HOC247 xin giới thiệu tài liệu sau đây đến các em nhằm giúp các em ôn tập và củng cố kiến thức Toán 12 đồng thời rèn luyện các kỹ năng làm bài để chuẩn bị thật tốt cho các kỳ thi sắp tới qua nội dung Phương pháp tính tích phân bằng cách đổi biến số cơ bản có đáp án. Mời các em cùng tham khảo!
1. Tóm tắt lý thuyết
Phương pháp: Cho hàm số \(f\) liên tục trên đoạn\({\rm{[}}a;b{\rm{]}}{\rm{.}}\)Giả sử hàm số \(u = u(x)\) có đạo hàm liên tục trên đoạn \({\rm{[}}a;b{\rm{]}}\) và \(\alpha \le u(x) \le \beta .\) Giả sử có thể viết \(f(x) = g(u(x))u'(x),x \in {\rm{[}}a{\rm{;}}b{\rm{],}}\) với \(g\) liên tục trên đoạn\({\rm{[}}\alpha ;\beta {\rm{]}}.\) Khi đó, ta có
\(I = \int\limits_a^b {f(x)dx = }\)\({\int\limits_a^b {g(u(x)).u'(x)dx = \int\limits_{u(a)}^{u(b)} {g(u)du} } }\)
Để tính tích phân: \(I = \int\limits_a^b {g(u(x))u'(x)dx} \) ta thực hiện các bước:
. Bước 1: Biến đổi để chọn phép đặt \(t = u\left( x \right) \Rightarrow dt = u'(x)dx\)
. Bước 2. Thực hiện phép đổi cận:
Với \(x = a\) thì \(t = u\left( a \right)\); \(x = b\) thì \(t = u\left( b \right)\) . (Ghi Nhớ : đổi biến phải đổi cận)
. Bước 3. Đưa về dạng \(I = \int\limits_{u(a)}^{u(b)} {f(t)dt}\) đơn giản và dễ tính hơn.
. Dấu hiệu nhận biết và cách đặt.
Dấu hiệu |
Có thể đặt |
Có căn \(\sqrt {f\left( x \right)}\) |
\(t = \sqrt {f(x)}\) |
Có ngoặc \({(ax + b)^n}\) |
\(t = ax + b\) |
Có mũ \({a^{f(x)}}\) |
\(t = f(x)\) |
Có \(\frac{{dx}}{x}\) và \(ln x\) |
\(t = \ln x\) hoặc biểu thức chứa \(\ln x\) |
Có \({e^x}dx\) |
\(t = {e^x}\) hoặc biểu thức chứa \({e^x}\) |
Có \(\sin xdx\) |
\(t = \cos x\) |
Có \(\cos xdx\) |
\(t = \sin xdx\) |
Có \(\frac{{dx}}{{{{\cos }^2}x}}\) |
\(t = \tan x\) |
Có \(\frac{{dx}}{{{{\sin }^2}x}}\) |
\(t = \cot x\) |
Có mẫu:\(\frac{{f’\left( x \right)dx}}{{f\left( x \right)}}\) |
\(t =\)mẫu |
Ví dụ 1: Tính tích phân \(I = \int\limits_0^1 {x{{(1 + {x^2})}^4}} dx\)
Ⓐ. \(I = \frac{{16}}{5}\)
Ⓑ. \(I = \frac{{31}}{{10}}\)
Ⓒ. \(I = \frac{1}{{10}}\)
Ⓓ. \(I = – \frac{1}{{10}}\)
Lời giải
Chọn B
Đặt \(t = 1 + {x^2} \Rightarrow dt = 2xdx\).
Đổi cận \(x = 0 \Rightarrow t = 1\);\(x = 1 \Rightarrow t = 2\)
Nên \(I = \int\limits_1^2 {\frac{{{t^4}}}{2}} dt = \frac{{31}}{{10}}\)
Ví dụ 2: Tính tích phân \(I = \int\limits_1^2 {2x\sqrt {{x^2} – 1} dx} \) bằng cách đặt \(u = {x^2} – 1\), mệnh đề nào dưới đây đúng?
Ⓐ. \(I = 2\int\limits_0^3 {\sqrt u } du\)
Ⓑ. \(I = \int\limits_1^2 {\sqrt u } du\)
Ⓒ. \(I = \int\limits_0^3 {\sqrt u } du\)
Ⓓ.\(I = \frac{1}{2}\int\limits_1^2 {\sqrt u } du\)
Lời giải
Chọn C
\(I = \int\limits_1^2 {2x\sqrt {{x^2} – 1} dx} \)
Đặt \(u = {x^2} – 1 \Rightarrow du = 2xdx\).
Đổi cận \(x = 1 \Rightarrow u = 0\);\(x = 2 \Rightarrow u = 3\)
Nên \(I = \int\limits_0^3 {\sqrt u } du\)
Ví dụ 3: Tính tích phân \(I = \int\limits_0^\pi {{{\cos }^3}x\sin xdx} \) .
Ⓐ. \(I = – \frac{1}{4}{\pi ^4}\)
Ⓑ. \(I = – {\pi ^4}\)
Ⓒ. \(I = 0\)
Ⓓ. \(I = – \frac{1}{4}\)
Lời giải
Chọn C
Ta có: \(I = \int\limits_0^\pi {{{\cos }^3}x.\sin x} dx\).
Đặt \(t = \cos x \Rightarrow dt = – \sin xdx \Leftrightarrow – dt = \sin xdx\)
Đổi cận: với \(x = 0 \Rightarrow t = 1\);với \(x = \pi \Rightarrow t = – 1\).
Vậy\(I = – \int\limits_1^{ – 1} {{t^3}} dt = \int\limits_{ – 1}^1 {{t^3}} dt = \left. {\frac{{{t^4}}}{4}} \right|_{ – 1}^1 = \frac{{{1^4}}}{4} – \frac{{{{\left( { – 1} \right)}^4}}}{4} = 0\).
2. Bài tập
Câu 1: Tập hợp các giá trị của \(b\) sao cho \(\int\limits_0^b {(2x – 4){\rm{d}}x = 5} \) là:
A. \(\left\{ { – 1;4} \right\}\).
B. \(\left\{ { – 1} \right\}\).
C. \(\left\{ 5 \right\}\).
D. \(\left\{ { – 1;5} \right\}\).
Lời giải
Ta có: \(\int\limits_0^b {(2x – 4){\rm{d}}x = 5 \Leftrightarrow \left. {({x^2} – 4x)} \right|_0^b} = 5 \Leftrightarrow {b^2} – 4b – 5 = 0 \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{c}}{b = – 1}\\{b = 5}\end{array}} \right.\).
Câu 2: Biết \(\int_0^1 {{e^{4x}}{\rm{d}}x} = \frac{{{e^a} – 1}}{b}\) với \(a,b \in \mathbb{Z},b \ne 0\). Tìm khẳng định đúng trong các khẳng định sau.
A. \(a < b\).
B. \(a = b\).
C. \(a + b = 10\).
D. \(a = 2b\).
Lời giải
Ta có: \(\int_0^1 {{e^{4x}}{\rm{d}}x} = \frac{1}{4}{e^{4x}}\left| {\begin{array}{*{20}{c}}1\\0\end{array} = \frac{{{e^4} – 1}}{4}} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}a = 4\\b = 4\end{array} \right. \Rightarrow a = b.\).
Câu 3: Biết rằng \(\int\limits_0^{\ln a} {{e^x}{\rm{d}}x} = 1\), khi đó giá trị của \(a\) là:
A. \(a = 1\).
B. \(a = 3\).
C. \(a = 2\).
D. \(a = 4\).
Lời giải
Ta có \(\int {{e^x}{\rm{d}}x} = {e^x} + C\). Do đó: \(\int\limits_0^{\ln a} {{e^x}{\rm{d}}x} = \left. {{e^x}} \right|_0^{\ln a} = {e^{\ln a}} – {e^0} = a – 1 = 1 \Rightarrow a = 2\).
Câu 4: Tính tích phân \(I = \int\limits_0^1 {2{e^x}dx} \).
A. \(I = {e^2} – 2e\).
B. \(I = 2e\).
C. \(I = 2e + 2\).
D. \(I = 2e – 2\).
Lời giải
Ta có \(I = \int\limits_0^1 {2{e^x}{\rm{d}}x} = \left. {2{e^x}} \right|_0^1 = 2e – 2\).
Câu 5: Cho \(\int\limits_2^5 {\frac{{{\rm{d}}x}}{x}} = \ln a\). Tìm \(a\).
A. \(\frac{5}{2}\).
B. \(5\).
C. \(2\).
D. \(\frac{2}{5}\).
Lời giải
Ta có: \(\int\limits_2^5 {\frac{{{\rm{d}}x}}{x}} = \ln a \Leftrightarrow \left. {\ln \left| x \right|} \right|_2^5 = \ln a \Leftrightarrow \ln 5 – \ln 2 = \ln a \Leftrightarrow \ln \frac{5}{2} = \ln a \Leftrightarrow a = \frac{5}{2}\).
Câu 6: Tính tích phân \(I = \int\limits_0^1 {\frac{4}{{2x + 1}}{\rm{d}}x} \).
A. \(4\ln 3\).
B. \(4\ln 2\).
C. \(I = 2\ln 3\).
D. \(2\ln 2\).
Lời giải
Ta có: \(I = \int\limits_0^1 {\frac{4}{{2x + 1}}{\rm{d}}x} = 2\ln \left| {2x + 1} \right||_0^1 = 2\ln 3\).
Câu 7: Tích phân \(I = \int\limits_{\frac{\pi }{4}}^{\frac{\pi }{3}} {\frac{{{\rm{d}}x}}{{{{\sin }^2}x}}} \) bằng?
A. \(\cot \frac{\pi }{3} – \cot \frac{\pi }{4}\).
B. \(\cot \frac{\pi }{3} + \cot \frac{\pi }{4}\).
C. \( – \cot \frac{\pi }{3} + \cot \frac{\pi }{4}\).
D. \( – \cot \frac{\pi }{3} – \cot \frac{\pi }{4}\).
Lời giải
Ta có \(I = \int\limits_{\frac{\pi }{4}}^{\frac{\pi }{3}} {\frac{{{\rm{d}}x}}{{{{\sin }^2}x}}} = – \cot x\left| \begin{array}{l}^{\frac{\pi }{3}}\\_{\frac{\pi }{4}}\end{array} \right. = – \cot \frac{\pi }{3} + \cot \frac{\pi }{4}\).
Câu 8: Tính tích phân \(I = \int\limits_0^{\ln 2} {{e^{ – x}}{\rm{d}}x} \).
A. \( – \frac{1}{2}\).
B. \(\frac{1}{2}\).
C. \(2\).
D. \(0\).
Lời giải
Ta có: \(I = \int\limits_0^{\ln 2} {{e^{ – x}}{\rm{d}}x} = \left. { – {e^{ – x}}} \right|_0^{\ln 2} = \frac{1}{2}\).
Câu 9: Trong các khẳng định sau, khẳng định nào sai?
A. \(\int {{\rm{d}}x} = x + 2C\)(\(C\) là hằng số).
B. \(\int {{x^n}{\rm{d}}x} = \frac{{{x^{n + 1}}}}{{n + 1}} + C\) (\(C\) là hằng số; \(n \in \mathbb{Z}\)).
C. \(\int {0{\rm{d}}x} = C\)(\(C\) là hằng số).
D. \(\int {{{\rm{e}}^x}{\rm{d}}x} = {{\rm{e}}^x} – C\) (\(C\) là hằng số).
Lời giải
Đáp án B sai vì công thức trên chỉ đúng khi bổ sung thêm điều kiện \(n \ne – 1\).
Câu 10: Cho miền phẳng \(\left( D \right)\) giới hạn bởi \(y = \sqrt x \), hai đường thẳng \(x = 1\), \(x = 2\) và trục hoành. Tính thể tích khối tròn xoay tạo thành khi quay \(\left( D \right)\) quanh trục hoành.
A. \(3\pi \).
B. \(\frac{{3\pi }}{2}\).
C. \(\frac{{2\pi }}{3}\).
D. \(\frac{3}{2}\).
Lời giải
\(V = \pi \int\limits_1^2 {xdx} = \left. {\frac{{\pi {x^2}}}{2}} \right|_1^2 = \frac{{3\pi }}{2}\).
...
--(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)--
Trên đây là toàn bộ nội dung Phương pháp tính tích phân bằng cách đổi biến số cơ bản. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
Chúc các em học tập tốt!
Tài liệu liên quan
Tư liệu nổi bật tuần
- Xem thêm