YOMEDIA

Bài ca phong cảnh Hương Sơn - Ngữ văn 11

 
NONE

Bài ca phong cảnh Hương Sơn (Hương Sơn phong cảnh ca) của Chu Mạnh Trinh được đánh giá là bài thơ viết về Hương Sơn đặc sắc nhất. Với hệ thống bài soạn tổng hợp gồm bài thơ, bài giảng, bài soạn và bài văn mẫu, Học247 mong muốn các em sẽ có thêm tài liệu tham khảo khi học về tác phẩm này. Chi tiết bài soạn, các em có thể tham khảo dưới đây:

ATNETWORK

1. Bài thơ Bài ca phong cảnh Hương Sơn

1.1. Bài thơ

Bầu trời cảnh Bụt,

Thú Hương Sơn ao ước bấy lâu nay.

Kìa non non, nước nước, mây mây,

“Đệ nhất động” hỏi là đây có phải?

Thỏ thẻ rừng mai chim cúng trái,

Lững lờ khe Yến cá nghe kinh.

Vẳng bên tai một tiếng chày kình,

Khách tang hải giật mình trong giấc mộng.

Này suối Giải Oan, này chùa Cửa Võng,

Này am Phật Tích, này động Tuyết Quynh,

Nhác trông lên, ai khéo họa hình,

Đá ngũ sắc long lanh như gấm dệt.

Thăm thẳm một hang lồng bóng nguyệt,

Chập chờn mấy lối uốn thang mây,

Chừng giang sơn còn đợi ai đây,

Hay tạo hoá khéo ra tay xếp đặt.

 

Lần tràng hạt niệm Nam vô Phật,

Cửa từ bi công đức biết là bao!

Càng trông phong cảnh càng yêu.

(Tuyển tập thơ ca trù, NXB Văn học, Hà Nội, 1997)

1.2. Bài giảng Bài ca phong cảnh Hương Sơn

Bài giảng Bài ca phong cảnh Hương Sơn bao gồm 3 phần, trong đó phần đọc – hiểu được Học247 biên soạn theo hệ thống: giới thiệu Hương Sơn, những chi tiết về Hương Sơn và suy niệm của tác giả. Với bài giảng này, các em sẽ cảm nhận được vẻ đẹp thiên cảnh của chốn Hương Sơn và tình yêu quê hương, niềm tự hào về đất nước của Chu Mạnh Trinh. Chi tiết bài giảng các em có thể tham khảo tại đây: Bài giảng Bài ca phong cảnh Hương Sơn.

2. Bài soạn Bài ca phong cảnh Hương Sơn

2.1. Bài soạn tóm tắt

Bài soạn tóm tắt bài thơ Bài ca phong cảnh Hương Sơn được Học247 biên soạn dựa trên hệ thống các câu hỏi trong SGK của hai chương trình chuẩn và nâng cao. Với bài soạn này, Học247 hi vọng các em sẽ nắm được hệ thống những nội dung cần đạt một cách ngắn gọn và đầy đủ. Chi tiết bài soạn, các em có thể tham khảo tại đây: Bài soạn tóm tắt Bài ca phong cảnh Hương Sơn.

2.2. Bài soạn chi tiết

Bài soạn chi tiết bài thơ Bài ca phong cảnh Hương Sơn sẽ giúp các em cảm nhận được cảnh sắc của vẻ đẹp nơi đây cùng những suy niệm của Chu Mạnh Trinh. Đồng thời, với bài soạn này, các em sẽ có thêm những kiến thức thú vị về bài thơ và cảnh đẹp hữu tình của chốn Hương Sơn. Chi tiết bài soạn chi tiết, các em có thể tham khảo tại đây: Bài soạn Bài ca phong cảnh Hương Sơn.

3. Bài văn mẫu Bài ca phong cảnh Hương Sơn

3.1. Phân tích bài thơ

Đề bài: Phân tích bài thơ Bài ca phong cảnh Hương Sơn

Bài ca phong cảnh Hương Sơn được Chu Mạnh Trinh làm lúc tham gia trùng tu cảnh chùa Thiên Trù. Thông qua ngòi bút tài tình của tác giả, cảnh vật hữu tình của Hương Sơn hiện lên thật đẹp và mang màu sắc Phật giáo. Để có thể lập được dàn ý chi tiết và viết một bài văn hoàn chỉnh phân tích bài thơ, các em có thể tham khảo bài văn mẫu ở đây: Phân tích Bài ca phong cảnh Hương Sơn.

3.2. Cảm nhận bài thơ

Đề bài: Cảm nhận về về bài thơ Bài ca phong cảnh Hương Sơn

Chu Mạnh Trinh (1862 – 1905) là người tài hoa, thạo đủ cầm, kì, thi, họa, lại giỏi cả nghệ thuật kiến trúc. Bài ca phong cảnh Hương Sơn là bài thơ đặc sắc nhất của ông viết về Hương Sơn. Với đề bài: Cảm nhận về bài Bài ca phong cảnh Hương Sơn, Học247 đã biên soạn và tổng hợp cho các em một bài văn mẫu gồm 3 phần: sơ đồ tóm tắt gợi ý, dàn bài chi tiết và bài văn mẫu. Với bài soạn này, các em sẽ có thêm tư liệu để tham khảo và viết bài văn nêu cảm nhận về bài thơ này. Chi tiết bài soạn, các em có thể tham khảo tại đây: Cảm nhận về bài thơ Bài ca phong cảnh Hương Sơn của Chu Mạnh Trinh.

 

>>> Bài soạn tiếp theo: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

 

 

-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----

 

NONE

Tư liệu nổi bật tuần


ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON