lối sống.

+ Ý nghĩa:

Câu 2.

*Phương pháp:

- Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng).

- Sử dụng thao tác lập luận phân tích, bàn luận,…) để tạo lập văn bản nghị luận xã hội.

*Cách giải:

- Yêu cầu hình thức:

+ Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận xã hội để tạo lập văn bản.

+ Văn bản đầy đủ bố cục 3 phần; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

- Yêu cầu nội dung:

1. Mở bài:

- Dẫn dắt vấn đề: Tình thương người, lòng tương thân tương ái là một trong những truyền thống quý báu của dân tộc ta.

- Nêu vấn đề, khái quát ý nghĩa câu ca dao: Câu ca dao: “Nhiễu điều...” đã cho chúng ta một bài học quý giá về truyền thống đạo đức này.

2. Thân bài:

a. Giải thích

- Nghĩa đen:

    + Nhiễu điều: tấm vải lụa tơ mềm, mịn, có màu đỏ

    + giá gương: Giá để gương soi

    + phủ: phủ lên, trùm lên

b. Chứng minh

c. Bài học rút ra

- Yêu thương, đùm bọc lẫn nhau là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam

- Mỗi người cần tạo cho mình lối sống cao đẹp này bằng các hạnh động cụ thể như chung tay giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn, giúp đỡ những đồng bào bị thiệt hại do thiên tai, …

d. Mở rộng vấn đề

- Lên án một bộ phận người vẫn còn sống ích kỉ, vụ lợi, tư lợi, vô cảm, sống cô lập mình với xã hội. Đó đều là những “con sâu bỏ dầu nồi canh”, ngăn chặn sự phát triển của đất nước.

3. Kết bài

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 1 vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào Học247 để tải về máy)---

ĐỀ THI SỐ 2

I. ĐỌC – HIỂU (2 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Các con đứng như tượng đài quyết tử

Thêm một lần Tổ quốc được sinh ra

Dòng máu Việt chảy trong hồn người Việt

Đang bồn chồn thao thức với Trường Sa

 

Khi hy sinh ở đảo đá Gạc Ma

Họ đã lấy ngực mình làm lá chắn

Để một lần Tổ quốc được sinh ra

Máu của họ thấm vào lòng biển thắm

(Nguyễn Việt Chiến, Tổ quốc ở Trường Sa)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính.

Câu 2: Xác định các từ láy có trong đoạn thơ trên?

Câu 3: Chỉ ra và nêu tác dụng của phép tu từ được sử dụng trong câu thơ sau:

Các con đứng như tượng đài quyết tử

II. LÀM VĂN (8 điểm)

Câu 1: (3.0 điểm)

Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 15 dòng) suy nghĩ về lời cảm ơn trong cuộc sống?

Câu 2: (5.0 điểm)

Nhân dân ta có câu tục ngữ: Đi một ngày đàng, học một sàng khôn. Hãy giải thích câu tục ngữ đó?

-------------HẾT-------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 2

I. ĐỌC - HIỂU

Câu 1.

*Phương pháp: Căn cứ vào các phương thức biểu đạt đã học (Tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận, hành chính – công vụ)

*Cách giải:

- Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên: biểu cảm.

Câu 2.

*Phương pháp: Căn cứ bài học “Từ láy”

*Cách giải:

- Các từ láy có trong đoạn trích: bồn chồn, thao thức.

Câu 3.

*Phương pháp: Căn cứ vào các biện pháp tu từ đã học (so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ…)

*Cách giải:

- Biện pháp tu từ: so sánh hình ảnh các anh chiến sĩ đứng giống như tượng đài quyết tử.

- Tác dụng:

+ Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho câu văn.

+ Nhấn mạnh vẻ đẹp sừng sững, hiên ngang, kiên cường, quyết chiến với kẻ thù của những người chiến sĩ trong nhiệm vụ bảo vệ quê hương.

II. PHẦN LÀM VĂN

Câu 1.

*Phương pháp:

- Sử dụng các thao tác lập luận phân tích, tổng hợp để tạo lập một đoạn văn nghị luận xã hội.

*Cách giải:

- Về kĩ năng:

+ Viết bài văn nghị luận về vấn đề tư tưởng, đạo lí.

+ Đoạn văn khoảng 15 dòng, lập luận thuyết phục, không mắc lỗi diễn đạt.

- Về kiến thức:

+ Giới thiệu, đề cập vấn đề: lời cảm ơn trong cuộc sống.

+ Giải thích: lời cảm ơn là sự cảm kích, xúc động và khắc ghi trong lòng sự giúp đỡ của người khác đối với bản thân mình.

Câu 2.

*Phương pháp:

- Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng).

- Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một văn bản nghị luận xã hội.

*Cách giải:

- Yêu cầu hình thức:

+ Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận xã hội để tạo lập văn bản.

+ Văn bản đầy đủ bố cục 3 phần; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

- Yêu cầu nội dung:

1. Mở bài:

-  Tri thức rất cần thiết đối với con người.

-  Muốn có tri thức thì phải học hỏi. Học trong sách vở, học từ thực tế cuộc sống xung quanh.

-  Ông cha ta thấy rõ tầm quan trọng của sự học hỏi nên đã khuyên con cháu: Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.

2. Thân bài:

a/ Giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ:

* Nghĩa tường minh:

-  Đi một ngày đàng: một ngày đi trên đường.

-  Học một sàng khôn: thấy được nhiều điều mới lạ, học được nhiều điều hay, mở mang thêm trí óc.

* Nghĩa hàm ẩn: Tầm quan trọng của việc mở rộng học hỏi ra bên ngoài (về mặt không gian) để nâng cao hiểu biết và vốn sống.

b/ Bình luận:

3. Kết bài:

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 2 vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào Học247 để tải về máy)---

ĐỀ THI SỐ 3

I. ĐỌC - HIỂU

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi ở dưới

BÀN TAY YÊU THƯƠNG

"Trong một tiết dạy vẽ, cô giáo bảo các em học sinh lớp một vẽ về điều gì đã làm các em thích nhất trong đời.

Cô thầm nghĩ: “Chắc rồi các em cũng lại vẽ những gói quà, những ly kem, hoặc những món đồ chơi, quyển truyện tranh”. Thế nhưng cô đã hoàn toàn ngạc nhiên trước một bức tranh lạ của em học sinh tên Douglas: Bức tranh vẽ một bàn tay.

Nhưng đây là bàn tay của ai? Cả lớp bị lôi cuốn bởi hình ảnh đầy biểu tượng này. Một em đoán:

- Đó là bàn tay bác nông dân.

Một em khác cự lại:

- Bàn tay thon thả thế này phải là bàn tay của một bác sĩ giải phẫu.

Cô giáo đợi cả lớp bớt xôn xao dần rồi mới hỏi tác giả. Doulas cười ngượng nghịu:

- Thưa cô, đó là bàn tay của cô ạ!

Cô giáo ngẩn người ngỡ ngàng, cô nhớ lại những lúc ra chơi cô thường dùng bàn tay để dắt Doulas bước ra sân, bởi em là một cô bé khuyết tật, khuôn mặt không được xinh xắn như các em khác, gia cảnh từ lâu lâm vào cảnh ngặt nghèo. Cô chợt hiểu ra tuy cô vẫn làm điều đó tương tự với các em khác nhưng hóa ra đối với Doulas bàn tay cô mang ý nghĩa sâu xa, một biểu tượng của tình yêu thương."

1. Nhận biết - Trong câu chuyện trên, cô giáo yêu cầu học sinh vẽ theo chủ đề nào?

2. Nhận biết - Tại sao cô giáo lại ngạc nhiên khi Douglas vẽ một bàn tay?

3. Thông hiểu - Hãy rút ra bài học mà em tâm đắc nhất từ câu chuyện trên.

II. LÀM VĂN

Câu 1: Hãy viết đoạn văn khoảng 15-20 dòng trình bày suy nghĩ của mình về tôn sư trọng đạo trong xã hội ngày nay.

