HOC247 xin giới thiệu đến các em tài liệu Bộ 3 đề thi giữa HK2 môn Ngữ văn 7 năm 2021-2022 có đáp án trường THCS Lê Văn Việt gồm phần đề và đáp án với mong muốn giúp các em học sinh lớp 7 có thêm tài liệu ôn tập chuẩn bị cho kì thi giữa HK2 sắp tới. Mời các em cùng tham khảo. Chúc các em đạt kết quả học tập tốt.
TRƯỜNG THCS LÊ VĂN VIỆT |
ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2021 - 2022 Môn: Ngữ văn 7 Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) |
ĐỀ THI SỐ 1
Câu 1 (3,0 điểm) Đọc kĩ đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
"Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công cuộc yêu nước, công việc kháng chiến".
a) Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Và được viết theo phương thức biểu đạt chính nào? (0,75 điểm)
b) Xác định các câu rút gọn có trong đoạn trích và cho biết rút gọn thành phần nào? (1,0 điểm)
c) Xác định phép liệt kê được sử dụng trong đoạn trích? (0,5 điểm)
d) Tìm cụm chủ - vị dùng để mở rộng câu và phân tích cụ thể mở rộng thành phần gì trong câu sau? (0,75 điểm)
"Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày"
Câu 2 (2,0 điểm) So sánh 2 câu tục ngữ sau:
- Không thầy đố mày làm nên.
- Học thầy không tày học bạn.
Theo em, những điều khuyên răn trong hai câu tục ngữ trên mâu thuẫn với nhau hay bổ sung cho nhau? Vì sao?
Câu 3 (5,0 điểm)
Nhân dân ta thường nhắc nhở nhau: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. Hãy chứng minh lời nhắc nhở đó là nét đẹp truyền thống đạo lí của dân tộc Việt Nam bằng một bài văn nghị luận ngắn.
-----------HẾT-----------
ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 1
Câu 1: (3,0 điểm)
a.
- Xác định được đúng văn bản: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta. (0,25 điểm)
- Nêu đúng tác giả: Hồ Chí Minh (0,25 điểm)
- Xác định đúng phương thức biểu đạt chính: Nghị luận (0,25 điểm)
- Xác định đúng ba câu rút gọn. Mỗi câu đúng (0,25 điểm)
- Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy.
- Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm.
- Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công cuộc yêu nước, công việc kháng chiến.
Xác định đúng thành phần được rút gọn trong 3 câu là: Chủ ngữ (0,25 điểm)
c. Xác định đúng phép liệt kê trong câu: Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo,. . . (0,5 điểm)
d.
- Xác định được cụm C - V dùng để mở rộng câu (0,5 điểm)
- Phân tích: (0,25 điểm)
Bổn phận của chúng ta/là làm cho những của quý kín đáo ấy/đều được đưa ra trưng bày.
ĐT C V
=> Mở rộng phần phụ sau cụm động từ (bổ ngữ)
Câu 2 (2,0 điểm)
- Nội dung ý nghĩa hai câu tục ngữ trên không mâu thuẫn mà bổ sung cho nhau (0,5 điểm)
Câu 3: (5,0 điểm)
1. Mở bài (0,5 điểm)
- Giới thiệu về lòng biết ơn của con người.
- Dẫn câu tục ngữ.
- Khẳng định: Là nét đẹp truyền thống đạo lý của dân tộc Việt Nam.
2. Thân bài (4,0 điểm)
* Giải thích: (1,0 điểm)
* Chứng minh: Dân tộc Việt Nam sống theo đạo lí đó. (3,0 điểm)3. Kết bài: (0,5 điểm)
---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 1 vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào Học247 để tải về máy)---
ĐỀ THI SỐ 2
I. ĐỌC – HIỂU (3 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
"Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có; cuộc đời phù phiếm và chật hẹp của cá nhân vì văn chương mà trở nên thâm trầm và rộng rãi đến trăm nghìn lần"
a) Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?
b) Phương thức biểu đạt chính của văn bản đó là gì? Tìm các từ láy có trong đoạn văn.
c) Em hãy giải thích ý nghĩa câu văn sau: "Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có."
II. LÀM VĂN (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm):
Viết đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em về tình cảnh của người dân trong Sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn.
Câu 2 (5 điểm)
Tục ngữ có câu: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Em hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ đó.
