Với mong muốn giúp các em học sinh dễ dàng ôn tập và nắm bắt kiến thức chương trình Hóa học 10 hiệu quả, HỌC247 xin giới thiệu đến các em Đề trắc nghiệm ôn tập HK2 năm 2020. Tài liệu được biên tập đầy đủ, chi tiết từ nguồn tài liệu của Trường THPT Sơn Tây kèm đáp án hướng dẫn. Mời các em cùng tham khảo và rèn luyện thêm. Chúc các em học tốt
ĐỀ TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP HỌC KÌ 2 NĂM 2020 MÔN HÓA HỌC 10 TRƯỜNG THPT SƠN TÂY
A. CẤU TẠO NGUYÊN TỬ
I. BÀI TẬP CƠ BẢN
1. Hầu hết nguyên tử được tạo từ các loại hạt nào?
A. nơtron, protron. B. electron, proton
C. electron, nơtron, proton. D. nơtron, electron.
2. Hạt nhân nguyên tử được tạo từ các loại hạt nào?
A. nơtron, protron. B. electron, proton
C. electron, nơtron, proton. D. nơtron, electron.
3. Nguyên tố hóa học là tập hợp những nguyên tử có cùng:
A. số khối. B. số đơn vị điện tích hạt nhân.
C. số nơtron. D. số electron.
4. Đồng vị là những:
A. hợp chất cùng điện tích hạt nhân.
B. nguyên tố cùng điện tích hạt nhân.
C. nguyên tử cùng điện tích hạt nhân và khác nhau về số khối.
D. nguyên tố cùng số khối.
5. Loại hạt tạo ra tia âm cực là:
A. nơtron. B. electron. C. protron. D. hạt nhân.
6a. Hiđro có các đồng vị sau: 1H, 2H và oxi có các đồng vị: 16O, 17O, 18O. Có thể có bao nhiêu loại phân tử
A. 9. B. 10. C. 11. D. 12.
b. Cacbon có 2 đồng vị là 612C, 613C. Oxi có 3 đồng vị là: 816O, 817O, 818O. Có thể có bao nhiêu loại phân tử khí CO2?
A. 9. B. 10. C. 11. D. 12.
C. Trong tự nhiên Gali có 2 đồng vị là 69Ga (60,1%) và 71Ga (39,9%). Khối lượng trung bình của Gali là:
A.70 B.71,20 C.70,20 D.69,80.
d. Đồng có hai đồng vị 63Cu và 65Cu. Khối lượng nguyên tử trung bình của đồng là 63,64. Xác định thành phần phần trăm số hạt 63Cu.
A. 27% B. 73% C. 68% D. 20%
7. Khối lượng nguyên tử trung bình của nguyên tố R là 79,91. R có hai đồng vị. Biết 79R chiếm 54,5%. Xác định số khối của đồng vị thứ hai.
A. 80 B. 81 C. 82 D. 78.
8. Trong các hạt sau đây: nơtron, electron, protron.
Loại hạt mang điện tích dương là:
A. nơtron. B. electron. C. protron. D. cả 3.
9. Nhận xét nào sau đây không đúng khi nói về nguyên tử:
A. Nguyên tử có cấu tạo rỗng gồm hạt nhân mang điện tích dương và lớp electron xung quanh.
B. Số electron xung quanh hạt nhân đúng bằng số proton trong hạt nhân nên nguyên tử trung hòa về điện.
C. Khối lượng của nguyên tử hầu như tập trung ở lớp vỏ electron do hạt nhân có khối lượng không đáng kể.
Đ. Cả A, B, C.
10. Kí hiệu nguyên tử biểu thị đầy đủ đặc trưng cho một nguyên tử của một nguyên tố vì nó biết:
A. số khối A. B. số hiệu nguyên tử Z.
C. nguyên tử khối của nguyên tử. D. số khối A và số hiệu nguyên tử Z.
11. Nguyên tố X có kí hiệu nguyên tử là: . Số proton và số khối của X là:
A. 11 và 23. B.23 và 11. C. 11 và 12. D. 12 và 1
12. Nguyên tố A có tổng số hạt trong nguyên tử là 34. Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 10. Số proton và số khối của A là
A. 11 và 23. B.12 và 23. C. 11 và 12. D. 11 và 22.
13. Nguyên tố A có tổng số hạt trong nguyên tử là 60. Trong đó số hạt không mang điện ít hơn số hạt mang điện là 20. Số khối và kí hiệu hóa học của A là:
A. 23 và Na. B.24 và Mg. C.40 và Ca. D. 20 và Ca.
14. Nguyên tố X có tổng số hạt trong nguyên tử là 36. Trong đó số hạt mang điện nhiều gấp đôi số hạt không mang điện.số khối và kí hiệu hóa học của X là:
A. 23 và Na. B.24 và Mg. C. 27 và Al. D. 40 và Ca.
15. Nguyên tố X có tổng số hạt trong nguyên tử là 28. Trong hạt nhân nguyên tử thì số hạt proton ít hơn số hạt không mang điện là 1.số khối và kí hiệu hóa học của X là:
A. 7 và Li. B.9 và F. C. 12 và C. D. 16 và O.
16. Nguyên tố X có tổng số hạt trong hạt nhân là 65. Trong đó số hạt mang điện ít hơn số hạt không mang điện là 7.Số khối và kí hiệu hóa học của X là
A. 56 và Fe. B.64 và Cu. C. 65 và Zn. D. cả 3 đều sai.
17. Nguyên tố X có tổng số hạt trong nguyên tử là 10. Số khối và kí hiệu hóa học của X là
A. 7 và Li. B. 19 và F. C. 4 và He. D. cả 3 đều đúng.
18. Số đồng vị của nguyên tố Hiđro là:
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
19. Lớp electron thứ 4(n=4) còn có tên gọi là:
A. lớp K. B. lớp L C. lớp M D. lớp N
20. Số electron tối đa của lớp M là
A. 2 B. 8 C. 18 D. 32
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
C. LIÊN KẾT HÓA HỌC
Câu 1: Khi tạo thành liên kết ion, nguyên tử nhường electron hóa trị là nguyên tử có:
A. Giá trị độ âm điện cao.
B. Nguyên tử khối lớn.
C. Năng lượng ion hóa thấp
D. Số hiệu nguyên tử nhỏ.
Câu 2 : Khi tạo thành liên kết ion, nguyên tử nhường electron hóa trị để trở thành :
A. Ion dương có nhiều proton hơn .
B. Ion dương có số proton không thay đổi .
C. Ion âm có nhiều proton hơn .
D. Ion âm có số proton không thay đổi .
Câu 3 : Liên kết trong kim loại đồng là liên kết :
A. Ion. B. Cộng hóa trị có cực.
C. cộng hóa trị không cực. D. Kim loại .
Câu 4: Liên kết hóa học trong NaCl được hình thành là do :
A. Hai hạt nhân nguyên tử hút electron rất mạnh .
B. Obitan nguyên tử của Na và Cl xen phủ lẫn nhau .
C. Mỗi nguyên tử nhường hoặc thu electron để trở thành các ion trái dấu hú nhau.
D. Nguyên tử natri nhường 1 electron trở thành ion dương, nguyên tử clo nhận 1 electron trở thành ion âm, 2 ion này hút nhau bằng lực hút tĩnh điện tạo phân tử NaCl.
Câu 5: Muối ăn là chất rắn màu trắng chứa trong túi nhựa là :
A. các phân tử NaCl.
B. các ion Na+ và Cl– .
C. các tinh thể hình lập phương : các ion Na+ và Cl– được phân bố luân phiên đều đặn trên mỗi đỉnh.
D. các tinh thể hình lập phương : các ion Na+ và Cl– được phân bố luân phiên đều đặn thành từng phân tử riêng rẽ.
Câu 6: Khi Na và Cl tác dụng với nhau tạo hợp chất hóa học thì :
A. Năng lượng được giải phóng và tạo liên kết ion.
B. Năng lượng được giải phóng và tạo liên kết cộng hóa trị.
C. Năng lượng được hấp thụ và tạo liên kết ion.
D. Năng lượng được hấp thụ và tạo liên kết cộng hóa trị .
Câu 7: Kiểu liên kết nào được tạo thành giữa 2 nguyên tử bằng một hay nhiều cặp electron chung ?
A. Liên kết ion . B. Liên kết cộng hóa trị.
C. Liên kết kim loại. D. Liên hidro .
Câu 8 : Cho các chất : NH3 (I) ;NaCl (II) ; K2S (III); CH4 (IV) ; MgO (V) ; PH3 (VI).
Liên kết ion được hình thành trong chất nào
A. I, II. B. IV, V, VI. C. II, III, V . D. II, III, IV
Câu 9 : Cho các phân tủ : N2 ; SO2 ; H2 ; HBr. Phân tử nào trong các phân tủ trên có liên kết cộng hóa trị không phân cực ?
A. N2 ; SO2
B. H2 ; HBr.
C. SO2 ; HBr.
D. H2 ; N2 .
Câu 10: Ion nào sau đây có 32 electron :
A. SO32-
B. SO42-
C. NH4+
D. NO3-
Câu 11: Ion nào có tổng số proton là 48 ?
A. NH4+
B. SO32-
C. SO42-
D. Sn2+.
Câu 12: Phát biểu nào sau đây sai khi nói về liên kết trong phân tử HCl ?
A. Các nguyên tử Hidro và Clo liên kết nhau bằng liên kết cộng hóa trị đơn.
B. Các electron liên kết bị hút lệch về một phía.
C. Cặp electron chung của hidro và clo nằm giữa 2 nguyên tử.
D. Phân tử HCl là phân tử phân cực.
Câu 13: Nguyên tử X có 20 proton và nguyên tử Y có 17 electron.Hợp chất hình thành giữa 2 nguyên tố này có thể là
A. X2Y với liên kết cộng hóa trị.
B. XY2 với liên kết ion.
C. XY với liên kết ion.
D. X3Y2 với liên kết cộng hóa trị.
Câu 14: Cho độ âm điện Cs : 0,79 ; Ba : 0,89 ; H : 2,2 ; Cl : 3,16 ; S : 2,58 ; N : 3,04 ; O : 3,44 để xét sự phân cực của liên kết trong phân tử các chất sau : NH3 , H2S, H2O , CsCl . Chất nào trong các chất trên có liên kết ion ?
A. NH3 B. H2O. C. CsCl. D. H2S.
Câu 15: Nếu một chất rắn nguyên chất dẫn điện tốt ở cả trạng thái rắn và trạng thái lỏng thì liên kết chiếm ưu thế trong chất đó là :
A. Liên kết ion.
B. Liên kết kim loại.
C. Liên kết cộng hóa trị có cực.
D. Liên kết cộng hóa trị không có cực.
Câu 16 : Phân tử nào sau đây có liên kết cộng hóa trị phân cực mạnh ?
A. H2 B. CH4 C. H2 D. HCl.
Câu 17 : Cho 2 nguyên tử có cấu hình electron ở trạng thái cơ bản như sau : 1s22s1 và 1s22s22p5 .Hai nguyên tử này kết hợp nhau bằng loại liên kết gì để tạo thành hợp chất ?
A. Liên kết cộng hóa trị có cực.
B. Liên kết ion.
C. Liên kết cộng hóa trị không có cực.
D. Liên kết kim loại.
Câu 18 : Nguyên tử oxi có cấu hình electron là : 1s22s22p4. Sau khi tạo liên kết , nó có cấu hình là :
A. 1s22s22p2 B. 1s22s22p43s2.
C. 1s22s22p6 . D. 1s22s22p63s2.
Câu 19: Nguyên tố Canxi có số hiệu nguyên tử là 20 Khi Canxi tham gia phản ứng tạo hợp chất ion. Cấu hình electron của ion Canxi là:
A. 1s22s22p63s23p64s1. B. 1s22s22p6.
C. 1s22s22p63s23p6. D. 1s22s22p63s23p63d10
Câu 20: Dãy nào sau đây không chứa hợp chất ion ?
A. NH4Cl ; OF2 ; H2S. B. CO2 ; Cl2 ; CCl4 .
C. BF3 ; AlF3 ; CH4. D. I2 ; CaO ; CaCl2.
Câu 21 : Các nguyên tử liên kết với nhau thành phân tử để :
A. chuyển sang trạng thái có năng lượng thấp hơn.
B. có cấu hình electron của khí hiếm.
C. có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 2 hoặc 8
D. chuyển sang trạng thái có năng lượng cao hơn
Đáp án nào sai ?
Câu 22 : Liên kết cộng hóa trị là :
A. Liên kết giữa các phi kim với nhau .
B. Liên kết trong đó cặp electron chung bị lệch về một nguyên tử.
C. Liên kết được hình thành do sự dùng chung electron của 2 nguyên tử khác nhau .
D. Liên kết được tạo nên giữa 2 nguyên tử bằng những electron chung .
Câu 23: Chọn câu đúng trong các mệnh đề sau :
A. Trong liên kết cộng hóa trị, cặp electron lệch về phía nguyên tử có độ âm điện nhỏ hơn.
B. Liên kết cộng hóa trị có cực được tạo thành giữa 2 nguyên tử có hiệu độ âm điện từ 0,4 đến 1,7.
C. Liên kết cộng hóa trị không cực được tạo nên từ các nguyên tử khác hẳn nhau về tính chất hóa học.
Đ. Hiệu độ âm điện của 2 nguyên tử lớn thì phân tử phân cực yếu .
Câu 24 : Chọn mệnh đề sai :
A. Bản chất của liên kết ion là sự góp chung electron giữa các nguyên tử để có trạng thái bền như khí hiếm .
B. Liên kết cho nhận là trường hợp đặc biệt của liên kết cộng hóa trị .
C. Liên kết cộng hóa trị có cực là dạng chuyển tiếp của liên kết ion và liên kết cộng hóa trị không cực.
D. Liên kết cho nhận là giới hạn của liên kết ion và liên kết cộng hóa trị.
Câu 25: Tìm định nghĩa sai về liên kết ion :
A. Liên kết ion được hình thành bởi lực hút tĩnh điện giữa 2 ion mang điện tích trái dấu
B. Liên kết ion trong tinh thể NaCl là lực hút tĩnh điện giữa ion Na+ và ion Cl–
C. Liên kết ion là liên kết được hình thành do sự tương tác giữa các ion cùng dấu.
D. Liên kết ion là liên kết giữa 2 nguyên tố có hiệu số độ âm điện > 1,7 .
Câu 26 : Chọn định nghĩa đúng về ion ?
A. Phần tử mang điện .
B. Nguyên tử hay nhóm nguyên tử mang điện.
C. Hạt vi mô mang điện (+) hay (–) .
D. Phân tử bị mất hay nhận thêm electron.
Câu 27 : Ion dương được hình thành khi :
A. Nguyên tử nhường electron.
B. Nguyên tử nhận thêm electron.
C. Nguyên tử nhường proton.
D. Nguyên tử nhận thêm proton.
Câu 28 : Trong dãy oxit sau : Na2O, MgO, Al2O3 , SiO2 , P2O5 , SO3 , Cl2O7 .
Những oxit có liên kết ion là :
A. Na2O , SiO2 , P2O5 .
B. MgO, Al2O3 , P2O5
C. Na2O, MgO, Al2O3 .
D. SO3, Cl2O3 , Na2O .
Câu 29: Cho 3 ion : Na+, Mg2+, F– . Tìm câu khẳng định sai .
A. 3 ion trên có cấu hình electron giống nhau .
B. 3 ion trên có số nơtron khác nhau.
C. 3 ion trên có số electron bằng nhau
D. 3 ion trên có số proton bằng nhau.
Câu 30: Cho độ âm điện Cs : 0,79 ; Ba : 0,89 ;Cl : 3,16 ; H : 2,2 ; S : 2,58 ; F : 3,98 : Te : 2,1 để xác định liên kết trong phân tử các chất sau : H2Te , H2S, CsCl, BaF2 . Chất có liên kết cộng hóa trị không phân cực là :
A. BaF2. B. CsCl C. H2Te D. H2S.
Câu 31: Hợp chất trong phân tử có liên kết ion là
A. NH4Cl. B. NH3. C. HCl. D. H2O.
...
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề trắc nghiệm ôn tập HK2 năm 2020 môn Hóa học 10 Trường THPT Sơn Tây. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào website hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Các em quan tâm có thể xem thêm các tài liệu tham khảo cùng chuyên mục:
- Bộ 3 đề thi HK2 môn Hóa học 10 năm 2019-2020 Trường THPT Nguyễn Trân
- Bộ 4 đề kiểm tra 1 tiết HK2 môn Hóa học 10 năm 2019-2020 Trường THPT Duy Tân
Chúc các em học tốt