YOMEDIA

Phân tích hình tượng nhân vật khách trong Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu

Tải về
 
NONE

Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu là một văn bản hay trong chương trình Ngữ văn 10. Nổi bật trong bài phú là hình ảnh nhân vật Khách. và để hiểu rõ hơn về câu chuyện này, Học 247 mời các em tham khảo tài liệu văn mẫu Phân tích hình tượng nhân vật khách trong Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu dưới đây.

ATNETWORK
YOMEDIA

A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý

Sơ đồ tư duy Phân tích hình tượng nhân vật khách trong Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu

B. Dàn ý chi tiết

a. Mở bài

  • Giới thiệu tác phẩm Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu
  • Dẫn dắt vào vấn đề: hình tượng nhân vật khách trong Phú sông Bạch Đằng

b. Thân bài

  • Khái quát chung
    • Thể loại: Tác phẩm làm theo thể loại phú cổ thể: mượn hình thức đối đáp chủ - khách để thể hiện nội dung. Phú cổ thể có vần, không nhất thiết có đối, cuối bài thường kết lại bằng thơ.
    • Cảm hứng sáng tác: Bài phú được viết từ cảm hứng hào hùng và bi tráng khi tác giả là trọng thần của nhà Trần, lúc vương triều đang có biểu hiện suy thoái, có dịp du ngoạn Bạch Đằng - một nhánh của sông Kinh Thầy đổ ra biển nằm giữa Quảng Ninh và Hải Phòng - di tích lịch sử lừng danh. Tác giả vừa tự hào, vừa hoài niệm nhớ tiếc anh hùng xưa.
    • Chủ đề: Bài phú thể hiện lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc - tự hào về truyền thống anh hùng, bất khuất và truyền thống đạo lí nhân nghĩa sáng ngời, thể hiện tư tưởng nhân văn cao đẹp qua việc đề cao vai trò và vị trí con người.
  • Nội dung
    • Hình tượng nhân vật khách: tư thế của một con người có tâm hồn khoáng đạt.
      • Khách dạo chơi phong cảnh không chỉ đề thưởng thức vẻ đẹp thiên nhiên mà còn nghiên cứu cảnh trí đất nước, bồi bổ tri thức.
      • Hoài bảo lớn lao: "Nơi có ... chẳng biết"; "Đầm Vân Mộng chứa ......vẫn còn tha thiết".
      • Tráng chí của khách được gợi lên qua hoài bảo lớn lao:
        • Địa danh trong diển cố Trung quốc: rong chơi bể lớn, Sông Nguyên, Tương, Vũ huyệt, Cửu Giang, Ngũ Hồ,Tam Ngô, Bách Việt - những vùng đất nổi tiếng, khách đã đi qua bằng sách vở.
        • Địa danh thứ hai là những dia danh đất Việt, với không gian cụ thể: cửa Đại Than, bến Đông Triều,sông Bạch Đằng hình ảnh hiện tại mang tính đương đại hiện ra trước mắt
    • Cảnh sắc thiên nhiên hiện lên hùng vĩ hoành tráng "Bát ngát sóng kinh muôn dặm – thướt tha đuôi trĩ một màu" Song cũng ảm đạm, hắt hiu "bờ lau san sát, bến lách đìu hiu – Sông chìm giáo gãy, gò đầy xương khô".
    • Tâm hồn phong phú nhạy cảm, tâm trạng của khách vừa vui vừa tự hào trước cảnh song hùng vĩ, thơ mộng "nước trời: một sắc , phong cảnh: ba thu", tự hào với bao chiến tích. Nhưng vừa buồn đau, tiếc nuối vì chiến trường xưa một thời oanh liệt nay trơ trọi, hoang vu, thời gian đã làm mờ bao dấu vết.
  • Nghệ thuật: lời văn linh hoạt, hình tượng nghệ thuật sinh động, vừa gợi hình sắc trực tiếp, vừa mang ý nghia khái quát, tính triết lí, ngôn từ trang trọng, hào hùng, vừa lắng đọng, gợi cảm.

c. Kết bài

  • Nêu cảm nhận, đánh giá, nhận xét chung về hình tượng nhân vật Khách
  • Mở rộng vấn đề bằng những cảm nhận, liên tưởng của cá nhân.

Bài văn mẫu

​Đề bài:  Phân tích hình tượng nhân vật khách trong Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu

Gợi ý làm bài

“Khách có kẻ” trong “Bạch Đằng giang phú” là nhân vật trữ tình không ai khác mà chính là Trương Hán Siêu. Trong các bài phú cổ, nhân vật “khách” không mấy xa lạ. “Ngọc tỉnh liên phú” (bài phú Sen giếng ngọc) của Mạc Đĩnh Chi (?-1346) cũng có nhân vật “khách”: … “Khách có kẻ: nơi nhà cao tựa ghế, trưa mùa hạ nắng nồng. Ao trong ngắm làn nước biếc, Nhạc phủ vịnh khúc Phù Dung”. “Khách” ở đây là Mạc Đĩnh Chi biểu lộ tấmlòng thanh cao, chí khí, tài năng và hoài bão của kẻ sĩ ở đời.

Ta đã từng biết, Trương Hán Siêu là danh sĩ nổi tiếng đời Trần, tính tình cương trực, tâm hồn phóng khoáng. Chín câu đầu cho thấy “khách” là một tao nhân với rượu túi thơ “chơi vơi” theo cánh buồm, làm bạn với gió trăng qua mọi miền sông biển. Sống hết mình với thiên nhiên, du ngạon thăm thú mọi cảnh đẹp xa gần. Đêm thì “chơi trăng mải miết”, ngày thì: “Sớm gõ thuyền chừ Nguyên Tương; Chiều lần thăm chừ Vũ Huyệt”,…

---Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến---

Các bô lão – nhân vật thứ hai xuất hiện trong bài phú. Từ miêu tả và trữ tình, nhà thơ chuyển sang tự sự, ngôn ngữ sống đọng biến hoá hẳn lên, Cảm hứng lịch sử mang âm điệu anh hùng ca dâng lên dào dạt như những lớp sóng trên sông Bạch Đằng vỗ. Khách và bô lão ngắm dòng sông, nhìn con sóng nhấp nhô như sống lại những năm tháng hào hùng oanh liệt của tổ tiên:

“ Đây là chiến địa buổi Trùng Hưng nhị thánh bắt Ô mã,

Cũng là bãi đát xưa thuở trước Ngô chúa phá Hoàng Thao”.

Trên đây, Học 247 vừa trích dẫn sơ đồ tư duy, dàn ý chi tiết và một phần bài văn mẫu về đề tài Phân tích hình tượng nhân vật khách trong Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu. Học 247 tin rằng, với tài liệu trên, các em sẽ có thêm những kiến thức thú vị và bổ ích, thêm sự hiểu biết về đặc trưng thể loại phú. Chúc các em có thêm những kiến thức hay và thú vị.

.--MOD Ngữ văn HOC247 (tổng hợp và biên soạn)

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON