YOMEDIA

Bộ 2 đề thi HK1 môn Ngữ văn 12 năm 2020 Trường THPT Rạch Kiến có đáp án

Tải về
 
NONE

Bộ 2 đề thi HK1 môn Ngữ văn 12 năm 2020 Trường THPT Rạch Kiến có đáp án dưới đây nhằm giúp các em ôn tập kiến thức và sẵn sàng cho kì thi HK1 sắp tới. Hoc247 mời các em tham khảo một số đề thi HK1 môn Ngữ văn 12 dưới đây nhé. Chúc các em học tập tổt và đạt kết quả cao trong kì thi này.

ATNETWORK

TRƯỜNG THPT RẠCH KIẾN

ĐỀ KIỂM TRA HK1

MÔN NGỮ VĂN 12

NĂM HỌC 2020-2021

 

1. ĐỀ SỐ 1

I.ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

CÂU CHUYỆN VỀ HAI HẠT LÚA

Có hai hạt lúa nọ được giữa lại để làm hạt giống cho vụ sau vì cả hai đều là những hạt lúa tốt đều to khỏe và chắc mẩy. Một hôm, người chủ định đem chúng gieo trên cánh đồng gần đó. Hạt thứ nhất nhủ thầm: “Dại gì ta phải theo ông chủ ra đồng. Ta không muốn cả thân hình phải nát tan trong đất. Tốt nhất ta hãy giữ lại tất cả chất dinh dưỡng trong lớp vỏ này và tìm một nơi lý tưởng để trú ngụ”. Thế là nó chọn một góc khuất trong kho lửa để lăn vào đó. Còn hạt lúa thứ hai thì ngày đêm mong được ông chủ mang gieo xuống đất. Nó thật sự sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới.

Thời gian trôi qua, hạt lúa thứ nhất bị héo khô nơi góc nhà bởi vì nó chẳng nhận được nước và ánh sáng. Lúc này chất dinh dưỡng chẳng giúp ích được gì nên nó chết dần chết mòn. Trong khi đó hạt lúa thứ hai dù nát tan trong đấy nhưng từ thân nó lại mọc lên cây lúa vàng óng, trĩu hạt. Nó lại mang đến cho đời những hạt lúa mới…

Đừng bao giờ tự khép mình trong lớp vỏ chắc chắn để cố giữ sự nguyên vẹn vô nghĩa của bản thân mà hãy can đảm bước đi, âm thầm chịu nát tan để góp cho cánh đồng cuộc đời một cây lúa nhỏ - đó là sự lựa chọn của hạt giống thứ hai”.

(Theo Hạt giống tâm hồn, NXB Trẻ, 2004)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản. (0,5 điểm)

Câu 2. Dựa vào văn bản, hãy cho biết vì sao hạt lúa thứ hai “mong được ông chủ mang gieo xuống đất”? (0,5 điểm)

Câu 3. Hình ảnh hai hạt lúa có ý nghĩ tượng trưng cho những kiểu người nào trong cuộc sống? (1,0 điểm)

Câu 4. Thông điệp sâu sắc nhất mà anh/chị rút ra từ văn bản là gì? (1,0 điểm)

II.LÀM VĂN

Câu 1. (2,0 điểm)

Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến được nêu ở phần Đọc hiểu: “Đừng bao giờ tự khép mình trong lớp vỏ chắc chắn để cố giữ nguyên vẹn vô nghĩa của bản thân mà hãy can đảm bước đi, âm thầm chịu nát tan để góp cho cánh đồng cuộc đời một cây lúa nhỏ”.

Câu 2. (5,0 điểm)

Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi

Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa…” mẹ thường hay kể.

Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn

Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc

Tóc mẹ thì bới sau đầu

Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn

Cái kèo, cái cột thành tên

Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng

Đất Nước có từ ngày đó…

Anh/Chị hãy phân tích đoạn thơ trên để làm rõ cảm nhận sâu sắc, mới mẻ về đất nước của Nguyễn Khoa Điềm.

----HẾT----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

I. ĐỌC HIỂU 

Câu 1:

Phương pháp: Căn cứ vào các phương thức biểu đạt đã được học: tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận, hành chính – công vụ

Cách giải:

Phương thức biểu đạt chính: tự sự.

Câu 2:

Phương pháp: Đọc, tìm ý

Cách giải:

Hạt lúa thứ hai “mong được ông chủ mang gieo xuống đất” vì nó muốn bắt đầu một cuộc đời mới.

Câu 3:

Phương pháp: Phân tích, tổng hợp

Cách giải:

Hình ảnh hai hạt lúa tượng trưng cho 2 kiểu người:

+ Hạt lúa thứ nhất: kiểu người sống trong mức an toàn, không dám làm gì mạo hiểm.

+ Hạt lúa thứ hai: kiểu người dám sống khác, dám đương đầu với thử thách.

Câu 4:

Phương pháp: Phân tích, tổng hợp

Cách giải:

Anh/chị có thể tự rút ra thông điệp có ý nghĩa cho bản thân mình từ câu chuyện. Có thể thông điệp: Mỗi người hãy dám dấn thân mình, sống một cuộc đời có ý nghĩa.

II. LÀM VĂN  

Câu 1:

Phương pháp: Sử dụng các thao tác lập luận để tạo lập một đoạn văn nghị luận (bàn luận, so sánh, tổng hợp,…)

Cách giải:

Yêu cầu về hình thức:

- Viết đúng 01 đoạn văn khoảng 200 từ.

- Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

- Hiểu đúng yêu cầu của đề, có kĩ năng viết đoạn văn nghị luận.

 Yêu cầu về nội dung:

Nêu vấn đề

Giải thích vấn đề

“Đừng bao giờ tự khép mình trong lớp vỏ chắc chắn để cố giữ nguyên vẹn vô nghĩa của bản thân mà hãy can đảm bước đi, âm thầm chịu nát tan để góp cho cánh đồng cuộc đời một cây lúa nhỏ” nghĩa là đừng sống một cuộc đời quá an toàn, hãy biết dấn thân chấp nhận những thử thách để sống có ý nghĩa hơn.

Phân tích, bàn luận vấn đề

- Tại sao không nên sống một cuộc đời quá an toàn mà hãy biết dấn thân chấp nhận những thử thách để sống có ý nghĩa hơn?

+ Một cuộc đời an toàn sẽ không cho bạn những trải nghiệm mới lạ.

+ Thử thách là một phần của cuộc sống. Qua những thử thách, con người sẽ được tôi luyện cả về trí tuệ lẫn phẩm cách.

+ Chỉ khi dám chấp nhận một cuộc đời khác bạn mới có thể có được những thành công bất ngờ và đó cũng là cách khám phá những khả năng tiềm ẩn trong mỗi con người.

- Phê phán những người luôn sợ hãi, luôn khép mình trong vòng an toàn.

Liên hệ bản thân

Câu 2:

Phương pháp:

- Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng).

- Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một văn bản nghị luận văn học.

Cách giải:

1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm

- Nguyễn Khoa Điềm thuộc thế hệ các nhà thơ trẻ trưởng thành trong thời kì chống Mĩ cứu nước. Thơ ông có sức hấp dẫn bởi sự kết hợp giữa xúc cảm nồng nàn và suy tư sâu lắng của người trí thức về đất nước.

- Trường ca Mặt đường khát vọng được tác giả hoàn thành ở chiến khu Trị Thiên 1971, in lần đầu năm 1974, viết về sự thức tỉnh của tuổi trẻ đô thị vùng tạm bị chiếm miền Nam, về non sông đất nước, về sứ mệnh của thế hệ mình, xuống đường đấu tranh hòa nhịp với cuộc chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược. Đoạn trích Đất Nước thuộc chương V của bản trường ca.

