YOMEDIA

Bộ 4 đề kiểm tra 1 tiết HK2 môn Hóa học 10 năm 2019-2020 Trường THPT Duy Tân

Tải về
 
NONE

HỌC247 xin giới thiệu đến các em Bộ 4 đề kiểm tra 1 tiết HK2 môn Hóa học 10 năm 2019-2020 Trường THPT Duy Tân. Tài liệu được biên soạn nhằm giúp các em tự luyện tập với các câu hỏi lý thuyết đa dạng, ôn tập lại các kiến thức cần nắm một cách hiệu quả, chuẩn bị thật tốt cho các kỳ thi sắp tới. Mời các em cùng tham khảo.

ATNETWORK
YOMEDIA

 

TRƯỜNG THPT DUY TÂN

ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KÌ 2

MÔN HÓA HỌC 10

NĂM HỌC 2019-2020

 

ĐỀ 1

Câu 1: Số chu kì lớn và chu kì nhỏ trong BTH các nguyên tố hóa học lần lượt là:

  A. 3 và 4                                B. 2 và 5                            C. 4 và 3                           D. 5 và 2

Câu 2: Số thứ tự của nhóm nguyên tố bằng

  A. số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử.                 B. số electron hoá trị của nguyên tử.

  C. số hiệu nguyên tử.                                                      D. số electron ở phân lớp d.

Câu 3: Cho các phát biểu sau:

  1. Nhóm B gồm các nguyên tố thuộc chu kì nhỏ và chu kì lớn.

  2. BTH gồm 4 chu kì và 8 nhóm.

  3. Nhóm A chỉ gồm các nguyên tố thuộc chu kì lớn.

  4. Các nguyên tố d và f còn được gọi là các nguyên tố kim loại chuyển tiếp.

Số phát biểu đúng là:           

  A. 3                                        B. 2                                   C. 1                                   D. 4

Câu 4: Nguyên tố X ở chu kì 4, nguyên tử của nó có phân lớp electron ngoài cùng là 4p5. Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron là: 

  A.  1s2 2s2 2p63s23p63d104s2 4p5                                     B.  1s2 2s2 2p63s23p63d10 4p2  

  C.  1s2 2s2 2p63s23p64s2 4p5                                            D.  1s2 2s2 2p63s23p64p2 

Câu 5: Ion Y có cấu hình e: 1s2 2s2 2p63s23p6. Vị trí của Y trong bảng tuần hoàn là:

  A. chu kì 3, nhóm VIIA        B. chu kì 3, nhóm VIIIA             C. chu kì 4, nhóm IA        D. chu kì 4, nhóm VIA

Câu 6: X ở chu kì 3, Y ở chu kì 2. Tổng số electron lớp ngoài cùng của X và Y là 12. Ở trạng thái cơ bản số electron p của X nhiều hơn của Y là 8. Vậy X và Y thuộc nhóm nào?

  A. X thuộc nhóm VA; Y thuộc nhóm IIIA                        B. X thuộc nhóm VIIA; Y thuộc nhóm VA

  C. X thuộc nhóm VIA; Y thuộc nhóm IIIA                       D. X thuộc nhóm IVA; Y thuộc nhóm VA

Câu 7: Nguyên nhân của sự giống nhau về tính chất hoá học của các nguyên tố trong cùng một nhóm A là sự giống nhau về

  A. số lớp electron trong nguyên tử.                                B. số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử.

  C. số electron trong nguyên tử.                                       D. Cả A, B, C.

Câu 8: Cặp nguyên tố hoá học nào sau đây có tính chất hoá học giống nhau nhất?

  A. Na,  Mg                             B. Na,  K                           C. K,  Ag                          D. Mg,  Al

Câu 9: Trong các nguyên tố nhóm VIIA dưới đây, nguyên tử nguyên tố nào có bán kính lớn nhất?

  A. Flo.                                   B. Brom.                           C. Iot.                                D. Clo.

Câu 10: Biết vị trí của một nguyên tố trong bảng tuần hoàn, không suy ra được:

  A. nguyên tố đó có tính kim loại hay phi kim.

  B. công thức oxit cao nhất và hợp chất với hiđro của nguyên tố.

  C. giá trị của bán kính nguyên tử của nguyên tố.

  D. hiđroxit tương ứng của nguyên tố có tính axit hay bazơ.

 

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ 2

Câu 1:Trong bảng tuần hoàn, các nguyên tố hoá học được sắp xếp theo:

  A. thuyết cấu tạo nguyên tử. B. thuyết cấu tạo phân tử.

  C. Thuyết cấu tạo hoá học.   D. định luật tuần hoàn các nguyên tố hóa học.

Câu 2: Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học có bao nhiêu chu kì nhỏ ?

   A. 2                                      B. 1                                  C. 3                                 D.4

Câu 3: Khối các nguyên tố p gồm các nguyên tố:

  A. Nhóm IA và IIA.                                                     B. Nhóm IIIA đến nhóm VIIIA (trừ He).

  C. Nhóm IB đến nhóm VIIIB.                                     D. Xếp ở hai hàng cuối bảng.

Câu 4: Một nguyên tố ở chu kì 3, nhóm VA, cấu hình electron là:

  A. 1s22s22p63s13p4                                                         B. 1s22s22p63s23p5

  C. 1s22s22p63s23p6                                                         D. 1s22s22p63s23p3

Câu 5: Nguyên tố hóa học X có electron hóa trị là 3d34s2. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn là:

  A. Chu kì 4, nhóm VA                                                   B. Chu kì 4, nhóm VB

  C. Chu kì 4, nhóm IIA                                                   D. Chu kì 4, nhóm IIIB

Câu 6: Nguyên tố hóa học Ca có Z=20, chu kì 4 nhóm IIA. Điều khẳng định nào sau đây là sai?

  A. Số electron trên lớp vỏ là 20                                    

  B. Vỏ nguyên tử có 4 lớp electron và có 2 electron lớp ngoài cùng

  C. Hạt nhân nguyên tử có 20 proton                             

  D. Nguyên tố hóa học này là phi kim

Câu 7: Nguyên nhân của sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố là sự biến đổi tuần hoàn

  A. của điện tích hạt nhân.    

  B. của số hiệu nguyên tử.

  C. cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử.   

  D. cấu trúc lớp vỏ electron của nguyên tử.

Câu 8: . Cho các nguyên tố Li, Na, K, Rb, Cs thuộc nhóm IA trong bảng tuần hoàn. Trong số các nguyên tố trên, nguyên tố có tính kim loại lớn nhất là

  A. Li (Z = 3)                         B. Na (Z = 11)                 C. Rb (Z = 37)                D. Cs (Z = 55)

Câu 9: Nguyên tố phi kim mạnh nhất là :

  A. Oxi.                                  B. Flo                              C. Clo                              D. Nitơ

Câu 10: Chỉ ra nội dung sai khi nói về các nguyên tố trong cùng một nhóm :

  A. Có tính chất hoá học gần giống nhau.

  B. Nguyên tử của chúng có cấu hình electron tương tự nhau.

  C. Nguyên tử của chúng có số electron hoá trị bằng nhau.

  D. Được sắp xếp thành một hàng.

 

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ 3

Câu 1: Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học, số chu kỳ nhỏ và chu kỳ lớn lần lượt là

  A. 3 và 3.                              B. 3 và 4.                            C. 4 và 3.                         D. 7 và 8.

Câu 2: Các nguyên tố nhóm A trong bảng tuần hoàn có đặc điểm nào chung?

  A. Số nơtron.                        B. Số electron.                    C. Số lớp electron.           D. Số e lớp ngoài cùng.

Câu 3: Có mấy nguyên tắc chính để sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn?

  A. 3.                                     B. 1.                                    C. 2.                                 D. 4.

Câu 4: Nguyên tố hoá học X thuộc chu kỳ 3, nhóm VA. Cấu hình electron của nguyên tử X là

 A. 1s22s22p63s23p2.             B. 1s22s22p63s23p4.           C. 1s22s22p63s23p3.         D. 1s22s22p63s23p5

Câu 5: Nguyên tố có cấu hình electron nguyên tử 1s22s22p63s1 có vị trí trong bảng tuần hoàn là

  A. Nhóm IIIA, chu kì 1.                                                  B. Nhóm IA, chu kì 3.

  C. Nhóm IIA, chu kì 6.                                                    D. Nhóm IA, chu kì 4.

Câu 6: Một nguyên tố thuộc nhóm VIA có tổng số hạt proton, notron và electron trong nguyên tử bằng 24. Cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố đó là

  A. 1s22s22p2.                        B. 1s22s22p63s23p4.            C. 1s22s22p4.                   D. 1s22s22p6.

Câu 7: Đại lượng nào sau đây biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử?

  A. Điện tích hạt nhân.          B. Số lớp electron.              C. Tỷ khối.                       D. Số e lớp ngoài cùng.

Câu 8: Trong bảng tuần hoàn, các nguyên tố thuộc nhóm nào sau đây có hoá trị cao nhất với oxi bằng I ?

  A. Nhóm VIA                    B. Nhóm IIA                 C. Nhóm IA                   D. Nhóm VIIA

Câu 9: Nguyên tố hoá học nào sau đây có tính chất hoá học tương tự 9F?

  A. 7N.                                   B. 6C.                                  C. 16S.                              D. 35Br.

Câu 10: Điện tích hạt nhân của nguyên tử là: X (Z = 6); Y (Z = 7); M (Z = 20); Q (Z = 19). Nhận xét nào sau đây đúng?

  A. X, Y là phi kim; M, Q là kim loại.                       B. Tất cả đều là phi kim.

  C. X, Y, Q là phi kim; M là kim loại.                        D. X là phi kim; Y là khí hiếm; M, Q là kim loại.

 

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ 4

Câu 1:  Nguyên tắc nào để sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn sau đây là sai ?

  A  Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân

  B  Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần của khối lượng nguyên tử

  C  Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp thành một hàng

  D  Các nguyên tố có cùng số electron hoá trị trong nguyên tử được xếp thành một cột

Câu 2 : Những đặc trưng nào sau đây của đơn chất, nguyên tử các nguyên tố biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân?

  A. Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi.    B. Tỉ khối.      C. Số lớp electron.   D. Số electron lớp ngoài cùng.

Câu 3:  Cation R+ có cấu hình e kết thúc ở phân lớp 2p6. Vậy R thuộc

  A  Chu kì 3, nhóm IA                                                          B  Chu kì 3, nhóm VIIIA 

  C  Chu kì 4, nhóm VIIIA.                                                   D  Chu kì 3, nhóm IA

Câu 4 : Dãy nguyên tố có số hiệu nguyên tử ( thứ tự trong bảng tuần hoàn) nào sau đây chỉ gồm các nguyên tố d ?       

  A.  11, 14, 22.                    B.  22, 38, 72.                 C. 13, 33, 54.          D. 19, 32, 51.

Câu 5 : Hai nguyên tố X và Y đứng kế tiếp nhau trong một chu kì có tổng số proton trong hai hạt nhân nguyên tử là 23. X và Y tuộc chu kì và các nhóm nào?

  A. Chu kì 2 và các nhóm IIA và IIIA.                               B. Chu kì 3 và các nhóm IA và IIA.

  C. Chu kì 2 và các nhóm IIIA và IVA.                              D. Chu kì 2 và các nhóm IIA và IIIA

Câu 6:  Trong mỗi chu kì, từ trái sang phải theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân thì

  A  tính kim loại giảm, tính phi kim giảm                            B  tính kim loại tăng, tính phi kim giảm

  C  tính kim loại tăng, tính phi kim tăng                              D  tính kim loại giảm, tính phi kim tăng   

Câu 7 : Các nguyên tố của nhóm IA trong bảng tuần hoàn có đặc điểm chung nào về cấu hình electron nguyên tử, mà quyết định tính chất hóa học của nhóm?

  A. Số nơtron trong hạt nhân nguyên tử                 B. Số electron lớp K = 2.

  C. Số lớp electron như nhau.                                 D. Số electron lớp ngoài cùng bằng 1.

Câu 8 : Nguyên tử của nguyên tố nào sau đây luôn nhường 1 electron trong các phản ứng hóa học?

  A. Na ở ô 11 trong bảng tuần hoàn.                         B. Mg ở ô 12 trong bảng tuần hoàn.

  C. Al ở ô 13 trong bảng tuần hoàn.                          D. Si ở ô 14 trong bảng tuần hoàn.

Câu 9 : Nguyên tử của nguyên tố hóa học X có cấu hình electron lớp ngoài cùng là :  (trong đó ). Vị trí của X trong bảng tuần hoàn:

  A. Chu kì n, nhóm IB.                                                B. Chu kì n, nhóm IA.

  C. Chu kì n, nhóm VIA.                                             D. Chu kì n, nhóm VIB.

Câu 10:  Dãy gồm các ion X+, Y- và nguyên tử Z đều có cấu hình electron 1s22s22p6 là

  A  Na+, Cl-, Ar                           B  K+, Cl-, Ar                     C  Li+, F-, Ne                     D  Na+, F-, Ne       

...

Trên đây là nội dung Bộ 4 đề kiểm tra 1 tiết HK2 môn Hóa học 10 năm 2019-2020 Trường THPT Duy Tân. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

​Chúc các em học tập tốt !

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON