HOC247 xin giới thiệu đến quý thầy cô cùng các em học sinh tài liệu Bài tập tự luận và trắc nghiệm ôn tập Chương Polime và vật liệu Polime môn Hóa học 12 năm 2020 Trường THPT Nam Yên. Tài liệu gồm bài tập minh họa có đáp án nhằm giúp các em vừa ôn tập vừa có thể thử sức, đánh giá năng lực của mình sau khi học xong Chương Polime của phần Hóa học 12. Hy vọng tài liệu sẽ giúp các em ôn tập hiệu quả hơn và đạt kết quả cao trong bài kiểm tra sắp tới.
BÀI TẬP TỰ LUẬN VÀ TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP CHƯƠNG POLIME VÀ VẬT LIỆU POLIME MÔN HÓA HỌC 12 NĂM 2020 TRƯỜNG THPT NAM YÊN
A. BÀI TẬP TỰ LUẬN
Bài 1.
1. Vì sao không dùng xà phòng có độ kiềm cao để giặt quần áo làm bằng nilon, len, tơ tằm, không nên giặt bằng nước quá nóng hoặc ủi quá nóng các đồ dùng trên?
2. Dựa trên nguồn gốc thì các polime như sợi bông, len, polietilen, poli(vinyl clorua), cao su buna, tơ capron, tơ enan, xenlulozơ axetat, đay, gai, tơ tằm, tơ visco thuộc loại nào? Dựa vào phương pháp tổng hợp thì các polime như PE, PP, PVC, cao su buna, cao su clopren, tơ capron, tơ enan, tơ lapsan thuộc loại tơ nào?
3. Các polime như PP, PVC, cao su tự nhiên, tơ capron, cao su lưu hóa, nhựa rezit, amilopectin có cấu tạo polime mạch không phân nhánh, mạch nhánh hay mạch không gian?
Bài 2. Viết phương trình hóa học và gọi tên sản phẩm của phản ứng polime hóa các monome sau:
Bài 3. Gọi tên các polime sau:
(a) (-CH2-CH2-)n
(b) (-CH2-CH(CH3)-)n
(c) (-CH2-CHCl-)n
(d) (-CH2-CCl2-)n
(e) (-CH2-CH(C6H5)-)n
(f) (-CH2-CHCN-)n
(g) (-CF2-CF2-)n
(h) (-CH2-C(CH3)CO2CH3-)n
(i) (-CH2-CHOOCCH3- )n
(j) (-CH2CH=C(CH3)CH2-)n
(k) (-CH2-CH=CCl-CH2-)n
Bài 4. Viết phương trình phản ứng tổng hợp
a/ PVC, poli(vinyl axetat) từ etilen.
b/ polibutadien và polime đồng trùng hợp giữa butadien và stiren từ butan và etylbenzen.
c/ polistiren
d/ polienantamit( nilon-7)
e/ nilon-6( policaproamit)
f/ cao su bu na- S
g/ Cao su bu na –N
h/ nhựa phenol- fomandehit từ phenol và andehitfomic.
* Để điều chế 1 tấn từng polime trên cần bao nhiêu tấn monome biết rằng hiệu suất 90%.
Bài 5. Tính hệ số polime hóa của PE, PVC và xenlulozo biết hệ số polime hóa lần lượt là 420.000, 250.000 và 1.620.000
Bài 6. Từ nguyên liệu là axetilen và các chất vô cơ cần thiết khác hãy viết các phương trình điều chế poli(vinyl axetat) và poli (vinyl ancol)
Bài 7. Chất X có công thức phân tử C4H8O. Cho X tác dụng với H2 dư ( Ni,to) được chất Y. Đun Y ở nhiệt độ cao được Z. Trùng hợp Z thu được poliisobuten.
Hãy xác định X,Y,Z và viết các phương trình xảy ra.
Bài 8. Khi clo hóa PVC, tính trung bình cứ k mắt xích trong PVC phản ứng với 1 phân tử clo. Sau khi clo hóa, thu được polime có chứa 63,96% clo về khối lương. Tính k.
Bài 9. trùng hợp 65g stiren bằng cách đun nóng chất này với lượng nhỏ chất xúc tác benzoyl peoxit. Cho toàn bộ hỗn hợp sau phản ứng ( đã bỏ benzoyl peoxit ) vào 1 lít dung dịch brom 0,15M; sau đó them KI dư vào thấy sinh ra 6,35g iot.
a. Viết phương trình hóa học của các phản ứng.
b. Tính hiệu suất phản ứng trùng hợp stiren.
Bài 10. Khi cho một loại cao su buna- S tác dụng với brom ( tan trong CCl4) người ta nhận thấy cứ 1,05g cao su đó có thể tác dụng hết với 0,8g brom. Hãy tính tỉ lệ giữa số mắt xích butadien và số mắt xích stiren trong loại cao su nói trên.
Bài 11. Người ta tổng hợp poli(metyl meta crylat) từ axit và ancol tương ứng qua hai giai đoạn là este hóa (60%) và trùng hợp ( H= 80%).
a. Viết các phương trình hóa học của phản ứng.
b. Tính khối lượng axit và ancol cần dùng để thu được 12 tấn polime.
Bài 12. Để đốt cháy hoàn toàn 6,5g chất A cần dùng hết 9,24 lít oxi. Sản phẩm cháy gồm có 5,85g nước và 7,28g lít hỗn hợp khí gồm CO2 và N2 (đkc).
a. Xác định CTPT của A biết rằng M= 131
b. Viết CTCT của A biết A là - amino axit.
c. Viết phương trình phản ứng điều chế polime từ A.
Bài 13. Để sản xuất tơ clorin, người ta clo hóa PVC bằng clo. Polime thu được ( có tên peclovinyl) chứa 66,7% clo. Giả thiết hệ số polime hóa n không thay đổi sau phản ứng.
a. Hãy tính xem trung bình có bao nhiêu mắt xích – CH2-CH2Cl- trong phân tử PVC thì có 1 mắt xích bị clo hóa.
b. Viết CTCT một đoạn phân tử peclorovinyl đã cho ở trên.
Bài 14. Cứ 5,668g cao su bu na –S phản ứng hết với 3,462g brom. Xác định tỉ lệ mắt xích butadien và stiren trong cao su bu na –S.
B. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
Câu 1: Điền từ thích hợp vào các chỗ trống trong định nghĩa về polime : “Polime là những hợp chất có phân tử khối ...(1)..., do nhiều đơn vị nhỏ (gọi là ....(2)....) liên kết với nhau tạo nên.
A. (1): trung bình; (2): monome B. (1): rất lớn; (2): mắt xích
C. (1): rất lớn; (2): monome D. (1): trung bình; (2): mắt xích.
Câu 2: Cho công thức: (-NH-[CH2]6-CO-)n .Giá trị n trong công thức này không thể gọi là
A. Hệ số polime hóa B. Độ polime hóa
C. Hệ số trùng hợp D. Hệ số trùng ngưng.
Câu 3: Phát biểu không đúng là
A. Polime là hợp chất có phân tử khối lớn do nhiều mắt xích liên kết với nhau tạo nên.
B. Hệ số n mắt xích trong công thức polime gọi là hệ số trùng hợp.
C. Những phân tử nhỏ có liên kết đôi hoặc vòng kém bền được gọi là monome.
D. Polime tổng hợp được tổng hợp bằng phương pháp trùng hợp hoặc trùng ngưng.
Câu 4: Trong bốn polime cho dưới đây, theo nguồn gốc, polime cùng loại polime với tơ capron là
A. tơ tằm B. tơ nilon- 6,6 C. xenlulozơ trinitrat D. cao su thiên nhiên.
Câu 5: Trong bốn polime cho dưới đây, polime cùng loại polime với cao su Buna là
A. Poliisopren. B. Nhựa phenolfomanđehit. C. Poli(vinyl axetat). D. Policaproamit.
Câu 6: Nhận xét về tính chất vật lý chung của polime không đúng là
A. Hầu hết là những chất rắn, không bay hơi.
B. Đa số nóng chảy ở một khoảng nhiệt độ rộng, hoặc không nóng chảy mà bị phân hủy khi đun nóng.
C. Đa số không tan trong các dung môi thông thường, một số tan trong dung môi thích hợp tạo dung dịch nhớt.
D. Hầu hết polime đều đồng thời có tính dẻo, tính đàn hồi và có thể kéo thành sợi dai, bền.
Câu 7: Phát biểu sau đây không đúng là
A. Polime có khối lượng phân tử rất cao và kích thước phân tử rất lớn
B. Polime là hợp chất mà phân tử gồm nhiều mắt xích liên kết với nhau
C. Protit không thuộc loại hợp chất polime
D. Các polime đều khó bị hoà tan trong các chất hữu cơ.
Câu 8: Đặc điểm cấu tạo của các phân tử nhỏ (monome) tham gia phản ứng trùng hợp là
A. phải là hiđrocacbon B. phải có 2 nhóm chức trở lên
C. phải là anken hoặc ankađien. D. phải có một liên kết đôi hoặc vòng no không bền.
Câu 9: Quá trình điều chế tơ nào dưới đây là quá trình trùng hợp?
A. Tơ nitron (tơ olon) từ acrilonitrin. B. Tơ capron từ axit ε- aminocaproic
C. Tơ nilon - 6,6 từ hexametilenđiamin và axit ađipic. D. Tơ lapsan từ etilenglicol và axit terephtalic.
Câu 10: Polime (- CH2- CH(CH3)-CH2-C(CH3)=CH-CH2-)n được điều chế bằng phản ứng trùng hợp
của monome nào dưới đây?
A. CH2=CH-CH3
B. CH2=C(CH3)-CH=CH2
C. CH2=CH-CH3 và CH2=C(CH3)- CH2 -CH=CH2
D. CH2=CH-CH3 và CH2=C(CH3)- CH=CH2
Câu 11: Dãy gồm các chất đều có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp là
A. stiren; clobezen; isopren; but-1-en.
B. 1,1,2,2-tetrafloeten; propilen; stiren; vinyl clorua.
C. 1,2-điclopropan; vinyl axetilen; vinyl benzen; toluen.
D. buta-1,3-đien; cumen; etilen; trans-but-2-en.
Câu 12: Poli(vinyl clorua) (PVC) được điều chế theo sơ đồ.
X → Y → Z → PVC. chất X là
A. etan. B. butan. C. metan. D. propan.
Câu 13: Quá trình nhiều phân tử nhỏ (monome) kết hợp với nhau thành phân tử lớn (polime)
đồng thời giải phóng những phân tử nhỏ (như nước) gọi là phản ứng
A. nhiệt phân. B. trao đổi.
C. trùng hợp. D. trùng ngưng
Câu 14: Polime thiên nhiên: tinh bột (C6H10O5)n; cao su isopren (C5H8)n; tơ tằm (-NH-R-CO-)n. Polime có thể được coi là sản phẩm trùng ngưng là
A. tinh bột (C6H10O5)
B. tinh bột (C6H10O5); cao su isopren (C5H8)n.
C. cao su isopren (C5H8)n
D. tinh bột (C6H10O5); tơ tằm (-NH-R-CO-)n
Câu 15: Chất hoặc cặp chất sau đây có phản ứng trùng ngưng là
A. ancol etylic và hexametilenđiamin B. axit a-aminoenantoic
C. axit stearic và etylen glicol D. axit eloric và glixerol
Câu 16: Trong các cặp chất sau, cặp chất tham gia phản ứng trùng ngưng là
A. CH2= CH-Cl và CH2= CH-OCO - CH3.
B. CH2 = CH - CH = CH2 và C6H5-CH=CH2.
C. CH2= CH-CH=CH2 và CH2 = CH-CN.
D. HOCH2- CH2OH và p-HOOC-C6H4-COOH.
Câu 17: Chất hoặc cặp chất dưới đây không thể tham gia phản ứng trùng ngưng là
A. phenol và fomanđehit B. butađien-1,3 và stiren.
C. axit ađipic và hexametilen điamin D. axit ε-aminocaproic
Câu 18: Poli(vinyl axetat) là polime được điều chế bằng phản ứng trùng hợp
A. C2H5COOCH=CH2. B. CH2=CHCOO-C2H5.
C. CH3COOCH=CH2. D. CH2=CHCOOCH3.
Câu 19: Dãy gồm tất cả các chất đều là chất dẻo là
A. Polietilen; tơ tằm, nhựa rezol. B. Polietilen; cao su thiên nhiên, PVA.
C. Polietilen; đất sét ướt; PVC. D. Polietilen; polistiren; bakelit (nhựa đui đèn)
Câu 20: Polime sau đây thực tế không sử dụng làm chất dẻo ?
A. Poli(metylmetacrylat) B. Poliacrilonitrin C. Poliphenol fomanđehit. D. Poli(vinyl clorua)
Câu 21: Thường dùng poli(vinyl axetat) để làm vật liệu
A. Chất dẻo B. Tơ C. Cao su D. Keo dán.
Câu 22: Poli(vinylancol) được tạo ra từ
A. phản ứng trùng hợp CH2=CH(OH)
B. phản ứng thủy phân poli(vinyl axetat) trong môi trường kiềm.
C. phản ứng cộng nước vào axetilen
D. phản ứng giữa axit axetic với axetilen.
Câu 23: Nhựa rezol được tổng hợp bằng phương pháp đun nóng phenol với
A. HCHO trong môi trường bazơ. B. CH3CHO trong môi trường axit.
C. HCHO trong môi trường axit. D. HCOOH trong môi trường axit.
Câu 24: Nhựa novolac được tổng hợp bằng phương pháp đun nóng phenol với
A. HCHO trong môi trường bazơ. B. CH3CHO trong môi trường bazơ.
C. HCHO trong môi trường axit. D. HCOOH trong môi trường axit.
Câu 25: Nhựa rezit được điều chế bằng cách
A. Đun nóng nhựa rezol ở 150oC để tạo mạng không gian.
B. Đun nóng nhựa novolac ở 150oC để tạo mạng không gian.
C. Đun nóng nhựa novolac với lưu huỳnh ở 150oC để tạo mạng không gian.
D. Đun nóng nhựa rezol với lưu huỳnh ở 150oC để tạo mạng không gian.
Câu 26: Mô tả ứng dụng của polime dưới đây không đúng là
A. PE được dùng nhiều làm màng mỏng, vật liệu điện.
B. PVC được dùng làm vật liệu điện, ống dẫn nước, vải che mưa…
C. Poli(metyl metacrylat) làm kính máy bay, ô tô, đồ dân dụng, răng giả.
D. Nhựa novolac dùng để sản xuất đồ dùng, vỏ máy, dụng cụ điện...
Câu 27: Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong định nghĩa về vật liệu compozit. “Vật liệu compozit
là vật liệu hỗn hợp gồm ít nhất ....(1)...thành phần vật liệu phân tán vào nhau mà........(2)....
A. (1) hai; (2) không tan vào nhau B. (1) hai; (2) tan vào nhau
C. (1) ba; (2) không tan vào nhau D. (1) ba; (2) tan vào nhau
Câu 28: Phát biểu về cấu tạo của cao su thiên nhiên dưới đây không đúng là
A. Cao su thiên nhiên là polime của isopren.
B. Các mắt xích của cao su tự nhiên đếu có cấu hình trans-
C. Cao su thiên nhiên có thể tác dụng với H2 ; HCl ; Cl2,…. và đặc biệt là lưu huỳnh.
D. Các phân tử cao su xoắn lại hoặc cuộn tròn vô trật tự.
Câu 29: Tính chất dưới đây không phải là tính chất của cao su tự nhiên là
A. Không tan trong xăng và benzen. B. Không dẫn điện và nhiệt.
C. Không thấm khí và nước. D. Tính đàn hồi
Câu 30: Qua nghiên cứu thực nghiệm cho thấy cao su thiên nhiên là polime của
A. buta-1,4-đien. B. buta-1,3-đien. C. 3-metybuta-1,3-đien. D. 2-metybuta-1,3-đien.
...
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bài tập tự luận và trắc nghiệm ôn tập Chương Polime và vật liệu Polime môn Hóa học 12 năm 2020 Trường THPT Nam Yên. Để xem toàn bộ nội dung và đáp án đề thi các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em học sinh lớp 12 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.
>>> Các em có thể làm một số tài liệu khác tại đây :