2. Phân tích

2.1 Đất nước có từ bao giờ?

- Câu thơ đầu tiên chính là câu trả lời cho câu hỏi ấy:

“Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi”

- Đất Nước là những thứ thân thuộc, gần gũi, gắn bó vỡi mỗi con người, ở trong mỗi con người từ khi phôi thai. Thể hiện tư tưởng “Đất Nước của Nhân Dân”

- Tác giả cảm nhận đất nước bằng chiều sâu văn hóa – lịch sử và cuộc sống đời thường của mỗi con người qua cụm từ “ngày xửa ngày xưa” à gợi những bài học về đạo lí làm người qua các câu chuyện cổ tích thấm đượm nghĩa tình.

2.2 Quá trình hình thành đất nước?

- Bắt đầu với phong tục ăn trầu gợi về hình ảnh người bà thân thuộc, gợi câu chuyện về sự tích trầu cau, nhắn nhủ nghĩa tình anh em sâu đậm, tình cảm vợ chồng nhân nghĩa thủy chung.

- Hình ảnh “cây tre” còn gợi lên hình ảnh của con người Việt Nam, cần cù, siêng năng, chịu thương, chịu khó. “Lớn lên” nghĩa là nói quá trình trưởng thành của Đất Nước, nói lớn lên trong chiến tranh nghĩa là nói truyền thống chống giặc kiên cường, bền bỉ.

- Tập quán bới tóc sau đầu để chú tâm làm việc, gợi câu ca dao bình trị dạt dào thương nhớ. Nhắc nhở về tình cảm vợ cồng sắc son, sâu nặng qua hình ảnh: “gừng cay”, “muối mặn”.

- Tái hiện nền văn hóa nước ta chỉ bằng một câu thơ đơn sơ nhưng đầy dụng ý:“Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng”. Nghệ thuật liệt kê, cùng cách ngắt nhịp liên tục thể hiện truyền thống lao động cần cù, cách ăn cách ở trong sinh hoạt.

- Nguyễn Khoa Điềm thâu tóm tất cả bằng một tư tưởng duy nhất: “Đất Nước có từ ngày đó…”. Dấu “…” cuối câu chính là biện pháp tu từ im lặng, lời dẫu hết nhưng ý vẫn còn, vẫn nung nấu và sục sôi.

=> Đất nước được hình thành gắn liền với văn hóa, lối sống, phong tục tập quán cảu người Việt Nam, gắn liền với đời sóng gia đình. Những gì làm nên Đất Nước cũng đã kết tinh thành linh ồn dân tộc. Đất Nước vì thế hiện lên vừa thiêng liêng, tôn kính lại gần gũi thiết tha.

3. Kết bài:

- Khái quát vấn đề.

2. ĐỀ SỐ 2

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) 

Đọc các đoạn trích và thực hiện các yêu cầu dưới đây:

1. Một anh chàng có tên là Bryan Anderson đang lái xe trên đường cao tốc thì gặp một bà cụ già đang đứng cạnh chiếc xe hơi Mercedes mới cứng bị xịt lốp với dáng vẻ lo lắng.

Anderson liền dừng xe và đi bộ lại chỗ bà cụ. Thấy một anh đầu tóc bù xù, quần áo nhếch nhác, vẻ mặt hơi dữ, râu ria không cạo, cụ già hơi sợ. Biết ý, Anderson hỏi từ xa, cụ có cần giúp không, cháu tên là Bryan Anderson. Cụ đành gật đầu vì đã đợi cả tiếng trên cao tốc dưới nắng gắt mà không ai dừng lại giúp.

Chỉ trong mươi phút, chàng trai đã thay xong cái lốp bị hỏng dù quần áo bị bắn lem luốc thêm, tay anh bị kẹt sưng tấy.

Khi xong việc, cụ bà hỏi, anh lấy bao nhiêu, nhưng Anderson cười và nói “Cụ chẳng nợ gì cả. Nếu muốn trả tiền công, lần sau thấy ai cần sự trợ giúp thì cụ hãy giơ bàn tay thân ái. Và lúc đó cụ nghĩ đến chấu, thế là vui lắm rồi.”

(Con người và sự tử tế, Hiệu Minh, Báo Vietnamnet, 29/03/2016)

2. Giờ đã là 1 giờ sáng nhưng cô sinh viên y khoa Chu Thương Minh Trang, 22 tuổi, vẫn đang ngồi ngoài vỉa hè lạnh giá để khám bệnh miễn phí cho ông Nguyễn, một người đàn ông vô gia cư 70 tuổi. Con đường này là nơi nương náu duy nhất của ông khi đêm xuống.

Ông mặc 3 lớp áo để chống lại cái lạnh. Ông kêu đau tay và lưng do công việc sửa xe đạp. Không do dự, Trang nhẹ nhàng đưa tay xoa các ngón tay cho ông. Sau khi hỏi han xong, cô đã trao cho ông 3 miếng dán Salonpas. Ông Nguyễn đã rất xúc động cảm ơn cô.

Ông nói: “Tôi sống rất vất vả. Tôi rất cảm kích khi những tình nguyện viên trẻ này đến thăm. Tôi đã trải qua nhiều khó khăn nhưng giờ tôi không cảm thấy buồn nữa bởi vì tôi biết có những người tốt xung quanh giúp đỡ mình”.

(“Chuyện người tử tế” Việt Nam lên báo nước ngoài, Phạm Khánh lược dịch, Infonet, 22/03/2017)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính trong hai đoạn trích trên.

Câu 2. Việc làm của anh Bryan Anderson và cô sinh viên y khoa Chu Thương Minh Trang trong hai đoạn trích trên có thể gọi tên là gì? Anh/chị có đồng tình với những việc làm đó không, vì sao?

Câu 3. Câu nói của anh Bryan Anderson và lời chia sẻ của ông Nguyễn trong hai đoạn trích trên gợi cho anh/chị những suy nghĩ gì?

Anh Bryan Anderson: “Cụ chẳng nợ gì cả. Nếu muốn trả tiền công, lần sau thấy ai cần sự trợ giúp thì cụ hãy giơ bàn tay thân ái. Và lúc đó cụ nghĩ đến cháu, thế là vui lắm rồi.”

Ông Nguyễn: “Tôi sống rất vất vả. Tôi rất cảm kích khi những tình nguyện viên trẻ này đến thăm. Tôi đã trải qua nhiều khó khăn nhưng giờ tôi không cảm thấy buồn nữa bởi vì tôi biết có những người tốt xung quanh giúp đỡ mình”.

II. Làm văn (7,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm) 

Từ hai đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về: Sự lan tỏa của việc làm tử tế trong cuộc sống hiện nay.

Câu 2. (5,0 điểm) 

Trong con mắt của Nguyễn Tuân, con người Tây Bắc mới thật xứng đáng là vàng mười của đất nước ta.

Phân tích nhân vật người lái đò trong bài tùy bút Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân để làm sáng tỏ nhận xét trên. Từ đó, hãy nêu một vài suy nghĩ của anh/chị về những phẩm chất cần có của mỗi người trong công cuộc xây dựng bảo vệ Tổ quốc hôm nay.

----HẾT----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

I. ĐỌC HIỂU 

Câu 1:

Phương pháp: Dựa vào các kiến thức đã học về các phương thức biểu đạt. Có 6 phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận, hành chính – công vụ.

Cách giải:

Phương thức biểu đạt: tự sự.

Câu 2:

Phương pháp: Phân tích.

Cách giải:

- Việc làm của hai người trong hai đoạn trích trên là việc làm tử tế.

