Dưới đây là Phương pháp giải bài tập chủ đề Hai tam giác bằng nhau Toán 7. Gồm lý thuyết và các bài tập có hướng dẫn giải chi tiết giúp các em ôn tập nắm vững các kiến thức đã học. Các em xem và tải về ở dưới.
PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP CHỦ ĐỀ HAI TAM GIÁC BẰNG NHAU
I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT
Định nghĩa: Hai tam giác bằng nhau là hai tam giác có các cạnh tương ứng bằng nhau và các góc tương ứng bằng nhau.
= \(\Delta \)ABC = \(\Delta \) A'B'C' ⇔ \(\left\{ \begin{array}{l}
\widehat A = \widehat A;\widehat B = \widehat B;\widehat C = \widehat C\\
AB = A'B';AC = A'C';BC = B'C'
\end{array} \right.\)
II. BÀI TẬP VÀ CÁC DẠNG TOÁN
Dạng 1. Từ hai tam giác bằng nhau, xác định các cạnh bằng nhau, các góc bằng nhau. Tinh độ dài các đoạn thẳng các số đo góc.
Phương pháp giải: Dựa vào quy ước viết các đỉnh tương ứng của hai tam giác bằng nhau theo đúng thứ tự, ta viết được các góc bằng nhau, các cạnh bằng nhau.
1A. Cho ABC = MNP, \(\widehat A = {60^O},\widehat P = {35^O}\)
a) Tìm các cạnh tương ứng bằng nhau.
b) Tính các góc còn lại của hai tam giác.
1B. Cho ABC = DEF, \(\widehat B = {20^O},\widehat F = {75^O}\)
a) Tìm các cạnh tương ứng bằng nhau, các góc tương ứng bằng nhau.
b) Tính các góc còn lại của hai tam giác.
2A. Cho ABC = MNP, AB = 6 cm, BC = 8 cm, MP = 10 cm.
Tính chu vi của mỗi tam giác trên
2B. Cho ABC = DEF, AB = 7 cm, BC = 5 cm, DF = 6 cm.
a) Tính các cạnh còn lại của mỗi tam giác.
b) Tính chu vi của mỗi tam giác trên.
Dạng 2. Viết kí hiệu về sự bằng nhau của hai tam giác.
Phương pháp giải: Viết ba đỉnh của tam giác thứ nhất, rồi lần lượt đến các đỉnh tương ứng của tam gác thứ hai.
3A. Cho hai tam giác bằng nhau: tam giác ABC (không có hai cạnh hoặc góc nào bằng nhau) và một tam giác có ba đỉnh, là M, N, P. Viết kí hiệu về sự bằng nhau của hai tam giác đó, biết rằng:
AB = MN , \(\widehat A = \widehat M\)
3B. Cho hai tam giác bằng nhau: tam giác DEF (không có hai cạnh hoặc hai góc nào bằng nhau) và một tam giác có ba đỉnh là G, H, K. Viết kí hiệu về sự bằng nhau của hai tam giác đó, biết rằng:
a) EF = GH, ED = GK.
b) \(\widehat F = \widehat G,\widehat D = \widehat H\)
III. BÀI TẬP LÀM THÊM
4. Cho ABC = MNP, \(\widehat A = 80^\circ ,\widehat P = 45^\circ \). Tính các góc còn lại của hai tam. giác.
5. Cho PQR = DEF, PQ = 12cm, QR = 13cm, DF = 15cm.
a) Tính các cạnh còn lại của mỗi tam giác.
b) Tính chu vi của mỗi tam giác trên.
6. Cho hai tam giác bằng nhau: tam giác ABC (không có hai góc nào hoặc hai cạnh nào bằng nhau) và một tam giác có ba đỉnh là I, J, K. Viết kí hiệu về sự bằng nhau của hai tam giác đó, biết rằng:
a) \(AB = JI,\widehat C = \widehat K\)
b) AB = IK, AC = IJ.
c) \(\widehat A = \widehat {K,}\widehat B = \widehat J\)
HƯỚNG DẪN
1A. a) AB = MN, AC = MP, BC = NP.
b) \(\widehat A = \widehat M = 60^\circ ;\widehat C = \widehat P = 35^\circ ;\widehat B = \widehat N = 85^\circ \)
1B. Tương tự 1A.
2A. AB = MN = 6cm ; BC = NP = 8cm; AC = MP = 10cm
\({C_{\Delta ABC}} = {C_{\Delta MNP}}\) = 6 + 8 + 10 = 24cm
2B. Tương tự 2A.
3A. \(\Delta \)ABC = \(\Delta \)MNP
3B. a) \(\Delta \)DEF = \(\Delta \)KGH
b) \(\Delta \)DEF = \(\Delta \)HKG.
4. \(\widehat A = \widehat M = 80^\circ ;\widehat P = \widehat C = 45^\circ ;\widehat B = \widehat N = 55^\circ \)
5. Tương tự 2A. HS tự giải.
6. a) \(\Delta \)ABC = \(\Delta \)JIK;
b) \(\Delta \)ABC = \(\Delta \)IKJ;
c) \(\Delta \)ABC = \(\Delta \)AKJI
Trên đây là nội dung tài liệu Phương pháp giải bài tập chủ đề Hai tam giác bằng nhau Toán 7. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:
- Phương pháp giải bài tập chủ đề Hai đường thẳng vuông góc Toán 7
- Phương pháp giải bài tập chủ đề Hai góc đối đỉnh Toán 7
Chúc các em học tập tốt !