-------------HẾT-------------
ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 2
I. ĐỌC - HIỂU
a. - Đoạn văn trên trích trong văn bản: “Ý nghĩ văn chương”. 0,5 điểm
- Tác giả: Hoài Thanh (0,5 điểm)
b. Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận (0,5 điểm)
Các từ láy có trong đoạn văn: Phù phiếm, thâm trầm, rộng rãi (0,5 điểm)
(Nếu HS tìm đúng 2 từ cho 0,25 điểm nếu 1 từ cũng cho 0,25 điểm)
c. Học sinh giải thích ngắn gọn:
Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có:
- Con người ai cũng có những tình cảm thông thường như: yêu, ghét, vui, buồn…ngoài những tình cảm đó còn có những tình cảm khác lạ.Văn chương sẽ bổ sung cho ta những tình cảm mới mẻ đó. (0,5 điểm)
Văn chương luyện những tình cảm ta sẵn có:
- Con người nói chung có những tình cảm thông thường, nhưng qua những tác phẩm văn chương sẽ luyện những tình cảm này thêm sâu sắc. (0,5 điểm)
(Nếu HS giải thích đúng ý vẫn cho điểm tối đa )
Câu 1 (2 điểm):
Viết đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em về tình cảnh của người dân khi hộ đê trong đoạn trích trên.
- Hình thức: Trình bày đúng hình thức đoạn văn (0,5)
- Nội dung:
+ Người dân đang ở trong một tình cảnh vô cùng đáng thương, tội nghiệp đối diện với cảnh đê vỡ, tính mạng hàng trăm nghìn con người đang trong tình thế ngàn cân treo sợi tóc. (0,5)
Câu 2 (5,0 điểm)
1. Mở bài
- Dẫn dắt và nêu vấn đề: Lòng biết ơn là truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam.
- Trích dẫn câu tục ngữ.
2. Thân bài
b.1. Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ
* Nghĩa đen: “quả” là trái cây. Khi ăn một trái cây chín vàng, ngon ngọt, ta phải biết nhớ ơn nguời trồng cây.
* Nghĩa bóng: “quả” là thành quả lao động về vật chất và tinh thần. Được hưởng thụ thành quả lao động phải biết nhớ ơn những người - “kẻ trồng cây” đã có công tạo dựng nên.
=> Thông qua hình ảnh ẩn dụ, câu tục ngữ nêu ra một truyền thống, đạo lí tốt đẹp của nhân dân ta: lòng biết ơn
b.2. Chứng minh
- Nội dung câu tục ngữ hoàn toàn đúng:
+ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là một truyền thống quý báu của dân tộc từ xưa đến nay.
+ Tất cả những thành quả mà chúng ta được hưởng hiện nay không tự nhiên mà có.
+ Được thừa hưởng giá trị vật chất, tinh thần ngày nay, chúng ta phải biết ơn, hướng về nơi xuất phát để bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn.
+ Người sống biết ơn ý thức được trách nhiệm sống của mình. Họ sống tích cực phát huy cao độ khả năng sáng tạo dựa trên sự kế thừa phát huy những thành quả của người đi trước. Người sống biết ơn sẽ luôn được yêu quý, trân trọng.
b.3. Mở rộng
3. Kết bài
- Khẳng định lại vấn đề: Bài học sâu sắc về lòng biết ơn, đạo lí làm người thích hợp
---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 2 vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào Học247 để tải về máy)---
ĐỀ THI SỐ 3
Đọc đoạn trích sau và hoàn thành các yêu cầu bên dưới:
Tuy trống đánh liên thanh, ốc thổi vô hồi, tiếng người gọi nhau sang hộ, nhưng xem chừng ai ai cũng mệt lử cả rồi. Ấy vậy mà trên trời vẫn mưa tầm tả trút xuống, dưới sông thì nước bốc lên. Than ôi! Sức người khó lòng địch nổi sức trời! Thế đê không sao cự lại dược với thế nước! Lo thay! Nguy thay! Khúc đê này hỏng mất…
(…) Ấy, trong khi quan lớn ù ván bài to như thế, thì khắp mọi nơi miền đó, nước tràn lênh láng, xóay thành vực sâu, nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết, kẻ sống không chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn, lênh đênh mặt nước, chiếc bóng bơ vơ, tình cảnh thảm sầu, kể sao cho xiết!
Câu 1: (2.0 điểm)
a. Ngữ liệu trên trích từ tác phẩm “Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn. Hãy cho biết thể loại của tác phẩm trên và nêu nội dung đoạn trích đó. (1.0 điểm)
b. Kết thúc tác phẩm “Sống chết mặc bay” gợi cho em những suy nghĩ gì? Hãy diễn đạt thành 2 - 3 câu văn. (1.0 điểm)
Câu 2: (2.0 điểm)
Trong phần in đậm của đoạn văn trên:
a. Hãy xác định một biện pháp nghệ thuật liệt kê và cho biết xét theo cấu tạo thì đó là kiểu liệt kê nào? (1.0 điểm)
b. Tìm một câu đặc biệt và cho biết tác dụng của câu đặc biệt ấy? (1.0 điểm)
Câu 3: (6.0 điểm)
Tục ngữ có câu: “Có công mài sắt, có ngày nên kim”. Em hãy chứng minh và giải thích để làm sáng tỏ lời khuyên trên.
-----------------HẾT-----------------
ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 3
Câu 1.
a.
*Phương pháp: Căn cứ vào tác phẩm để xác định thể loại; đọc kĩ đoạn trích và rút ra nội dung.
*Cách giải:
- Thể loại: truyện ngắn hiện đại.
- Nội dung: Đoạn trích tái hiện cảnh tượng thảm sầu của nhân dân khi đối đầu với cảnh đê vỡ.
b.
*Phương pháp: Đọc kĩ nội dung đoạn kết và đưa ra suy nghĩ.
*Cách giải:
- Đoạn kết gợi cho em những trăn trở về đời sống người dân trong xã hội cũ, cuộc sống của họ không chứa đựng sự công bằng mà toàn là những điều bất công. Xã hội phong kiến khiến đời sống nhân dân đầy rẫy những đau thương, mất mát, luôn bị áp bức, bóc lột. Từ đó em càng trân trọng, biết ơn hơn xã hội hiện đại của đất nước đã cho em cuộc sống ấm no, công bằng.
Câu 2.
a.
*Phương pháp: Căn cứ vào bài học “Liệt kê”.
*Cách giải:
- Liệt kê: nước tràn lênh láng, xóay thành vực sâu, nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết, kẻ sống không chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn, lênh đênh mặt nước, chiếc bóng bơ vơ.
- Kiểu liệt kê (xét theo cấu tạo): kiểu liệt kê không theo từng cặp.
b.
*Phương pháp: Căn cứ vào bài học “Câu đặc biệt”.
*Cách giải:
- Học sinh chọn một trong các câu đặc biệt sau đây: Than ôi!; Lo thay!; Nguy thay!.
- Tác dụng: cho thấy được sự gấp gáp của tình huống và nhấn mạnh sự nguy cấp của người dân khi chống chọi với đê vỡ, nước dâng.
Câu 3.
*Phương pháp:
- Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng).
- Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một văn bản nghị luận xã hội.
*Cách giải:
- Yêu cầu hình thức:
+ Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận xã hội để tạo lập văn bản.
+ Văn bản đầy đủ bố cục 3 phần; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
- Yêu cầu nội dung:
I. Mở bài:
- Dẫn dắt vấn đề và giới thiệu câu tục ngữ "Có công mài sắt có ngày nên kim"
II. Thân bài
1. Giải thích câu tục ngữ "Có công mài sắt, có ngày nên kim"
- Sắt là một loại kim loại cứng, khó gọt đẽo.
- Kim là dụng cụ để khâu vá có hình dáng rất nhỏ, mảnh mai.
=> Ý nghĩa: Nói về quá trình mài sắt thành cây kim tinh xảo- một việc làm tưởng như không thể, câu tục ngữ là hình ảnh ẩn dụ cho ý chí nghị lực và lòng kiên trì của con người. Có nỗ lực và cố gắng không ngừng nghỉ thì khó khăn dù lớn đến mấy thì cũng có thể vượt qua.
2. Bàn luận: Tại sao phải có lòng kiên trì nhẫn nại?
- Để đạt được thành công, để vươn tới cái đẹp của cuộc đời thì con người phải trải qua nhiều gian nan thử thách.
3. Dẫn chứng chứng minh
- Nguyễn Ái Quốc đã kiên trì học tập, nghiên cứu và đóng góp sức mình để đem lại độc lập cho dân tộc
- Ngô Quyền nỗ lực chiến đấu để đánh đuổi quân Nam Hán
- Lương Định Của đã kiên nhẫn trong việc chế tạo trong sản xuất
- Như nhà bác học trên thế giới như: Claudius, A-ma-jet, Lô- mô-nô-xốp,….
4. Rút ra bài học và liên hệ bản thân
III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em và khẳng định tính đúng đắn về câu tục ngữ.
---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 3 vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào Học247 để tải về máy)---
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 3 đề thi giữa HK2 môn Ngữ văn 7 năm 2021-2022 có đáp án trường THCS Lê Văn Việt. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tập tốt!