- Đồng tình với những việc làm trên vì đó là những việc làm tốt, xuất phát từ tấm lòng nhân ai, yêu thương con người. Nếu mỗi người đều có những việc làm, những tấm lòng như vậy thì xã hội sẽ trở nên tốt đẹp hơn.

Câu 3:

Phương pháp: Phân tích, tổng hợp.

Cách giải:

Câu nói của hai nhân vật trong hai đoạn trích gợi cho anh/ chị những suy nghĩ:

- Sự tử tế, lòng nhân ái cần được mang đến cho tất cả mọi người, cần được nhân rộng ra.

- Sự tử tế , lòng nhân ái đem lại niềm vui và hạnh phúc không chỉ cho người cho mà còn cho cả người nhận. Đó cũng là sự chia sẻ, đồng cảm.

II. LÀM VĂN

Câu 1:

Phương pháp: Sử dụng các thao tác lập luận để tạo lập một đoạn văn nghị luận (bàn luận, so sánh, tổng hợp,…)

Cách giải:

Giải thích vấn đề

- Tử tế: chữ “tử” có nghĩa là những chuyện nhỏ bé, chữ “tế” có nghĩa là những chuyện bình thường. Hai chữ “tử tế” có nghĩa là cẩn trọng từ những việc nhỏ bé.

- Tử tế là một chuẩn mực đạo đức quan trọng trong cuộc sống, là một phép tắc cần thiết trong giao tiếp giữa con người với con người trong cách đối nhân xử thế, là một giá trị đẹp và nhân văn.

- Tử tế không phải là có tiền bạc mà mua được hoặc muốn là có ngay, mà phải được học hành, được rèn luyện, kế thừa và giữ gìn.

- Sự lan tỏa của tử tế tức là sự tử tế được nhân rộng ra khắp toàn xã hội.

Bàn luận, mở rộng vấn đề:

- Tác dụng của việc lan tỏa sự tử tế:

+ Giúp mỗi người sống vui vẻ, hạnh phúc.

+ Giúp quan hệ giữa người với người trở nên văn minh hơn. Con người biết đồng cảm và sẻ chia với nhau hơn.

+ Giúp xã hội phát triển lành mạnh, thế giới không còn bạo lực, chiến tranh.

- Việc làn tỏa sự tử tế trong xã hội hiện nay là một điều cần thiết:

+ Cùng với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của khoa học – kĩ thuật, cuộc sống con người ngày càng bộc lộ rõ nhiều mặt trái của nó: bạo lực, chiến tranh…

+ Sự tử tế giúp con người nhận thức lại hành động của bản thân, kiểm soát bản thân và đối nhân xử thế một cách đàng hoàng.

- Làm cách nào để lan tỏa sự tử tế:

+ Nó bắt đầu từ sự giáo dục. Đầu tiên là sự giáo dục từ gia đình – cái nôi hình thành nhân cách cá nhân, nhà trường – nơi hoàn thiện nhân cách, xã hội – nơi đấu tranh để bảo vệ những giá trị tử tế đã được lên hình lên hài thời niên thiếu,…

+ Nó bắt đầu từ ý thức cá nhân. Mỗi con người sẽ có những lựa chọn ứng xử khác nhau. Sự tử tế cũng là một lựa chọn. Có những người bị môi trường bên ngoài tác động mà có những phản ứng tiêu cực, những hành động xấu.

Liên hệ bản thân: Anh/chị đã làm gì để góp mình vào sự lan tỏa sự tử tế trong xã hội? Có câu chuyện nào về việc tử tế/ chưa tử tế với người nào để chia sẻ?

-- Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập tải về máy----

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 2 đề thi HK1 môn Ngữ văn 12 năm 2020 Trường THPT Rạch kiến. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Bên cạnh đó, các em có thể tham khảo thêm tài liệu khác cùng chuyên mục:

Chúc các em học tập tốt!

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON