Học 247 mời các em tham khảo tài liệu văn mẫu Thuyết minh tác phẩm Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi dưới đây để nắm rõ hơn nội dung bài học Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi trong chương trình Ngữ văn 10. Chúc các em gặt hái được nhiều kiến thức hay và bổ ích
A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý
B. Dàn ý chi tiết
a. Mở bài
- Giới thiệu tác giả Nguyễn Trãi và bài thơ Bình Ngô đại cáo
- Dẫn dắt vào vấn đề
- Nêu luận đề chính nghĩa: Cốt lõi nhân nghĩa chính là yên dân và trừ bạo. Nhân nghĩa không bó hẹp trong khuôn khổ tư tưởng Nho giáo mà rộng hơn là làm thế nào để đem lại cuộc sống yên bình cho nhân dân. Bên cạnh đó khẳng định nước ta tuy là một nước nhỏ nhưng vẫn có thể tự hào về:
- Nền văn hiến lâu đời
- Cương vực lãnh thổ
- Phong tục tập quán
- Lịch sử và chế độ riêng
- Bản cáo trạng vạch rõ tội ác kẻ thù: Giặc Minh xảo quyệt thừa nước đục thả câu. Không những thế còn tàn sát, hành hạ, tước đoạt mạng sống con người một cách dã man( dẫn chứng)
- Tổng kết quá trình kháng chiến:
- Xây dựng hình tượng người anh hùng áo vải bình thường nhưng có lòng yêu nước thương dân và căm thù giặc sâu sắc, có lí tưởng cao cả (so sánh với Trần Quốc Tuấn để thấy được lòng căm thù giặc và niềm tin sắt đá)
- Khắc họa những chiến công oanh liệt hào hùng (dẫn chứng)
- Tuyên bố hòa bình mở ra kỉ nguyên mới
- Nghệ thuật:
- Sử dụng từ ngữ hiển nhiên, vốn có
- Biện pháp đối lập, lấy cái vô hạn của trúc Nam Sơn để nói đến cái vô hạn trong tội ác giặc Minh, lấy cái vô cùng của nước Đông Hải để nói lên sự dơ bẩn vô cùng
- Nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật
- Liệt kê, so sánh, đối lập để tạo thành bản anh hùng ca về những chiến công oanh liệt.
c. Kết bài
- Khẳng định, đánh giá giá trị của bài thơ
- Mở rộng vấn đề bằng những suy ngẫm và cảm nhận của mỗi cá nhân
Bài văn mẫu
Đề bài: Thuyết minh tác phẩm Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi
Gợi ý làm bài
Trong dòng văn học ca ngợi truyền thống yêu nước xuyên suốt lịch sử văn học Việt Nam, chúng ta không thể không nhắc tới các tác phẩm của Nguyễn Trãi, một anh hùng dân tộc, một con người có nhân cách lớn, nhà tư tưởng vĩ đại được suy tôn là danh nhân văn hóa của nhân loại. Trong đó, “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi được đánh giá là áng “thiên cổ hùng văn”, luôn được nhiều thế hệ người Việt luôn yêu thích, tự hào.
"Bình Ngô đại cáo" được Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Lợi viết vào khoảng đầu năm 1428 nhằm tổng kết cuộc kháng chiến chống giặc Minh xâm lược, kể về quá trình kháng chiến gian khổ, hi sinh nhưng thắng lợi vẻ vang, ngợi ca lòng yêu nước, tinh thần nhân nghĩa và tài trí thao lược của quân ta. Đây là tác phẩm tiêu biểu cho thể loại “cáo”- một thể loại văn chính luận tiêu biểu của văn học Trung đại Việt Nam. Nhan đề tác phẩm có ý nghĩa là bài cáo trọng đại tuyên bố về việc dẹp yên giặc Ngô (chỉ giặc Minh xâm lược).Bài cáo gồm bốn phần.
---Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến---
Với nghệ thuật chính luận tài tình, cảm hứng trữ tình sâu sắc Bình Ngô đại cáo có sự kết hợp hài hoà giữa yếu tố chính luận và yếu tố văn chương được xem là áng “thiên cổ hùng văn” của dân tộc ta.Hơn thế nữa, “Bình Ngô đại cáo”- Nguyễn Trãi là bản anh hùng ca, ca ngợi sức mạnh của truyền thống yêu nước, tinh thần độc lập nhân nghĩa tự cường, nêu bật sức mạnh của dân ta trong cuộc khởi nghĩa, đập tan cuộc xâm lăng phi lăng phi nghĩa của giặc Minh, mở ra một kỷ nguyên mới của độc lập tự do, hoà bình cho lịch sử.
Sau khi đọc xong bài cáo, ta thấy rõ “Bình Ngô đại cáo” không chỉ là tác phẩm tiêu biểu cho thể loại văn chính luận của Nguyễn Trãi mà ta còn hiểu nhận thực rõ chính lòng yêu nước và tinh thần nhân nghĩa là hai yếu tố quyết định đưa cuộc kháng chiến đến thành công, mở ra kỉ nguyên mới cho dân tộc. Chính ví thế bài cáo được coi là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc ta, thể hiện được khát vọng độc lập tự chủ và yêu chuộng hoà bình của toàn dân ta.
Học 247 mong tằng, tài liệu trên đã giúp các em có thêm nhiều kiến thức hay và bổ ích, hiểu sâu sắc hơn về tác phẩm Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi. Chúc các em học tốt hơn với tài liệu trên
--MOD Ngữ văn HOC247 (tổng hợp và biên soạn)