Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ thể hiện tình yêu thiên nhiên, tình yêu cuộc sống tha thiết và ước nguyện của nhà thơ Thanh Hải. Để nắm được khái quát nội dung và nghệ thuật của tác phẩm này, Học247 xin giới thiệu đến các em bài Soạn văn 7 Mùa xuân nho nhỏ. Hi vọng với bài soạn văn tóm tắt này, các em sẽ chuẩn bị bài thật tốt cho tiết học này!
1. Bố cục văn bản
- Bố cục gồm 4 phần:
- Phần 1: (Khổ thơ đầu): Cảm xúc trước mùa xuân của thiên nhiên đất trời.
- Phần 2: (Khổ 2 và 3): Cảm xúc về mùa xuân đất nước, con người.
- Phần 3: (Khổ 4 và 5): Suy nghĩ và ước nguyện của nhà thơ.
- Phần 4: (Khổ cuối): Lời ngợi ca quê hương đất nước qua điệu ca Huế.
2. Hướng dẫn soạn văn Mùa xuân nho nhỏ
Câu 1: Đọc nhiều lần bài thơ và tìm hiểu mạch cảm xúc trong bài (gợi ý: từ cảm xúc về thiên nhiên, đất nước dẫn đến suy nghĩ, ước nguyện của tác giả). Từ việc nhận ra mạch cảm xúc, hãy nêu bố cục của bài thơ.
- Mạch cảm xúc của bài thơ: từ cảm xúc trước vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên, mùa xuân đất nước, tác giả thể hiện khát vọng được dâng hiến “mùa xuân nho nhỏ” của mình vào mùa xuân lớn của cuộc đời chung.
- Bố cục: Tham khảo mục 1 (Bố cục văn bản).
Câu 2: Mùa xuân của thiên nhiên, đất nước đã được miêu tả như thế nào qua những hình ảnh, màu sắc, âm thanh trong hai khổ thơ đầu? Cảm xúc của tác giả trước vẻ đẹp và sức sống của mùa xuân đất nước như thế nào?
- Mùa xuân ở khổ thơ đầu là mùa xuân của thiên nhiên, đất trời với dòng sông xanh, bông hoa tím biếc, tiếng chim chiền chiện hót vang trời. Cảm xúc của tác giả trước cảnh mùa xuân được diễn tả qua hai câu thơ:
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng.
→ Nhà thơ say sưa, ngây ngất, cảm nhận hình ảnh, âm thanh không chỉ bằng thính giác, thị giác mà còn bằng xúc giác.
Câu 3: Phân tích đoạn thơ
“Ta làm con chim hót
...........
Dù là khi tóc bạc”
- Nhà thơ khát vọng được hòa nhập vào cuộc sống của đất nước, cống hiến phần tốt đẹp, dù nhỏ bé của mình: muốn làm “con chim hót”, “một cành hoa”, hay “một nốt trầm” trong bản thanh âm tươi đẹp → hòa vào bản nhạc chung của đất nước.
- Với lối điệp ngữ, ẩn dụ trong hình ảnh “tuổi hai mươi”, “khi tóc bạc” → tinh thần cống hiến vì đất nước bền bỉ và to lớn.
Câu 4: Bài thơ có nhạc điệu trong sáng, thiết tha, gợi cảm, gần gũi với dân ca. Những yếu tố như thể thơ, cách ngắt nhịp, gieo vần, điệp ngữ,... đã được sử dụng như thế nào để tạo được nhạc điệu ấy?
- Thể thơ năm chữ có âm hưởng nhẹ nhàng, tha thiết. Cách gieo vần liền giữa các khổ thơ cũng góp phần tạo nên sự liền mạch cho cảm xúc.
- Kết hợp những hình ảnh tự nhiên, giản dị với các hình ảnh giàu ý nghĩa biểu trưng, khái quát.
- Tứ thơ xoay quanh hình ảnh mùa xuân.
- Giọng điệu của bài thơ thể hiện đúng tâm trạng của tác giả, biến đổi phù hợp với nội dung từng đoạn.
Câu 5: Em hiểu thế nào về nhan đề bài thơ? Nêu chủ đề.
- Nhan đề Mùa xuân nho nhỏ là một sáng tạo độc đáo của Thanh Hải.
- Chủ đề: Thanh Hải mong muốn được làm một mùa xuân nho nhỏ để đóng góp công sức nhỏ bé của mình làm đẹp thêm mùa xuân đất nước.
Trên đây là bài Soạn văn 9 Mùa xuân nho nhỏ tóm tắt. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài soạn chi tiết Mùa xuân nho nhỏ.
-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----
Tư liệu nổi bật tuần
- Xem thêm