YOMEDIA

Tư tưởng nhân nghĩa trong Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi

Tải về
 
NONE

Tư tưởng nhân nghĩa trong Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi là một trong những nội dung quan trọng mà các em cần phải nắm khi học tác phẩm Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi. Và để hiểu rõ về điều đó, Học 247 mời các em tham khảo tài liệu văn mẫu dưới đây.

ATNETWORK
YOMEDIA

A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý

Sơ đồ tư duy Tư tưởng nhân nghĩa trong Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi

B. Dàn ý chi tiết

a. Mở bài

  • Giới thiệu tác phẩm Bình Ngô đại cáo và tác giả Nguyễn Trãi
  • Dẫn dắt vào vấn đề: Tư tưởng nhân nghĩa trong Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi

b. Thân bài

  • Khái quát chung
    • Hoàn cảnh sáng tác
      • Sau chiến thắng giặc Minh, Nguyễn Trãi đã thay mặt Lê Lợi viết Bình Ngô đại cáo để tuyên bố với nhân dân cả nước về quyền độc lập của đất nước
      • Bài cáo được công bố vào đầu năm 1428
    • Thể loại
      • Cáo là thể văn nghị luận có từ thời cổ ở Trung Quốc, thường được vua chúa và thủ lĩnh dùng để trình bày một chủ trương, sự nghiệp, tuyên ngôn một sự kiện để mọi người cùng biết.
      • Cáo có thể được viết bằng văn vần, văn xuôi nhưng chủ yếu là văn biền ngẫu
      • Lời lẽ đanh thép, lý luận sắc bén, kết cấu chặt chẽ, mạch lạc là đặc điểm quan trọng của bài cáo.
    • Chủ đề: Tác phẩm là bản tổng kết về cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc, thể hiện niềm tự hào vô biên, niềm hân hoan vô hạn trước thắng lợi to lớn của chính nghĩa cứu nước, tài năng lãnh đạo của bộ phận tham mưu nghĩa quân, của khí phách anh hùng toàn dân tộc ta.
  • Nội dung
    • Nước Đại Việt ta là một đất nước có truyền thống nhân nghĩa cao đẹp
      • Dường như cuộc khởi nghĩa Lam Sơn nêu cao ngọn cờ nhân nghĩa, đem quân điếu phạt để tiêu diệt quân cường bạo, vì độc lập, tự do của nước nhà, vì sự yên vui hạnh phúc của nhân dân.
      • Có thể khẳng định nguồn gốc của nhân nghĩa Đại Việt là nền văn hiến lâu đời. Đâu phải "Nam man" là "man di mọi rợ" như bọn hoàng đế phương Bắc thường láo xược phán truyền hết đời này đến đời kia.Ngược lại thù nước Đại Việt là một quốc gia "vốn xưng nền văn hiến đã lâu". Nền văn hiếnấy hợp thành bởi các nhân tố:
        • Có núi sông bờ cõi "đã chia", đã "định phận tại Thiên thư”.
        • Có thuần phong mỹ tục.
        • Có nền độc lập vững bền: "Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập", "hùng cứ một phương".
        • Lắm nhân tài hào kiệt.
        • Có truyền thống anh hùng chống ngoại xâm, có những trang sử vàng chói lọi từng làm cho "Lưu Cung thất bại", "Triệu Tiết tiêu vong", "bắt sống Toa Đô", "giết tươi Ô Mã".
    • Bình Ngô đại cáo được xem là bản cáo trạng đanh thép, đầy đủ đã đầy căm thù tội ác quân "cuồng Minh". Tác giả Nguyễn Trãi như đứng trên quan điểm nhân nghĩa mà lên án quân xâm lược.
      • Giặc Minh tàn sát dã man nhân dân ta.
      • Tàn phá môi trường môi sinh, bóc lột vơ vét thậm tệ.
        • Bắt nhân dân ta xuống bề mò ngọc trai, lên rừng bẫy hươu nai… gây ra bao thảm cảnh. Bọn thái thú, bọn tướng tá Thiên triều như một lũ quỷ khát máu vô cùng ghê tởm.
        • Tội ác của giặc Minh có thể nói chồng chất như núi, đầy mưu mô xảo quyệt "dối trời, lừa dân… gây binh, kết oán". Một cách nói thậm xưng đầy căm thù, ám ảnh.
    • Nguồn sức mạnh lớn lao về nhân nghĩa Đại Việt
      • Lãnh tụ nghĩa quân là một anh hùng xuất chúng.
      • Sức mạnh của lòng căm thù giặc và tinh thần đại đoàn kết dân tộc để chiến thắng quân xâm lược.

c. Kết bài

  • Nêu nhận xét, đánh giá chung về vấn đề
  • Mở rộng vấn đề bằng sự liên tưởng của mỗi cá nhân

Bài văn mẫu

​Đề bài:  Tư tưởng nhân nghĩa trong Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi

Gợi ý làm bài

“Bình ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi được xem là bản tuyên ngôn độc lập thứ 2 của nước Nam, sau bài “Nam quốc Sơn Hà” của Lý Thường Kiệt. Đọc những câu thơ hùng hồn, hào sảng, chúng ta sẽ nhận ra tư tưởng nhân nghĩa là tư tưởng xuyên suốt bài cáo. Nó làm nền cho những tư tưởng khác và làm nên sự thành công của bài cáo.

Tư tưởng nhân nghĩa không phải là tư tưởng quá lạ đối với nước Nam. Đây là tư tưởng đã được Nho giáo nhắc đến rất nhiều. Tuy nhiên với nho giáo thì nhân nghĩa chính là mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người. Nhưng đến Nguyễn Trãi thì quan điểm nhân nghĩa của ông không phải bao hàm nội dung rộng như vậy. Đối với ông – nhà lãnh đạo tài ba thì nhân nghĩa chính là “yên dân”:

Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo

---Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến---

Xã tắc từ đây vững bền

Giang sơn từ đây đổi mới

Một lời khẳng định chắc nịch, như một hồi chuông vang lên để cho mọi người trên thế giới này biết được rằng đât nước Việt Nam đã có chủ quyền, đã thực sự hòa bình và thống nhất.

Cho đến bây giờ, khi đã trải qua bao nhiêu thăng trầm và biến cố nhưng tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi vẫn còn giữ nguyên giá trị. Nó giúp cho đất nước ta có được nhiều thành tựu vang dội như hiện nay. Gấp trang sách lại nhưng còn vang vọng đâu đây tư tưởng nhân nghĩa, nhân đạo của ông.

Mong rằng, tài liệu trên đã hỗ trợ các em thật tốt tronng quá trình ôn tập và củng cố kiến thức nền tảng về bài học Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi trong chương trình Ngữ văn 10. Chúc các em học tốt hơn với tài liệu này.

--MOD Ngữ văn HOC247 (tổng hợp và biên soạn)

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON