YOMEDIA

90 Bài tập trắc nghiệm luyện tập Chương I và II Sinh học 12 - Trường THPT Trần Đại Nghĩa

Tải về
 
NONE

Mời các bạn cùng tham khảo:

Tài liệu 90 Bài tập trắc nghiệm luyện tập Chương I và II Sinh học 12 - Trường THPT Trần Đại Nghĩa do Hoc247 tổng hợp và biên soạn bao gồm 901 bài tập trắc nghiệm ôn tập các kiến thức iên quan đến quy luật di truyền, cở sở vật chất di truyền trong chương trình Sinh học 12 sẽ giúp các em ôn tập thật tốt. Mời các em cùng tham khảo!

ADSENSE
YOMEDIA

90 BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM LUYỆN TẬP CHƯƠNG I VÀ II SINH HỌC 12

Câu 1: Hai nhà khoa học nào đã phát hiện ra cơ chế điều hoà opêron?

A. Lamac và Đacuyn.                                           B. Jacôp và Mônô.

C. Menđen và Morgan.                                         D. Hacđi và Vanbec.

Câu 2: Đoạn NST đứt gãy không mang tâm động trong trường hợp đột biến mất đoạn sẽ

A. Trở thành NST ngoài nhân

B. Bị tiêu biến trong quá trình phân bào

C. Không nhân đôi và tham gia vào cấu trúc nhân của 1 trong 2 tế bào con

D. Trở thành một NST mới

Câu 3: Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit ở vị trí số 9 tính từ mã mở đầu nhưng không làm xuất hiện mã kết thúc. Chuỗi polipeptit tương ứng do gen này tổng hợp

A. mất một axit amin ở vị trí thứ 3 trong chuỗi polipeptit.

B. có thể thay đổi các axit amin từ vị trí thứ 2 về sau trong chuỗi polipeptit.

C. có thể thay đổi một axit amin ở vị trí thứ 2 trong chuỗi polipeptit.

D. thay đổi một axit amin ở vị trí thứ 3 trong chuỗi polipeptit.

Câu 4: Operon Lac của vi khuẩn E.coli gồm có các thành phần theo trật tự:

A. vùng khởi động – vùng vận hành – nhóm gen cấu trúc (Z,Y,A)

B. vùng khởi động – gen điều hòa – vùng vận hành – nhóm gen cấu trúc (Z, Y, A)

C. gen điều hòa – vùng khởi động – vùng vận hành – nhóm gen cấu trúc (Z, Y, A)

D. gen điều hòa – vùng vận hành – vùng khởi động – nhóm gen cấu trúc (Z, Y, A)

Câu 5: Đơn vị được sử dụng để giải mã cho thông tin di truyền nằm trong chuỗi polipeptit là

A. anticodon.                                                         B. triplet.

C. axit amin.                                                           D. codon.    

Câu 6: Trong quá trình nhân đôi ADN, vì sao trên mỗi chạc tái bản có một mạch được tổng hợp liên tục còn mạch kia được tổng hợp gián đoạn?

A. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tác dụng lên mạch khuôn 3’→5’.

B. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tác dụng lên mạch khuôn 5’→3’.

C. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5’→3’.

D. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tác dụng lên một mạch.

Câu 7: Sự kết hợp giữa giao tử 2n của loài A với giao tử 2n của loài B tạo thể

A. bốn nhiễm                 B. tứ bội.                        C. song nhị bội              D. bốn nhiễm kép

Câu 8: Giai đoạn hoạt hoá axit amin của quá trình dịch mã diễn ra ở:

A. nhân con                   B. nhân                           C. tế bào chất                 D. màng nhân

Câu 9: Xét đột biến gen do 5BU, thì từ dạng tiền đột biến đến khi xuất hiện gen đột biến phải qua

A. 1 lần nhân đôi.         B. 2 lần nhân đôi.          C. 3 lần nhân đôi.          D. 4 lần nhân đôi.

Câu 10: Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội bình thường của một loài có 12 nhiễm sắc thể, trong tế bào cá thể B chỉ có 1 nhiễm sắc thể ở cặp thứ 4, cá thể đó là thể

A. một nhiễm                 B. đa bội lẻ.                    C. đơn bội lệch              D. tam bội

Câu 11: Trên sơ đồ cấu tạo của opêron Lac ở E. coli, kí hiệu O (operator) là vùng:

A. khởi động.                 B. kết thúc.                    C. mã hoá                       D. vận hành.

Câu 12: Sự không phân ly của bộ nhiễm sắc thể  2n trong quá trình giảm phân có thể tạo nên

A. tế bào 4n.                  B. tế bào 2n                    C. giao tử n                    D. giao tử 2n.

Câu 13: Mỗi ADN con sau nhân đôi đều có một mạch của ADN mẹ, mạch còn lại được hình thành từ các nuclêôtit tự do. Đây là cơ sở của nguyên tắc

A. bổ sung.                                                             B. bán bảo toàn.

C. bổ sung và bảo toàn.                                        D. bổ sung và bán bảo toàn.

Câu 14: Sự thay đổi số lượng NST chỉ liên quan đến 1 hay 1 số cặp NST gọi là

A. thể lệch bội               B. thể tứ bội                   C. thể tam bội                D. thể đa bội lẻ

Câu 15: Gen ban đầu có cặp nuclêôtit chứa A hiếm (A*) là T-A*, sau đột biến cặp này sẽ biến đổi thành cặp

A. T-A                            B. X- G                           C. G-X                            D. A-T

Câu 16: Làm khuôn mẫu cho quá trình phiên mã là nhiệm vụ của

A. mạch mã hoá.           B. mARN.                       C. mạch mã gốc.            D. tARN.

Câu 17: Trình tự nuclêôtit đặc biệt của một opêron để enzim ARN-polineraza bám vào khởi động quá trình phiên mã được gọi là

A. vùng khởi động.       B. gen điều hòa.            C. vùng vận hành.         D. vùng mã hoá.

Câu 18: Trường hợp cơ thể sinh vật có một cặp nhiễm sắc thể tăng thêm một chiếc là thể

A. Ba nhiễm                  B. tam bội                      C. đa bội lẻ.                    D. tam nhiễm kép

Câu 19: Bản chất của mã di truyền là

A. một bộ ba mã hoá cho một axit amin.

B. trình tự sắp xếp các nulêôtit trong gen quy định trình tự sắp xếp các axit amin trong prôtêin.

C. các axit amin đựơc mã hoá trong gen.

D. ba nuclêôtit liền kề cùng loại hay khác loại đều mã hoá cho một axit amin.

Câu 20: Mỗi gen mã hoá prôtêin điển hình gồm các vùng theo trình tự là:

A. vùng vận hành, vùng mã hoá, vùng kết thúc.

B. vùng điều hoà, vùng mã hoá, vùng kết thúc.

C. vùng điều hoà, vùng vận hành, vùng mã hoá.

D. vùng điều hoà, vùng vận hành, vùng kết thúc.

Câu 21: Enzim ARN polimeraza chỉ khởi động được quá trình phiên mã khi tương tác được với vùng

A. điều hòa.                   B. mã hóa.                      C. vận hành.                  D. khởi động.

Câu 22: Tác nhân sinh học có thể gây đột biến gen là

A. virut hecpet                                                       B. vi khuẩn

C. động vật nguyên sinh                                      D. 5BU

Câu 23: Khi nào thì cụm gen cấu trúc Z, Y, A trong opêron Lac ở E. coli hoạt động?

A. Khi môi trường có hoặc không có lactôzơ.

B. Khi trong tế bào có lactôzơ.

C. Khi prôtein ức chế bám vào vùng vận hành.

D. Khi trong tế bào không có lactôzơ.

Câu 24: Vùng kết thúc của gen là vùng

A. mang tín hiệu kết thúc phiên mã

B. quy định trình tự sắp xếp các aa trong phân tử prôtêin

C. mang thông tin mã hoá các aa

D. mang tín hiệu khởi động và kiểm soát quá trình phiên mã

Câu 25: ARN được tổng hợp từ mạch nào của gen?

A. Từ mạch có chiều 5’ → 3’.                             B. Từ cả hai mạch đơn.

C. Khi thì từ mạch 1, khi thì từ mạch 2.             D. Từ mạch mang mã gốc.

{-- Nội dung đề từ câu 26-50 của Bài tập trắc nghiệm luyện tập Chương I và II Sinh học 12 vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

Câu 51: Với n  cặp gen dị hợp tử di truyền độc lập thì số lượng các loại kiểu hình ở đời lai là

A. 2n .                              B. ( \(\frac{1}{2}\))n.                          C. 3n                                D. 4n .

Câu 52: bệnh nào dưới đây ở người gây chỉ biểu hiện ở nam giới:

A. hội chứng Tơcnơ                                              B. Máu khó đông

C. tật có túm lông ở tai                                         D. Mù màu

Câu 53: Nội dung chủ yếu của định luật phân ly độc lập là

A. “Khi lai bố mẹ thuần chủng khác nhau về nhiều cặp tính trạng tương phản thì xác suất xuất hiện mỗi kiểu hình ở F2 bằng tích xác suất của các tinh trạng hợp thành nó”.

B. “Khi bố mẹ thuần chủng khác nhau về nhiều cặp tính trạng tương phản thì F2 có sự phân tính theo tỉ lệ 9:3:3:1.”

C. “Các cặp nhân tố di truyền (cặp alen) phân ly độc lập với nhau trong phát sinh giao tử”.

D. “Khi lai bố mẹ thuần chủng khác nhau về nhiều cặp tính trạng tương phản thì F2 mỗi cặp tính trạng xét riêng rẽ đều phân ly theo kiểu hình 3:1”.

Câu 54: Ý nghĩa trong sản xuất của hiện tượng di truyền liên kết với giới tính là:

A. tất cả đều đúng

B. Giúp phân biệt giới tính ở giai đoạn sớm của vật nuôi , có lợi ích về kinh tế.

C. chọn đôi giao phối thích hợp dể tạo ra các biến dị tổ hợp monhgmuốn

D. Tăng cường hiệu quả của phép lai thuận nghịch trong việc tạo ưu thế lai

Câu 55: Ở người, bệnh mù màu (đỏ và lục) là do đột biến lặn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X gây nên(Xm), gen trội M tương ứng quy định mắt bình thường. Một cặp vợ chồng sinh được một con trai bình thường và một con gái mù màu. Kiểu gen của cặp vợ chồng này là

A. XMXx  XmY.         B. XMXx  X MY         C. XMXx  X MY         D. XMXm x  XmY

Câu 56: Hiện tượng di truyền Tế bào chất đã được phát hiện bởi:

A. Coren và Bo             B. Đacuyn                      C. Menđen                     D. Moocgan

Câu 57: Với n  cặp gen dị hợp tử di truyền độc lập thì số lượng các loại kiểu gen ở đời lai là

A. (\(\frac{1}{2}\) )n.                          B. 2n .                              C. 4n .                              D. 3n .

Câu 58: Ở cà chua quả đỏ trội hoàn toàn so với quả vàng, khi lai cây cà chua quả đỏ dị hợp với cây cà chua quả vàng, tỉ lệ kiểu hình đời lai là

A. 1 quả đỏ: 1 quả vàng.                                      B. 3 quả đỏ: 1 quả vàng.

C. đều quả đỏ.                                                        D. 9 quả đỏ: 7 quả vàng.

Câu 59: Bằng chứng của sự liên kết gen là

A. các gen cùng phân ly trong giảm phân.

B. một gen đã cho liên quan đến một kiểu hình đặc trưng.

C. một gen ảnh hưởng đến 2 tính trạng.

D. hai gen cùng tồn tại trong một giao tử.

Câu 60: Trường hợp di truyền liên kết xảy ra khi:

A. Bố mẹ thuần chủng và khác nhau bởi 2 cặp tính trạng tương phản

B. Không có hiện tượng tương tác gen và di truyền liên kết với giới tính

C. Các cặp gen quy định tính trạng nằm trên cùng 1 cặp NST tương đồng

D. Các gen nằm trên các cặp NST đồng dạng khác nhau

Câu 61: Kiểu hình của cơ thể là kết quả của

A. quá trình phát sinh đột biến.

B. sự phát sinh các biến dị tổ hợp

C. sự tương tác giữa kiểu gen với môi trường.

D. sự truyền đạt những tính trạng của bố mẹ cho con cái.

Câu 62: Hiện tượng di truyền liên kết với giới tính được phát hiện đầu tiên bởi:

A. Menđen                     B. Moocgan                   C. Oatxơn và Cric         D. Coren và Bo

Câu 63: Cho giao phối 2 dòng ruồi giấm thuần chủng thân xám, cánh dài và thân đen, cánh cụt F1 100% thân xám, cánh dài. Tiếp tục cho F1 giao phối với nhau F2 có tỉ lệ 70,5% thân xám, cánh dài: 20,5% thân đen, cánh cụt: 4,5% thân xám, cánh cụt: 4,5% thân đen, cánh dài, hai tính trạng đó đã di truyền

A. liên kết hoàn toàn.                                           B. liên kết không hoàn toàn.

C. độc lập.                                                              D. tương tác gen.

Câu 64: Bệnh nào dưới đây ở người gây ra bởi đột biến gen lặn trên nhiễm sắc thể Y:

A. Tật dính ngón tay số 2 và số 3                       B. Bệnh teo cơ

C. Mù màu                                                             D. Máu khó đông

Câu 65: Với n  cặp gen dị hợp tử di truyền độc lập thì số loại giao tử F1

A. 4n .                              B. 2n                                C. 3n .                              D. ( \(\frac{1}{2}\))n.

Câu 66: Với 2 alen A và a nằm trên nhiễm sắc thể thường, gen trội là trội hoàn toàn. Hãy cho biết: Trong quần thể sẽ có bao nhiêu kiểu gen khác nhau về các alen nói trên?

A. 3 kiểu gen                 B. 1 kiểu gen                  C. 4 kiểu gen                  D. 2 kiểu gen

Câu 67: Ở ruồi giấm, thân xám cánh dài trội so với thân đen cánh cụt. Khi lai ruồi giấm thân xám cánh dài thuần chủng với thân đen cánh cụt được  F1 toàn thân xám cánh dài. Cho con cái F1 lai với con đực thân đen cánh cụt thu được tỉ lệ :

A. 0,415 xám dài : 0,415 đen cụt : 0,085 xám cụt : 0,085 đen dài.

B. 1 xám dài : 1 đen cụt : 1 xám cụt : 1 đen dài.

C. 0,31 xám dài : 0,31 đen cụt : 0,19 xám cụt : 0,19 đen dài.

D. 0,21 xám dài : 0,21 đen cụt : 0,29 xám cụt : 0,291 đen dài.

Câu 68: kiểu gen nào dưới đây được viết là không đúng:

A. \(\frac{{AB}}{{ab}}\)                         B.\(\frac{{A{\rm{b}}}}{{Ab}}\)                             C. \(\frac{{A{\rm{a}}}}{{{\rm{bb}}}}\)                            D. \(\frac{{Ab}}{{ab}}\)

Câu 69: Với hai cặp gen không alen A,a và B, b cung nằm trên một cặp NST. Trong quần thể sẽ có bao nhiêu kiểu gen khác nhau:

A. 3                                 B. 10                               C. 9                                 D. 4

Câu 70: Hội chứng Mácphan ở người có chân tay dài, ngón tay dài, đục thuỷ tinh thể do tác động tác động

A. gen đa hiệu               B. bổ trợ.                        C. cộng gộp                    D. át chế

{-- Nội dung đề từ câu 71-90 của Bài tập trắc nghiệm luyện tập Chương I và II Sinh học 12 vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

Trên đây là trích dẫn 1 phần nội dung tài liệu 90 Bài tập trắc nghiệm luyện tập Chương I và II Sinh học 12 - Trường THPT Trần Đại Nghĩa. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:  

​Chúc các em học tập tốt!

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF