Hoc247.net giới thiệu đến các em tài liệu Đề thi thử THPT QG môn Hóa học lần 1 năm 2019-2020 Trường THPT Bùi Thị Xuân. Hy vọng qua đề thi này sẽ giúp các em hệ thống lại kiến thức Hóa học, cũng như nắm được cấu trúc của 1 đề thi, rèn luyện và nâng cao kỹ năng giải bài tập đa dạng hơn.
SỞ GD & ĐÀO TẠO LÂM ĐỒNG TRƯỜNG THPT BÙI THỊ XUÂN
|
ĐỀ THI THỬ THPTQG - KHÔI 12 MÔN: HÓA- LẦN 1 ( 2019-2020) THỜI GIAN : 50 PHÚT |
Câu 1: Sục khí Cl2 vào dung dịch CrCl3 trong môi trường NaOH. Sản phẩm thu được là
A. Na2CrO4, NaClO3, H2O. B. Na2Cr2O7, NaCl, H2O.
C. Na2CrO4, NaCl, H2O. D. Na[Cr(OH)4] hay NaCrO2, NaCl, NaClO, H2O.
Câu 2: Điện phân hòa toàn 2,22 gam muối clorua kim loại ở trạng thái nóng chảy thu được 448 ml khí (ở đktc) ở anot. Kim loại trong muối là
A. Ca B. K C. Na D. Mg
Câu 3: Đốt cháy bột Al trong bình khí Clo dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn khối lượng chất rắn trong bình tăng 4,26 gam. Khối lượng Al đã phản ứng là
A. 3,24 gam B. 2,16 gam C. 1,08 gam D. 1,62 gam
Câu 4: Khi điện phân dung dịch hỗn hợp MgCl2, FeCl3, CuCl2 thì thứ tự bị khử tại catot là
A. Cu2+, Fe3+, Mg2+, H2O B. Fe3+, Cu2+, Mg2+, H2O
C. Fe3+,Cu2+, Fe2+, H2O D. Fe3+, Cu2+, Fe2+, Mg2+
Câu 5: Phương trình nào viết đúng ?
A. 2Al2O3 + 3C 4Al + 3CO2 B. MgO + CO Mg + CO2
C. Al2O3 + 3CO 2Al + 3CO2 D. 2Al2O3 4Al +3O2
Câu 6: Hòa tan hỗn hợp bột kim loại gồm 8,4 gam Fe và 6,4 gam Cu vào 350 ml dung dịch AgNO3 2M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 70,2 gam B. 54 gam C. 75,6 gam D. 64,8 gam
Câu 7: Tiến hành các thí nghiệm sau
(1) Cho Zn vào dung dịch AgNO3; (2) Cho Fe vào dung dịch Fe2(SO4)3;
(3) Cho Na vào dung dịch CuSO4; (4) Dẫn khí CO (dư) qua bột CuO nóng.
Các thí nghiệm có tạo thành kim loại là
A. (1) và (2). B. (3) và (4). C. (2) và (3). D. (1) và (4).
Câu 8: Cho dãy các kim loại : Ag, Fe, Au, Al. Kim loại trong dãy có độ dẫn điện tốt nhất là
A. Au B. Fe C. Ag D. Al
Câu 9: Nhỏ từ từ dung dịch H2SO4 loãng vào dung dịch K2CrO4 thì màu của dung dịch chuyển từ
A. không màu sang màu vàng. B. màu da cam sang màu vàng.
C. không màu sang màu da cam. D. màu vàng sang màu da cam.
Câu 10: Có các nhận định sau:
(1) Nhôm là kim loại có tính khử mạnh hơn crôm
(2) Các kim loại kiềm thổ đều có cùng kiểu mạng tinh thể lập phương tâm khối
(3) Phèn chua có công thức hóa học là : K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O
(4) Kim loại xesi được dùng làm tế bào quang điện
Số nhận định sai là
A. 1 B. 2. C. 4 D. 3
Câu 11: Cho các phương trình phản ứng sau:
(1) NO2 + NaOH → ; (2) Al2O3 + HNO3 đặc, nóng →
(3) Fe(NO3)3 + Ba(OH)2 → ; (4) Fe2O3 + CO →
(5) FeCl3 + KI → ; (6) Al + NaOH + H2O →
Số phản ứng oxi hóa – khử là
A. 6. B. 4. C. 5. D. 3.
Câu 12: Cần bao nhiêu tấn quặng manhetit chứa 80% Fe3O4 để có thể luyện được 800 tấn gang có hàm lượng sắt 95%. Biết hiệu suất của quá trình là 99%
A. 3512,61 tấn. B. 2351,16 tấn. C. 1325,16 tấn. D. 5213,61 tấn.
Câu 13: Một loại quặng sắt trong tự nhiên đã được loại bỏ tạp chất. Hòa tan quặng này trong dung dịch HNO3 đặc, nóng thấy có khí màu nâu bay ra, dung dịch thu được cho tác dụng với dung dịch BaCl2 thấy có kết tủa trắng không tan trong axit mạnh. Loại quặng đó là
A. xiđerit B. pirit sắt C. boxit D. manhetit
Câu 14: Cho 7,68 gam hỗn hợp X gồm Mg và Al vào 400 ml dung dịch Y gồm HCl 1M và H2SO4 0,5M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 8,512 lít khí (ở đktc). Biết trong dung dịch, các axit phân li hoàn toàn thành các ion. Phần trăm về khối lượng của Al trong X là
A. 56,25 % B. 49,22 % C. 50,78 % D. 43,75 %
Câu 15: Cho 32 gam hỗn hợp gồm MgO, Fe2O3, CuO tác dụng vừa đủ với 300ml dung dịch H2SO4 2M. Khối lượng muối thu được là
A. 80 gam B. 60 gam C. 85 gam D. 90 gam
Câu 16: Dãy các kim loại tác dụng được với nước ở nhiệt độ thường là
A. Be, Ca ,Na B. Cr, K, Ba C. Ba, Ca ,K D. Cr, Al ,Ba
Câu 17: Khẳng định sai là
A. Hỗn hợp Fe2O3 + Cu có thể tan hết trong dung dịch HCl.
B. Hỗn hợp FeS + CuS có thể tan hết trong dung dịch HCl.
C. Hỗn hợp Na2O + Al2O3 có thể tan hết trong H2O.
D. Hỗn hợp Cu và Fe có thể tan hết trong dung dịch HNO3loãng dư
Câu 18: Cho 2 gam một kim loại thuộc nhóm IIA tác dụng hết với dung dịch HCl tạo ra 5,55 gam muối clorua. Kim loại đó là
A. Mg B. Be C. Ca D. Ba
Câu 19: Có các thí nghiệm sau:
(1) Cho từ từ dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch AlCl3
(2) Cho từ từ khí CO2 đến dư vào dung dịch Ba(OH)2
(3) Cho từ từ dung dịch HCl đến dư vào dung dịch Na[Al(OH)4] hay NaAlO2
(4) Cho từ từ dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch AlCl3
(5) Cho dung dịch NaOH vào dung dịch Ca(HCO3)2.
Số trường hợp tạo kết tủa sau phản ứng là
A. 1. B. 3 C. 4 D. 2
Câu 20: Cho phương trình phản ứng: aCu + bH+ + cNO3– → dCu2+ + eNO + fH2O
Với a, b, c, d, e, f là các số nguyên dương nhỏ nhất. Tổng (a+b+c+d+e+f) là
A. 26. B. 13. C. 10. D. 22.
Câu 21: Cho 5,8 gam FeCO3 tác dụng vừa đủ với dung dịch HNO3 được hỗn hợp khí CO2, NO và dung dịch X. Khi thêm HCl dư vào dung dịch X thì dung dịch hòa tan tối đa được bao nhiêu gam bột Cu kim loại, (biết có khí NO bay ra)
A. 16,8. B. 16. C. 18. D. 14,4.
Câu 22: Khử hoàn toàn a gam một oxit sắt bằng cacbon monooxit ở nhiệt độ cao, người ta thu được 0,84 gam sắt và 0,88 gam khí CO2. Công thức oxit sắt là
A. Fe3O4. B. Fe2O3. C. FeO. D. Không xác định được.
Câu 23: Một chất bột màu lục X thực tế không tan trong dung dịch loãng của kiềm. Khi nấu chảy với potat ăn da và có mặt không khí để chuyển thành chất Y có màu vàng và dễ tan trong nước, chất Y tác dụng với axit tạo thành chất Z có màu đỏ da cam. Chất Z bị lưu huỳnh khử thành chất X và oxi hoá axit clohidric đặc thành Cl2. Công thức hóa học của các chất X, Y, Z lần lượt là
A. Cr2O3,K2Cr2O7, K2CrO4. B. Cr2O3, K2CrO4, K2Cr2O7.
C. Cr2O3, Na2Cr2O7, Na2CrO4. D. Cr2O3, Na2CrO4, Na2Cr2O7.
Câu 24: Hoà tan hoàn toàn 2,7 gam Al bằng dung dịch HNO3 (loãng, dư), thu được V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của V là
A. 2,24. B. 4,48. C. 1,12. D. 3,36.
Câu 25: Muối Y khi tác dụng với dung dịch HCl cho khí thoát ra, khi tác dụng với dung dịch NaOH tạo kết tủa. Muối Y là
A. Mg(HCO3)2. B. Na2CO3 C. MgSO4. D. NaHCO3.
Câu 26: Trong dãy các kim loại sau, dãy kim loại đều có khả năng tan trong dung dịch H2SO4 loãng và HNO3 đặc nguội là
A. Na, Mg, Ba, Zn B. Cu, Fe, Al, Ni C. Cr, Ag, Ba ,Pt D. Al, Au, Ag, Na
Câu 27: Cho các dung dịch sau: Na2CO3, NH4NO3, NaNO3, phenolphtalein. Chỉ dùng một hóa chất nào sau đây để phân biệt được tất cả dung dịch trên?
A. dung dịch HCl. B. dung dịch BaCl2. C. dung dịch NaOH. D. dung dịch Ba(OH)2.
Câu 28: Cho 3,08 gam Fe vào 150 ml dung dịch AgNO3 1M, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 11,88 gam B. 16,20 gam C. 18,20 gam D. 17,96 gam
Câu 29: Cho sơ đồ phản ứng sau: K2Cr2O7 + FeSO4 + H2SO4 → X + K2SO4 + Fe2(SO4)3 + H2O. Vây chất X là
A. H2Cr2O7 B. Cr2(SO4)3 C. H2CrO4 D. K2CrO4
Câu 30: Dãy gồm các kim loại được xếp theo chiều tính khử tăng dần là
A. Zn, Mg, Cu. B. Cu, Mg, Zn. C. Cu, Zn, Mg. D. Mg, Cu, Zn.
...
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề thi thử THPT QG môn Hóa học lần 1 năm 2019-2020 Trường THPT Bùi Thị Xuân. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào website hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tập tốt !