Câu 2: Ít lâu nay, trong lớp có một số bạn lơ là học tập. Em hãy viết 1 bài văn để thuyết phục bạn: Nếu khi còn trẻ, ta không chịu khó học tập thì lớn lên chẳng làm được việc gì có ích!

-----------------HẾT-----------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 3

I. ĐỌC – HIỂU

Câu 1.

Phương pháp: căn cứ nội dung bài

Cách giải:

- Yêu cầu: vẽ điều gì làm em thích nhất trên đời.

Câu 2.

Phương pháp: căn cứ nội dung bài

Cách giải:

- Bởi vì cô nghĩ: chắc học sinh sẽ vẽ những món quà, những li kem, những món đồ chơi, quyển truyện tranh.

Câu 3.

Phương pháp: căn cứ nội dung bài, phân tích

Cách giải:

- Bài học rút ra: Tình yêu thương có thể sưởi ấm tâm hồn con người.

II. LÀM VĂN

Câu 1.

Phương pháp: phân tích, tổng hợp

Cách giải:

1. Giải thích thế nào là “Tôn sư trọng đạo”?

- “Tôn sư”: Tôn trọng thầy cô giáo

- “Trọng đạo”: Coi trọng đạo lí

⇒ “Tôn sư trọng đạo”: Cần ghi nhớ công ơn, tôn trọng ân nghĩa của thầy cô giáo, coi trọng đạo lí, khắc sâu ơn nghĩa của những người đã dìu dắt, dạy dỗ học trò trong sự nghiệp trồng người.

- "Tôn sự trọng đạo" chính là một truyền thống tốt đẹp của đạo học Việt Nam, truyền thống này có từ lâu đời khi có nhu cầu truyền dạy và học tập của con người.

2. Bàn luận

* Cần biết ơn thầy cô bởi:

- Thấy cô nâng đỡ, truyền đạt tri thức, chắp cánh nâng đỡ con người trong hành trình dài rộng của cuộc đời

- Thầy cô dạy ta cách sống, cách làm người, hướng con người tới những giá trị sống tốt đẹp

3. Mở rộng vấn đề

- Ngày nay có rất nhiều người học trò đang ngồi trên ghế nhà trường, được học nhiều bộ môn của các thầy cô giảng dạy nhưng họ không ý thức được vấn đề cần phải tôn trọng, kính trọng, lễ phép với người thầy và coi trọng đạo học mà thầy truyền giảng. Điều ấy có nghĩa là đạo lí truyền thống không được tôn trọng, học tập...

- Bên cạnh những biểu hiện thể hiện truyền thống “tôn sư trọng đạo” vẫn còn những con người bất kính, vô ơn với thầy cô:

    + Hỗn láo với thầy cô.

    + Bày trò chọc phá thầy cô.

    + Làm những hành vi sai trái khiến thầy cô phiền lòng.

⇒ Hành vi, việc làm như vậy phải bị phê phán.

4. Liên hệ bản thân và tổng kết

Câu 2.

Phương pháp: phân tích, chứng minh, giải thích, tổng hợp

Cách giải:

1. Mở bài: Giới thiệu chung

2. Thân bài

* Giải thích: học là gì?

- Học là con đường tiếp thu tri thức, là quá trình lâu dài giúp mỗi chúng ta chiếm lĩnh tri thức của thế giới để làm giàu học thuật cho chính mình và để áp dụng vào thực tiễn cuộc sống.

* Ý nghĩa của việc học:

* Nêu một số dẫn chứng chứng minh tinh thần học tập

* Phản đề: nêu lên thực trạng hiện nay có nhiều học sinh lơ là học tập

3. Kết bài: Tổng kết vấn đề

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 3 vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào Học247 để tải về máy)---

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 3 đề thi giữa HK2 môn Ngữ văn 7 năm 2021-2022 có đáp án trường THCS Hồng Bàng. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt!

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON