YOMEDIA

Phương pháp giải bài tập Cơ chế Nguyên Phân Sinh học 10

Tải về
 
NONE

Cùng Hoc247 tham khảo Phương pháp giải bài tập Cơ chế Nguyên Phân do Hoc247 tổng hợp và biên soạn. Hy vọng với tài liệu này sẽ cung cấp những kiến thức bổ ích cho các em trong quá trình ôn tập nâng cao kiến thức trước khi bước vào kì thi của mình. Mời các em cùng tham khảo!

ATNETWORK
YOMEDIA

PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP VỀ CƠ CHẾ NGUYÊN PHÂN

Dạng 1: Xác định số NST, số cromatit, số tâm động trong một tế bào qua các kì của quá trình nguyên phân .

Kiến thức cần chú ý:

  • NST nhân đôi => NST kép ở kì trung gian và tồn tại ở tế bào đến cuối kì giữa. Vào kì sau NST kép bị chẻ dọc tại tâm động và tác thành hai NST đơn và phân li về hai cực của tế bào.
  • Cromatit chỉ tồn tại ở dạng NST kép, mỗi NST kép gồm có hai cromatit.
  • Mỗi NST dù ở dạng kép hay đơn đều có 1 tâm động, trong tế bào có bao nhiêu NST thì có bấy nhiêu tâm động.

=> Từ đó ta có thể xác đinh được số NST trong tế bào, số cromatit, số tâm động của một tế bảo qua mỗi kì của quá trình nguyên phân:

Bảng: Xác định số NST, số cromatit, số tâm động trong một tế bào qua các kì của quá trình nguyên phân:

Kỳ

Số NST

Số Cromatit

Số tâm động

Trung gian

2n (kép)

4n

2n

Trước (Đầu)

2n (kép)

4n

2n

Giữa

2n (kép)

4n

2n

Sau

4n (đơn)

0

4n

Cuối

2n đơn

0

2n

 

Bài tập vận dụng:

Bài 1:  Loài cà chua có bộ NST 2n = 24 . Hợp tử của loài trải qua nguyên phân. Hãy cho biết có bao nhiêu NST, cromatit, tâm động có trong tế bào qua mỗi kì của quá trình nguyên phân.

Kỳ

Số NST

Số Cromatit

Số tâm động

Trung gian

24 NST (kép)

48

24

Trước (Đầu)

24 NST (kép)

48

24

Giữa

24 NST (kép)

48

24

Sau

48 NST (đơn)

0

48

Cuối

24 NST đơn

0

24

 

 

Bài 2: Quá trình nguyên phân từ 1 hợp tử ruồi giấm (2n = 8) tạo ra đc 8 tế bào mới.

a) Xác định số đợt phân bào của hợp tử.

b) Hãy tính tổng số NST, số cromatit, số tâm động có trong 8 tế bào qua mỗi kì của quá trình nguyên phân.

(Gợi ý là phần b các em chú ý ở đây là xác định xác định số lượng NST trong tế bào, số cromatit, số tâm động trong 8 tế bào)

đ/a.     a. 2x = 8 => x = 3.

b. Với 8 tế bào thì ở các kì nguyên phân ta có:

Kỳ

Số NST

Số Cromatit

Số tâm động

Trung gian

64 NST (kép)

128

64

Trước (Đầu)

64 NST (kép)

128

64

Giữa

64 NST (kép)

128

64

Sau

128 NST (đơn)

0

128

Cuối

64 NST đơn

0

64

 

Bài 3: Ở ruồi giấm 2n = 8. 1 tế bào ruồi giấm đang ở kì sau của nguyên phân. Số NST trong tế bào đó bằng bao nhiêu?

đ/a. 16 NST đơn.

Bài 4: Nếu trong kì đầu của quá trình nguyên phân, một tế bào có 60 crômatit thì sau khi chu kì tế bào kết thúc, các tế bào con của nó sẽ có số NST là bao nhiêu?

đ/a. Ở kì đầu, số cromatit = 4n = 60 => 2n = 30 => sau nguyên phân, mỗi tế bào con có 2n NST đơn = 30.

Bài 5: Ở một loài thực vật, cho lai hai cây lưỡng bội với nhau được các hợp tử F1. Một trong các hợp tử này nguyên phân liên tiếp 4 đợt. Ở kì giữa của lần nguyên phân thứ tư, người ta đếm được trong tất cả các tế bào con có 384 crômatit. Số NST có trong hợp tử này là bao nhiêu?

đ/a.

  • Sau 3 lần nguyên phân => tạo 8 tế bào, đi vào lần nguyên phân thứ 4.
  • Ở lần nguyên phân thứ 4, 8x4n=384 cromatit => 2n = 24 NST.

Dạng 2: Xác định số tế bào con được sinh ra, số NST mtcc, số thoi vô sắc được hình thành – phá hủy trong quá trình nguyên phân:

1. Số tế bào con sinh ra qua nguyên phân.

  • Một tế bào trải qua k lần nguyên phân thì sẽ tạo ra 2k tế bào .
  • x tế bào nguyên phân liên tiếp k lần thì số TB con được tạo thành = 2k .x
  • Nếu số lần nguyên phân của các tế bào không bằng nhau: Giả sử có a tế bào có số lần nguyên phân lần lượt là: x1, x2, x3,....xa (ĐK: nguyên dương) => Tổng số TB con = 2x1+ 2x2 + 2x3 + ...+ 2xa

2. Số NST đơn môi trường cần cung cấp cho quá trình phân bào là:

  • 1 tế bào nguyên phân liên tiếp k lần thì số NST đơn môi trường cần  cho quá trình nguyên phân là: 2n.( 2k – 1)
  • x tế bào nguyên phân liên tiếp k lần thì số NST đơn môi trường cung cấp cho quá trình phân bào là: 2n.( 2k – 1) x

3. Số thoi vô sắc được hình thành – phá hủy trong quá trình nguyên phân:

  • Nếu có a tế bào nguyên phân x lần bằng nhau tạo ra a.2x tế bào con thì:
  • Số thoi vô sắc được hình thành = phá hủy = a.(2x – 1)

Bài tập vận dụng:

Bài 1. Xác định số tế bào con trong các trường hợp:

a. 1 tế bào nguyên phân 5 lần liên tiếp.               

b. 5 tế bào nguyên phân 5 lần liên tiếp.

c. 3 tế bào A, B, C nguyên phân số lần liên tiếp lần lượt 3, 5, 7.

Đáp án:          a. 32                b. 160             c. 168.

{-- Xem đầy đủ nội dung tại Xem online hoặc Tải về--}

Trên đây là trích dẫn một phần Phương pháp giải bài tập Cơ chế Nguyên phân để xem đầy đủ nội dung đề thi các em vui lòng đăng nhập website hoc247 chọn Xem online hoặc Tải về máy tính. Chúc các em học tốt và thực hành hiệu quả!

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
NONE
ON